Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)

Tiết 13: Khoa học

Phòng bệnh béo phì

I. Mục tiêu:

 - HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.

- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.

- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì.

- Yêu thích học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Hình trang 28, 29 SGK.

 - Phiếu học tập.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 50 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản tích hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
 Tiết 31: Toán
 Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra:
-Đặt tính rồi tính: 88000 – 48756 = -H/s làm bảng con.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
* Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
a) GV ghi bảng: 2416 + 5164
 Lên bảng đặt tính rồi thực hiện phép tính:
+
2 416
5 164 
7 580
- GV hướng dẫn HS thử lại, lấy tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được số hạng còn lại thì phép cộng đúng. 
Thử lại:
 –
7 580
5 164
2 416
- Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
- Nêu cách thử lại.
b) Cho HS tự làm 2 phép cộng ở bài tập phần b rồi thử lại.
35462 + 27519
69108 + 2074
+ Bài 2:
 Đọc yêu cầu và tự làm như bài 1.
? Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- GV nhận xét, cho điểm.
a)3713. 
5263.
7423.
+ Bài 3: Tìm x
 x + 262 = 4848
x – 707 = 3535
? Nêu cách tìm thừa số chưa biết trong phép tính
- 2 em lên làm
- HS nêu
- Chữa bài 
+ Bài 4: Y/c hs đọc bài (HS KG)
 - Y/c làm bài
 - Chữa bài
 Đọc yêu cầu, tự làm và chữa bài .
Bài giải:
Ta có 3 143 > 2 428, vì vậy:
Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3 143 – 2 428 = 7 15 (m)
Đáp số: 715 (m)
+ Bài 5:(HS GK)
- Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?
 Số đó là: 99 999
 -Số bé nhất có 5 chữ số là số nào?
Số đó là 10 000
Hiệu của 2 số này là?
99 999 – 10 000 = 89 999
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Tiết 13:	Tập đọc
Trung thu độc lập
 (Thép Mới)
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu các từ khó trong bài.
- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra 
- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu chủ điểm và bài học:
*Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia đoạn, 
- YC đọc nối tiếp đoạn: 3 đoạn
- GV nghe, sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên.
+ Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng
+ Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao?
- Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng to lớn, vui tươi.
+ Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
-G/v tóm tắt nội dung bài
 Phát biểu ý kiến.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
-3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
-Y/c luyện đọc d/cảm
-Gọi h/s thi đọc
-Nhận xét đánh giá
-Luyện đọc nhóm 2
- Thi đọc diễn cảm đoạn 2.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 7:	Chính tả(nhớ viết)
gà trống và cáo
 (Phân biệt tr/ch)
I. Mục tiêu:
	- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài thơ “Gà Trống và Cáo”.
	- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch (hoặc có vần ươn/ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.)
II. Đồ dùng dạy - học:
	Vở BT.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra :
- Viết 2 từ láy có âm đầu s ? -1 H/s viết.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – ghi đầu bài:
 Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần.
- Đọc thầm lại đoạn thơ.
- Nêu nội dung, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
-Luyện viết chữ ghi từ khó dễ viết sai
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV chốt lại để HS nhớ cách viết:
+ Ghi tên vào giữa dòng.
+ Chữ đầu dòng viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng 
-G/v đọc cho h/s viết
-Đọc soát lỗi.
Gấp sách và viết bài.
 Soát bài.
- GV chấm từ 7 đến 10 bài.
-Chữa lỗi
 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: 
Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- GV cho HS lên chữa .
- H/s đọc lại đoạn văn đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
+ Bài 3: 
 Đọc yêu cầu và tự làm bài.
GV chốt lại ý đúng:
3a) - ý chí
- Trí tuệ
 3b)( h/s làm ở nhà)
GV nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập viết cho đẹp.
Tiết 7:	Lịch sử
chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo
 (Năm 938)
I. Mục tiêu:
	- Học xong bài này HS biết vì sao có trận Bạch Đằng.
	- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
	- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trong SGK phóng to.
- Bộ tranh vẽ diễn biến, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra :
- GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ giờ lịch sử trước.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Các hoạt động
:a,Ngô Quyền
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS điền dấu “x” vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm – Hà Tây
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua
- GV yêu cầu 1 vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu 1 số nét tiểu sử về Ngô Quyền.
 b,Diễn biến
* HĐ2: Làm việc cá nhân.
- GV nêu câu hỏi:
-Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
+Chỉ cửa sông Bạch Đằng 
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
-2 h/s chỉ..
  để nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh.
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
c, Kết quả,ý nghĩa
 Kể lại 
+ Kết quả trận đánh ra sao?
 Quân giặc hoàn toàn thất bại.
- GV yêu cầu 1 vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
 -Gọi h/s đọc nội dung ghi nhớ
 -Cho h/s quan sát tranh H2
 -Liên hệ ngày nay có tên phố ,tên đường mang tên Ngô Quyền.
  Ngô Quyền đã xưng vương, đất nước ta được độc lập sau hơn 1 000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
-Đọc nôi dung bài.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010
Tiết 33:	Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong 1 số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
- Y/c tính: 300+ 250= ; 250 +300 = -1 h/s tính và nhận xét kết quả.
2. Dạy bài mới:Giới thiệu:
 Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng:
- GV kẻ sẵn bảng như SGK.
 Quan sát.
- Nếu a = 20; b = 30 thì a + b = ?
b + a = ?
 a + b = 20 + 30 = 50
b + a = 30 + 20 = 50
- So sánh a + b và b + a ta thấy thế nào?
 a + b = b + a = 50
- Làm tương tự như trên với các giá trị khác của a, b.
- Vậy giá trị của a + b và giá trị của b + a như thế nào?
 Giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau.
=> Ghi nhớ:
 2 – 4 em đọc ghi nhớ.
Thực hành: 
+ Bài 1: Làm cá nhân.
 -Chữa bài ,Y/c h/s giải thích
 Nêu yêu cầu và tự làm.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
 Đọc yêu cầu và tự làm.
Dựa vào phép cộng có tính chất giao hoán viết số thích hợp:
b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
+ Bài 3: (HS khá giỏi)
 Đọc yêu cầu và tự làm.
 chữa bài.
- Yêu cầu HS giải thích:
VD: 2975 + 4017 < 4017 + 3000
- Vì sao không thực hiện phép tính lại điền được dấu bé hơn vào chỗ chấm?
 Vì 2 tổng có chung 1 số hạng là 4017, còn số hạng kia 2975 < 3000 nên:
2975 + 4017 < 4017 + 3000
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài để giờ sau học.
Tiết 13:	Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 28, 29 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của thầy Hoạt độngcủa trò
 1. Kiểm tra :
? Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
? Nêu cách đề phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng?
2. Dạy bài mới:Giới thiệu:
 Các hoạt động: 
a. HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
* Mục tiêu: Nhận dạng được dấu hiệu béo phì.Tác hại của bệnh.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập (SGV).
 Làm việc với phiếu học theo nhóm.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: Câu 1: b
Câu 2: 2.1 – d; 2.2 – d; 2.3 – e.
- GV kết luận: (SGV).
b. HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân:
* Mục tiêu:Nêu được nguyên nhân và cách phòng 
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
 Quan sát H29 SGK để trả lời câu hỏi
? Nguyên nhân gây nên béo phì là gì
- Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ăn vặt nhiều, ít vận động.
? Làm thế nào để phòng tránh
- Ăn uống hợp lý, điều độ, tập TDTT...
? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì
- Có chế độ ăn kiêng, thường xuyên luyện tập TDTT, không ăn vặt, 
- Đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và cách điều trị.
c. HĐ3: Đóng vai:
 ...  đề
-Chữa bài: từ "vôi vữa"
 "trườnh thọ","đoản thọ".
- Đọc đầu bài và tự làm.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
GV nhận xét, chấm bài.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm lại bài tập.
Tiết 8:	Địa lý
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
? Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Trồng cây công nghiệp trên đất ba – dan:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
 Thảo luận nhóm dựa vào kênh chữ và kênh hình để trả lời câu hỏi theo nhóm.
-Đất đỏ ba dan có đặc điểm gì?
? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì
- Cây cao su, cây cà phê, chè, hồ tiêu
-Chúng thuộc loại cây công nghiệp.
? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 (ha).
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp (HSKG)
- Vì ở đây đất Ba - gian rất tốt, thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
 Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
 Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
 Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
 Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Trâu, bò, voi.
? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò? (HSKG)
- Có đồng cỏ xanh tốt.
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
-GD bảo vệ loài voi...
-  để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
 Đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tiết 8:	Đạo đức
tiết kiệm tiền của (tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của.
- Biết tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
- Biết đồng tình, ủng hộ những việc làm tiết kiệm.
II. Đồ dùng:
3 tấm màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hướng dẫn luyện tập:
* HĐ1: HS làm việc cá nhân bài 4 SGK.
 Cả lớp làm bài tập.
- GV mời 1 số HS chữa bài và giải thích.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
- GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong 
sinh hoạt hàng ngày.
- HS tự liên hệ.
*HĐ2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5):
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5.
 Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- 1 vài nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp.
? Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách nào khác không? Vì sao
? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy
- GV kết luận về cách ứng xử.
*GD h/s ý thức tiết kiệm tiền của.
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của
- Liên hệ bản thân
? Em đã làm gì để tiết kiệm tiền của
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện như bài học.
 - Đọc to phần ghi nhớ trong SGK.
 - HS trả lời
- HS tự nêu – Nhận xét, bổ sung
 Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tiết 40: Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không.
II. Đồ dùng: 	Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : 
- Nêu đặc điểm của góc nhọn? -1 h/s trả lời
- Nêu đặcđiểm của góc tù?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu và ghi tên bài:
- Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
- GV cho HS nhận xét.
A
B
D
C
+ Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông?
- Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
- Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
 Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Thực hành:
+ Bài 1:
 - Y/C /hs đọc y/c bài
_H/s nêu kết luận
 Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không.
a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau.
b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 2: 
 Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ Bài 3:
A
B
C
D
E
M
N
P
Q
R
 Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có:
+ AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 
+ CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: 
+ PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 4: 
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
 Đọc yêu cầu và tự làm.
a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau.
Tiết 16:	Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, vở bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
- 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
 Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách chuyển.
- 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể.
Văn bản kịch:
Chuyển thành lời kể
- Tin – tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Tin – tin và Mi – tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin – tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
- Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 – 3 em thi kể.
+ Bài 2:
-Y/c h/s đọc bài và làm bài
-H/s thi kể chuyện
 Đọc yêu cầu và tự làm.
- Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 3:
 Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.
 Nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
Cách kể 1:
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện
Cách kể 2:
- Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu
- Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh.
Tiết 16: Khoa học
ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- Pha dung dịch ô - rê - dôn .
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Đồ dùng, hình trang 34, 35 SGK. 1 số gói ô-rê -dôn,cốc, nước.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt độngcủa thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra:
- Nêu 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa?
 2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
 Các hoạt động:
a. HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường:
* Mục tiêu:Nêu được chế độ ăn uống đối với người bị bệnh 
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát phiếu có ghi câu hỏi.
? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường
 Thảo luận trong nhóm.
- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín.
? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao
- Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35.
b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối.
* Mục tiêu:HS biết cách thực hiệnpha dung dịch ô-rê -dôn....
* Cách tiến hành:
 Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK.
- 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ.
? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?Vì sao?
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ.
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm.
-G/v quan sát nhận xét,kết luận
- Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn 
-Pha D D ô- rê -dôn
c. HĐ3: Đóng vai.
* Mục tiêu:Củng cố bài
* Cách tiến hành:
-Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Đóng vai bác sĩ thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
An toàn giao thông ( bài 3)
(giáo án soạn riêng)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 78 LAN.doc