Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

TẬP ĐỌC: NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng:

· Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.

- PB: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở

- PN: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau,

· Đọc trôi chảt được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

· Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc - hiểu:

· Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.

· Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)

· Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 45 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 301Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 (Bản 2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 ( 06/10 – 10/10) 
 Thứ Hai ngày 06 tháng 10 năm 2008
ĐẠO ĐỨC: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN 
I. MỤC TIÊU: - Học xong bài này HS có khả năng:
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Một chiếc micro để chơi trò chơi phóng viên ( nếu có)
Một số đồ dùng để hoá trang diễn tiểu phẩm
 III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
 Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).
 Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa):
 - Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ôâng với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán?
 Bố Hoa (xua tay):
 - Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ!
 Mẹ Hoa:
 - Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không?
 Bố Hoa đấu dịu:
 - Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ!
 Mẹ Hoa gắt:
 - Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết định, nó phải nghe theo chứ!
 Bố Hoa lắc đầu:
 - Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ!
 Mẹ Hoa:
 - Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó.
 Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi:
 - Hoa ơi, ra mẹ bảo.
 Hoa (Từ trong nhà chạy ra)
 - Mẹ bảo con gì ạ?
 Mẹ Hoa
 - Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghĩ sao?
 Hoa phụng phịu:
 -Mẹ ơi, con muốn được đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ.
 Mẹ Hoa thở dài:
 -Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học.
 Hoa suy nghĩ một lát rồi nói:
 -Nếu nhà ta khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh, được không mẹ?
 Mẹ Hoa băn khoăn:
 - Nhưng như thế mẹ sợ con vất vả quá!
 Hoa cười:
 - Không sao đâu, con làm được mà mẹ.
 Bố Hoa:
 -Ý kiến con nó đúng đấy! Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý như thế đi.
 Mẹ Hoa:
 - Thôi được, tôi đồng ý.
 Hoa cười sung sướng:
 - Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ học chăm hơn.
 GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
*Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”.
 Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
 + Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
 + Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
 + Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
 + Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
 + Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:
 + Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
 + Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
 + Sở thích của bạn hiện nay là gì?
 + Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
 - GV kết luận:
 Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3:
 - GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) 
 - GV kết luận chung:
 + Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 + Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
 + Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường.
 - Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 - Về chuẩn bị bài tiết sau.
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận:
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+ Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS thảo luận và đại diện trả lời.
- Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi của “ phóng viên”
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- HS cả lớp thực hiện.
TẬP ĐỌC: 	NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA
I. MỤC TIÊU: 
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
- PB: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở
- PN: An-đrây-ca, hoảng hốt, mải chơi, an ủi, cứu nổi, nức nở, mãi sau,
Đọc trôi chảt được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Đọc - hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài:dằn vặt.
Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơGà trống và Cá và trả lời các câu hỏi.
- Hỏi:
+ Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
+ Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+ Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
GV sửa lỗi phát âm, nhắt giọng cho từng HS (nếu có)
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, Yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, diệu dàng. Ýù nghỉ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: nhanh nhẹn, hoảng hốt, khóc nấc, oà khóc, nức nở, an ủi, tự dằn vặt,
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
- Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Cậu bé An-đrây-ca mải chơi nên mua thuốc về nhà muộn. Chuyện gì sẽ xảy ra với cậu và gia đình, các em đoán thử xem.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thần và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
- Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc diĩ©n cảm.
 Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. “Chỉ vì mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết”. An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyệncho mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
 -Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Oâng đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố - dặn dò:
- Hỏi:+ Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì?
- Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đoạn 1:An-đrây-ca đến mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thần và trả lời.
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất ... MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
 - Kể được một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 - Bước đầu hiểu được nguyên nhân và cách phòng chống một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 - Có ý thức ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Các hình minh hoạ trang 26, 27 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 - Phiếu học tập cá nhân.
 - Quần, áo, mũ, các dụng cụ y tế (nếu có) để HS đóng vai bác sĩ.
 - HS chuẩn bị tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi:
 1) Hãy nêu các cách để bảo quản thức ăn ?
 2) Trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn cần lưu ý những điều gì ?
 - GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: 
 - Kiểm tra việc HS sưu tầm tranh, ảnh về các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
 - Hỏi: Nếu chỉ ăn cơm với rau trong thời gian dài em cảm thấy thế nào ?
 - GV giới thiệu: Hàng ngày nếu chỉ ăn cơm với rau là ăn thiếu chất dinh dưỡng. Điều đó không chỉ gây cho chúng ta cảm giác mệt mỏi mà còn là nguyên nhân gây nên rất nhiều căn bệnh khác. Các em học bài hôm nay để biết điều đó.
 * Hoạt động 1: Quan sát phát hiện bệnh.
 # Mục tiêu:
 - Mô tả đặc điểm bên ngoài của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng và người bị bệnh bướu cổ.
 -Nêu được nguyên nhân gây ra các bệnh kể trên.
# Cách tiến hành:
 * GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
 -Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 
26 / SGK và tranh ảnh do mình sưu tầm được, sau đó trả lời các câu hỏi:
 + Người trong hình bị bệnh gì ?
 + Những dấu hiệu nào cho em biết bệnh mà người đó mắc phải ?
 - Gọi nối tiếp các HS trả lời (mỗi HS nói về 1 hình)
 - Gọi HS lên chỉ vào tranh của mình mang đến lớp và nói theo yêu cầu trên.
 * GV kết luận: (vừa nói vừa chỉ hình)
 - Em bé ở hình 1 bị bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Cơ thể rất gầy và yếu, chỉ có da bọc xương. Đó là dấu hiệu của bệnh suy dinh dưỡng suy kiệt. Nguyên nhân là do em thiếu chất bột đường, hoặc do bị các bệnh như: ỉa chảy, thương hàn, kiết lị,  làm thiếu năng lượng cung cấp cho cơ thể.
 - Cô ở hình 2 bị mắc bệnh bướu cổ. Cô bị u tuyến giáp ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Nguyên nhân là do ăn thiếu i-ốt.
 * GV chuyển hoạt động: Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng các em cùng làm phiếu học tập.
 * Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng
# Mục tiêu: Nêu các nguyên nhân và cách phòng chống bệnh do thiếu chất dinh dưỡng.
# Cách tiến hành:
 - Phát phiếu học tập cho HS.
PHIẾU HỌC TẬP
	Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
	Lớp: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.Nối các ô ở cột A với ô ở cột B cho phù hợp.
	 Cột A	Cột B
Thiếu năng lượng và chất đạm
Sẽ bị suy dinh dưỡng 
Thiếu i-ốt 
Sẽ không lớn được và trở nên gầy còm, ốm yếu 
Thiếu vi-ta-min A 
Sẽ bị còi xương 
Thiếu vi-ta-min D 
Sẽ phát triển chậm hoặc kém thông minh, dễ bị bệnh bướu cổ 
Thiếu thức ăn
Sẽ bị nhiễm bệnh và mắt kém
2.Đánh dấu (x) vào ô £ trước ý em chọn.
a).Ích lợi của việc ăn đủ chất dinh dưỡng là:
£ Để có đủ chất dinh dưỡng, năng lượng.
£ Để phát triển về thể chất, trí tuệ và chống đỡ được bệnh tật.
£ Cả 2 ý trên đều đúng.
b).Khi phát hiện trẻ bị các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng cần:
£ Điều chỉnh thức ăn cho hợp lý.
£ Đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị.
£ Cả 2 ý trên đều đúng. 
 - Yêu cầu HS đọc kỹ và hoàn thành phiếu của mình trong 5 phút.
 - Gọi HS chữa phiếu học tập.
 - Gọi các HS khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
 - GV nhận xét, kết luận về phiếu đúng.
 * Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
# Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
# Cách tiến hành:
 - GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi:
 - 3 HS tham gia trò chơi: 1 HS đóng vai bác sĩ, 1 HS đóng vai người bệnh, 1 HS đóng vai người nhà bệnh nhân.
 - HS đóng vai người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nói về dấu hiệu của bệnh.
 - HS đóng vai bác sĩ sẽ nói tên bệnh, nguyên nhân và cách đề phòng.
 - Cho 1 nhóm HS chơi thử. Ví dụ:
 + Bệnh nhận: Cháu chào bác ạ ! Cổ cháu có 1 cục thịt nổi lên, cháu thấy khó thở và mệt mỏi.
 + Bác sĩ: Cháu bị bệnh bướu cổ. Cháu ăn thiếu 
i-ốt. Cháu phải chữa trị và đặc biệt hàng ngày sử dụng muối i-ốt khi nấu ăn.
 - Gọi các nhóm HS xung phong lên trình bày trước lớp.
 - GV nhận xét, chấm điểm trực tiếp cho từng nhóm.
 - Phong danh hiệu bác sĩ cho những nhóm thể hiện sự hiểu bài.
 3.Củng cố - dặn dò:
 - Hỏi:
 + Vì sao trẻ nhỏ lúc 3 tuổi thường bị suy dinh dưỡng ?
 + Làm thế nào để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ?
 - GV nhận xét, cho HS trả lời đúng, hiểu bài.
 - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý.
 - Dặn HS về nhà luôn nhắc nhở các em bé phải ăn đủ chất, phòng và chống các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng.
- HS trả lời.
- Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
- Cảm thấy mệt mỏi không muốn làm bất cứ việc gì.
- HS lắng nghe.
- Hoạt động cả lớp.
- HS quan sát.
+ Hình 1: Bị suy dinh dưỡng. Cơ thể em bé rất gầy, chân tay rất nhỏ.
+ Hình 2: Bị bệnh bướu cổ, cổ bị lồi to.
- HS trả lời.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS nhận phiếu học tập.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- 2 HS chữa phiếu học tập.
- HS bổ sung.
+ Do cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng về chất đạm cũng như các chất khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển bình thường.
+ Cần theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ. Nếu thấy 2 – 3 tháng liền không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
- HS cả lớp.
LỊCH SỬ: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
 (NĂM 40)
I. MỤC TIÊU :
 - HS biết vì sao hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa .
 - Tường thuật được trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa .
 - Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình trong SGK phóng to .
 - Lược đồ khởi nghĩa hai Bà Trưng .
 - PHT của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ - Các triều đại PKPB đã làm gì khi đô hộ nước ta?
 - Nhân dân ta đã phản ứng như thế nào ?
 - Cho 2 HS lên điền tên các cuộc kn vào bảng.
 - GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
 a. Giới thiệu : ghi tựa 
 b. Giảng bài:
 *Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “Đầu thế kỉ thứ Itrả thù nhà”.
- Trước khi thảo luận GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: thời nhà Hán đô hộ nước ta , vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ .
 + Thái thú: là 1 chức quan cai trị 1 quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
- GV đưa vấn đề sau để HS thảo luận :
 Khi tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng, có 2 ý kiến :
+ Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặt biệt là Thái Thú Tô Định .
+ Do Thi Sách ,chồng của Bà Trưng Trắc bị Tô Định giết hại .
 Theo em ý kiến nào đúng ? Tại sao ?
- GV hướng dẫn HS kết luận sau khi các nhóm báo cáo kết quả làm việc :việc Thi Sách bị giết hại chỉ là cái cớ để cuộc kn nổ ra, nguyên nhân sâu xa là do lòng yêu nước , căm thù giặc của hai Bà .
 *Hoạt động2 : Làm việc cá nhân 
 Trước khi yêu cầu HS làm việc cá nhân, GV treo lược đồ lên bảng và giải thích cho HS : Cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng nhưng trong lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra cuộc khởi nghĩa 
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ .
- GV nhận xét và kết luận .
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, hỏi: Khởi nghĩa hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào?
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- GV tổ chức cho HS cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất :sau hơn 200 năm bị PK nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập. Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
4. Củng cố :
- Cho HS đọc phần bài học.
- Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ?
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa gì ?
- GV nhận xét, kết luận.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và xem trước bài: “Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo “
- HS trả lời .
- HS khác nhận xét, bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS đọc ,cả lớp theo dõi.
- HS các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả:vì ách áp bức hà khắc của nhà Hán ,vì lòng yêu nước căm thù giặc ,vì thù nhà đã tạo nên sức mạnh của 2 Bà Trưng khởi nghĩa.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa 
- HS lên chỉ vào lược đồ và trình bày .
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 3 HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS cả lớp .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_ban_2_cot_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc