Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Bích Ngọc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Bích Ngọc

I. Mục tiêu:

 - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.

 - GD HS tính tự giác, tích cực trong học toán.

II. Đồ dùng dạy học :

- Giáo viên: Hình vẽ sơ đồ như SGK. Phiếu bài tập.

- Học sinh: 2 Băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, rộng 4cm, bút màu.

III. Hoạt động trên Lớp:

 

doc 26 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 - Năm học 2011-2012 - Đoàn Thị Bích Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 20 tháng 2 năm 2012
 TẬP ĐỌC: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN 
I. Mục tiêu:
Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm...
- Đọc rành mạch, trôi chảy; biết bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp nội dung thông báo tin vui.
Đọc - hiểu:
- Hiểu ND: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: UNICEF, thẩm mĩ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ, ngôn ngữ hội hoạ...
Kỹ năng sống:
Kỹ năng - Tự nhận thức xác định giá trị cá nhân
 - Tư duy sáng tạo - Đảm nhận trách nhiệm
Các kỹ thuật dạy học: - Trải nghiệm - Trình bày ý kiến cá nhân
 - Thảo luận nhóm
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Tranh ảnh về an toàn giao thông.
- Ảnh chụp về tuyên truyền an toàn giao thông.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:	
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
- HS đọc phần chú giải.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS luyện đọc theo cặp 	
 - HS đọc lại cả bài.	
+ H/ dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, nghỉ hơi tự nhiên, tách các cụm từ trong những câu văn khá dài (SGV)
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 trao đổi và TLCH:
+ 6 dòng mở đầu cho biết chủ đề của cuộc thi vẽ là gì ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1.
- HS đọc đoạn 2, trao đổi, trả lời câu hỏi.
? Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi vẽ như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc đoạn 3, lớp trao đổi và trả lời.
+ Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
+ Em hiểu như thế nào là " thẩm mĩ "
- Nhận thức là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 3.
- HS đọc đoạn 4, lớp trao đổi và trả lời.
+ Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em ?
+ Nội dung đoạn 4 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 4.
- HS đọc phần chữ in đậm trong bản tin trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Những dòng in đậm trong bản tin có tác dụng gì ?
- GV tóm tắt nội dung bài 
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- Thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS 
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc, trả lời nội dung bài.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn1: Từ đầu ... sống an toàn. 
+ Đoạn 2: Được phát ... Kiên Giang
+ Đoạn 3: Chỉ cần ... không được.
+ Đoạn 4: 60 bức tranh ... bất ngờ. 
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
- Chủ đề cuộc thi vẽ là:" Em muốn sống an toàn".
+ Giới thiệu về cuộc thi vẽ của thiếu nhi cả nước. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm TLCH:
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 
50 000 bức tranh của thiếu nhi từ mọi miền đất nước gửi về BT Chức.
+ Nói lên sự hưởng ứng đông đáo của thiếu nhi khắp cả nước về cuộc thi vẽ "Em muốn sống cuộc sống an toàn ".
- HS đọc, lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi:
- Là sự cảm nhận và hiểu biết về cái đẹp.
- Khả năng nhận ra và hiểu biết vấn đề - cho biết thiếu nhi cả nước có nhận thức rất đúng đắn về ATGT.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm, TLCH:
+ Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. 
Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
- 1 HS, lớp đọc thầm bài 6 dòng in đậm ở đầu bản tin.
- Gây ấn tượng làm hấp dẫn người đọc.
- 4 HS tiếp nối đọc các đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS trả lời.
- HS cả lớp thực hiện.
.....................................................................................
TOÁN : LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên 
- GD HS tính cẩn thận, tự giác khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập.
III. Hoạt động trên Lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Tìm hiểu bài mẫu :
Bài 1 :
- HS đọc phép tính mẫu trong SGK.
- HS nêu cách thực hiện phép tính? 
- HS nêu cách viết STN dưới dạng phân số.
+ GV hướng dẫn HS cách thực hiện như bài mẫu trong SGK.
+ HS làm các phép tính còn lại.
- Gọi 2 HS lên bảng làm.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :	 (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu đề bài.	
+ GV ghi phép tính lên bảng hướng dẫn HS thực hiện và 
+ HS nhận xét về đặc điểm phép tính và kết quả ở hai phép tính.
- HS rút ra t/chất của phép cộng p/ số.
+ Gọi HS phát biểu.
- Gọi em khác nhận xét bạn
 Bài 3 :
- HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết nửa chu vi hình chữ nhật bằng bao nhiêu mét ta làm như thế nào ? 
- Lớp tự làm vào vở. 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét bài làm của bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
- HS lên bảng giải. HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Nêu cách đặc điểm phép cộng.
- Ta phải viết số 3 dưới dạng p/số.
- Thực hiện theo mẫu :
+ Lớp làm các phép tính còn lại.
- 2HS làm trên bảng:
- Nhận xét bài làm.
- HS nêu đề bài.
- Nêu nhận xét về đặc điểm 2 phép tính: 
- Phép tính thứ nhất dạng một tổng cộng với một số.
- Phép tính thứ hai có dạng một số cộng với một tổng.
+ Hai kết quả bằng nhau.
+ Đây là t/chất kết hợp của phép cộng.
+ 2 HS phát biểu:
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài. TLCH và làm bài.
- Phải thực hiện phép cộng : + 	
+ HS thực hiện vào vở.	
- HS lên bảng giải bài.	
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2 HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
..................................................................
Thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2012
TOÁN : PHÉP TRỪ PHÂN SỐ 
I. Mục tiêu: 
 - Biết trừ hai phân số cùng mẫu số.
 - GD HS tính tự giác, tích cực trong học toán.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên: Hình vẽ sơ đồ như SGK. Phiếu bài tập.
- Học sinh: 2 Băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 12 cm, rộng 4cm, bút màu.
III. Hoạt động trên Lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành trên băng giấy:
- HS đọc ví dụ trong SGK.
+ Treo băng giấy đã vẽ sẵn các phần như SGK.
?
+ HS thực hành trên băng giấy:
- Cho HS lấy băng giấy hình chữ nhật dùng thước để chia mỗi băng giấy thành 6 phần bằng nhau. Lấy một băng cắt lấy 5 phần.
- Băng giấy được chia thành mấy phần bằng nhau ?
- Cắt lấy 5 phần ta có bao nhiêu phần của băng giấy?
- Nêu phân số biểu thị phần cắt lấy đi ?
- HS cắt lấy 3 phần trên băng giấy .
- Vậy quan sát băng giấy cho biết phân số cắt đi ? 
+ Vậy băng giấy còn lại mấy phần ?
b. Hình thành phép trừ hai phân số cùng mẫu số:
- GV ghi bảng phép tính: - = ?
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm của hai phân số này ?
- HS tìm hiểu cách tính.
So sánh hai tử số của phân số và 
+ Từ đó ta có thể tính như sau:
 - = 
- Quan sát phép tính em thấy kết quả có mẫu số như thế nào so với hai phân số và ? 
+ Muốn thử lại kết quả của phép tính ta làm như thế nào ? 
+ Vậy muốn trừ hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào? 
+ GV ghi quy tắc lên bảng. HS nhắc lại.
c) Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- GV nhắc HS rút gọn kết quả nếu có thể
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
+ HS đọc đề bài.
a/ GV ghi bảng phép tính, hướng dẫn HS rút gọn và tính ra kết quả.
 + HS làm từng phép tính còn lại. HS lên bảng làm bài.
+ HS nhận xét kết quả trên bảng.
Bài 3 :
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết số phần huy chương bạc và huy chương đồng ta làm như thế nào ? 
+ Tổng số huy chương cả đoàn thể thao HS tỉnh Đồng Tháp biết chưa ?
+ Coi tổng số huy chương các loại là 
- Suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi HS lên bảng giải bài.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn trừ 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ HS thực hiện trên bảng.
+ HS nhận xét bài bạn.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Quan sát.
- Thực hành kẻ băng giấy và cắt lấy số phần theo hướng dẫn của GV.
+ Băng giấy được chia thành 6 phần bằng nhau và đã cắt lấy 5 phần ta có 
- Phân số : 
Thực hành cắt 3 phần từ băng giấy
- Phân số :
+ Còn lại băng giấy.
- Hai phân số này có mẫu số bằng nhau và bằng 6. 
+ Quan sát và nêu nhận xét:
- Tử số của phân số là 2 bằng tử số 5 của phân số trừ đi tử số 3 của phân số .
- Mẫu số 6 vẫn được giữ nguyên.
+ Quan sát và lắng nghe.
+ Thử lại bằng phép cộng : + =
- HS tiếp nối phát biểu quy tắc.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng
- Học sinh khác nhận xét bài bạn.
- HS đọc thành tiếng.
+ Quan sát GV hướng dẫn mẫu.
+ HS tự làm vào vở. Một HS lên bảng làm bài.
+ Nhận xét bài bạn.
- 1HS đọc đề, lớp đọc thầm. 
- Số huy chương vàng chiếm tổng số huy chương của đoàn.
+ Hỏi số phần huy chương bạc và huy chương đồng? 
- Ta thực hiện phép tính trừ lấy tổng số huy chương các loại trừ đi số phần huy chương vàng 
- Chưa biết cụ thể là bao nhiêu.
+ HS thực hiện vào vở.
- 1HS lên bảng giải bài.
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
.................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÂU KỂ AI LÀ GÌ ?
Mục tiêu: 
- Hiểu cấu tạo, tác dụng của câu kể Ai là gì ?(ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (BT1, ... a bài ở bảng
- HS nêu yêu cầu.
– Viết 2 dưới dạng phân số
- 3 HS làm bảng.
- Lớp làm vở - Nhận xét
- Thực hiện tương tự bài 3
Bài giải:
Thời gian ngủ của bạn Nam trong 1 ngày là:
 (ngày)= 9 (giờ)
 Đáp số: 9 (giờ)
- Lắng nghe
......................................................................
CHIỀU:
LUYỆN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Yêu cầu cần đạt : 
Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que diêm 
II Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3. Nghe viết chính tả:
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ
- Đọc bài thơ đôi que đan
- Y/c HS đọc 
- Hỏi: Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra ?
+ Theo em, hai chị em trong bài là người ntn?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết 
c) Nghe viết chính tả 
d) Soát lỗi - chấm bài 
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét bài viết của HS
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan 
- Lắng nghe 
- 1 HS đọc thành tiếng 
+ Mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của, mẹ cha
+ Rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình
- Các từ ngữ: mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà 
.................................................................
LUYỆN TIẾNG VIỆT:
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I- Mục đích, yêu cầu
1. Luyện: Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Luyện: Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn miêu tả cây cối.
3. Có ý thức bảo vệ cây xanh
II- Đồ dùng dạy- học
- Tranh ảnh cây gạo, cây trám đen
- Bảng phụ, vở bài tập Tiếng Việt
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
Giới thiệu bài: 
Luyện viết đoạn văn
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2, 3
 - Gọi HS đọc bài cây gạo
 - Tổ chức hoạt động nhóm nhỏ
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng
 - Bài cây gạo có 3 đoạn mỗi đoạn mở đầu lùi vào 1 chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
 - Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển: Đoạn 1 thời kì ra hoa, đoạn 2 lúc hết mùa hoa, đoạn 3 lúc ra quả.
* Phần ghi nhớ
Phần luyện tập
Bài tập 1
 - Gọi HS đọc nội dung
 - Gọi HS đọc bài Cây trám đen
 - GV nhận xét chốt lời giải đúng:
 - Bài Cây trám đen có 4 đoạn, đoạn 1 tả bao quát đoạn 2 tả 2 loại trámđoạn 3 nêu ích lợi của quả trám đen, đoạn 4 tình cảm
Bài tập 2. 
 - GV nêu yêu cầu
 - Em định viết về cây gì ? ích lợi ?
 - GV chấm 5 bài, nhận xét
4. Củng cố, dặn dò
 - GV đọc 2 đoạn kết (SGV 95)
 - 1 em đọc đoạn văn tả 1 loài hoa(quả)
nói về cách tả của tác giả ở bài đọc thêm
 - 1 em đọc, lớp đọc thầm
 - 1 em đọc, lớp đọc thầm bài Cây gạo
 - HS trao đổi cặp lần lượt làm bài 2, 3 vào nháp, phát biểu ý kiến 
 - Chữa bài đúng vào vở
 - 3 em đọc ghi nhớ, lớp học thuộc lòng
 - 1 em đọc yêu cầu bài 1, lớp đọc thầm 
 - Vài em đọc bài cây trásm đen
 - HS làm việc cá nhân, nêu ý kiến
 - Lớp chữa bài đúng vào vở
 - HS đọc thầm, chọn cây định tả
 - Lần lượt nêu. Viết bài cá nhân vào vở.
 - Nghe nhận xét
 - Nghe GV đọc đoạn văn tham khảo.
.............................................................................
 Thứ sáu, ngày 24 tháng 2 năm 2012
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 	
- Thực hiện được cộng , trừ hai phân số , cộng ( trừ ) một số tự nhiên với ( cho ) một phân số , cộng ( trừ ) một phân số với ( cho ) một số tự nhiên .
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên: Phiếu bài tập.
- Học sinh: Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên Lớp:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 :
+ HS nêu đề bài.
+ Nêu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số. 
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 :
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- Làm thế nào để thực hiện 2 phép tính trên?
+ Cách viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
+ HS thực hiện viết vào vở.
- HS tự suy nghĩ thực hiện các phép tính còn lại vào vở.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn	
 Bài 3 :
- HS nêu yêu cầu đề bài. 
+ Ở phép tính a) thành phần nào chưa biết ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào? 
+ Ở phép tính b) thành phần nào của phép tính chưa biết ?
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ? 
+ Ở phép tính c) thành phần nào của phép tính chưa biết ?
+ Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào ? 
+ HS thực hiện viết vào vở.
- HS khác nhận xét bài bạn
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS nêu đề bài.
+ GV nhắc HS cần tìm cách nào thuận tiện nhất để thực hiện.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 5 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Đề bài cho biết gì ? 
+ Yêu cầu ta tìm gì ?
+ Muốn biết Số HS học Anh văn và số HS học tin học bằng mấy phần số HS cả lớp ta làm như thế nào? 
- Lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
- Gọi 1 HS lên bảng giải bài.	
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- HS lên bảng giải bài, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS nêu đề bài.	
- HS nêu cách tính.
- Lớp làm vào vở, làm bài trên bảng
- HS khác nhận xét bài bạn.
- HS nêu.
+ Quan sát lắng nghe GV hướng dẫn.
+ Ta viết các số tự nhiên đó dưới dạng phân số có mẫu số bằng 1.
- Lớp làm vào vở.
 - Hai học sinh làm bài trên bảng
+ Nhận xét bài bạn.	
- HS đọc đề bài.
+ Có một số hạng chưa biết.
+ Lấy tổng trừ số hạng đã biết.
+ Số bị trừ chưa biết.
+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
+ Số trừ chưa biết?
+ Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng.
+ Nhận xét bài bạn.
- Một em nêu đề bài.
- Lớp làm vào vở.
- Hai học sinh làm bài trên bảng
 - HS khác nhận xét bài bạn.
+ HS đọc, lớp đọc thầm.
- Trả lời câu hỏi.
+ HS thực hiện vào vở.
- HS lên bảng giải bài.
+ HS nhận xét bài bạn.
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
...........................................................................
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (T2)
I. Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS có khả năng: Hiểu:
 + Các công trình công cộng là tài sản chung của xã hội.
 + Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.
 + Những việc cần làm để giữ gìn các công trình công cộng.
 - Biết tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ các công trình công cộng.
Kỹ năng sống: GD: Chúng ta cần phải bảo vệ, giữ gìn bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động1: Báo cáo về kết quả điều tra (Bài tập 4- SGK/36).
 - Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra.
 - GV kết luận về việc thực hiện giữ gìn những công trình công cộng ở địa phương.
* Hoạt động2: Bày tỏ ý kiến 
(Bài tập 3- SGK/36)
 - GV nêu lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong các ý kiến sau, ý kiến nào em cho là đúng?
a) (Đúng)
b) (Sai).
c) (Sai).
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 +Ý kiến a là đúng
 +Ý kiến b, c là sai
 Kết luận chung:
 - HS đọc phần ghi nhớ- SGK/35.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - HS thực hiện việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng
 - Đồ dùng dạy học bài tiết sau.
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả điều tra về những công trình công cộng ở địa phương.
- Cả lớp thảo luận về các bản báo cáo như: 
+ Làm rõ bổ sung ý kiến về thực trạng các công trình và nguyên nhân.
+ Bàn cách bảo vệ, giữ gìn chúng sao cho thích hợp.
- HS biểu lộ thái độ theo quy ước ở hoạt động 3, tiết 1- bài 3.
- HS trình bày ý kiến của mình.
- HS giải thích.
- HS đọc.
- HS cả lớp thực hiện.
..................................................................................
TẬP LÀM VĂN: TÓM TẮT TIN TỨC 
I. Mục tiêu: 	
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin (BT1, BT2, mục III).
- GD HS biết bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một tờ giấy viết lời giải BT1 (phần nhận xét)	
- Bút dạ và 4 - 5 tờ giấy khổ to để HS làm BT1, 2 (phần luyện tập)
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ 
 2. Bài mới : 
a). Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn nhận xét:
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài "bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn" xác định đoạn của bản tin.
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS đọc thầm suy nghĩ và trao đổi để tìm ra mỗi đoạn trong bản tin 
+ HS phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét, sửa
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc lại bài " Cây gạo "
+ Hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn văn nói lên ý gì ?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
- HS lần lượt đọc kết quả bài làm.
HS suy nghĩ viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin.
- HS phát biểu trước lớp.
- GV dán tờ giấy đã ghi phương án tóm tắt lên bảng.
+ HS nhận xét và bổ sung. 
c. Phần ghi nhớ:
+ GV ghi ghi nhớ lên bảng.
- Gọi HS đọc lại.
d. Phần luyện tập:
Bài 1 : 
- HS đọc bản tin "Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới" 
HS tóm tắt được bản tin Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên Thế giới. Qua đó, thấy được giá trị cao quý của cảnh vật thiên nhiên trên đất nước ta. (GDBVMT)
- HS thực hiện yêu cầu.
 - HS nhận xét.
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài thực hiện yêu cầu.
- Xác định sẽ viết về cây gì? Sau đó sẽ nhớ lại về những lợi mà cây đó mang đến cho người trồng.
+ HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viet lại bản tóm tắt tin tức.
- 2 HS trả lời câu hỏi 
- HS lắng nghe.	
- HS đọc thầm bài.	
- Lắng nghe để nắm được cách làm bài.
+ Trao đổi và sửa cho nhau, phát biểu.
+ Bản tin có 4 đoạn.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- Suy nghĩ tự làm bài.
+ Tiếp nối nhau phát biểu:
- Nhận xét lời tóm tắt của bạn.
- HS đọc bài.
+ Lắng nghe GV để nắm được cách làm bài, trao đổi phát biểu.
- Nhận xét bài bạn.
- HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên 
...................................................................................
SINH HOẠT ĐỘI
 (Sinh hoạt ngoài trời)	
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_nam_hoc_2011_2012_doan_thi_bich_ngoc.doc