Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)

Đạo đức

BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)

A. MỤC TIÊU

 1. Giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức:

 - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

 2. Kĩ năng

 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.

3. Thái độ

 - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.

- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường; biết trình bày các ý kiến về vấn đề môi trường lớp học, trường học, vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

-Vở bài tập đạo đức

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 Thứ 2ngày 27 tháng 9 năm 2010 
 Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN-ĐRÂY-CA
I. MỤC TIÊU: 
Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng, từ khó.
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
-Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
Đọc - hiểu:
-Hiểu các từ ngữ khó trong bài: dằn vặt, .
-Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện phẩm chất đáng quý, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và cáo và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé An-đrây-ca này lại ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quý? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- GV chia đoạn, gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc)
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai 
- 2 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc.
 * Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào?
+ An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông?
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà?
+ Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào?
+ An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào?
TN: dằn vặt
+ Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Ghi ý chính đoạn 2.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài.
- Ghi nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Gắn bảng phụ chp đoạn văn luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Thi đọc toàn truyện.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ đặt tên cho câu truyện là gì?
+ Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối theo trình tự.
+ Đoạn 1: An-đrây-ca đến mang về nhà.
+ Đoạn 2: Bước vào phòng  đến ít năm nữa.
- HS luyện đọc từ theo sự HD của GV
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc chú giải
- 2 HS giải nghĩa từ (SGK)
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thần và trả lời.
+ An-đrây-ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
+ An-đrây-ca nhanh nhẹ đi ngay.
+ An-đrây-ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc. Mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về nhà.
- An-đrây-ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ An-đrây-ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Ông cậu đã qua đời.
+ Cậu ân hận vì mình mải chơi, mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
+ An-đrây-ca oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình.
+ An-đrây-ca kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
+ Dù mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi nhưng An-đrây-ca cả đêm ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng. Mãi khi lớn, cậu vẫn tự dằn vặt mình .
+ An-đrây-ca rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình về chuyện mải chơi mà mua thuốc về muộn để ông mất.
+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
*Nội dung: Cậu bé An-đrây-ca là người yêu thương ông, có ý thức, trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
- 2 HS nhắc lại.
- 2 HS đọc. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay 
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm ra cách đọc hay.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
- 4 HS đọc toàn chuyện (người dẫn chuyện, mẹ, ông, An-đrây-ca)
- 3 đến 5 HS thi đọc.
.Chú bé An-đrây-ca.
.Tự trách mình.
.Chú bé trung thực.
.Bạn đừng ân hận nữa, ông bạn chắc cũng hiểu bạn mà.
*Hãy cố gắng để làm ông vui khi nghĩ đến mình, An-đrây-ca ạ.
.Mọi người hiểu cậu mà, đừng tự dằn vặt mình như thế
 Toán
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trên hai loại biểu đồ .
- Thực hành lập biểu đồ . 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. Kiểm tra: 
 - GV yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1: 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
H: Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ?
H: Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ?
H: Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ?
H: Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ?
H: Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư?
H: Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ?
- GV KL
 Bài 2
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? 
H: Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
- GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài.
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: (HS kh - giỏi làm bài)
- GV yêu cầu HS nêu tên biểu đồ.
H: Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của các tháng nào ?
H: Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3.
- GV: Chúng ta sẽ vẽ cột biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- GV y/cầu HS lên bảng chỉ vị trí vẽ cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2.
- GV nêu lại vị trí đúng: Cột biểu diễn số cá bắt được tháng 2 nằm trên vị trí của chữ tháng 2, cách cột tháng 1 đúng 2 ô.
H: Nêu bề rộng của cột.
H: Nêu chiều cao của cột.
- GV gọi 1 HS vẽ cột biểu diễn số cá tháng 2, sau đó yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, khẳng định lại cách vẽ đúng, sau đó yêu cầu HS tự vẽ cột tháng 3.
- GV chữa bài.
4 .Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe giới thiệu.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9.
- HS dùng bút chì làm vào SGK.
- Sai. Vì tuần 1 bán 200m vải hoa và 100m vải trắng.
- Đúng vì :100m x 4 = 400m
- Đúng, vì: tuần 1 bán được 300m, tuần 2 bán 300m, tuần 3 bán 400m, tuần 4 bán 200m. So sánh ta có : 400m > 300m > 200m.
- Tuần 2 bán được 100m x 3 = 300m vải hoa. Tuần 1 bán được 100m x 2 = 200m vải hoa, vậy tuần 2 bán được nhiều hơn tuần 1 là 
300m – 200m = 100m vải hoa.
- Điền đúng.
- Sai, vì tuần 4 bán được 100m vải hoa, vậy tuần 4 bán ít hơn tuần 2 là 300m – 100m = 200m vải hoa.
- Biểu diễn số ngày có mưa trong ba tháng của năm 2004.
- Tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào VBT.
- HS theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- Biểu đồ: Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được 2 tấn, tháng 3 tàu bắt được 6 tấn.
- HS chỉ trên bảng.
- Cột rộng đúng 1 ô.
- Cột cao bằng vạch số 2 vì tháng 2 bắt được 2 tấn cá.
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS vẽ trên bảng lớp, cả lớp dùng viết chì vẽ vào SGK.
- HS cả lớp thực hiện.
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
A. MỤC TIÊU
 1. Giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức:
 - Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
 2. Kĩ năng
 - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
3. Thái độ
 - Biết tôn trọng ý kiến của những người khác.
- GDHS có ý thức bảo vệ môi trường; biết trình bày các ý kiến về vấn đề môi trường lớp học, trường học, vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Vở bài tập đạo đức 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra.
+ Ngoài việc học còn những việc gì liên quan đến em?
+ Những việc liên quan đến em, em sẽ làm gì?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
 - Giới thiệu bài.
 HĐ1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình Hoa.”
- Yêu cầu: Tập đóng tiểu phẩm trong nhóm.
H: Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, Bố Hoa về việc học tập của hoa?
H: Em đã có ý kiến giúp đỡ gia đình thế nào? Y kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
H: Nếu là Hoa em giải quyết thế nào?
KL: Mỗi người đều có ....
HĐ 2: Trò chơi phóng viên
- Nêu cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi
- Gợi ý giúp đỡ.
- Nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét KL: Các em cần tham gia ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến môi trườnglớp học, trường học 
HĐ 3: Trình bày bài viết
- GV nhận xt, KL
3. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hiện theo bài học.
- 2HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- 3HS lên đóng tiểu phẩm.
- Nêu
- Nêu
- Nêu 
- HS làm phóng viên trong nhóm , trong lớp
- Một số HS thực hiện làm phóng viên và hỏi câu hỏi sgk Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì?
- Nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Viết bài.
- Trình bày bài viết.
- Thảo luận vấn đề giải quyết của tổ, lớp, trường.
- Một số đại diện trình bày.
 Chiều thứ 2
Lịch sử
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC TIÊU
 Sau khi học, HS có thể:
-Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
-Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
-Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa: đây là cuội khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm trước nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to).
-GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến kh ... 
+ Trung nghĩa: Một lòng một dạ vì việc...
+ Trung hậu: ăn ở nhân hậu, ...
+ Trung thực: Ngay thẳng, thật thà.
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài, nhận xét, KL.
Bài tập 4: 
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS suy nghĩ, đặt câu
- Tổ chức các nhóm đọc tiếp sức. 
C> Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm theo
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- HS đọc bài làm, lớp nhận xét.
- 1 HS làm bài trên bảng phụ; Lớp làm bài vào vở ô li.
- HS làm bài trên bảng phụ trình bày kết quả. Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- N2: Trao đổi, làm bài vào VBT (Sử dụng từ điển để tìm hiểu nghĩa của một số từ).
a) Trung có nghĩa là ở giữa: trung thu, trung bình, trung tâm
b) Trung có nghĩa là một lòng một dạ: trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo
- HS đặt câu vào VBT
- HS nối tiếp nhau đọc câu của mình. 
.. 
Luyện toán
PHÉP CỘNG
I/Mục tiêu: Giúp HS củng cố về :
- Cách thực hiện phép cộng không nhớ và có nhớ.
- Kĩ năng làm tập
 II/ Hoạt động dạy học
II/ Đồ dùng dạy - học :
	- VBT toan 4, VBT toán 4 nâng cao	
III/ Các hoạt động dạy – học:
 1, Giới thiệu bài
 2, Hướng dẫn thực hành
- GV chia lớp thành 2 đối tượng:
+ Đối tượng 1: HS khá giỏi: Làm bài tập trong vở bài tập toán nâng cao
+ Đối tượng 2: HS trung bình, yếu: Làm bài tập trong vở bài tập toán thường
HS Khá - Giỏi
HS TB – Yếu
Bài 1 (VBT NC – T44)
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS làm vào vở – 2HS làm bảng nhóm. 
- Gọi HS nhận xét bài bạn
- GV chữa bài – KL
Bài 3: (VBTNC – T44)
- 1HS đọc yêu cầu
- GV gợi ý cách làm
- HS làm bài, 1HS làm bảng lớp
- Lớp nhận xét
- GV chữa bài
Bài 4: (VBTNC – T 45)
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài - 1HS làm bảng nhóm.
- GV chấm 1số bài
- Nhận xét – chữa bài
- GV KL
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV hệ thống nội dung bài học
- Nhận xét giờ học – Dặn dò
Bài 1: (VBT – T 35)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV HD cách làm. 
- Cho HS làm bài VBT – 3HS nêu miệng kết quả, mỗi em 1 dòng.
- Lớp nhận xét – chữa bài
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài 2: (VBT – T 35)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Các bước tương tự bài 1.
- Lớp làm vào vở, nối tiếp nêu miệng.
- GV KL
a, x - 425 =625 b, x – 103 =99 
 x= 625 + 425 x= 99 + 103
 x= 1050 x=202
Bài 3: (VBT – T 35)
- 1HS đọc yêu cầu
- GV HD cách làm
- HS làm bài vào vở 
- GV chấm, chữa bài
- GV KL
Bài giải
Cả hai xã có số người là
16 545 + 20 628 = 37 173 (người )
Đáp số : 37 173 người
- Học bài – Chuẩn bị bài sau
Luyện TV
DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I/ MỤC TIÊU:
-Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về nghĩa khái quát của chúng.
-Nắm được quy tắc viết hoa danh từ riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết ND bài tập 1
- HS: Vở Bài tập Tiếng Việt
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra 
H: Thế nào là danh từ? Cho ví dụ.
- Nhận xét cho điểm học sinh
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
2) Phần luyện tập:
Bài tập 1:- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài cá nhân (Khi HS làm bài, GV chép đoạn văn lên bảng để chữa bài)
- Gọi HS chữa bài.
GV nhận xét, KL.
Bài tập 2; HS làm vào vở bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài cá nhân.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét, KL.
Bài tập 3: Gọi HS nêu YC bài tập
 -HD hs làm miệng sau đó làm vào vở ô ly ( YC HS yếu , TB đặt 2 câu)
-GV nhận xét chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- 1 - 2 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo
- HS làm bài vào VBT
- 1HS lên bảng chữa bài:gạch một gạch dưới danh từ chung,gạch hai gạch dưới DTR
+ Danh từ chung: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lan, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. 
- 1HS đọc lớp đọc thầm theo
- 1HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở ô li.
-HS nhận xét bài trên bảng.
- 1HS đọc lại ghi nhớ
- 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- 1 HS nêu ; Tìm 2 danh từ riêng, 2 danh từ chung và đặt câu với mỗi danh từ đó.
- HS nêu miệng- 1 số em bổ sung thêm
+ Danh từ chung: cô giáo , cây
+ Danh từ riêng: hoa Hồng, cô Lan
Trường em có rất nhiều cô giáo dạy giỏi.
 Trước vườn khóm hoa Hồng nở rất đẹp.
Thứ 6 ngày 1 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn 
LT XÂY DỰNG ĐOAN VĂN KỂ CHUYỆN
 I. Mục tiêu
- Dựa vào 6 tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh. Học sinh nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện. 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
 II. Đồ dùng dạy học:
HS:Vở BTTV.
 III / Hoạt động dạy học:
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A/ Kiểm tra
B/Bài mới 
1) Giới thiệu bài
2) HD làm bài tập
Bài tập 1: - Gọi HS đọc YC.
- Gọi HS đọc phần lời dưới tranh.
H: Truyện có mấy nhân vật?
H: Nội dung truyện nói về điều gì? 
- Cho HS thi kể chuyện. 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gợi ý: Quan sát tranh cho biết nhân vật trong tranh đang làm gì, đang nói gì, ngoại hình của nhân vật thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. 
- GV hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1: 
H: Nhân vật đang làm gì?
H: Nhân vật nói gì?
H: Ngoại hình nhân vật.
H: Lưỡi riù sắt.
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Cho HS thực hành phát triển ý, xây dựng đoạn văn kể chuyện.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Cho HS thi kể chuyện.
- Gọi HS nhận xét ,phát biểu. 
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- HS đọc.
- HS đọc.
- Hai nhân vật: chàng tiều phu và một cụ già chính là tiên ông. 
- Chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- HS dựa vào tranh và lời dẫn dưới tranh, thi kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
 1HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe.
- Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông.
- Chàng buồn bã nói: "Cả nhà ta chỉ trông vào lưỡi rìu này. Nay mất đi thì sống thế nào đây!"
- Chàng tiều phu nghèo, ở trần, quấn khăn mỏ rìu.
- Lưỡi rìu bóng loáng.
- - HS làm việc cá nhân: Quan sát lần lượt từng tranh 2, 3, 4, 5, 6 suy nghĩ tìm ý cho đoạn văn.
- HS phát biểu ý kiến về từng tranh.
- HS kể chuyện theo cặp (nhóm), phát triển ý, xây dựng đoạn văn. 
- Đại diện nhóm thi kể từng đoạn, kể toàn chuyện. 
Tiếng anh-Cô Chi lên lớp
Toán
PHÉP TRỪ
 I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố:
- Cách thực hiện phép trừ không nhớ và có nhớ.
- Kĩ năng làm tính trừ .
 II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ
 III / Hoạt động dạy học:
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
A> Kiểm tra 
- Ghi bảng: x - 134 829 = 607
- Chưa bài, nhận xét.
B>Bài mới 
1) Giới thiệu bài
2) Củng cố kĩ thuật làm tính trừ:
- GV ghi phép tính: 865279 – 450237
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 
H: Trong phép tính này, số 865237 được gọi là gì, số 450237 được gọi là gì, số còn lại được gọi là gì?
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính vµ cách thực hiện phép tính trừ?
- KL: Vậy trong phép tính trừ, số bị trừ là số lớn nhất.
- GV đưa tiếp ví dụ: 647235 - 285749, yêu cầu HS thực hiện.
- Yêu cầu HS nêu tên gọi của các số.
- GV nhận xét, cho HS so sánh, phân biệt với ví dụ ở trên.
- H: Để thực hiện được phép tính trừ, ta phải tiến hành những bước nào?
- GV chốt lại
- Nhận xét tiết học.
3) HD làm bài tập: 
Bài 1:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HD chữa bài.
Bài 2: (HS khá-giỏi làm thêm dòng 2)
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
- HD chữa bài.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích bài toán và tìm hướng giải.
- Cho HS làm bài.
- HD chữa bài, nhận xét, KL.
Bài 4: (HS khá - giỏi làm bài)
- HD HS phân tích bài toán, cách làm
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng cả lớp làm nháp.
- HS thực hiện
- HS nêu
- HS nhắc lại: Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng viết thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu - vµ kẻ gạch ngang. Trừ theo thứ tự từ phải sang trái.
- HS thực hiện
- HS nêu
- Phép trừ ở ví dụ trên không có nhớ, phép trừ ở ví dụ dưới có nhớ.
- Ta phải tiến hành 2 bước: bước 1 là đặt tính, bước 2 là thực hiện phép tính trừ và trừ từ phải sang trái. 
- HS nêu yêu cầu
a, 2HS lên bảng làm, mỗi dãy bàn làm nháp một phép tính.
b, 1HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 2HS lên bảng làm, mỗi dãy bàn làm nháp một câu.
- Nhận xét bài trên bảng.
- 1HS đọc.
- HS phân tích bài toán và tìm hướng giải.
- 1HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ NT đến TP HCM là: 1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
- 1HS đọc bài toán
- HS tự giải vào vở
- 1HS giải bảng phụ
- Lớp nhận xét
 SHTT
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục môi trường.
I. Mục tiêu.
Nêu được những tác hại của rác thải đối với con người.
Biết được làm những việc để tránh ô nhiễm về rác thải với môi trường xung quanh.
Biết một số cách sử lí rác thải hợp vệ sinh.
II. Chuẩn bị:
- Một số tranh ảnh về vệ sinh môi trường.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt đông dạy
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức
- Giới thiệu mục tiêu tiết học.
2. Nhận xét tuần qua
- Yêu cầu họp tổ báo cáo hoạt động tuần vừa qua.
- Nhận xét đưa ra phương hướng hoạt động của tuần tới.
3. Giaó dục môi trường
- Tổ chức thảo luận:
H: Rác thải có tác hại gì cho con người?
H: Những con vật sống nơi rác thải là những con gì? Chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
H: Nêu một vài bệnh do sinh vật đó gây ra?
H: Tại sao chúng ta không nên vứt rác bừa bãi nơi công cộng?
H: Nhà em xử lí rác thải như thế nào?
H: Nêu những việc nên làm và không nên làm để giữ môi trường luôn luôn sạch đẹp.
H: Các em thực hiện vệ sinh môi trường như thế nào?
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Nhắc HS 
- Nghe.
- Tổ trưởng điều khiển các bạn trong tổ họp tổ.
- Tổ trưởng báo cáo trước lớp.
- Lớp trưởng nhận xét.
- Hình thành nhóm 4 và thảo luận theo yêu cầu.
- Gây bệnh cho con người
- Ruồi nhặng, muỗi, 
- Đường trung gian gây bệnh.
- tả, lị,
- Vì làm như thế làm mất vệ sinh nơi công cộng.
- HS nêu
- HS nêu
- Nêu: Quét dọn vệ sinh, vứt rác đúng nơi qui định, 
- Thực hiện theo bài học.
*****************************************
NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_nam_hoc_2010_2011_chuan_kien_thuc_2_co.doc