Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay nhất)

Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay nhất)

I. MỤC TIÊU:

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Phát âm đúng một số từ: Nô nức, ra lệnh, trả lời.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi4 (SGK)

- Tăng cường TV: Giúp HS hiểu từ: Trung thực, hiền minh

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, Bảng phụ ghi ND đoạn văn: “Chôm lo lắng.từ thóc giống của ta”

 - HS: Bài cũ, SGK, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 163 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 5 - Năm học 2011-2012 (Bản 2 cột hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đã in T1-hết T4: tr1-168
TUẦN 5 
THỨ HAI
Ngày soạn: 19/8/2011
Ngày giảng: 22/8/2011
TẬP ĐỌC 
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. 
- Phát âm đúng một số từ: Nô nức, ra lệnh, trả lời. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. 
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. 
- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi4 (SGK)
- Tăng cường TV: Giúp HS hiểu từ: Trung thực, hiền minh
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, Bảng phụ ghi ND đoạn văn: “Chôm lo lắng...từ thóc giống của ta”
	- HS: Bài cũ, SGK, vở. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định (1)
B. Bài cũ (3)
- Gọi HS đọc bài Tre Việt Nam, và đọc thuộc câu thơ HS yêu thích + trả lời câu hỏi về ND bài. 
- Gọi 2 HS nêu ND chính của bài. 
- GV nhận xét, cho điểm. 
C. Bài mới (34)
1. Giới thiệu bài: Trung thực là một đức tính đáng quý, được đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề cao tính trung thực như thế nào. 
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
 Gv đọc mẫu
- GV chia đoạn: 4 đoạn
Đ1: Ba dòng đầu
Đ2: Năm dòng tiếp theo
Đ3: Năm dòng tiếp theo
Đ4: Còn lại
- Gọi HS đọc nối tiếp 2 lần mỗi lần 4 em
L1: Gọi HS đọc+ Tìm từ khó, GV sửa cho HS cách đọc và phát âm. 
L2: Gọi 4 HS đọc và nêu chú giải. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp đọc bài. 
- Gọi 1 HSG đọc toàn bài. 
- GV HS HS đọc toàn bài, đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài: 
- Nhà vua chọn người ntn để truyền ngôi?
- Nhà vua đã làm cách nào để tìm ra người trung thực?
TCTV: Trung thực: Giám nói thật, bao vệ lẻ phải. 
- Thóc đã luộc chín có thể nảy mầm được không?
- Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
- Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người đã làm gì? Chôm làm gì?
- Cho HS quan sát tranh. GV giảng ND. 
- Hành động của cậu bé có gì khác mọi người?
- Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý?
- Bài ca ngợi ai và ca ngợi điều gì?
c) Luyện đọc diễn cảm. 
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp toàn bài. 
- GV gọi 1 HS đọc đoạn văn cần đọc diễn cảm: “Chôm lo lắng...Từ thóc giống của ta”
- Em cần đọc như thế nào?
- GV đọc mẫu. 
- Yêu cầu HS đọc theo cặp, gọi đại diện 2 cặp đọc trước lớp. 
- Gọi 4 HS thi đọc cá nhân. 
3) Củng cố, dặn dò (2)
Nx tiết học 
- Lớp hát
- Lớp theo dõi, dọc thầm, nhận xét bạn đọc. 
- Lớp lắng nghe. 
- HS theo dõi, dùng bút chì đánh dấu vào SGK. 
- Lớp theo dõi. 
- HS tìm từ khó và luyện phát âm. 
- Lớp theo dõi, 1 HS đọc từ chú giải
- Lớp đọc thầm. 
- Lớp theo dõi, lắng nghe. 
+ Vua muốn chọn người trung thực để nối ngôi. 
+ Phát cho mỗi người dân mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ về gieo trồng và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị phạt. 
+ Không. 
+ Chôm đã gieo trồng và dốc công chăm sóc nhưng thóc không nảy mầm. 
+ Mọi người chở thóc về kinh thành nộp cho vua. Chôm khác mọi người, Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quỳ tâu: Tâu Bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm dược. 
- Lớp theo dõi, lắng nghe. 
+ Chôm dũng cảm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt. 
+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung...
* ND: 4 HS nêu, lớp đọc thầm. 
- Lớp theo dõi, nhận xét. 
- HS nêu cách đọc. 
- Lớp lắng nghe. 
- Đại diện 2 cặp đọc, lớp theo dõi, nhận xét. 
- Lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất. 
LỊCH SỬ
TIẾT 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ 
CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết: 
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. 
 Kể lại 1 số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phương Bắc đối với nhân dân ta. 
- Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ:
- Phiếu học tập của HS. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ. 
? Nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào? Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người Âu Lạc là gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới. 
 a. Giới thiệu bài. 
 b. Nội dung. 
* Hoạt động 1: Chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đà thôn tính...sống theo luật pháp của người Hán”. 
? Sau khi Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc tình hình nước ta ntn ?
? Các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta ?
- GVKL: Từ năm 179 TCN đến năm 938, các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Chúng biến nước ta từ một nước độc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chính sách áp bức bóc lột tàn khốc khiến nhân dân ta vô cùng cực nhục. Không chịu khuất phục, nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truyền thống, lại học thêm nhiều nghề mới của người dân phương Bắc, đồng thời liên tục khở nghĩa chống lại phong kiến phương Bắc
* Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. 
? Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?
- GV phát phiếu học tập cho từng nhóm HS. 
- GV yêu cầu: Hãy đọc lại SGK, trao đổi, - GV ghi ý kiến của HS lên bảng
? Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ?
? Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là các cuộc khởi nào ?
? Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1 nghìn năm đô hộ của các triều đại phương kiến phương Bắc và giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta ?
?Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì?
- GV kết luận: 	
3. Củng cố - dặn dò. 
? Nước ta bị đô hộ trong thời gian bao nhiêu năm? Và trong thời gian đó, mặc dù bị áp bức, bóc lột nặng nề nhân dân ta đã phản ứng ra sao ?
=> Nội dung chính của bài. 
- GV tổng kết giờ học 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
4’
1’
15’
17’
3’
- 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi GV nêu, HS khác nhận xét. 
- HS đọc thầm SGK, làm việc cá nhân. 
- Nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ...
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến đến khi đủ ý thì dừng lại. 
 + Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người Hán cai quản. 
+ Chúng áp bức, bóc lột nhân dân ta nặng nề, chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm: Xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp. 
 + Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán. 
- HS đọc thầm phần còn lại của bài. 
- Nhân dân ta không chịu khuất phục, không ngừng nổi dậy đấu tranh bằng các cuộc khởi nghĩa. 
- Hoạt động nhóm đôi. 
- 1 HS nêu, HS khác theo dõi và bổ sung. 
- Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn. 
- Là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. 
- Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
- Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí đánh giặc giữ nước. 
- 1 vài HS nêu. 
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK. 
TOÁN 
TIẾT 21: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. 
- Chuyển đổi được các đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỷ nào. 
- Có ý thức khi học toán, tự giác khi làm bài tập. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Giáo án, SGK, nội dung bài tập 1 lên bảng phụ
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3)
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 
- Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 
7 thế kỷ =...năm
1/5 thế kỷ =...năm
 20 thế kỷ =...năm
 1/4 thế kỷ =...năm
- GV nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho HS
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài - Ghi bảng. 
2. Hướng dẫn luyện tập: 
* Bài tập 1: 
- Treo bảng phụ. 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. 
a) Kể tên những tháng có: 30 ngày, 31 ngày, 28 ngày (hoặc 29 ngày) ?
b) Năm nhuận có bao nhiêu ngày ? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày ?
- GV HD HS cách tính số ngày của các tháng bằng tay. 
* Bài tập 2
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 
tập. 
- Cho HS làm bài vào vở, gọi HS lên bảng điền số thích hợp chỗ chấm. 
- GV chấm nhanh 4 bài, chữa bài tập cho HS. 
- Yêu cầu HS nêu cách đổi. 
- GV cùng HS nhận xét và chữa bài. 
* Bài tập 3 
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: 
? Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- Lễ kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh vào năm nào? Năm đó thuộc thế kỷ nào?
- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở. 
* Bài tập 4 (HSK+ G)
- Yêu cầu 2 HS đọc đầu bài 
- GV hướng dẫn HS cách đổi và làm bài. 
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS
* Bài tập 5 (HSK+ G)
- GV yêu cầu HS dùng bút chì khoanh vào SGK, đại diện 2 HS làm vào phiếu to. 
- Gọi HS nhận xét và đọc giờ trên đồng hồ. 
- GV nhận xét chung và chữa bài. 
3. Củng cố - dặn dò (2)
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “Tìm số trung bình cộng”
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu. 
 7 thế kỷ = 700 năm
 1/5 thế kỷ = 20 năm
20 thế kỷ = 2 000 năm
1/4 thế kỷ = 25 năm
- HS ghi đầu bài vào vở
- Lớp quan sát. 
- HS đọc đề bài, thảo luận theo nhóm 4 và nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
+ Các tháng có 31 ngày là: 
 tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
+ Các tháng có 28 hoặc 29 ngày là: Tháng 2
+ Các tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11
+ Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày
- HS đọc yêu càu bài tập. 
- HS nối tiếp lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở. 
 3 ngày = 72 giờ 1/3 ngày = 8 giờ
8 phút = 480 giây 1/4 giờ = 15 phút
3 giờ 10 phút = 190 phút
4 phút 20 giây = 260 giây
- HS nhận xét bài làm của các bạn, chữa bài. 
- HS trả lời câu hỏi: 
+ Năm đó thuộc thế kỷ thứ XVIII. 
+ Nguyễn Trãi sinh vào năm: 
1980 - 600 = 1 380. 
 Năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV. 
- HS nhận xét, chữa bài. 
- 1 HS làm  ...  phúc. 
 Mi- tin háu ăn nghe vậy liền hỏi
- Vật ấy ăn có ngon không, có ồn ào không?
Em bé đáp: 
- Không đâu chẳng ồn ào gì cả. Mình sắp chế xong rồi, cậu có xem không?
Tin- tin háo hức bảo: 
- Có chứ ! nó đâu?
Vừa lúc ấy, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lo thuốc trường sinh đang nằm trong chiếc lọ xanh. em bé thứ ba bước ra từ trong đám đông bước ra nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. 
m bé thứ tư kéo tay anh Tin- tin khoe một chiếc máy biết bay trên không như một con chim. Còn em thứ năm khoe chiếc máy biết dò tìm những khó báu trên mặt trăng. 
 Rời công xưởng xanh, Tin- tin và Mi- tin đến khu vườn kỳ diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên đầu gậy, Tin- tin khen chùm lê đẹp quá ! Nhưng em bé đó nói đó không phải là lê mà là nho. 
Em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón những quả nho đó. Em bé thứ hai bê một sọt quả to như quả dưa, Mi- tin tưởng đó là dưa đỏ, hoá ra đó là những quả táo, mà vẫn chưa phải loại to nhất. 
m thứ ba khoe một xe quả mà Tin- tin tưởng dó là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa
 Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế. 
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm. 
+ Tin- tin và Mi- tin đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kỳ diệu cùng nhau. 
+ Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu sau. 
- Từng cặp HS suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. 
- HS thi kể. 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể. 
+ Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh...
+ Mi- tin đến thăm khu vườn kỳ diệu...
- HS đọc, cả lớp đọc thầm. 
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
* Kể theo hình tự không gian. 
+ Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kỳ diệu. 
+ Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh. 
+ Có thể kể đoạn trong công xưởng trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại. 
+ Từ ngữ nối được thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm. 
- HS nhắc lại cách kể. 
TOÁN 
Tiết 40
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
- Biết sử dụng êke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
- Gd hs yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ: 
- Thước thẳng, êke (giáo viên + học sinh)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3)
- Học sinh lên bảng chữa bài tập 5. 
- Giáo viên kiểm tra vở bài tập dưới lớp. 
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số ta làm thế nào?
- Nhận xét và cho điểm. 
B. Bài mới (35)
1) Giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với góc nhọn, góc tù, góc bẹt. 
2. Nội dung bài: 
a) Góc nhọn: 
- Giáo viên vẽ góc nhọn AOB. 
- Hãy đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh của góc này ? 
- Giải thích: Góc này là góc nhọn. 
- Dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB: Góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông ? 
+ Kết luận: Góc nhọn bé hơn góc vuông. 
- Yêu cầu HS vẽ một góc nhọn. 
- Dùng êke vẽ góc nhỏ hơn góc vuông? 
b) Giới thiệu góc tù: 
- Giáo viên vẽ góc tù MON 
- Yêu cầu đọc tên góc, tên đỉnh và tên cạnh của góc. 
+ Giới thiệu: Góc này là góc tù. 
- Dùng êke để kiểm tra độ lớn của góc này lớn hơn hay góc vuông lớn hơn. 
+ Kết luận: Góc tù lớn hơn góc vuông. 
- Yêu cầu vẽ góc tù. 
c) Góc bẹt: 
- Vẽ góc bẹt COD 
- Yêu cầu đọc tên góc, tên đỉnh, tên cạnh của góc. 
- Tăng dần độ lớn của góc COD đến khi hai cạnh của góc COD thẳng hàng. Lúc đó góc COD gọi là góc bẹt. 
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau ? 
- Sử dụng êke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông ?
- Yêu cầu vẽ và nêu tên một góc bẹt. 
- Gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên từng góc, so sánh các góc với nhau. 
3) Luyện tập 
* Bài tập 1: 
- Yêu cầu quan sát các góc, đọc tên các góc, nêu rõ góc đó gọi là góc gì. 
- Em nhận biết các góc đó bằng cách nào?
- Nhận xét 
* Bài tập 2 ý 1 (ý 2, 3 HSKG) 
- Hướng dẫn dùng êke để kiểm tra góc của từng hình tam giác. 
- Nêu tên từng góc. 
4) Củng cố - dặn dò (2)
- Nêu tên các góc bài hôm nay học?
- So sánh các góc ? 
- Tổng kết giờ học. 
- 1 sinh lên bảng. 
- 3 HS nêu. 
- HS lắng nghe 
- Học sinh quan sát hình. 
- Góc AOB có đỉnh O; 2 cạnh OA và OB. 
- 1 học sinh lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi, kiểm tra góc AOB trong SGK bé hơn góc vuông. 
- 1 học sinh lên bảng, lớp vẽ nháp. 
- Học sinh quan sát. 
+ Góc MON có đỉnh O và hai cạnh OM, ON. 
- Học sinh nêu: Góc tù MON. 
- 1 HS lên bảng kiểm tra: Góc MON lớn hơn góc vuông. 
- Học sinh lên bảng vẽ, lớp ở dưới vẽ vào nháp. 
- Góc COD có đỉnh là O, cạnh OC và OD. 
C
C
O
D
 - Ba điểm C,O,D của góc bẹt thẳng hàng với nhau. 
+ Góc bẹt bằng hai góc vuông. 
- 1 học sinh vẽ bảng, lớp vẽ nháp và nêu tên góc bẹt. 
- Học sinh nêu miệng, lớp theo dõi, nhận xét. 
+ Các góc nhọn MAN, UDV
+ Các góc vuông: ICK
+ Các góc tù là: POQ, GOH
+ Các góc bẹt: XEY
- Ước lượng bằng mắt (dùng êke đo các góc)
- Kiểm tra và báo cáo kết quả: 
Tam giác ABC có 3 góc nhọn
Tam giác DEG có 1 góc vuông
Tam giác MNP có một góc tù. 
LT&C: 
DẤU NGOẶC KÉP
(GDT2HCM: Mức độ tích hợp: Liên hệ)
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. 
- Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. 
- Có ý thức học tập tốt, biết vận dụng trong học tập. 
- GDT2HCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp chọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước vì hạnh phúc của nhân dân. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Phiếu khổ to viết nội dung bài tập 1, 3 Tranh, ảnh con tắc kè. 
- HS: Sách vở môn học. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ (3)
- Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ bài trước. 
- Gọi 2 HS lên viết tên người, tên địa lý nước ngoài. 
- GV nhận xét và ghi điểm 
B. Dạy bài mới (35)
1) Giới thiệu bài: 
- GV ghi đầu bài lên bảng. 
2) Nhận xét: 
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép?
- Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
- Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
GDT2HCM: 
- Em hãy kể một đoạn hoặc một câu chuyện nói về sự hi sinh vì dân vì nước của Bác ?
GV NX và chốt lại: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp chọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước vì hạnh phúc của nhân dân. 
* Bài tập 2: 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi: 
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập. Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ. Nó được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn. 
* Bài tập 3: 
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
+ Tắc kè là loài bò sát giống thằn lằn, sống trên cây to. Nó thường kêu tắc...kè. Người ta hay dùng nó làm thuốc. 
- Từ lầu chỉ cái gì?
- Tắc kè có hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
- Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
+ Tác giả gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó. Dấu ngoặc kép được dùng trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
3) Phần ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ. 
- Lấy ví dụ cụ thể về tác dụng của dấu ngoặc kép. 
- Nhận xét, tuyên dương HS
4) Luyện tập: 
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và tìm lời nói trực tiếp. 
- Gọi HS làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. 
- GV nhận xét chung. 
* Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
+ Đề bài của cô giáo và các câu văn của các bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?
+ Vậy: Không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng được. 
* Bài tập 3: 
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Nhận xét, chữa bài, kết luận lời giải đúng. 
- Tại sao từ vôi vữa lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
b) Cách tiến hành tương tự. 
4) Củng cố - dặn dò (2)
- Hãy nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau. 
- 1 HS đọc ghi nhớ. 
- 2 HS lên bảng viết. 
- HS ghi đầu bài vào vở. 
- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. 
+ Từ ngữ: Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, đầy tớ trung thành của nhân dân. 
Câu: Tôi chỉ có một sự hám muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập...ai cũng được học hành. 
+ Là lời của Bác Hồ. 
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là: 
+ Một từ hay cụm từ. 
+ Một câu văn trọn vẹn hay đoạn văn. 
HS thảo luận theo cặp và tiếp nối trả lời 
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm. 
- HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi. 
+ Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một cụm từ như: Người lính vâng mệnh quốc dân ra mặt trận. 
+ Dấu ngoặc kép được dùng, phối hợp với dấu hai chấm khi dẫn lời trực tiếp là một câu trọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: Tôi chỉ có một ham muốn...được học hành. 
- Lắng nghe. 
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi. 
+ Chỉ ngôi nhà tầng cao to, sang trọng đẹp đẽ. 
+ Tắc kè xây tổ trên cây - tổ tắc kè nhỏ bé, không phải là cái lầu theo nghĩa của con người. 
+ Từ lầu nói cái tổ của tắc kè rất đẹp và quý. Dấu ngoặc kép trong trường hợp này không đúngiải nghĩa với tổ của con tắc kè. 
- Lắng nghe. 
- 4 HS đọc to ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo để thuộc tại lớp. 
- HS nối tiếp nhau lấy ví dụ. 
+ Cô giáo bảo em: “Con hãy cô gắng lên nhé”
+ Bạn Minh là một “cây toán” ở lớp em. 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. 
- Trao đổi, thảo luận. 
- 1 HS đọc bài làm của mình. 
- Nhận xét, chữa bài. 
+ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ. 
+ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. 
 quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi xoa. 
- Lớp theo dõi, đọc thầm. 
+ Không phải những lời đối thoại trực tiếp. 
+ Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng. Vì đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài. 
- HS chữa bài theo lời giải đúng. 
Con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa”. 
+ Vì từ vôi vữa ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng nó có ý nghĩa đặc biệt. 
b)...gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
- 1 HS nhắc lại. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 56782011.doc