Giáo án Khối 4 - Tuần 34 - Lương Cao Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 34 - Lương Cao Sơn

(DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG)

MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN

TRONG LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Nội dung một số điều khoản trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 34 - Lương Cao Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 67	Tập đọc	Ngày 8 / 5 / 2008	
	TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: mỗi ngày, cảm giác sảng khoái, thỏa mãn, nổi giận, chữa bệnh
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười
- Đọc diễn cảm toàn với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị 
- Hiểu nội dung bài: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Chúng ta cần phải luôn tạo ra xung quanh mình một cuộc sống vui vẻ, hài hước, tràn ngập tiếng cười.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
5
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Giới thiệu bài: 
- Trong câu chuyện Vương quốc vắng nụ cười, các em đã hiểu cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ tẻ nhạt và buồn chán như thế nào. Tiếng cười làm cho mọi mối quan hệ thêm thân thiết. Nhưng các nhà khoa học còn cho rằng tiếng cười là liều thuốc bổ, liệu điều đó có đúng không? Các em tìm hiểu bài học hôm nay
 Hướng dẫn luyện đọc :
 - Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. 
- Cho HS quan sát tranh minh họa và yêu cầu mô tả tranh
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ khó
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
+ Bài báo trên có mấy đoạn? Em hãy đánh dấu từng đoạn của bài báo?
+ Nội dung chính của từng đoạn là gì?
- Nhận xét, kết luận ý chính của mỗi đoạn và ghi lên bảng
+ Người ta đã thống kê được số lần cười ở người như thế nào?
+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
+ Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ gì?
+ Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
+ Trong thực tế em còn thấy có những bệnh gì liên quan đến những người không hay cười, luôn cau có hoặc nổi giận?
+ Em rút ra được điều gì từ bài báo này? Hãy chọn ý đúng nhất?
+ Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
- Ghi bảng ý chính
Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Treo bảng phụ có đoạn văn
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét , cho điểm từng HS
- 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Một nhà văn  cười 400 lần
+ HS 2: Tiếng cười là  làm hẹp mạch máu
+ HS 3: Ở một số nước  sống lâu hơn
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối 
- 2 HS đọc toàn bài
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Bài báo có 3 đoạn
Đoạn 1: Một nhà văn  cười 400 lần
Đoạn 2: Tiếng cười là  làm hẹp mạch máu
Đoạn 3: Ở một số nước  sống lâu hơn
+ Nội dung chính của từng đoạn :
Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài vật khác
Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ
Đoạn 3: Những người có tính hài hước chắc chắn sẽ sống lâu hơn
+ Người ta đã thống kê được, một ngày trung bình người lớn cười 6 lần, mỗi lần kéo dài 6 giây, trẻ em mỗi ngày cười 400 lần
+ Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn thoải mái, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn
+ Nếu luôn cau có hoặc nổi giận sẽ có nguy cơ bị hẹp mạch máu
+ Người ta tìm ra cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, tiết kiệm tiền cho Nhà nước
+ Bệnh trầm cảm, bệnh stress
+ Cần biết sống một cách vui vẻ
+ Tiếng cười làm cho con người khác động vật. Tiếng cười làm cho con người thoát khỏi một số bệnh tật, hạnh phúc, sống lâu
- 2 HS nhắc lại ý chính
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, HS cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc hay
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm
- 3 HS thi đọc 
 6
Củng cố, dặn dò:
- Bài báo khuyên mọi người điều gì?
- Về nhà kể lại nội dung bài báo cho người thân nghe và chuẩn bị bài Ăn “mầm đá”
- Nhận xét tiết học.
Tuần 34	Chính tả	Ngày 8 / 5 / 2006
NÓI NGƯỢC
I. MỤC TIÊU:
	- Nghe – viết chính xác, đẹp bài vè dân gian Nói ngược
	- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
 2
 3
4
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng viết các từ láy: Từ láy trong đó tiếng nào cũng có âm tr hoặc ch
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
Bài mới:
 Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết một bài vè dân gian rất hay, hóm hỉnh có tên là Nói ngược và làm bài tập chính tả phân biệt r/ d/ gi
Hướng dẫn viết chính tả:
* Tìm hiểu bài vè
- GV đọc bài vè
+ Bài vè có gì đáng cười?
+ Nội dung bài vè là gì?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
* Viết chính tả
- GV đọc bài HS viết bài
* Soát lỗi, thu và chấm bài
- GV đọc lại toàn bài , hướng dẫn HS soát lỗi
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 2 H
- Gọi HS nhận xét, chữa bài bạn làm trên bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Lắng nghe.
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo
+ bài vè có nhiều chi tiết đáng cười: ếch cắn cổ rắn, hùm nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già, xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào
+ Bài vè toàn nói những chuyện ngược đời, không bao giờ là sự thật nên buồn cười
- HS luyện đọc và viết các từ: ngoài đồng, liếm lông, lao đao, lươn, trúm, thóc giống, đổ vồ, chim chích, diều hâu, quạ 
- HS viết bài
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở, gạch dưới những lỗi sai cho bạn, sau đó đổi vở lại HS tự sửa lỗi 
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp, cảø lớp đọc thầm.
- HS hoạt động theo nhóm 2, trao đổi, thảo luận làm bài vào phiếu bài tập, 1 HS làm bài trên bảng phụ
- Nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc lại bài báo hoàn thiện và cả lớp chữa bài
- Đáp án: giải đáp – tham gia – dùng – theo dõi – kết quả – bộ não – không thể
 5
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài báo Vì sao người ta cười khi bị người khác cù? học thuộc bài vè dân gian Nói ngược và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Tiết 166 Toán	 Ngày 8/5/2006
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập về: 
- Oân tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.
- Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- SGK, phấn, bảng. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
 3 
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/172.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán liên quan đến đơn vị này.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
-Nhận xét cho điểm HS.
Bài 2 :
- GV viết lên bảng 3 phép đổi như sau:
+ 103 m2 = . . . dm2
+ m2 = . . . . cm2
+ 60 000 cm2 = . . . m2
+ 8 m2 50 cm2 = . . . cm2
- GV yêu cầu HS đưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên.
- GV nhận xét các ý kiến của HS và thống nhất cách làm như sau.
 + 103 m2 = . . . dm2
 Ta có 1 m2 = 100 dm2 ; 103 100 = 10300 ª103 m2 = 10300 dm2
 + m2 = . . . . cm2
 Ta có 1 m2 = 10000 cm2 ; 10000 = 1000 ª m2 = 1000 cm2
 + 60 000 cm2 = . . . m2
 Ta có 10000 cm2 = 1 m2; 60000 : 10000 = 6 ª 60000 cm2 = 6 m2
 + 8 m2 50 cm2 = . . . cm2
 Ta có 1 m2 = 10000 cm2 ; 8 10000 = 8 0000 ª 8 m2 = 80000 cm2
 8m 50 cm2 = 80000 cm2 = 50 cm2 = 80050 cm2
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh.
- GV chữa bài trên bảng lớp.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
 giờ = 20 phút
 5 giờ 20 phút >300 phút
 495 giây = 8 phút 15 giây
- Nghe giới thiệu bài.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc kết quả, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
- Một số HS nêu cách làm của mình trước lớp, cả lớp cùng tham gia ý kiến nhận xét.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS theo dõi chữa bài của bạn và tự kiểm tra bài của mình.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lơ ... ười. Xung quanh ta có rất nhiều người vui tính, luôn mang lại tiếng cười cho mọi người. Em hãy kể về một người vui tính mà em biết cho các bạn nghe
Hướng dẫn kể chuyện 
* Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: vui tính, em biết
- Yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK
+ Nhân vật chính trong câu chuyện em kể là ai?
+ Em kể về ai? Hãy giới thiệu cho các bạn biết?
* Kể trong nhóm
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ. 
- Yêu cầu HSkể chuyện trong nhóm 
- Gợi ý: Các em có thể giới thiệu về một người vui tính, nêu những sự việc minh họa cho đặc điểm, tính cách của người đó hoặc kể lại một câu chuyện về một người vui tính để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS
* Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể 
- GV ghi tên HS kể, nội dung truyện (hay nhân vật chính) để HS nhận xét
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện
- Nhận xét, cho điểm HS kể tốt
- 2 HS kể chuyện
- 1 HS đứng tại chỗ trả lời
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp
- Theo dõi
- 3 HS tiếp nối nhau đọc phần gợi ý trong SGK
+ Nhân vật chính là một người vui tính mà em biết
+ 5 HS giới thiệu. Ví dụ:
- Em kể về Bác Hoàng ở xóm em. Bác là người rất vui tính. Ở đâu có bác là ở đó xuất hiện tiếng cười
- Em xin kể một câu chuyện mà em đã được chứng kiến. Câu chuyện kể về bác lái xe vui tính được tất cả mọi người cùng đi quý mến.
- Em xin kể câu chuyện về bố em. Bố em là người rất hài hước và vui tính.
- 4 HS cùng hoạt động trong nhóm
- Khi 1 HS kể, các em khác lắng nghe, nhận xét để hiểu ý nghĩa truyện bạn kể, hiểu về nhân vật trong truyện
- 5 HS thi kể 
- Nhận xét, bình chọn bạn kể ấn tượng nhất
4 
Củng cố, dặên dò :
- Dăïn học sinh về nhà kể lại truyện đã nghe các bạn kể cho người thân nghe. 
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS
Bài 32	ĐỊA LÝ 	Ngày / / 2006
ÔN TẬP (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có khả năng:
- Nắm được các kiến thức đã học trong chương trình
- Viết được một đoạn văn ngắn kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta
- Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Rèn luyện, củng cố kĩ năng viết đoạn văn, đóng vai
- Tôn trọng các nét đặc trưng văn hóa của các người dân ở các vùng miền 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Nội dung câu hỏi 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các bài em đã học được trong năm?
- Nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học
Hoàn thành phiếu bài tập:
- GV phát phiếu bài tập, HS làm bài trên phiếu
1. Các câu trả lời đúng: a, d, e, h
2. a – 4; b – 5; c – 1; d – 6; e – 3; g - 2
- HS lần lượt nêu. HS cả lớp theo dõi, bổ sung
- HS làm bài cá nhân
1. Đánh dấu x vào trước những câu trả lời đúng
a. Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi có những đỉnh nhọn, sườn dốc
b. Ba-na là dân tộc sinh sống chủ yếu ở duyên hải miền Trung
c. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế – du lịch lớn nhất cả nước
d. Trồng lúa nước là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng Nam Bộ
e. Nước ta có vùng biển rộng lớn và là một bộ phận của biển Đông
g. Hoạt động sản xuất của người dân trên các quần đảo chỉ là đánh bắt cá
h. Khoáng sản và hải sản là 2 tài nguyên có giá trị của vùng biển nước ta
2. Nối các nội dung ở cột A với các nội dung thích hợp ở cột B
Cột A
Cột B
a. Đồng bằng Bắc Bộ
b. Đồng bằng Nam Bộ
c. Tây Nguyên
d. Trung du Bắc Bộ
e. Các đồng bằng duyên hải miền Trung
g. Hoàng Liên Sơn
1. Nhiều đất đỏ bazan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta
2. Trồng lúa nước trên ruộng bậc thang, cung cấp quặng a-pa-tit để làm phân bón
3. Nghề đánh bắt hải sản, làm muối phát triển
4. Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh
5. Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy sản nhất cả nước
6. Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn, kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển của nước ta. Trong đó, hãy nêu cả những nguyên nhân làm giảm chất lượng tài nguyên biển và một số biện pháp khắc phục
4. Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về một địa danh trên đất nước Việt nam (trong đó phải nêu được các đặc điểm về tự nhiên và con người ở nơi đó)
4
Củng cố, dặn dò:
- Ôn tập các kiến thức đã học để làm bài kiểm tra cuối năm
- Nhận xét tiết học
Tiết: 66 Môn : Tập làm văn Ngày 12 / 5 / 2006
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. MỤC TIÊU : 
	- Điền đúng nội dung trong: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước
	- Hiểu các yêu cầu, nội dung trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Mẫu Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước đủ dùng cho từng HS 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
 3
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại thư chuyển tiền đã hoàn chỉnh
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét chung
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Trong trường hợp bài tập nêu ra, ai là người gửi? ai là người nhận?
- Hướng dẫn: Điện chuyển tiền đi cũng là một dạng gởi tiền, gửi tiền bằng thư hay điện báo đều được. Nhưng gởi tiền bằng Điện chuyển tiền sẽ đến với người nhận nhanh hơn và cước phí của nó cũng cao hơn
- Các em cần lưu ý một số nội dung sau trong Điện chuyển tiền
+ N3VNPT: là kí hiệu riêng của bưu điện
+ ĐCT: điện chuyển tiền
Người gửi bắt đầu điền vào từ phần khách hàng viết
+ Họ và tên người gửi: là họ và tên của mẹ em
+ Địa chỉ: các em ghi theo địa chỉ hộ khẩu của mẹ em. Phần này nếu cần thiết thì ghi, nếu không cũng được.
+ Số tiền gửi được viết bằng số trước, bằng chữ sau
+ Họ tên người nhận là họ và tên của ông hoặc bà em
+ Tin tức kèm theo nếu cần: Dòng này nếu cần thì ghi và phải ghi thật ngắn gọn
+ Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa ở dưới
+ Các mục khác do nhân viên Bưu điện điền
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- Gọi HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành
- Nhận xét bài làm của HS
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Phát giấy đặt mua báo chí trong nước cho từng HS
- Hướng dẫn HS cách điền: Khi đặt mua báo chí các em cần ghi rõ các mục sau:
+ Tên độc giả: ghi rõ họ và tên của người đặt mua báo
+ Địa chỉ: Địa chỉ hiện ở của người đặt mua và thường xuyên nhận báo
+ Ghi theo chiều ngang của từng dòng: tên báo, thời gian từ tháng mấy đến tháng mấy trong năm (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng) số lượng 1 kì là một tờ hay mấy tờ, giá tiền một tháng và giá tiền tổng cộng trong các tháng đặt mua
+ Cộng số tiền các loại báo đã mua bằng số
+ Mục thành tiền viết tổng số tiền bằng chữ
+ Ghi rõ ngày, tháng. năm đặt mua
+ Phần cuối, nếu là mua cho cá nhân thì chỉ ghi ở bên trái và kí tên. Nếu mua cho cơ quan thì phải thêm chữ kí của kế toán, thủ trưởng đơn vị và đóng dấu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét bài làm của HS
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- Người gửi là mẹ em, người nhận là ông bà em
- Lắng nghe và quan sát vào điện chuyển tiền để theo dõi cách viết
- HS theo dõi
- 1 HS đọc điện chuyển tiền đã hoàn thành
- HS tự làm bài
- 5 HS đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- 1 HS đọc thành tiếng Giấy đặt mua báo chí trong nước 
- Lắng nghe và theo dõi vào phiếu cá nhân
- HS tự làm bài cá nhân
- HS đọc bài làm của mình
4
Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà ghi nhớ cách viết các loại giấy tờ in sẵn vì đó là những giấy tờ rất cần thiết cho cuộc sống
- GV nhận xét tiết học.
Tiết: 68	Kĩ thuật 	Ngày / / 2006
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kĩ thuật, đúng quy trình
	- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của mô hình
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu các bước thực hành lắp con quay gió?
- Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
- GV hướng dẫn HS chọn mô hình lắp ghép
- GV theo dõi, giúp đỡ, gợi ý cho HS
- Lắp từng bộ phận:
+ Lắp cánh quạt
+ lắp giá đỡ các trục
+ Lắp bánh đai vào trục 
- Lắp ráp con quay gió
- HS nhắc lại đề bài
- HS tự chọn một mô hình lắp ghép
+ Lắp cầu vượt
+ Lắp ô tô kéo
+ Lắp cáp treo
- HS nghiên cứu hình vẽ theo nhóm, hình dung, thảo luận các bước lắp ghép. tên gọi các chi tiết cần có để lắp ráp được mô hình mình chọn.
4
Củng cố, dặn dò
- HS lần lượt nêu mô hình tự chọn của mình
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị tiết học sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_34_luong_cao_son.doc