Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)

I.MỤC TIÊU:

- Tính được tổng của 3 số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.

- Bài 1b,2(dòng 1,2),4a; Bài 1a,2 dòng 3,3,4b,5: HSKG

II.CHUẨN BỊ:

 SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 326Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 3/10/2011
Ngày dạy: 10/10/2011 	
Tiết: 15
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui , hồn nhiên .
Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các CH 1 , 2 , 4 ; thuộc 1 , 2 khổ thơ trong bài ).
 - HS khá, giỏi: thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ ; trả lời CH3
 - Biết ước mơ tốt đẹp về tương lai .	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV : 	- Tranh minh họa. Băng giấy viết khổ 1,4 hướng dẫn đọc .
HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ 1: KTBC
Bài Ở Vương quốc Tương lai
GV:nhận xét + cho điểm.
-HS đọc và trả lời câu hỏi
2.HĐ 2: Giới thiệu bài
3.HĐ 3: Luyện đọc
a/HS đọc
HS đọc nối tiếp.
Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: giống,phép,xuống, sao,trời.
Hướng dẫn cách ngắt nhịp thơ.VD: khổ 1 và khổ 4,cách nhấn giọng:
HS đọc cả bài trước lớp.
b/HS đọc thầm chú giải + giải nghĩa từ
c/GV:đọc diễn cảm toàn bài 1 lần
-4 HS đọc 5 khổ thơ (HS thứ 4 đọc 2 khổ 4 + 5)
-Mỗi em đọc một khổ,nối tiếp nhau hết bài 
-2 HS đọc cả bài trước lớp.
-Cả lớp đọc thầm chú giải.
-1-2 em giải nghĩa từ đã có trong chú giải.
4.HĐ 4: Tìm hiểu bài 
HS đọc thành tiếng bài thơ.
HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H:Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần?Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
HS đọc thầm lại cả bài thơ.
H:Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.Những điều ước ấy là gì?
HS đọc lại khổ 3 + 4.
H:Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a/Ước “không còn mùa đông”
b/Ước “hoá trái bom thành trái ngon”
H:Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào?
HS đọc thầm lại bài thơ.
H:Em thích ước mơ nào trong bài thơ?
GV:nhận xét + khen những ý kiến hay.
Nội dung bài
-HS đọc thành tiếng.
-HS đọc thầm.
-Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại nhiều lần.
-Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
-HS đọc thầm cả bài.
-Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
-Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
- Ước “không còn mùa đông” là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai,không còn tai hoạ đe doạ con người.
- -Ước “hoá trái bom thành trái ngon” là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
-Đó là những ước mơ lớn,những ước mơ cao đẹp:ước mơ về một cuộc sống no đủ,ước mơ được làm việc,ước không còn thiên tai,thế giới chung sống trong hoà bình.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS phát biểu tự do và lí giải được vì sao mình thích ước mơ đó.
- nt
5.HĐ 5: Đọc diễn cảm + HTL bài thơ
HS đọc tiếp nối bài thơ (GV:hướng dẫn thêm để HS có giọng đọc đúng,hay)
GV:hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 2,3 khổ thơ.
HS nhẩm HTL bài thơ.
HS thi đọc thuộc lòng.
GV:nhận xét + khen những HS đọc hay.
-4 HS tiếp nối đọc lại bài thơ.
-Cả lớp nhẩm thuộc lòng.
-4 HS thi đọc thuộc lòng.
-Lớp nhận xét.
6.HĐ 6: Củng cố, dặn dò
H:Em hãy nêu ý nghĩa bài thơ.
GV:nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
Bài thơ nói về các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Tiết: 15
KHOA HỌC
BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
A. Mục tiêu: 
 - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn , mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,..
 - Biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người khó chịu, không bình thường
 - Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bi bệnh.
B. Đồ dùng dạy học: Hình trang 32, 33-SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra: Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá?
II. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể /ch 
* Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
* Cách tiến hành:B1: Làm việc cá nhân.
 - Cho HS thực hiện yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32-SGK.
B2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
 - HS sắp xếp hình trang 32 thành 3 c/ chuyện.
 - Luyện kể trong nhóm.
B3: Làm việc cả lớp.
 - Đại diện các nhóm lên kể.
 - GV nhận xét và đặt câu hỏi liên hệ.
 - GV kết luận như mục bạn cần biết - SGK.
+ HĐ2: HS chơi đóng vai:“Mẹ ơi con...sốt”
* Mục tiêu: HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành:B1: Tổ chức và hướng dẫn.
 - Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
 - Đi học về, Hùng thấy người mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng thấy mẹ mải chăm em nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?
B2: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm thảo luận và đưa ra tình huống
Phân vai và hội ý lời thoại .
B3: Trình diễn - HS lên đóng vai 
 - GV nhận xét và kết luận như SGK-33
III. NX-DD :
1. Củng cố: - Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh - Khi thấy các biểu hiện đó em cần làm gì?
2. Dặn dò: Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - 2 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS quan sát SGK và thực hành.
 - HS chia nhóm đôi.
 - Học sinh luyện kể chuyện trong nhóm.
 - Đại diện các nhóm lên kể.
 - Nhận xét và bổ xung.
 - Học sinh lắng nghe.
 - Học sinh tự chọn các tình huống.
 - Các nhóm thảo luận theo tình huống đưa ra lời thoại cho các vai.
 - Một vài nhóm lên trình diễn
 - Nhận xét và bổ xung
Tiết: 8
CHÍNH TẢ (Nghe – Viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
Phân biệt: r,d,gi,iên/yên/iêng
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nghe - viết đúng và trình bày bài CT sạch đẹp ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
Làm đúng BT2 b , 3 b
GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Ba,bốn tờ giấy khổ to viết nội dung BT 2b.
Bảng lớp viết nội dung bài 3b 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ 1: KTBC
GV:(hoặc 1 HS)đọc các từ ngữ sau cho các bạn viết:
khai trương,sương gió,thịnh vượng
GV:nhận xét + cho điểm.
-2 HS lên bảng cùng lúc viết trên bảng lớp.
-HS còn lại viết vào giấy nháp.
2.HĐ 2: Giới thiệu bài
3.HĐ 3: Nghe-viết
a/Hướng dẫn chính tả
GV:đọc một lượt toàn bài chính tả.
Có thể ghi lên bảng lớp một vài tiếng,từ HS hay viết sai để luyện viết: trăng, khiến, xuống, sẽ soi sáng
b/GV:đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu HS viết.
Mỗi câu hoặc bộ phận câu đọc 2,3 lượt.
c/GV:chấm 5-7 bài
GV:nhận xét bài viết của HS.
-HS lắng nghe.
-HS viết bài.
-HS từng cặp đổi vở,soát lỗi cho nhau. 
4.HĐ 4: Làm BT2b
HS đọc yêu cầu của BT
HDHS làm baiø
-1 HS đọc yêu cầu của BT2 
HS trình bài
5.HĐ 5: Làm BT3
Câu b: 
 Lời giải đúng: điện thoại,nghiền,khiêng
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài vào vở.
-3 HS làm bài vào giấy được GV:phát.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
6.HĐ 6: Củng cố, dặn dò
 - GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên đất
 GV:nhận xét tiết học.
 Yêu cầu HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ đã được luyện tập.
Tiết 36
Toán
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
Tính được tổng của 3 số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
Bài 1b,2(dòng 1,2),4a; Bài 1a,2 dòng 3,3,4b,5: HSKG
II.CHUẨN BỊ:
	SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
- Yêu cầu HS ngồi ngay ngắn, chuẩn bị sách vở để học bài.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra cả lớp : Tính bằng cách thuận tiện nhất
a/ 291 + 125 +9 b/ 318 +63 +82 +37 
- GV nhận xét chung.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
- GV: ghi bảng. 
b.Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1: SGK/46: Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS làm lần lượt phần a , b vào bảng con.
- Nêu cách thực hiện phép cộng có nhiều số hạng ?
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của các bạn 
- GV nhận xét chung.
* Bài 2: SGK/46: Hoạt động nhóm đôi.
- Hãy nêu yêu cầu của bài tập ?
- Yêu cầu :Chia lớp thành 2 dãy, dãy a làm phần a, dãy b làm phần b. Làm theo nhóm đôi
- GV nhận xét chung.
* Bài 3: SGK/46: Hoạt động cả lớp.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu ; suy nghĩ xem tìm thành phần gì ? và làm vào vở 
- Chữa bài, đổi chéo vở.
 Hỏi :+ Muốn tìm số bị trừ em làm sao ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết em làm sao ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 4: SGK/46: Hoạt động nhóm 6
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì, bài toán hỏi gì ?
- GV yêu cầu thảo luận cách giải và giải vào phiếu
Hỏi : Muốn tính được sau 2 năm xã đó tăng được bao nhiêu người em làm sao ?
- HS đọc kết quả bài giải.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 5: SGK/46: Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề.
- GV hỏi: Muốn tính chu vi của một hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
- Vậy nếu ta có chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b thì chu vi của hình chữ nhật là gì ?
- Gọi chu vi của hình chữ nhật là P, ta có:
 P = (a + b) x 2
Đây chính là công thức tổng quát để tính chu vi của hình chữ nhật.
- GV hỏi: Phần b của bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố
- Muốn tìm số bị trừ, số hạng chưa biết, chu vi hình chữ nhật em làm sao ?
5. Da ... ân.
	-Dựa vào điều kiện đất đai khí hậu cho biết việc trồng cây có thuận lợi và khó khăn gì?
	- Tây Nguyên có thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi bò ? 
5. Nhận xét - Dặn dò : 
-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm tranh ảnh về vùng Tây Nguyên 
	-Chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh về rừng ở Tây Nguyên.
Ngày soạn: 07/10/2011
Ngày dạy: 14/10/2011 	 Tuần:8
KHOA HỌC
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
A. Mục tiêu: 
Nhận biết người bệnh phải ăn uống đủ chất , chỉ một số bệnh phảI ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ .
Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh 
Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: Pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
GDBVMT : Ta cần ăn uống hợp vệ sinh có đầy đủ chất để không bị bệnh .
- Kĩ năng sống : - Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thơng thường .
 - Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh . 
Có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng
 B. Đồ dùng dạy học: 
 Hình trang 34, 35 sách giáo khoa.
 Chuẩn bị theo nhóm: Một gói ô- rê- dôn, một cốc có vạch, một nắm gạo, ít muối, nước...
C. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn đinh:
II. Kiểm tra: Khi thấy trong người khó chịu em cần làm gì?
III. Dạy bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường
* Mục tiêu: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường.
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn
 - Giáo viên phát phiếu cho các nhóm
 - Kể tên thức ăn cần cho người mắc bệnh ....?
 - Người bệnh nặng nên ăn đặc hay loãng? 
 - Người bệnh ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
B2: Làm việc theo nhóm
B3: Làm việc cả lớp
 - Đại diện các nhóm bốc thăm trả lời
 - GV nhận xét và kết luận như sách trang 35
+ HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
* Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. Biết cách pha dung ...
* Cách tiến hành
B1: Cho HS quan sát và đọc lời thoại hình 4, 5
 - Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy ăn ....
 - Nhận xét và bổ xung
B2: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV hướng dẫn các nhóm pha
B3: Các nhóm thực hiện
 - GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm
B4: Đại diện các nhóm thực hành
+ HĐ3: Đóng vai
* Mục tiêu: Vận dụng vào cuộc sống
B1: Tổ chức và hướng dẫn
B2: Làm việc theo nhóm B3: Trình diễn 
 - Hát.
 - Hai học sinh trả lời.
 - Nhận xét và bổ xung.
 - Học sinh chia nhóm
 - Các nhóm nhận phiếu
 - Học sinh nêu
 - Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
 - Đại diện các nhóm lên bốc thăm phiếu và trả lời câu hỏi
 - Nhận xét và bổ xung
 - Học sinh quan sát và đọc lời thoại hình 4, 5 trang 35 sách giáo khoa
 - Học sinh trả lời
 - Học sinh theo dõi
 - Các nhóm thực hành pha nước ô- rê- dôn
 - Đại diện một vài nhóm lên thực hành
 - Một nhóm học sinh đóng vai theo tình huống
 - Nhận xét và góp ý kiến
IV. NX-DD: - Nêu chế độ ăn uống cho những người bị mắc những bệnh này?
 - Vận dụng bài họcvào thực tế cuộc sống
Tiết: 16
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (tt)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai ( Bài TĐ tuần 7 ) – BT1 
Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2 , BT3 )
Bồi dưỡng thao tác làm văn kể chuyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Một tờ giấy khổ to để ghi VD ở BT1.
Một tờ giấy khổ to để ghi bảng so sánh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.HĐ 1: KTBC
 Em hãy kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước!
H:Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian?
GV:nhận xét + cho điểm.
-HS lên bảng kể chuyện.
-Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với các đoạn văn trước đó.
2.HĐ 2: Giới thiệubài
3.HĐ 3: Làm BT1
HS đọc yêu cầu của BT1.
GV:Các em đọc lại trích đoạn kịch Ở vương quốc Tương Lai và kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
HS trình bày 
HS thi kể.
GV:nhận xét + khen những HS chuyển thể lời thoại trong kịch thành lời kể.
-1 HS đọc 
-Một số HS trình bày.
-Một số HS thi kể.
-Lớp nhận xét.
4.HĐ 4: Làm BT2
HS đọc yêu cầu của BT2.
HS chuẩn bị.
HS trình bày.
GV:nhận xét + khen những HS kể hay.
-1 HS đọc.
-HS tập kể theo cặp.
-Một vài HS thi kể.
-Lớp nhận xét.
5.HĐ 5: Làm BT3
HS đọc yêu cầu của BT3.
HS làm bài.
 GV:nhận xét + chốt lại lời giải đúng. 
-HS nhìn lên bảng so sánh phát biểu ý kiến.
6.HĐ 6; Củng cố, dặn dò
H:Em hãy nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể chuyện theo trình tự thời gian và kể theo trình tự không gian.
GV:nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở một hoặc cả hai đoạn văn hoàn chỉnh.
Tiết 40 
Toán
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.MỤC TIÊU:
- Nhận biết được góc vuông , góc nhọn , góc tù , góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng êke )
- Bài 1,2,3a; Bài 3b,4: HSKG
II.CHUẨN BỊ:
Ê – ke (cho GV và HS)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu các loại góc đã học và đặc điểm của nó ?
- GV nhận xét 
3.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài:
b.Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc :
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD yêu cầu HS nêu 4 góc.
- GV kéo dài cạnh DC, BC thành 2 đường thẳng, vẽ phấn màu 2 đường thẳng (đã kéo dài)
- GV giới thiệu “Hai đường thẳng DC và BC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.” 
- GV: dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau ( SGK/50)
- GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
- GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
c.Luyện tập, thực hành :
 * Bài 1: SGK/50 : Hoạt động cá nhân.
- Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu dùng ê ke kiềm tra xem hai đường thẳng có vuông góc vớí nhau không ơ1
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
- GV nhận xét.
* Bài 2: SGK/50 : Hoạt động nhóm đôi.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi dùng ê ke để kiểm tra từng cặp cạnh vuông góc với nhau.
- GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 * Bài 3: SGK/50 : Hoạt động nhóm bàn.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu thảo luận nhóm bàn, dùng ê ke để xác định được trong mỗi hình góc nào là góc vuông ?
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
- GV nhận xét chốt ý.
* Bài 4: SGK/50 : Hoạt động nhóm 6
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu các nhóm dùng ê ke kiểm tra góc rồi nêu cặp cạnh vuông góc và cặp cạnh không vuông góc.
- GV nhận xét, chốt ý.
4.Củng cố
- Hai đường thẳng vuông góc tạo thành mấy góc vuông ?
5. Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
- Cả lớp thực hiện.
-2 HS nêu, bạn nhận xét.
-HS nghe.
- HS theo dõi.
- HS nêu : 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- HS kiểm tra bằng ê ke và nhận xét.
- Cả lớp cùng quan sát.
- HS nêu nhận xét 
- HS nêu.
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo vào vở nháp.
- 1 HS đọc dề.
1 HS kiểm tra ở bảng
- Cả lớp làm vào vở
- 2 HS nêu kết quả đã làm.
-1 HS đọc
- Nhóm đôi thảo luận ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm nêu kết quả.
- 1 HS đọc đề.
- Các nhóm dùng ê ke kiểm tra và nêu các cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau trong mỗi hình đó, viết vào phiếu kết quả
- Dán kết quả và trình bày
- 1 HS đọc.
- Các nhóm dùng ê ke để kiểm tra góc và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Dán phiếu và trình bày kết quả.
- Bạn nhận xét
- 2 HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.
Tiết: 8
GDNGLL
QUYÊN GĨP ỦNG HỘ CÁC BẠN HS NGHÈO VƯỢT KHĨ
I. Mục tiêu:
 - Nhằm giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó để có điều kiện học tốt hơn
	- Lòng thương yêu giúp đỡ láng giềng khi gặp khó khăn
II. Các hoạt động chính:
Oån định: Hát
GV nêu mục đích tiết học
Vì sao chúng ta phải quyên góp ủng hộ HS nghèo vượt khó?
HS thảo luận 
HS trình bày ý kiến
HS và GV cùng nhận xét
Tuyên dương nhóm TL hay nhất
Tổ chức HS vui chơi
HS tự liên hệ bản thân
Cần giúp đỡ các bạn nghèo vượt khó
III. Nhận xét tiết học:
Tiết 8
SINH HOẠT TẬP THỂ
 I. MỤC TIÊU:
HS tự nhận xét tuần 8.
Rèn kĩ năng tự quản. 
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Sơ kết lớp tuần 8:
1.Các tổ trưởng tổng kết tình hình tổ
2.Lớp tổng kết :
-Học tập: Tiếp thu bài tốt, phát biểu xây dựng bài tích cực, học bài và làm bài đầy đủ. Rèn chữ giữ vở. Đem đầy đủ tập vở học trong ngày theo thời khoá biểu.
-Nề nếp:
+Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn.
+ Hát văn nghệ rất sôi nổi, vui tươi.
-Vệ sinh:
+Vệ sinh cá nhân tốt
+Lớp sạch sẽ, gọn gàng.
3.Công tác tuần tới:
-Phát huy ưu điểm tuần qua.
-Thực hiện thi đua giữa các tổ. 
-Tiếp tục ôn tập Toán, Tiếng Việt.
- Chuẩn bị thi giữa HKI
-Nắm lại các chương trình rèn luyện.
-Các tổ trưởng báo cáo.
-Đội cờ đỏ sơ kết thi đua.
-Lắng nghe giáo viên nhận xét chung.
-Lắng nghe giáo phổ biến.
-Thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc