Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

CHÍNH TẢ

Nghe – viết: Người viết truyện thật thà

I. Mục tiêu:

- Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.

- Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b

II. Đồ dùng dạy – học:

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy – học:

 

doc 30 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 6 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011
Buổi sáng:
CHÀO CỜ
Chào cờ đầu tuần
TẬP ĐỌC
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu ND: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 Hs
- Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
- Cáo là con vật có tính cách ra sao?
- Câu chuyện khuyên ta điều gì?
Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao cậu bé ngồi khóc? Cậu ân hận về điều gì chăng? Ở cậu có những phẩm chất gì đáng quí? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca 
2.2.Hướng dẫn Hs đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc: 
Đoạn 1: An- đrây- ca.. .mang về nhà
Đoạn 2: Bước vào.. . ít năm nữa
b) Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1
- Khi câu chuyện xãy ra, An- đrây- ca mấy tuổi? Hoàn cảnh gia đình em lúc đó thế nào ?
- Khi Mẹ bảo đi mua thuốc cho Ông, thái độ cậu bé ra sao ?
-An- đrây- ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông ? 
Đoạn 2
- Chuyện gì xảy ra khi An- đrây- ca mang thuốc về nhà?
- Thái độ của An- đrây- ca lúc đó thế nào?
- Khi nghe con kể mẹ An-đrây-ca có thái đọ như thế nào?
- An- đrây- ca tự dằn vặt mình như thế nào?
- Qua câu chuyện em thấy An- đrây- ca là một cậu bé như thế nào?
- Nêu nội dung chính của bài?
2.3.Đọc diễn cảm
- Cho Hs thi đọc diễn cảmđoạn 2
- Hướng dẫn Hs đọc phân vai
- Nhận xét ghi điểm
3. Củng cố dặn dò
- Đặt lại tên cho truyênk theo ý nghĩa
- Nói lời của em với An-đây-ca
- Nhận xét tiết học
3 Hs đọc và trả lời:
- Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang ngồi khóc bên gốc cây. Trong đầu cậu đang nghĩ về trận đá bóng mà cậu đã tham gia 
- 2 Hs nối tiếp đọc từng đoạn
- An- đrây- ca lúc đó 9 tuổi. Em sống với mẹ và ông đang bị ốm nặng
- An- đrây- ca nhanh nhẹn đi ngay
- Cậu gặp mấy bạn đang đá bóng và rủ chơi. Mải chơi cậu quên lời mẹ dặn. Sau mới nhớ ra, cậu vội chạy mua thuốc mang về nhà
- Cậu hoảng hốt khi thấy mẹ đang khóc nấc lên vì ông đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi, đem thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe
- Bà đã an ủi An-đrây-ca và nói rõ cho em biết là ông đã mất khi em mới ra khỏi nhà, em không có lỗi
 - Dầu mẹ đã an ủi nói rằng cậu không có lỗi, nhưng cả đêm cậu ngồi khóc dưới gốc táo ông trồng.Mãi khi lớn cậu vẫn tự dằn vặt mình
- Rất yêu thương ông, cậu không thể tha thứ cho mình vì chuyện ham chơi./+ Rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình/+ Rất trung thực, đã nhận lỗi với mẹ
 - Cậu bé An- đrây- ca rất yêu thương ông, có ý thức trách nhiệm với người thân. Cậu rất trung thực và nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình
- 3 đến 5 Hs thi đọc
- 4 Hs 4 vai
- Chú bé trung thực/ Tự trách mình
- bạn đừng ân hận nữa. Ông bạn chắc rất hiểu tấm lòng của bạn.
MĨ THUẬT
Vẽ theo mẫu. Vẽ quả dạng hình cầu
Gv phô tr¸ch bé m«n ®¶m nhËn
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy – học: 
Giáo viên
Học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cùng lớp nhận xét, ghi điểm. 
B. Dạy bài mới:
1, Giới thiệu bài:
Luyện tập
2, Luyện tập:
Bài1:
- Cùng lớp nhận xét
- Hướng dẫn HS làm các ý còn lại
- Nhận xét, đánh giá
Bài2:
Ví dụ: c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 13) : 3 = 12 (ngày)
Ví dụ: Số ngày mưa của tháng 7 nhiều hơn số ngày mưa trung bình của ba tháng mấy ngày ? 
- Hướng dẫn làm các ý còn lại.
Bài3:(Dành cho HS khá, giỏi)
- Yêu cầu HS nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Làm các bài tập trong vở bài tập in
- Dặn về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Lên chữa bài tập 3.
- HS lắng nghe
- Đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán.
- Trả lời 3 đến 4 câu
- Đọc và tìm hiểu đề toán, so sánh với biểu đồ cột trong tiết trước để nắm yêu cầu kĩ năng của bài này.
- Làm câu a, c trên bảng.
- Làm vào vở.
- Nhận xét bạn
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Tìm hiểu yêu cầu bài toán.
- Lên làm vào bảng phụ.
- Làm vào vở.
- Nhận xét, đánh giá
- HS thực hiện
Buổi chiều:
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: Người viết truyện thật thà
I. Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài.
- Làm đúng BT2 (CT chung), BTCT phương ngữ (3) a/b 
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 hs lên bảng đọc các từ ngữ và cho 3 hs viết..
-Nhận xét bài viết của hs .
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu:Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết lại một câu chuyện vui nói về nhà văn pháp nổi tiếng Ban-dắc.
2.2-Hướng dẫn viết chính tả:
 a-Tìm hiểu nội dung truyện :
-Gọi hs đọc truyện .
+Nhà văn Ban-dắc có tài gì?
+Trong cuộc sống ông là người như thế nào?
b-Hướng dẫn viết từ khó;
 - y/c hs tìm từ khó trong truyện .
-Y/c hs đọc và luyện các từ vừa tìm được.
c-Hướng dẫn trình bày:
-Gọi hs nhắc lại cách trình bày lời thoại
d-Nghe - viết:
-Đọc cho hs viết bài vào vở
e-Thu ,chấm ,nhận xét vở.
2.3-Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
-Y/c hs đọc đề bài.
-Y/c hs ghi lỗi và chữa lỗi vào sổ tay tiếng việt
-Nhận xét.
Bài 3:
:+Từ láy có tiếng chứa âm s hoặc x là từ láy như thế nào?
-Y/c hs hoạt động theo nhóm 4
-Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng .Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung để có một phiếu hoàn chỉnh..
-Kết luận về phiếu đúng, đầy đủ nhất.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS chú ý các hiện tượng chính tả để viết đúng - Chuẩn bị bài sau
-Đọc và viết các từ:
+kén chọn, cái kẻng, leng keng, léng phéng.
-Hs lắng nghe.
-2 hs đọc thành tiếng.
+Ông có tài tưởng tượng khi viết truyện ngắn, truyện dài.
+Ông là một người thật thà, nói dối là thẹn đỏ mặt và ấp úng.
-Các từ:Ban-dắc, truyện dài ,truyện ngắn, dự tiệc, thẹn
-1hs viết bài vào vở
-Đổi vở chấm bài
-1 hs đọc thành tiếng yêu cầu và mẫu.
-Hs tự ghi lỗi và chữa lỗi.
+Từ láy có tiếng lặp lại âm đầu s hoặc x.
-Thảo luận theo nhóm 4.
Nhận xét ,bổ sung.
Vd: -sàn sàn, san sát, sẵn sàng, sung sướng, săn sóc,...
 - xa xa, xó xỉnh, xối xả, xốc xếch, xinh xinh,...
-Hs chữa bài.
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về:
- Đọc, viết số tự nhiên
- Tìm số trung bình cộng 
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ2: Ra một số bài tập cho học sinh làm
Bài1: Đọc các số sau:
59 482 177 920 365 781 194 30 208
Bài 2: Viết số sau thành tổng (theo mẫu):
793 508 = 700 000 + 90 000 + 3 000 + 500 + 8
a) 897 350 b) 400 507 c) 204 068
Bài 3: Tìm số trung bình cộng của các số sau:
a) 69 và 57 b) 42; 54; 72 và 2
Bài 4: (HSK)Bốn bạn lớp 4B trồng cây ở vườn sinh vật của lớp. Bạn Châu Trâm trồng được 12 cây, bạn Thuỳ Dương trồng được 15 cây, bạn Bi trồng được 15 cây. Bạn Thanh Huyền rất tự hào về mình vì đã trồng được số cây nhiều hơn trung bình cộng của 3 bạn trên là 4 cây. Đố các bạn biết bạn Thanh Huyền đã trồng được bao nhiêu cây? 
(HD: Tìm tbc của 3 bạn sau đó lấy tbc của 3 bạn cộng với 4)
- Theo dõi, giúp những HS yếu
- Thu vở chấm
- Chữa bài
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh
- Nghe
- Làm vào vở luyện
- Chữa bài vào vở
Bài 4: Giải:
 Trung bình 3 bạn trồng được số cây là:
 (12 + 15 + 15): 3 = 14 (cây)
 Bạn Thanh Huyền trồng được số cây là:
 14 + 4 = 18 (cây)
 Đáp số: 18 cây
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về: 
- Từ ghép và từ láy.
- Danh từ
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ2: Ôn tập về từ ghép, tư láy, danh từ
- Yêu cầu HS mở SGK
- Mời 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ bài Từ ghép và từ láy
- 1, 2 HS đọc phần ghi nhớ bài Danh từ
HĐ3: Ra một số bài tập cho học sinh làm
Bài 1: Tìm từ ghép, từ láy trong các từ phức sau: mặt trời, thấp thoáng, mỉm cười, dập dờn, thơm ngát, đung đưa, tạo thành, lao xao, ngân nga, thánh thót
Bài 2: Tìm danh từ trong câu sau: “Đầu năm, vua Lê Thánh Tông ban bố mẫu binh khí mới”
- Theo dõi HS làm bài
- Chấm một số bài
- Chữa bài
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh
- Nghe
- Mở SGK
- 1,2 HS đọc, lớp đọc thầm
- 1, 2 HS đọc, lớp theo dõi
- Làm bài tập vào vở luyện
- Chữa bài vào vở
Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2011
THỂ DỤC
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Trò chơi: Kết bạn
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. Địa điểm và phương tiện.
- Vệ sinh an toàn sân trường.
- Còi
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Trò chơi: Diệt các con vật có hại
-Đứng hát và vỗ tay.
B.Phần cơ bản.
1)Đội hình đội ngũ.
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
-Chia tổ tập luyện. Do tổ trưởng điều khiển, gv quan sát nhận xét sửa chữa.
+Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn. Gv quan sát nhậnn xét.
-Cả lớp tập cán sự điều khiển.
2)Trò chơi vận động.
-Trò chơi: “Kết bạn”
-Nêu tên trò chơi - giải thích cách chơi và luật chơi
-1tổ HS chơi thử- cả lớp thực hiện chơi
-Quan sát nhận xét sử lí tình huống.
C.Phần kết thúc.
- Hát và vỗ tay theo nhịp
Cùng hS hệ thống bài.
-Nhận xét đánh giá kết quả và giao bài về nhà.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
TOÁN
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
II. Đồ dùng dạy – học:
III. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết trước 
- Nhận xét bài làm của HS
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
- Giờ học hôm nay các em sẽ làm các bài tập củng cố các kiến thức về dãy số tự nhiên và đọc biểu đồ.
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
+Bài 1
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bà ... n là vùng đất cao, rộng lớn ,gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau
- Hãy tìm vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình1 trong SGK và đọc tên các cao nguyên đó theo hướng từ Bắc xuống Nam.
-Treo bản đồ Địa lý tự nhiên VN, gọi hs lên bảng chỉ các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam).
-Y/c hs dựa vào bảng số liệu ở mục1 trong sgk, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao .
2. Tây nguyên có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu ở mục 2 SGK,trả lời các câu hỏi:
- Ở Buôn Ma Thuột có những mùa nào?
-Mùa mưa vào những tháng nào? Mùa khô vào những tháng nào?
.*.Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của Tây Nguyên
- Nhận xét tiết học,dặn dò hs vê nhà học bài, sưu tầm tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Hai hs lên bảng trả lời.
- HS làm việc cá nhân trên sgk
 + Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- hs lên bảng chỉ các cao nguyên (theo thứ tự từ Bắc xuống Nam).
-.Đắk Lắk, Kon Tum, Plây Ku, Di Linh,Lâm Viên.
- Có hai mùa: mùa mưa và mùa khô
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 11, 12
- Mùa mưa thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả vùng núi bị phủ một màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, trời nắng gay gắt, đất kho vụn bở
TOÁN
Phép trừ
I. Mục tiêu: 
- Biết đặc tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đặt tính và tính:
452 746 + 245 962 235 478 + 582 146
- GV nhận xét cho điểm HS.
B. Bài mới:
1. Củng cố kĩ năng làm tính trừ 
- Viết bảng 2 phép tính trừ:
865279 – 450237 và 647253 – 285749
- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của cả 2 bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính - Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ? 
- Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính ntn? Thực hiện phép tính ntn?
2.2.Hướng dẫn luyện tập
Bài1:
- Y/c HS tự đặt tính và thực hiện phép tính. Khi chữa bài , GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài2(dòng 1)
- Yêu cầu hs làm vào vở, 1 hs làm bảng
Bài 3:
- Gọi 1hs đọc đề bài 3
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu hs làm bài, gv theo dõi giúp đỡ hs yếu
- Hướng dẫn hs chấm chữa.
3. Củng cố- dặn dò
- Tổng kết giờ học, tuyên dương những em học tốt , dặn dò bài tới. 
- 2 HS lên bảng thực hiện , lớp làm bảng con
- 2HS lên bảng làm bài
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét .
* Đặt tính: Viết 647253 rồi viết 245749 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm ,hàng nghìn thẳng hàng nghìn,hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn.
* Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái:
- 13 trừ 9 bằng 4, viết 4 nhớ 1
- 4 thêm 1 bằng 5; 5 trừ 5 bằng 0, viết 0
- 12 trừ 7 bằng 5, viết 5 nhớ 1
- 5 thêm 1 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1, viết 1
- 2 thêm 1 bằng 3; 6 trừ 3 bằng 3, viết 3
* Vậy 647253 – 285749 = 361504
- Khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau.Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính: 987864-783251(trừ không nhớ) và phép tính 839084- 246937 ( trừ có nhớ)
- Hs làm bài tập, sau đó đổi chéo vở chấm chữa
- 1hs đọc đề bài, sau đó làm vào vở, 1hs làm bảng.
- Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố HCM là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố HCM và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
 Giải:
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM là:
 1730 – 1315 = 413 (km)
 Đáp số: 413 km 
ĐẠO ĐỨC
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
- GDKNS: Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:Bày tỏ ý kiến (t1)
- Em sẽ làm gì nếu em không làm bài được trong giờ kiểm tra.
- Y/c hs đọc phần ghi nhớ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài-Ghi đề bài lên bảng
* HĐ1:Giải quyết tình huóng 
- Cho hs hoạt động nhóm. GV giao việc:
+ N1, 2, 3: Bố mẹ muốn em chuyển đến 1 ngôi trường tốt hơn. Nhưng em không muốn vì phải xa bạn cũ. Em sẽ nói thế nào với bố mẹ?
+ N4, 5: Bố mẹ muốn em tập trung vào học nhưng em muốn tham gia vào câu lạc bộ thể thao. Em sẽ nói thế nào với bố mẹ?
+ N6, 7: Bố mẹ cho tiền để mua cặp mới, em muốn dùng số tiền đó để ủng hộcác bạn ở vùng bị lũ. Em nói thế nào với bố mẹ
- Nhận xét cách giải quyết của các nhóm
* HĐ2:Trò chơi “phóng viên” (BT 3)
- Tổ chức cho hs làm việc theo cặp
- Y/c hs phỏng vấn về các vấn đề
+ T/hình vệ sinh lớp, trường
+ Nội dung sinh hoạt của lớp, chi đội em.
+ Những hoạt động mà em muốn được tham gia
- Địa điểm em muố được đi tham quan, du lịch
- Dự định của em trong mùa hè này..
* HĐ3:Trình bày các bài viết, vẽ, chuyện (BT 4)
- Y/c hs lên kể chuyện, trình bày về bức tranh, bài văn về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em.
3. Củng cố- Dặn dò
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ
- Tai sao TE cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến TE?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
- Nhận xét giờ học
- 2 hs trình bày.
- Đọc đề bài.
- Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- 1 hs làm phóng viên, 1 hs làm người được phỏng vấn.
- Vài cặp lên phỏng vấn trước lớp
- Các bạn nhận xét, bổ sung
- Vài hs lên thực hiện
- Vài hs đọc
- Để các vấn đề đó phù hợp với các em, giúp các em phát triển tốt nhất, đảm bảo quyền được tham gia
- Cần nêu ý kiến thẳng thắn, mạnh dạn, nhưng cũng tôn trọng và lắng nghe ý kiến người lớn. Không đưa ra ý kiến vô lí, sai trái
Buổi chiều:
KĨ THUẬT
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thển chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II. Đồ dùng dạy- học:
- Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải(áo, quần, vỏ gối).
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết: 
+ Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
+ Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
+ Kim khâu len, kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III. Hoạt động dạy- học:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định và KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2. Dạy bài mới:
a)Giới thiệu bài: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
b)Hướng dẫn cách làm:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường và hướng dẫn HS quan sát để nêu nhận xét (Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh vải úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải).
- Giới thiệu một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải. Yêu cầu HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
- GV kết luận về đặc điểm đường khâu ghép hai mép vải và ứng dụng của nó: Khâu ghép hai mép vải được ứng dụng nhiều trong khâu, may các sản phẩm.Đường ghép có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo Có thể là đường thẳng như đường khâu túi đựng, khâu áo gối,
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kỹ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Hướng dẫn HS xem hình 1, 2, 3, (SGK) để nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Yêu cầu HS dựa vào quan sát H1 SGK để nêu cách vạch dấu đường khâu ghép 2 mép vải.
- Gọi HS lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu trên vải.
- GV hướng dẫn HS một số điểm sau:
+ Vạch dấu trên mặt trái của một mảnh vải.
+ Úp mặt phải của hai mảnh vải vào nhau và xếp cho hai mép vải bằng nhau rồi mới khâu lược.
+ Sau mỗi lần rút kim, cần vuốt các mũi khâu theo chiều từ phải sang trái cho đường khâu thật phẳng rồi mới khâu các mũi khâu tiếp theo. 
- Gọi 2 HS lên thực hiện thao tác GV vừa hướng dẫn.
- GV chỉ ra những thao tác chưa đúng và uốn nắn.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- GV cho HS xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ và tập khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
3. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
- Chuẩn bị các dụng cụ để học tiết sau.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập.
- HS theo dõi.
- HS nêu ứng dụng của khâu ghép mép vải.
- HS nêu các bước khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường. 
- HS quan sát hình và nêu.
- HS nêu.
- HS thực hiện thao tác.
- HS thực hiện.
- HS nhận xét.
- HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- HS thực hiện.
- HS cả lớp
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về:
- Cộng, trừ các số có sáu chữ số có không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp.
- Giải toán có lời văn về tìm số trung bình cộng.
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Nêu mục tiêu tiết học
HĐ2: Ra một số bài tập cho học sinh làm
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
367 428 + 281 657 483 925 + 294 567
649 072 – 178 526 86 154 – 40 729
Bài 2: Số dân của một huyện trong 3 năm liền tăng thêm lần lượt là 480 người, 366 người, 420 người. Hỏi trung bình mỗi năm số dân của huyện đó tăng thêm bao nhiêu người?
Bài 3 (HSK): Tìm 3 số tự nhiên liên tiếp biết trung bình cộng của 3 số là 17.
- Theo dõi học sinh làm
- Chấm một số vở
- Chữa bài
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Ra một số bài tập về nhà cho học sinh
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
593 746 + 64 528 608 090 – 515 264
Bài 2: Liên tiết kiệm được 365 800 đồng, Lan tiết kiệm được nhiều hơn Liên 42 600 đồng. Hỏi cả hai bạn tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Bài 3 (HSK): Tìm 3 số tự nhiên biết số thứ hai hơn số thứ nhất 75 đơn vị, số thứ ba hơn số thứ hai 48 đơn vị và số trung bình cộng của chúng là 175.
- Nghe
- Làm vào vở luyện
- Chữa bài vào vở luyện
Bài 3: 3 số tự nhiên liên tiếp thì số ở giữa là trung bình cộng của chúng. Vậy 3 số tự nhiên liên tiếp có trung bình cộng là 17 là các số 16; 17; 18.
- Ghi bài tập về nhà
TIẾNG ANH
Gv phô tr¸ch bé m«n ®¶m nhËn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_6_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc