Giáo án Khối 4 - Tuần 6 đến 10

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 đến 10

TẬP ĐỌC

NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA (Tiết 11)

I. Mục tiêu:

 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.

 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu n/dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.

III. Các hoạt động DẠY HỌC:

 

doc 181 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 đến 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6:
ĐẠO ĐỨC
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (TT-Tiết 6)
I. MỤC TIÊU:
-Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 -Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. CHUẨN BỊ:
 -SGK Đạo đức lớp 4
 -Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Bày tỏ ý kiến có lợi gì?
-Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc liên quan đến bản thân em?
-GV nhận xét.
-2 HS trả lời.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến (tiếp theo)
Hoạt động1:Tiểu phẩm“Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa"
-GV đọc tiểu phẩm.
-GV hỏi: 
+ Trong tiểu phẩm có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào?
+ Ý kiến của Hoa có phù hợp không?
+ Nếu em là Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? 
 GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó khăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ.
Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”.
 Cách chơi: GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
 +Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em.
 +Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em.
 +Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm.
 +Địa điểm em muốn được đi tham quan, du lịch.
 +Dự định của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau:
 +Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích.
 +Người mà bạn yêu quý nhất là ai?
 +Sở thích của bạn hiện nay là gì?
 +Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
 -GV kết luận:
 Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
Hoạt động 3:
 -GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10).
 -GV nhận xét, đánh giá.
 -GV kết luận chung:
 +Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 +Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em.
 +Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
-HS nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời. 
-Nhận xét, bổ sung.
-HS nghe.
-Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
-HS trình bày.NX.
-HS lắng nghe.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
3. Củng cố dặn dò:
 -HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường.
 -Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
 -Về chuẩn bị bài tiết sau.
-HS cả lớp thực hiện.
-HS nghe.
TẬP ĐỌC
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA (Tiết 11)
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-đrây- ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu n/dung câu chuyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ "Gà trống và Cáo" và trả lời các câu hỏi.
+Theo em, Gà trống thông minh ở điểm nào?
+Cáo là con vật có tính cách như thế nào?
+Câu truyện khuyên chúng ta điều gì?
-Nhận xét và cho điểm HS.
-3 HS lên bảng.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a/. Luyện đọc:
-Yêu cầu HS mở SGK trang 55, gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
-GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghỉa từ, hướng dẫn ngắt giọng cho từng HS (nếu có)
-1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
* Toàn bài đọc với giọng trầm buồn, xúc động. Lời ông đọc với giọng mệt nhọc, yết ớt. Lời mẹ đọc với giọng thông cảm, an ủi, dịêu dàng. Yù nghỉ của An-đrây-ca đọc với giọng buồn day dứt.
b/. Tìm hiểu bài:
*Đọan 1: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Khi câu chuyện xảy ra An_đrây_ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
-Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
*Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+Chuyện gì xảy ra khi An_đrây_ca mua thuốc về nhà?
+Thái độ của An_đrây_ca lúc đó như thế nào?
+An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
-Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
-Nội dung chính của bàilà gì?
c/. Đọc diễn cảm:
-Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
 "Bước vào phòng ông nằm con vừa ra khỏi nhà".
-GV đọc mẫu. Gạch chân các từ cầ nhấn giọng.
-1HS đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Hướng dẫn HS đọc phân vai.
-Nhận xét, cho điểm học sinh.
-HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
-HS đọc đọan nối tiếp.
-HS theo dõi.
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS nghe.
-HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 số HS nêu.
-HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 số HS nêu.
-2 HS đọc, cả lớp theo dõi.
-HS nghe.
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
-3 HS thi đọc.
-HS đọc theo vai.
3. Củng cố dặn dò:
-Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
-Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
-Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài.
-HS trả lời.
-HS nghe.
TOÁN
LUYỆN TẬP (Tiết 26)
I. MỤC TIÊU:
 -Giúp HS: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 -Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
II. CHUẨN BỊ:
-Các biểu đồ trong bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Y/c HS nêu nội dung của một biểu đồ cụ thể (vẽ một biểu đồ, có ghi số liệu cụ thể).
-Nhận xét
-2 em lên bảng
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng đọc các dạng biểu đồ đã học.
 * Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1,2: MT: Củng cố kĩ năng đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 TH: GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì?
 -GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
 -Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai? Vì sao?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai? Vì sao?
 -Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai? Vì sao?
 -Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét?
 -Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
 -Nêu ý kiến của em về ý thứ năm?
Bài 2
 -GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì? 
 -Các tháng được biểu diễn là những tháng nào?
 -GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
 -GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
GV chốt: Các em vừa được ôn lại cách đọc biểu đồ tranh vẽ và biểu đồ hình cột.
 Bài 3: MT: Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
TH: GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
 -Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào?
 -Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
 -GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
 -GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí sẽ vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
 -GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
 -GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
 -GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
 -GV chữa bài.
GV chốt: Các em vừa được rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
-HS nghe.
-HS đọc đề, trả lời.
-HS tự làm bài.
-Chữa bài.
-HS nêu.
-HS quan sát, trả lời.
-HS tự làm bài.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS trả lời.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng, lớp làm nháp.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng.
-HS vẽ vào vở.
-HS nghe.
3. Củng cố dặn dò:
-Nhìn vào biểu đồ ta biết được điều gì?
-Y/c 2 HS đọc lại nội dung của tiết học.
-Xem lại bài 3 và chuẩn bị bài “Luyện tập chung”.
-HS trả lời.
-HS nghe.
KHOA HỌC
MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN (Tiết 11)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Nêu được các cách bảo quản thức ăn.
 -Nêu được bả ... n của phép nhân. 
 a. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân:
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
-GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
-GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
-GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
-GV treo lên bảng bảng số như SGK, yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x8 = 32
8 x4 =32
6
7
6 x7 =42
7x 6 =42
5
4
5 x4 =30
4 x5 =30
-GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8?
-Hỏi tương tự với a=6 và b=7; a=5 và b=4.
-Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a?
-Ta có thể viết a x b = b x a.
-Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a?
-Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào?
-Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không?
-Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó ntn? 
-GV yêu cầu HS nêu lại kết luận.
 b.Luyện tập, thực hành:
 Bài 1 viết số thích hợp vào ô trống
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £.
-Vì sao lại điền số 4 vào ô trống?
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 Bài 2 Tính
-GV yêu cầu HS tự làm bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3 Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
-GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được 
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4?
-GV yêu cầu HS làm bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau.
-GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức 
c = g và e = b.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4 Điền số vào ô trống.
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
-Với HS kém thì GV gợi ý:
Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thể ví dụ
 a = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào £, a = 6 thì 
6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £,  vậy £ là số nào?
-Tương tự với bài còn lại.
-GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
-HS nghe.
-HS so sánh, nhận xét.
-HS nghe.
-HS nêu miệng.
-HS so sánh.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nghe.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS nêu.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm vào vở.
-HS tự làm.
-HS nêu bài làm của mình.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS tự làm vào vở.
-HS giải thích.
-HS tự làm vào vở.
-HS nêu bài làm, nhận xét.
-HS nêu.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân, cho ví dụ?
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS nêu và lấy ví dụ.
-HS nghe.
KHOA HỌC
NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ? (TIẾT 20)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Quan sát và tự phát hiện màu, mùi, vị của nước.
 -Làm thí nghiệm, tự chứng minh được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.
 -Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức.
II. CHUẨN BỊ:
 -Các hình minh hoạ trong SGK trang 42, 43.
 -HS và GV cùng chuẩn bị: HS phân công theo nhóm để đảm bảo có đủ.
 +2 cốc thuỷ tinh giống nhau + Nước lọc. Sữa.
 +Chai, cốc, lọ thuỷ tinh có các hình dạng khác nhau, 1tấm kính, khay đựng nước.
 +Một miếng vải nhỏ (bông, giấy thấm, bọt biển,  ) đường, muối, cát +Thìa 3 cái.
 -Bảng kẻ sẵn các cột để ghi kết quả thí nghiệm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc 10 lời khyên.
2 HS đọc.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Hỏi: Chủ đề của phần 2 là gì?
-Chủ đề này giúp các em tìm hiểu về một số sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và vai trò của nó đối với sự sống của con người và các sinh vật khác. Bài học đầu tiên các em sẽ tìm hiểu xem nước có tính chất gì?
 Hoạt động 1: Màu, mùi và vị của nước.
 MT: Sử dụng các giác quan để nhận biết tính chất không màu, không mùi, không vị của nước.
 -Phân biệt nước và các chất lỏng khác.
 TH: GV tiến hành hoạt động trong nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm quan sát 2 chiếc cốc thuỷ tinh mà GV vừa đổ nước lọc và sữa vào. Trao đổi và trả lời câu hỏi:
 1) Cốc nào đựng nước, cốc nào đựng sữa?
 2) Làm thế nào, bạn biết điều đó?
 3) Em có nhận xét gì về màu, mùi, vị của nước?
 -Gọi các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
 Hoạt động 2: Nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía. 
 MT: HS hiểu khái niệm “hình dạng nhất định”.
 -Biết làm thí nghiệm để rút ra tính chất chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía của nước.
 -Nêu được ứng dụng thực tế này.
TH: GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm theo nhóm 6 HS và tự phát hiện ra tính chất của nước.
 -Yêu cầu HS chuẩn bị: Chai, lọ, hộp bằng thuỷ tinh, nước, tấm kính và khay đựng nước.
 -Yêu cầu các nhóm cử 1 HS đọc phần thí nghiệm 1, 2 trang 43 / SGK, 1 HS thực hiện, các HS khác quan sát và trả lời các câu hỏi.
 1) Nước có hình gì?
 2) Nước chảy như thế nào?
 -GV nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm.
 -Hỏi: Vậy qua 2 thí nghiệm vừa làm, các em có kết luận gì về tính chất của nước? 
 Hoạt động 3: Nước thấm qua một số vật và hoà tan một số chất. 
 Mục tiêu: Làm thí nghiệm phát hiện nước thấm qua và không thấm qua một số vật. Nước hoà tan và không hòa tan một số chất.
 -Nêu ứng dụng của thực tế này.
Cách tiến hành: -GV tiến hành hoạt động cả lớp.
 -Hỏi:+ Khi vô ý làm đổ mực, nước ra bàn em thường làm như thế nào?
 +Tại sao người ta lại dùng vải để lọc nước mà không lo nước thấm hết vào vải?
+Làm thế nào để biết một chất có hoà tan hay không trong nước? -GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm 3, 4 trang 43 / SGK.
-Yêu cầu 4 HS làm thí nghiệm trước lớp.
 +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
 +Yêu cầu 3 HS lên bảng làm thí nghiệm với đường, muối, cát xem chất nào hoà tan trong nước.
 +Hỏi: Sau khi làm thí nghiệm em có nhận xét gì?
 +Qua hai thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của nước?
-HS trả lời. 
-HS nghe.
-Thảo luận nhóm 4 HS.
-Các nhóm quan sát và trả lời.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS chia nhóm.
-HS chuẩn bị.
-Thảo luận nhóm và trả lời.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời, nhận xét. 
-HS trả lời, nhận xét. 
-4 HS lên bảng.
-HS trả lời, nhận xét. 
-3 HS lên bảng.
-HS trả lời, nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nước có những tính chất gì?
 -Nhận xét giờ học, tuyên dương những HS, nhóm HS đã tích cực tham gia xây dựng bài.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-2 HS trả lời.
-HS nghe.
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT MAU (TT-TIẾT 10)
I. MỤC TIÊU:
- HS thực hành khâu đột mau
- Đánh giá kết quả học tập
II. CHUẨN BỊ:
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 +Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 +Len (hoặc sợi), khác màu vải.
 +Kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ của HS.
-HS nhắc lại qui trình: “Khâu đột mau”
-HS cả lớp.
-2 HS nhắc lại
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Khâu đột mau.
-Để củng cố lại kiến thức của bài trước tiết kĩ thuật. Hôm nay cô và các em thực hành tiếp bài: “Khâu đột mau”
- GV viết tựa
 * HS thực hành khâu đột mau:
 Hoạt động 3: HS thực hành khâu đột mau.
MT: HS khâu được các mũi khâu đột mau.
TH: -GV gọi HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3- 4 mũi khâu đột mau. 
 -GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu mũi đột mau qua các bước:
 +Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
 +Bước 2: Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 -GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột mau để HS thực hiện đúng yêu cầu.
 -GV tổ chức cho HS thực hành và nêu yêu cầu, thời gian thực hành.
 -GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
 Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
MT: HS biết đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. 
TH: -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
 +Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
 +Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau.
 +Đường khâu thẳng theo đường vạch dấu và không bị dúm.
 +Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
 -GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS. 
-HS nghe.
-1 HS thực hiện, cả lớp theo dõi. 
-HS theo dõi.
-HS nghe.
-HS thực hành cá nhân.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS nghe.
-HS tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
 -Hướng dẫn HS về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”.
-HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_den_10.doc