Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Tập đọc

Tiết 7. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (T37)

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

2. Kĩ năng :

- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài.

3. Thái độ :

- Giáo dục cho HS lòng kính trọng đối với Tô Hiến Thành.

II/ Đồ dùng dạy - học :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).

III/ Hoạt động dạy - học :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

- Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Người ăn xin.

3. Bài mới :

3.1. Giới thiệu bài :

 - HS quan sát tranh trong SGK, nêu tên chủ điểm và bài đọc.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 226Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 4 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Chào cờ
NHẬN XÉT ĐẦU TUẦN
============================================
Tập đọc
Tiết 7. MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC (T37)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
- Hiểu ND : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
2. Kĩ năng : 
- Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn văn trong bài.
3. Thái độ : 
- Giáo dục cho HS lòng kính trọng đối với Tô Hiến Thành.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ (ND).
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Người ăn xin.
3. Bài mới :	
3.1. Giới thiệu bài : 
	- HS quan sát tranh trong SGK, nêu tên chủ điểm và bài đọc.
3.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a) Luyện đọc : 
- Hỏi : Có thể chia bài làm mấy đoạn ?
- Nhắc nhở HS sửa lỗi phát âm, đọc đúng giọng.
- Đọc diễn cảm toàn bài (Giọng kể thong thả, rõ ràng, điềm đạm, dứt khoát).
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, TLCH : Đoạn này kể chuyện gì ? và câu hỏi 1 trong SGK. 
- Giảng từ : chính trực, di chiếu.
- Hỏi : Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 và 3, TLCH : Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ? Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ? Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ? và câu hỏi 2 + 3 trong SGK.
- Giảng từ : không do dự. 
- Yêu cầu HS nêu ý 2.
- Yêu cầu HS nêu nội dung của bài.
- Chốt nội dung, gắn bảng phụ. 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài.
c) Luyện đọc diễn cảm : 
- Đọc mẫu và hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 em đọc nối tiếp bài.
- Nêu cách chia (3 đoạn) :
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến “...Lý Cao Tông.”
 + Đoạn 2 : Tiếp đến “...không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.”
 + Đoạn 3 : Còn lại.
- 6 em đọc tiếp nối đoạn trước lớp (2 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm và nêu nghĩa từ chú giải. 
- Luyện đọc bài theo cặp.
- 1 em đọc cả bài.
- Nghe và đọc thầm.
- Đọc thầm và tìm câu trả lời, nêu ý kiến, lớp bổ sung.
- Theo dõi.
- 1 vài em nêu, lớp bổ sung và rút ra ý 1 : Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- Đọc thầm, tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến.
- Theo dõi.
- 1, 2 em nêu ý kiến ; lớp bổ sung và rút ra ý 2 : Sự chính trực của Tô Hiến Thành trong việc tìm người giúp nước.
- 1 vài em nêu nêu, lớp bổ sung và rút ra nội dung chính : Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi..
- 3 em đọc lại toàn bài.
- Quan sát, lắng nghe.
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cá nhân thi đọc diễn cảm trước lớp.
4. Củng cố : 
- HS TLCH : Em học được ở Tô Hiến Thành điều gì về đức tính của ông ?
5. Dặn dò : 
- GV nhắc nhở HS đọc lại bài và hướng dẫn HS chuẩn bị bài Tre Việt Nam.
=======================================
Toán
Tiết 16. SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN (T21)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Nắm được cách so sánh hai số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
2. Kĩ năng : 
- Vận dụng so sánh và sắp xếp các số theo thứ tự cho trước của bài toán.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- GV : Bảng phụ (BT1). 
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- 1 em viết ở bảng lớp, cả lớp viết ở vở nháp : 
+ 7 chục triệu, 8 chục nghìn và 9 chục ; 
+ 6 triệu, 5 trăm, 4 chục và 1 đơn vị ; 
+ 9 trăm triệu, 2 trăm nghìn và 5 đơn vị.
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS so sánh hai số tự nhiên.
- Yêu cầu HS dựa vào cách so sánh các số có nhiều chữ số đã học để lần lượt so sánh các cặp số 100 với 99, 29 869 với 30 005, 25 136 với 23 894 và rút ra cách so sánh hai số tự nhiên.
- Yêu cầu HS nêu dãy số tự nhiên.
- Hỏi HS về mối quan hệ giữa số đứng trước với số đứng sau và giữa số đứng sau so với số đứng trước.
- Vẽ tia số lên bảng như SGK, chỉ vào số ở gần gốc 0 và hỏi : Số càng gần gốc 0 thì số ấy thế nào ? Số ở xa gốc 0 thì số ấy thế nào ? 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 em nêu, lớp theo dõi.
- 1, 2 em nêu ; lớp bổ sung.
- Quan sát và nêu.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS nhận biết về xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Nêu các số tự nhiên : 7698, 7968, 7896, 7869 và yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại, chỉ ra số lớn nhất và bé nhất.
- Cho HS nêu cách sắp xếp các số trên.
- Giúp HS tự nêu nhận xét : Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1, 2 em nêu ; lớp bổ sung.
- 1 em nêu, lớp theo dõi-bổ sung.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
Bài 1 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Gắn bảng phụ, mời HS lên bảng làm bài.
Bài 2 : 
- Theo dõi, nhắc nhở thêm.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Chốt lại kết quả đúng.
Bài 3 : 
- Theo dõi, nhắc nhở thêm.
- Mời HS lên bảng.
- Cùng HS nhận xét và thống nhất kết quả.
- Làm bài cá nhân vào SGK bằng bút chì cột 1 (HS làm nhangh làm luôn cả bài).
- 1 em lên bảng ; lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài, thống nhất kết quả.
- Làm bài vào vở ý a và c (HS làm nhanh làm luôn ý b).
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 1 em ghi kết quả lên bảng lớp ; lớp nhận xét, chữa bài.
- Làm bài vào nháp ý a (HS làm nhanh làm luôn ý b).
- 1 em lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách so sánh hai số tự nhiên.
5. Dặn dò : 
- GV nhắc nhở HS học bài ; hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT-T18 :
	+ Bài 1 và 2 : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp.
	+ Bài 3 : So sánh các số rồi khoanh theo yêu cầu.
	+ Bài 4 : Đổi các số đo ra cung một đơn vị rồi so sánh, sắp xếp và viết tên theo yêu cầu. 
==========================================
Lịch sử
Tiết 2. NƯỚC ÂU LẠC (T15)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
 	- Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
	- HSK&G : Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt ; Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. 
2. Kĩ năng : 
	- Trình bày được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- HSK&G : So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc
3. Thái độ : 
- Giáo dục cho HS có tinh thần cảnh giác.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV + HS : Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình trong SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Trình bày sự ra đời của nước Văn Lang.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ đầu đến “Đông Anh, Hà Nội.”, trình bày sự ra đời của nước Âu Lạc.
- Yêu cầu HS nêu những điểm giống nhau của người Lạc Việt và người Âu Việt.
- Giới thiệu vị trí thành Cổ Loa trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
- Yêu cầu HS so sánh sự khác nhau về nới đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
- Giúp HS hiểu về thành Cổ Loa và hệ thống phòng thủ của An Dương Vương qua lược đồ hình 2.
- Chốt kiến thức.
- Đọc thầm, trình bày miệng : Năm 218 TCN, Thục Phán lãnh đạo người Âu Việt và người Lạc Việt đánh lui quân Tần, dựng nước Âu Lạc, đống đo ở Cổ Loa.
- 1, 2 HSK&G nêu, lớp theo dõi.
- Quan sát.
- HSG nêu, lớp theo dõi, bổ sung : Cổ Loa ở đồng bằng, Phong Châu ở trung du.
- Lắng nghe và quan sát.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ : “Năm 218 TCN” đến hết, kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân ¢u Lạc.
- Nêu câu hỏi :
 + Vì sao lúc đầu cuộc xâm lược của quân Triệu Đà lại thất bại ?
 + Vì sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc ?
- Chốt kiến thức và nhắc nhở HS bài học cảnh giác.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm ; 1 vài em kể lại, lớp theo dõi - nhận xét - bổ sung .
- Thảo luận theo cặp, phát biểu ý kiến :
 + Lúc đầu, cuộc xâm lược của Triệu Đà thất bại vì người ¢u Lạc đoàn kết một lòng chống giặc, có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt, thành luỹ kiên cố.
 + Nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc vì An Dương Vương mất cảnh giác để kẻ địch nắm được bí mật quốc phòng, ly gián, chia rẽ nội bộ những người đứng đầu nhà nước Âu Lạc.
4. Củng cố : 
	- HS đọc nội dung chính của bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS học bài, hướng dẫn chuẩn bị bài Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
=====================*****=====================
Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 17. LUYỆN TẬP (T22)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
- Củng cố cách viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen dạng x < 5, 2 < x < 5 với x là số tự nhiên. 
2. Kĩ năng : 
- Thực hiện thành thạo về viết và so sánh số tự nhiên.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- HS : Bảng con. 
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong phần luyện tập. 
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Luyện tập :
* Bài 1 : 
- Cùng HS nhận xét, chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện.
- Cùng HS thống nhất và nêu công thức tính số các số trong dãy số cách đều : (Số cuối - số đầu) : khoảng cách hai số liên tiếp + 1
* Bài 3 : (Thực hiện cùng bài 2)
- Hướng dẫn nhanh cùng bài 2 : Áp dụng cách so sánh hai số tự nhiên.
* Bài 4 : 
- Viết bài lên bảng, hướng dẫn cách đọc : 
 + Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5.
 + Tìm số tự nhiên x, biết x lớn hơn 2 và x bé hơn 5.
- Hướng dẫn mẫu.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng HS thống nhất kết quả và cách tìm x. 
* Bài 5 : (Thực hiện cùng bài 4)
- Giúp HS hiểu yêu cầu của bài : Số thay chữ x phải tìm cần thỏa mãn các yêu cầu gì ?
- Cùng HS thống nhất kết quả.
- 1 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 em viết trên bảng, cả lớp viết bảng con.
- Trao đổi theo cặp, đại diện trả lời ; lớp bổ sung, thống nhất kết quả :
 + Có 10 số có 1 chữ số.
 + Có 90 số có hai chữ số.
- HSG nêu, lớp theo dõi.
- Nghe và nhắc lại cách thực hiện.
- Theo dõi và thực hiện sau khi làm xong bài 2, nêu miệng kết quả.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Trao đổi theo cặp, đại diện lên bảng trình bày bài giải.
- Nhận xét, t ...  kiệm và hiệu quả. 
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV+HS : Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh ở SGK.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Ở Hoàng Liên Sơn có những dân tộc ít người nào ? Nét văn hoá đặc sắc nhất của các dân tộc ở đây là gì ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài :
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu những nét tiêu biểu về trồng trọt của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu HS đọc mục 1, TLCH : Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
- Treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, cho HS tìm vị trí Hoàng Liên Sơn trên bản đồ.
- Cho HS quan sát hình 1 và TLCH :
 + Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? 
 + Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? 
 + Người dân ở HLS trồng gì trên ruộng bậc thang ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 
- Đọc thầm, thảo luận và nêu : Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy, ruộng bậc thang ;.
- 1 em lên bảng chỉ, lớp theo dõi.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu những nét tiêu biểu về nghề thủ công truyền thống của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, vốn hiểu biết, thảo luận theo các gợi ý :
 + Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 + Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm.
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Quan sát hình tronag SGK, trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến : Các sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ở Hoàng Liên Sơn là : dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúclàm được nhiều mặt hàng đẹp, có giá trị như khăn, mũ, túi,
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu những nét tiêu biểu về khai thác khoáng sản của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
- Cho HS quan sát hình 3 và đọc mục 3, TLCH : 
 + Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn.
 + Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay, khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ? 
 + Hãy mô tả quy trình sản xuất ra phân lân.
 + Tại sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ? 
 + Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì ? 
- Giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Quan sát và đọc thâm , tìm câu trả lời, phát biểu ý kiến : Một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn là : a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,Trong đó a- pa-tít được khai thác nhiều nhất. Ngoài ra còn khai thác lâm sản : gỗ, tre, nứa, mây, măng, mộc nhĩ, nấm hương, quế, sa nhân.
4. Củng cố : 
- HS đọc nội dung ghi nhớ ở SGK.
	- GV nhắc nhở HS về ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS học bài ; hướng dẫn HS chuẩn bị bài Trung du Bắc Bộ.
===================*****====================
Thứ sáu ngày 16 tháng 9 năm 2011
Toán
Tiết 20. GIÂY, THẾ KỈ (T25)
I/ Mục tiêu : 
1. Kiến thức : 
 	- Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây , thế kỉ .
 	- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
2. Kĩ năng : 
	- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
3. Thái độ :
	- Bồi dưỡng lòng say mê học Toán.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
III/ Hoạt động dạy - học : 
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Kiểm tra bài 2 (VBT-T21).
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Giới thiệu về giây
- Dùng mặt đồng hồ có đủ 3 kim để hướng dẫn HS ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây. Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và hỏi :
 + Kim giờ di chuyển từ đâu đến đâu thì được 1 giờ ? 
 + Kim phút đi từ đâu đến đâu thì được
 1 phút ? 
 + Như vậy 1giờ bằng bao nhiêu phút ?
- Viết bảng : 1 giờ = 60 phút, cho HS nhắc lại.
- Giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ, cho HS quan sát sự chuyển động của nó và nêu :
 + Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến vạch tiếp liền là 1giây. 
 + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ là một phút tức là 60 giây.
- Viết bảng : 1 phút = 60 giây, cho HS nhắc lại.
- Cho HS đếm theo sự chuyển động của kim giây trên mặt đồng hồ để cảm nhận khoảng thời gian 1 giây.
- Hỏi : 60 phút bằng mấy giờ ? 60 giây bằng mấy phút ? 
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV, nêu miệng nối tiếp.
- Theo dõi, 1 vài em nhắc lại.
- Quan sát, lắng nghe.
- Theo dõi, 1 vài em nhắc lại.
- Nhìn đồng hồ và đếm.
- 1, 2 em trả lời, lớp theo dõi. 
* Hoạt động 2 : Giới thiệu về thế kỉ
- Giới thiệu : Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. 
- Viết bảng : 1 thế kỉ = 100 năm, cho HS nhắc lại.
- Hỏi : Như vậy 100 năm bằng mấy thế kỉ ? 
- Giới thiệu và ghi tóm tắt lên bảng, cho HS nhắc lại :
 + Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ một
 + Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai, (như SGK). 
- Hỏi : 
 + Năm 1890 thuộc thế kỉ thứ mấy ? 
 + Năm 2000 thuộc thế kỉ nào ? 
 + Năm nay thuộc thế kỉ nào ? 
- Lưu ý HS : Người ta hay dùng số La Mã để ghi tên thế kỉ .
- Lắng nghe.
- Theo dõi và nhắc lại.
- 1em nêu, lớp theo dõi.
- Theo dõi và nhắc lại.
- Suy nghĩ, tính toán và trả lời.
- lắng nghe.
* Hoạt động 3 : Thực hành
* Bài 1 :
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm một phần bằng nhau của một số.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm một số vở, nhận xét.
- Cùng HS chữa bài, chốt lại kết quả đúng.
* Bài 2 :
- Cùng HS nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
* Bài 3 :
- Hướng dẫn cách tính : Lấy năm hiện tại trừ đi năm đã cho.
- Cùng HS nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
- 1, 2 em nhắc lại, lớp bổ sung.
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
- 3 em lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài.
- Hỏi-đáp theo cặp và hỏi-đáp trước lớp.
- Theo dõi.
- Hỏi-đáp theo cặp và hỏi-đáp trước lớp.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc nhở HS ghi nhớ nội dung bài ; hướng dẫn HS làm bài 1-3 (T22-VBT) :
	+ Bài 1, 2 : Thực hiện tương tự các bài đã làm ở lớp.
	+ Bài 3 : Đổi số đo thời gian rồi viết vào chỗ chấm theo yêu cầu.
======================================
Tập làm văn
Tiết 4. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN (T45)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức :
	- Củng cố kiến thức đã học về cốt truyện.
2. Kĩ năng :
	- Xây dựng được cốt truyện có yếu tố tưởng tượng gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi và kể vắn tắt lại câu chuyện đó theo gợi ý đã cho sẵn về nhân vật, chủ đề câu chuyện.
3. Thái độ :
	- Yêu thích văn kể chuyện.
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- HS : VBT.
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Cốt truyện có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
3. Bài mới :
3.1. Giới thiệu bài : 
3.2. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện :
a) Xác định yêu cầu của đề bài 
- Chép đề lên bảng, gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- Hướng dẫn HS phân tích đề, gạch chân những từ quan trọng : tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên. 
- Nhắc HS :
 + Để xây dựng được cốt truyện với những điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
 + Vì là xây dựng cốt truyện nên em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết.
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
- Mời HS đọc gợí ý 1 và 2. 
- Cho HS chọn chủ đề câu chuyện.
- Nhắc HS : Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. Các em có thể tưởng tượng xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 gợi ý ở SGK.
c) Thực hành xây dựng cốt truyện
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Gäi HS làm mẫu. 
- Cùng HS cả lớp nhận xét, bình chọn người kể hay.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc, lớp theo dõi.
- Nêu nối tiếp.
- Lắng nghe.
- Làm bài ra nháp.
- 1 HSG trình bày cốt truyện của mình theo gợi ý trong SGK. 
- Kể chuyện theo cặp và kể chuyện trước lớp.
- Viết cốt truyện vào VBT-T27.
4. Củng cố : 
	- HS nhắc lại nội dung bài.
5. Dặn dò : 
	- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài Viết thư (Kiểm tra viết).
====================================
Kể chuyện
Tiết 4. MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH (T40)
I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : 
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền.
2. Kĩ năng : 
	- Nghe - kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý trong SGK, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
3. Thái độ : 
	- Giáo dục cho HS đức tính khiêm tốn, thật thà trong cuộc sống. 
II/ Đồ dùng dạy - học : 
	- GV : Tranh minh họa (TBDH)
III/ Hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- 1 em kể một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương với mọi người.
3. Bài mới :
3.1.Giới thiệu bài :
3.2.Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : GV kể chuyện.
- Kể lần 1, giải nghĩa các từ khó : tấu, giàn hoả thiêu.
- Kể lần 2 kết hợp cho HS xem tranh minh hoạ.
- Lắng nghe.
- Nghe và quan sát tranh.
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Yêu cầu 1 : 
- Mời HS đọc các câu hỏi a, b, c, d.
- Lần lượt nêu từng câu hỏi.
b) Yêu cầu 2 : 
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn CN kể chuyện hấp dẫn nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện.
- Kết luận : Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu chứ không chịu khuất phục cường quyền.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Nêu miệng nối tiếp.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện theo gợi ý của GV.
4. Củng cố : 
	- Trong câu chuyện này, em thích nhất nhân vật nào ? Vì sao ? Trong cuộc sống, em cần có những đức tính gì ? Vì sao mỗi chúng ta cần có đức tính đó ?
5. Dặn dò : 
	- GV nhắc HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe, tìm một câu chuyện về tính trung thực chuẩn bị cho giờ sau.
======================================
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TUẦN 4
I/ Mục tiêu :
	- HS nắm được nội dung hoạt động của lớp trong tuần qua. 
	- Đề ra phương hướng tuần tới.
II/ Nội dung :
	- Ban cán sự lớp nhận xét tình hoạt động chung của lớp :
	+ Về chuyên cần 
	+ Về học tập 
	+ Về TD - VS
	+ Về lao động 
	- GV nhận xét bổ sung : Khen những HS có cố gắng trong học tập và rèn luyện, nhắc nhở những em còn mắc lỗi khắc phục trong tuần sau, biểu dương những HS đạt được nhiều điểm tốt.
III/ Phương hướng tuần tới :
 - Phát huy những mặt tốt.
 - Khắc phục những tồn tại.
==================***&&&&&***==================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_4_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien_t.doc