Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp hay)

Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp hay)

I – MỤC TIÊU.

- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.

- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.

- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,.trong cuộc sống hằng ngày

- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.

- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Phiếu ghi các việc làm.

 - Câu hỏi bài tập 5 SGK.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A – Kiểm tra.

- 1, 2 HS ( K – TB ) nhắc lại nội dung bài học tiết 7 ( bài 4. )

- GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài:

2.Dạy học bài mới

a – Gia đình em đã tiết kiệm chưa?

- GV tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động.

- HS làm việc với phiếu quan sát: liệt kê các việc tiết kiệm và chưa tiết kiệm gia đình mình đã làm vào phiếu.

- 1, 2 HS nêu trước lớp các việc đã ghi trên phiếu.

- GV nhận xét, kết luận:Việc tiết kiệm không phải của riêng ai .Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản tích hợp hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.( trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài )
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
II/ Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ bài học. 
iIi/ Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ:
- 1 nhóm HS đọc phân vai vở kịch “ ở vương quốc tương lai” và trả lời câu hỏi 2 sgk.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới
1: Giới thiệu bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ bài học. GV giới thiệu bài
2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc: 
HS giỏi đọc toàn bài 1 lần.
HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ, hs khác nhận xét.
Lần 2: 5 hs đọc nối tiếp, kết hợp luyện đọc đúng , ngắt nghỉ đúng và giải nghĩa từ mới ( phần chú giải sgk).
Từng cặp HS luyện đọc đoạn . 
Vài HS đọc lại cả bài
GV đọc diễn cảm cả bài
b. Tìm hiểu bài
 -Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ, lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:
 ? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
 ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
 ? Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
 ? Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
	 HS trả lời các câu hỏi, nhận xét bổ sung, GV chốt kết quả đúng.
	HS nhắc lại ước mơ của 4 thiếu nhi. GV ghi bảng ý chính:
	ý1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
	ý2: Ước mơ trở thành người lớn để làm việc.
	ý3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
 ? Em hiểu câu thơ mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
 ? Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
 ? Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
 	 ? Bài thơ nói lên điều gì?
	HS trả lời các câu hỏi và tìm nội dung chính của bài thơ, GV ghi bảng, nhiều HS nhắc lại.
c- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
 - Gọi 4 HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc hay, thích hợp.
 -YC HS luyện đọc theo cặp
 - Gọi 2 đọc diễn cảm toàn bài, gọi HS khác nhận xét . GV cho điểm.
 -YC HS luyện đọc thuộc lòng theo cặp
 -Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ
 -Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài
 - Nhận xét và cho điểm HS
 	 ? Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì ? Vì sao?
C. Củng cố, dặn dò : - HS nêu ý nghĩa của bài thơ .
 - GV nhận xét giờ học. 
------------------------------------------------------
 toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
iI/ Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Bảng phụ vẻ hình bài tập 3
- Học sinh: Vở bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
 A. Hoạt động 1:
- 1 HS lên bảng làm bài tập 2 trang 44 SGK. 
- Một HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá
* Hoạt động2 : Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1: ( Câu b ) 
 - HS nêu yêu cầu của bài.
 - 2 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
 - Gv nhận xét, chữa bài .
 - Gv củng cố về cách đặt tính và tính.
Bài 2: ( Dòng 1,2 ) 
 - HS nêu yêu cầu của bài .
HS nêu cách tính thuận tiện nhất.
2 em lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
GV chốt về tính nhanh.
Bài 3: ( HS khá, giỏi )
 - 1 em đọc bài toán.
 - cho hs tóm tắt bài toán.
 - 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở
 - 1hs nêu lại bài làm đúng.
Bài 4: ( câu a) - HS đọc thầm đề bài 
 - 1 em đọc đề bài và phân tích “cùng một đơn vị đo”
 - Phân tích bài mẫu: gv hdẫn.
 - 1 em lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở
 - Nhận xét, sửa bài 
- GV củng cố về tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
C. HĐ nối tiếp: - Gv nhận xét tiết học.
 - HS nêu tính chất của phép cộng.
 - GV hướng dẫn bài về nhà. 
------------------------------------------------------
Đạo đức.
Tiết kiệm tiền của ( tiết 2 )
I – Mục tiêu.
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày
- Biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II - Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi các việc làm.
 - Câu hỏi bài tập 5 SGK.
III – Các hoạt động dạy học.
A – Kiểm tra. 
- 1, 2 HS ( K – TB ) nhắc lại nội dung bài học tiết 7 ( bài 4. )
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Dạy học bài mới
a – Gia đình em đã tiết kiệm chưa?
- GV tổ chức và hướng dẫn HS hoạt động.
- HS làm việc với phiếu quan sát: liệt kê các việc tiết kiệm và chưa tiết kiệm gia đình mình đã làm vào phiếu.
- 1, 2 HS nêu trước lớp các việc đã ghi trên phiếu.
- GV nhận xét, kết luận:Việc tiết kiệm không phải của riêng ai..Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.
b – Em đã tiết kiệm chưa.
- 1, 2 HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK.
- GV tổ chức cho HS làm bài.
- HS làm bài vào phiếu bài tập: đánh dấu ( x) vào trước những việc em đã làm, chỉ ra những việc thể hiện tiết kiệm tiền của.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, kết luận: Những bạn đã thực hiện 4 hành vi là bạn đã biết tiết kiệm. Còn lại các em cần cố gắng thực hiện tiết kiệm hơn.
c – Dự định tương lai.
- GV tổ chức và HD HS làm bài cá nhân.
- HS viết ra giấy dự định của mình về việc sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm.
- Một vài HS nêu ý kiến của mình trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
C – Củng cố, dặn dò.
- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày có phải là biện pháp bảo vệ môi trường không ? ( Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở , đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường )
- GV đọc cho HS nghe câu chuyện : Một que diêm kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ.
- Nhận xét tiết học. ********************************************************************
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
chính tả
 Nghe- Viết: Trung thu độc lập
I/ Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ
- Làm đúng bài tập 2(a) và bài tập 3( b)
- GDTHMT: Giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước.
II/ Đồ dùng dạy học
Giáo viên: 2 bảng phụ ghi bài tập 2a,3a
Học sinh: Vở bài tập 
III/ Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ: 
- 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp: 
 phong trào, trợ giúp, họp chợ, khai trương
- GV nhận xét đánh giá.
B.Bài mới
* 1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
* 2: Hướng dẫn học sinh Nghe – viết: 
- GV đọc lại đoạn viết 1 lần
- Nêu nội dung của đoạn viết.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ ngữ dễ sai.
- Hs nêu nội dung đoạn viết.
- Hs luỵen viết từ khó: thác nước, phát điện, phấp phới..
- GV đọc bài cho hs chép.
- GV đọc lại bài viết cho HS soát lại
- GV chấm, chữa một số bài – nhận xét chung
- HS trao đổi bài cho nhau để kiểm tra.
* 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Học sinh nêu yêu cầu bài tập 2a.
- 1 em lên bảng làm trên bảng phụ.
- Lớp làm vào vở bài tập .
- Lớp nhận xét, sửa bài .
- Vài HS đọc lại bài làm đúng.
- Cả lớp và GV nhận xét, hoàn chỉnh bài làm .
- Gv chốt về luật chính tả d/gi/r.
Bài 3a: Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3a.
GV cho 2 nhóm HS lên bảng, mỗi nhóm 3 em chơi trò chơi “ Tiếp sức” 
 GV nhận xét, sửa bài .KL về vần iên/iêng.
C. Củng cố , dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
 - HD bài về nhà 
-------------------------------------------
Luyện từ và câu
Cách viết tên người tên địa lý nước ngoài.
I/ Mục tiêu: 
- Nắm được quy tắc viết hoa tên ngườ, tên địa lí nước ngoài( ND ghi nhớ )
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong bài tập 1,2 ( mục III )
- HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc( BT 3).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 3.
III/ Các hoạt động dạy học :
A. Bài cũ: - GV đọc cho 1 HS lên bảng viết 2 câu thơ :
 “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
 Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới:
1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của giờ học
 	2: Nhận xét: 
Bài 1: - GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài, hướng dẫn HS đọc đúng (đồng thanh ).
- Một số HS luyện đọc lại cho đúng .
Bài 2: GV nêu yêu cầu của bài .
- HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
- Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận ? mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ?
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? 
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? 
- GV kết luận về các bộ phận của tiếng, cách viết các tiếng.
Bài 3: - HS nêu yêu cầu của bài .
 ? Cách viết một số tên người tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt?
- GV nêu để HS hiểu: Đây là những tên riêng được phiên âm theo âm Hán Việt .
* 3: Ghi nhớ:
- Vài HS đọc phần ghi nhớ trong bài 
- 1 HS lấy ví dụ để minh hoạ cho ND 1 , HS lấy ví dụ để minh hoạ cho ND 2
 	 4: Luyện tập
Bài 1: 1 HS nêu yêu cầu của bài 
- GV nhắc HS về nội dung của bài.
- 1 em lên bảng làm bài - Lớp làm vào vở - Nhận xét, sửa bài.
- GV kết luận về cách viết và nội dung bàivăn.
Bài 2: 1 HS nêu yêu cầu của bài .
 - 1 em lên bảng làm bài .
- Lớp làm vào vở 
 - Nhận xét, sửa bài.
 -* GV chốt về cách viết tên người tên địa danh nước ngoài.
Bài 3: ( HS khá, giỏi ) Trò chơi “ Du lịch”
1 HS nêu yêu cầu của bài - GV giải thích cách chơi 
Cho hai nhóm HS lên bảng chơi trò chơi tiếp sức 
Nhận xét, sửa bài.
 - Vài em nêu lại kết quả đúng.
C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học.
 - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. 
 - Về nhà hoàn thành bài tập 3.
------------------------------------------------
Toán tự chọn 
 Ôn tập
I Mục tiêu
- Giúp HS ôn tập và củng cố: Tìm số trung bình cộng của nhiều số
 Đọc các số liệu trên biểu đồ
II Các hoạt động
Bài 1:Biểu đồ dưới đây cho biết số quần áo do đội sản xuất may được trong 4 tháng.
Số bộ quần áo may trong bốn tháng
Tháng1
Tháng2 
Tháng3
Tháng 4
163 bộ
145 bộ
170bộ
182 bộ
a) Trung bình mỗi tháng đội sản xuất may được bao nhiêu bộ quần áo ?
b) Trung bình mỗi bộ quần áo may hết 3m vải. Hỏi trong 4 tháng đó đội sản xuất may hết bao nhiêu mét vải?
c) Nếu số bộ quần áo may được xếp đều lên 6 xe thì mỗi xe chở được nhiều nhất là bao nhiêu bộ và còn thừa mấy bộ quần áo?
- HS làm bài 
- HS lên bảng sửa bài 
- Lớp và GV nhận xét
Bài 2: Biểu đồ dưới đây cho biết của hàng đ ... và giáo viên nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 2: Hai giai đoạn lịch sử đã học.
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và điền vào chỗ trống nội dung hai giai đoạn lịch sử mà các em đã học từ bài 1 đến bài 5.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung 
Kết luận về hai giai đoạn lịch sử của đất nước.
* Hoạt động 3.: Những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai giai đoạn ( 700 năm trước công nguyên đến 179 trước công nguyên ; 179 TCN đến 983 ).
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên ( theo sơ đồ bài 2 SGK ) .
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác NX, bổ sung.
Kết luận chốt về các sự kiện lịch sử tiêu biểu.
* Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp:
-GV cho hs suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Hãy kể lại đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang? 
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào?- Nêu diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa?
- Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ?
- HS trả lời, hs khác nhận xét. GV chốt ý.
*Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét giờ học. 
 -Dặn hs về nhà học bài và ghi nhớ sự kiện lịch sử. 
------------------------------------------------------
Địa lí
 Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
 I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt dộng sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm ( cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,.....) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật đựơc nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
HS khá, giỏi:
+ Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trông cây công nghiệp và chăn nuôi trâu bò ở Tây Nguyên.
+ Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người: đấtt ba dan- trồng cây công nghiệp; đồng cỏ xanh tốt- chăn nuôi trâu, bò..
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ tự nhiên VN tranh ảnh, sản phẩm về cà phê.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: HS khá lên bảng:
- Nêu những điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên?
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 2: Đất đai và cây trồng ở Tây Nguyên.
- Các nhóm dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 1 thảo luận theo các gợi ý 
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở đây?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- GV nhận xét 
- GV giải thích thêm về sự hình thành đất đỏ ba dan .
* Hoat động 3: Cà phê Tây Nguyên và Buôn Ma Thuột.
- HS quan sát hình 2 SGK và tranh ảnh ở Buôn Ma Thuột, nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- Vài HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa tự nhiên Việt Nam.
+ Các em biết gì về cà phê ở Buôn Ma Thuột?
+ Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì? 
+ Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này?
- HS trả lời cá nhân. 
 - GV kết luận .
* Hoat động 4: Chăn nuôi ở Tây Nguyên.
- HS đọc thầm mục 2 và quan sát hình 1SGK , trả lời câu hỏi:
+ Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
+ ở Tây nguyên voi được nuôi để làm gì?
- HS trả lời - GV nhận xét.
 Vài em đọc kết luậu trong SGK. 
* Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét tiết học .
	- Trình bày tóm tắt những điểm tiêu biểu của về hoạt động trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn ở Tây Nguyên?
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------------------
 Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I-Mục tiêu
 	- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện:
 - Sắp xép các đoan văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
 -Viết câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II-Chuẩn bị 
 	GV: Tranh minh hoạ vào nghề trang 72 SGK
 HS: VBT TV4
III-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS kể 2 bức tranh truyện 3 lưỡi rìu.
 - GV nhận xét cho điểm
B-Dạy hoc bài mới
1- Giới thiệu bài : GT bằng tranh minh hoạ đẫ chuẩn bị
2-Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: ( Tr43- VBT TV4 )
 - Gọi 3 HS đọc cốt truyện, HS khác đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. GV ghi nhanh lên bảng
 - Gọi HS đọc lại các sự việc chính.
 Bài 2: ( Tr43 -VBT TV4 )
 	- Gọi 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn chưa hoàn chỉnh đoạn văn
 	- Phát phiếu và bút dạ cho 3 nhóm. YC HS trao đổi hoàn chỉnh đoạn văn
 	- Gọi 3 nhóm lên dán phiếu, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 	- GV chỉnh lỗi dùng từ, lỗi về câu cho từng nhóm.
 -YC các nhóm đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
3-Củng cố, dặn dò
 -Nhận xét tiết học
 -Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề và chuẩn bị bài sau
----------------------------------------------------------------
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc bằng ê ke).
II/ Đồ dùng dạy học
1.Giáo viên: Ê ke, bảng phụ kẻ sẵn góc tù, góc nhọn, góc bẹt
2.Học sinh: Ê ke
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động1: - Kiểm tra sự chuẩn bị ê ke của HS. 
Hoạt động 2: Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
Bước 1: Giới thiệu góc nhọn.
- GV đưa ra hình góc nhọn bảng phụ và nêu: Đây là góc nhọn. Đọc là “ góc nhọn đỉnh O; cạnh OA, OB”
- GV vẽ trên bảng một góc nhón khác cho HS quan sát và đọc.
- HS nêu các ví dụ về góc nhọn trong thực tế.
- GV áp ê ke vào góc nhọn như SGK để HS quan sát và thấy “góc nhọn bé hơn góc vuông”.
Bước 2: Giới thiệu góc tù (Tương tự như trên) . 
Bước 3: Giới thiệu góc bẹt ( Tương tự như trên) .
- Gv chốt về : góc nhọn, góc bẹt, góc tù. 
Hoạt động3: Thực hành 
Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài và nêu mẫu .
- Lớp làm bài vào vở bài tập toán.
- Lần lượt một số em HS trung bình đọc tên góc và nêu kết quả làm bài. 
- Nhận xét, sửa bài
- Vài em nêu lại cả bài - GV chốt về tên góc.
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài, nêu bài mẫu.
- Lớp làm bài vào vở - HS trao đổi bài cho nhau để kiểm tra
Bài 3: 1hs nêu yêu cầu của bài và nêu mẫu. 
- Lớp làm bài vào vở
- 1 số em nêu kết quả - Nhận xét, sửa bài
- Vài em nêu lại bài làm đúng.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau.
Hoạt động noỏi tieỏp : - GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------
Thể dục
Động tác vươn thở và tay- Trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
I.Mục tiêu
	 - Bước đầu thực hiện được ủoọng taực vửụn thụỷ vaứ tay cuỷa baứi theồ duùc phaựt trieồn chung. 
- Biết cách chơi và tham gia troứ chụi được các trò chơi.
II. Phương pháp giảng dạy 
 - Sửỷ duùng phửụng phaựp:- Trửùc quan, dieón giaỷi, thửùc haứnh, phaõn tớch
 III. dụng cụ địa điểm
Chuaồn bũ : 1 coứi
I. MễÛ ẹAÀU: 
1. Nhaọn lụựp: Taọp hụùp lụựp, kieồm tra sú soỏ HS 
 - Lụựp taọp trung 4 haứng doùc pho bieỏn noọi dung, yeõu caàu giụứ hoùc.
2. Kieồm tra baứi cuừ:
 - Các động tác về đội hình, đội ngũ- y/c 1nhóm HS lên thực hiện động tác
3. Phổ biến nội dung.
 - Hoùc 2 ủoọng taực vửụn thụỷ vaứ tay. 
 - Troứ chụi: “ Nhanh leõn baùn ụi” 
 4. Khụỷi ủoọng: 
 - Lụựp taọp trung 4 haứng doùc- nhaộc laùi teõn baứi hoùc
 - Cho caỷ lụựp khụỷi ủoọng xoay caực khụựp chaõn, tay, coồ, hoõng, ủaàu goỏi, vai. Chaùy nheù treõn saõn trửụứng 100- 200m roài ủi theo voứng troứn hớt thụỷ saõu
II. Cễ BAÛN
 - Toồ chửực troứ chụi ” Tỡm ngửụứi chổ huy ẹoọi hỡnh 4 haứng ngang cửù ly 1 saỷi tay- voứng troứn.
 - ẹoọi hỡnh voứng troứn
PHAÀN NOÄI DUNG
1. Noọi dung: - Baứi theồ duùc phaựt trieồn chung: ( Xem SGV Theồ duùc 4 - Noọi dung+ hỡnh 3, 4- trang 9,10) 
 + ẹoọng taực vửụn thụỷ + ẹoọng taực tay
 - Laàn 1:GV neõu teõn ủoọng taực,laứm maóu sau vửứa laứm maóu vửứa phaõn tớch, giaỷng giaỷi tửứng nhũp ủeồ HS baột chửụực (GV hửụựng daón HS keỏt hụùp hit thụỷ).
 - Laàn 2:GV vửứa hoõ nhũp chaọm vửứa quan saựt nhaộc nhụỷ hoaởc taọp cuứng caực em.
 - Laàn 3: GV hoõ nhũp cho HS taọp toaứn boọ ủt.
 - Laàn 4: GV coự theồ mụứi caựn sửù lụựp leõn hoõ nhũp cho caỷ lụựp taọp, GV daứnh thụứi gian ủeồ sửỷa chửừa caực em.
 - Taọp 2 laàn 8 nhũp: GV neõu teõn ủoọng taực, roài vửứa laứm maóu vửứa giaỷi thớch cho HS baột chửụực. Tieỏp theo cho 1-2 taọp toỏt ra laứm maóu GV cuứng HS nhaọn xeựt ủaựnh giaự
2. Troứ chụi: “ Nhanh leõn baùn ụi” 
 - GV nhaộc laùi caựch chụi, cho HS chụi thửỷ 1 laàn. Sau ủoự chụi chớnh thửực coự thi ủua hỡnh thửực thửụỷng phaùt ngoọ nghúnh, vui .
III.KEÁT THUÙC:
 1. Nhaọn xeựt :
 - HS taọp hụùp haứng ngang
 - GV cuứng HS heọ thoỏng laùi baứi
 - GV nhaọn xeựt vaứ ủaựnh giaự KQ giụứ hoùc vaứ giao baứi taọp veà nhaứ
2. Hoài túnh: ẹoọi hỡnh voứng troứn 
 - Cho HS taọp 1 soỏ ủoọng taực thaỷ loỷng
3. Xuoỏng lụựp: Lụựp taọp trung thaứnh 4 haứng ngang
 GV hoõ “ THEÅ DUẽC” – Caỷ lụựp hoõ “ KHOÛE”
---------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
 I Mục tiêu: 
Giúp HS:
Nhận biết được ưu nhược điểm của mình của bạn. Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
Nắm được nhiệm vụ tuần 9
II Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
HS hát tập thể bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết
Hoạt động2: Sinh hoạt lớp 
Giáo viên nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua:
 a)Ưu điểm:
Về sĩ số duy trì tốt không có học sinh nghỉ học vô lý do.
Về sinh hoạt 10 phút đầu giờ thực hiện tốt, nội dung sinh hoạt phong phú đúng chủ đề, ý thức sinh hoạt của các em trong tổ nghiêm túc và có kết quả cao.
Về việc bài tập giao về nhà của các làm đầy đủ.
Đội cờ đỏ đã theo dõi các lớp về các mặt hoạt động trong tuần và ghi chép đầy đủ vào sổ.
Gv nhận xét chốt lại và nhấn mạnh những điểm chính.
2. Nhược điểm: 
 - Có một số HS không chăm học bài tâp giao về nhà chưa hoàn thành
	 - Một số em hay quên các loại vở có trong tiết học.
3. GV nêu nhiện vụ học tập của tuần 
HS đi học đầy đủ đúng giờ, trang phục đúng quy định sạch sẽ, gọn gàng.
Về sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ
- Tham gia trực cờ đỏ nghiêm túc và đúng lịch.
Tham gia sinh hoạt sao .
Lao động chuyên theo sự phân công của nhà trường.
4. Nêu gương những tấm gương để HS cả lớp cùng noi theo.
 Hoạt động nối tiếp : 
 GV nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 8 GIAM TAI SOAN NGANG.doc