Tiết 2: TOÁN
Vẽ hai đường thẳng vuông góc (SGK/tr 52).
1.Mục tiêu: - HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng đã cho, vẽ đường cao của tanm giác.
- Rèn kĩ năng thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực.
2. Chuẩn bị : Ê-ke, kẻ sẵn hình /tr 51 bài 1, 2, 3.
TUẦN 9 Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2007. Sáng: Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 2: TẬP ĐỌC Thưa chuyện với mẹ (SGK/tr 85). 1-Mục tiêu : - HS đọc lưu loát toàn bài, đọc diễn cảm bài thơ với giọng tình cảm : lời mẹ ân cần , dịu dàng, lời con lễ phép. - Đọc hiểu: + Từ : thầy, dòng dõi quan sang, .../tr 86. + Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. ước mơ của Cương là chính đáng vì nghề nào cũng cao quý. - Giáo dục ý thức học tập, biết hướng tới những ước mơ cao đẹp và thực hiện ước mơ. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ hướng dẫn đọc. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu : A.Kiểm tra:- Đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh. TLCH 2, 3 trong bài. HSKG đọc bài. HS TLCH, nhận xét bạn đọc. B.Dạy bài mới: a, Giới thiệu bài : b, Nội dung chính: (qua tranh) HĐ1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - Đọc nối tiếp theođoạn, kết hợp luyện đọc câu khó, từ khó. GV cho HS luyện đọc kết hợp tìm hiểu từ mới trong SGK( dựa vào từ điển, từ đồng nghĩa, thái nghĩa). VD : Tìm từ đồng nghĩa với từ thầy (thể hiện cách gọi khác nhau)? Đoạn 1 : “Từ ngày phải nghỉ học....kiếm sống” Đoạn 2 : Phần còn lại. GV đọc minh hoạ. Giọng đọc diễn cảm , phân biệt lời kể và lời nhân vật : Giọng của mẹ dịu dàng, ân cần, giọng của Cương tha thiết, thể hiện sự lễ phép, kính trọng. HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. - Câu hỏi 1/tr 86. - Câu hỏi 2/tr 86. ( GV cho HS thảo luận ) - Câu hỏi 3/tr 786. - Câu hỏi 4/tr 86 (GV cho HS hỏi đáp theo cặp). - Nêu ý nghĩa của bài học? HĐ3: Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm ( Cách đọc như đã nêu ở trên). GV cho HS đọc phân vai. - Nêu mơ ước của em? Vì sao? HS quan sát tranh, mô tả một số hình ảnh chính của tranh, xác định yêu cầu giờ học. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. HS đọc nối tiếp theo đoạn lần1. Sửa lỗi phát âm : lò rèn, nuôi con, nắm lấy tay mẹ.... Câu : “Mẹ ơi! Người ta ai cũng có một nghề...coi thường” ( giọng đọc thiết tha). -....cha , bố, ba...( theo phương ngữ). HS đọc theo cặp lần 2. 1-2 HS đọc cả bài. HS nghe, học tập, phát hiện cách đọc. HS đọc, thảo luận, TLCH tr 86. -...giúp đỡ mẹ.../tr 85. -...cho rằng Cương bị ai sui..../tr 85. - ...Cương nắm tay mẹ.../tr85 - ..cử chỉ thân mật, tình cảm, cách xưng hô đúng mực... Mục 1. HS luyện đọc lại theo đoạn, luyện đọc câu hội thoại, thể hiện đúng diễn biến tình cảm của nhân vật. HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, mẹ, Cương. HS bình chọn giọng đọc hay. C. Củng cố, dặn dò: - Liên hệ giáo dục : Biết ước mơ cao đẹp - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài : Điều ước của vua Mi-đát. Tiết 3: ÂM NHẠC (Giáo viên chuyên dạy) Tiết 4: TOÁN Hai đường thẳng song song (SGK tr 51) 1.Mục tiêu: - HS nhận biết hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau. - Rèn kĩ năng thực hành : quan sát, nhận xét, nhận biết hai đường thẳng song song. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị : bảng kẻ sẵn hình tr 51. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: GV cho HS làm bài 2/tr 50 để kiểm tra kiến thức cũ. HS thực hành, nêu cách làm. B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học từ phần kiểm tra. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Giới thiệu hai đường thẳng song song. GV hướng dẫn HS thực hiện thao tác trên hình (hình của bài tập 2 phần kiểm tra), nhận biết hai đường thẳng song song ( SGK/tr 51). GV vẽ lại hai đường thẳng song song và giới thiệu : Hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau. GV cho HS nhắc lại. HĐ2 : Hướng dẫn thực hành. Bài 1 : Hãy nêu tên cặp cạnh song song của hình chữ nhật ABCD, hình vuông MNPQ. GV đưa hình vẽ, cho HS làm theo lớp, trả lời miệng. Bài 2 : GV đưa hình vẽ, cho HS đọc tên các hình chữ nhật có trong bài, nêu tên các cạnh song song với cạnh BE. ( GV hỏi mở rộng với các cặp cạch song song còn lại – HS KG). Bài 3 : Tương tự bài 2. GV cho HS hỏi đáp theo cặp. - Nêu các cặp cạch vuông góc ? - Nêu các cặp cạnh song song? HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS thực hành nhận biết theo hướngdẫn của GV. A B A B D C C D HS nêu đặc điểm của hai đường thẳng song song. HS đọc , xác định yêu cầu của đề bài, thực hành. VD : MN song song với QP ; MQ song song với NP. HS vừa nêu tên các cặp cạnh song song vừa chỉ trên hình. M N Q P HS thực hiện tương tự với các bài tập còn lại. HS có thể kiểm tra lại góc vuông bằng ê-ke C. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài , chuẩn bị bài sau:Vẽ hai đường thẳng vuông góc.. Chiều : Đ/C Phương dạy Thứ ba ngày 6 tháng 11 năm 2007. Sáng: Tiết 1: CHÍNH TẢ (Nghe – viết) Bài viết: Thợ rèn (SGK tr 86) 1-Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Thợ rèn. - Phân biệt đúng những tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n. - Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. 2.Chuẩn bị: Bảng phụ ghi bài 2a/tr 87. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : GV đọc cho HS viết các từ láy,từ ghép có tiếng có âm đầu r/d/gi. B. Dạy bài mới : a, Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn chính tả: GV cho HS đọc bài viết SGK/tr86. - Nghề thợ rèn như thế nào? GV hướng dẫn HS viết từ khó ( dựa vào nghĩa của từ). VD : - Hiểu thế nào là quai (búa) ? - Nêu cách trình bày bài thơ ? GV đọc cho HS viết bài : mỗi cụm từ ngữ, hoặc bộ phận câu đọc hai lần. - GV đọc cho HS soát lỗi. GV chấm 7- 8 bài. HĐ2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài 2a: GV cho HS đọc, xác định yêu cầu bài , tìm và điền những chữ còn bỏ trống để hoàn chỉnh bài thơ.( một HS làm trên bảng phụ). - Xác định từ láy có trong bài? (HS KG thực hiện thêm yêu cầu này). HS viết vào bảng con, sửa lỗi chính tả dựa vào nghĩa. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc bài chính tả, HS đọc thầm, định hướng nội dung chính tả. - ...vất vả nhưng vui và khoẻ khoắn... HS viết từ trên bảng lớp, bảng con, giải nghĩa từ. -...vung búa lên cao rồi giáng mạnh xuống...... - Mỗi khổ thơ được trình bày cách dòng. HS viết bài. HS đổi vở chưa lỗi giúp bạn. HS đọc, xác định yêu cầu bài, thực hành. * Đáp án : Năm...le te...lập loè...Lưng..Làn ...lóng lánh...loe. - le te, lóng lánh, lập loè. ( HS giải nghĩa từ nếu còn thời gian). C. Củng cố, dặn dò: - Luyện viết lại những chữ viết chưa đẹp trong bài. - Chuẩn bị bài : Ôn tập. Tiết 2: TOÁN Vẽ hai đường thẳng vuông góc (SGK/tr 52). 1.Mục tiêu: - HS biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với đường thẳng đã cho, vẽ đường cao của tanm giác. - Rèn kĩ năng thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị : Ê-ke, kẻ sẵn hình /tr 51 bài 1, 2, 3. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : - Chữa bài 3 tiết trước. B. Luyện tập: a, GV nêu yêu cầu giờ học :(từ phần kiểm tra bài cũ với hai đường thẳng vuông góc). b, Nội dung chính: HĐ 1 : Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. GV hướng dẫn HS thực hành, vừa phân tích, vừa vẽ ( SGK/tr52). HĐ 2 : Vẽ đường cao của hình tam giác. Cách thực hiện như các bước tiến hành ở trên ( SGK/tr 52). HĐ3 : Hướng dẫn thực hành. Bài 1: GV cho HS đọc, phân tích đề toán, nêu cách làm, thực hành trong vở, vẽ đường thẳng vuông góc trên bảng, kiểm tra lại bằng ê ke. Bài 2: Cách thực hiện như bài 1, GV cho HS tự làm trong vở, 3 HS cùng lên bảng thi vẽ đường cao của tam giác. GV khuyến khích HSKG kẻ tất cả các đường cao trong cùng một khoảng thời gian. Bài 3 : GV cho HS thực hành trong vở, chữa bài trên bảng lớp, nêu các bước vẽ. HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS quan sát, phân tích các bước vẽ, thực hành vẽ trong vở. C C E A A E B B D D HS đọc, phân tích đề , thực hành vẽ đường thẳng vuông góc, đường cao của tam giác. VD : A D E C B A B D C C. Củng cố,dặn dò: - Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Vẽ hai đường thẳng song song. Tiết3: LUỴÊN TỪ VÀ CÂU. Mở rộng vốn từ : Ước mơ. (SGK tr/87). 1.Mục tiêu: - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ. - Rèn kĩ năng thực hành, phân biệt được giá trị của ước mơ, hiểu nghĩa một số tục ngữ thuộc chủ điểm, sử dụng các từ bổ trợ cho ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ. - Giáo dục ý thức học tập, hướng tới ước mơ cao đẹp. 2.Chuẩn bị: Bảng nhóm cho bài tập 2. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: Đọc bài Trung thu độc lập? Tìm những từ ngữ thể hiện ước mơ của anh chiến sĩ? HS đọc bài,. -...mơ tưởng, mong ước. B.Nội dung chính: a, Giới thiệu bài: (từ nội dung kiểm tra, bằng cách đặt câu hỏi đặt vấn đề) b, Nội dung chính: GV tổ chức cho HS đọc, xác định yêu cầu và thực hành làm các bài tập/ tr 52. Bài 1 : Ghi lại những từ trong bài Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ? ( Kết hợp từ phần kiểm tra). - Hiểu thế nào là từ cùng nghĩa? (HS KG). Cho VD ? Bài 2 : Tìm thêm những từ cùng nghĩa với từ ước mơ? ( GV cho HS thi theo nhóm, các nhóm trình bày trên bảng nhóm, trong cùng thời gian , nhóm nào tìm được nhiều từ đúng, nhóm đó sẽ thắng). Bài 3 : Ghép thêm vào sau từ ước mơ để thể hiện sự đánh giá: + Đánh giá cao: + Đánh giá không cao: + Đánh giá thấp: GV cho HS làm việc cá nhân, chữa bài. Bài 4 : Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên? ( Kết hợp với bài tập 3). Bài 5 : Em hiểu các thành ngữ dưới đây thế nào? VD : - Cầu được ước thấy. GV cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi. HSKG có thể đặt câu vói mỗi câu tục ngữ trên để hiểu nghĩa. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS đọc, xác định và thực hiện các yêu cầu trong bài. -... mơ tưởng, mong ước. -...từ có nhiều nét nghĩa giống nhau. VD : mẹ, bầm, u, mế.... HS thi tìm từ theo nhóm. VD : a, ước muốn, ước mong, ước ao, ước nguyện.... b, mơ tưởng, mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng... HS làm việc trong VBT, chữa bài. + ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả.. + ước mơ nho nhỏ. + ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc... VD : ước mơ cao đẹp : ước mơ học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước, ước mơ chế tạo ra các loại phương tiện làm cho cuộc sống hiện đại hơn, hạnh phúc hơn. HS nêu ý kiến của mình, HS bổ sung ý kiến. - ...đạt được điều mình mơ ước. - VD : Mẹ em ao ước có một mảnh đát nhỏ để trồng hoa, hợp tác xã đã cấp cho mẹ. Đúng là cầu được, ước thấy. C. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài : Động từ. Tiết 4 : KHOA HỌC Phòng tránh nạn đuối nước (SGK/tr 36). 1.Mục tiêu: - HS biết một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh nạn đuối nước, nguyên tắc khi đi tập bơi. - Rèn kĩ năng phân tích nội dung ... Chuẩn bị bài sau : Ôn tập. Tiết 2: TOÁN Thực hành vẽ hình vuông (SGK/tr 55). 1.Mục tiêu: - HS biết sử dụng thước kẻ và ê-ke để vẽ hình vuông với cạnh cho trước. - Rèn kĩ năng thực hành quan sát, nhận xét, vận dụng vẽ hai đường thẳng vuông góc, song song vẽ được hình vuông. - Giáo dục ý thức học tập tự giác , tích cực. 2. Chuẩn bị : Ê-ke, thước kẻ cỡ lớn so với bảng lớp. 3.Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra : - Chấm, chữa bài tiết trước.- Nêu các bước vẽ hình chữ nhât? B. Luyện tập: a, GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ 1 : Hướng dẫn cách vẽ hình vuông với số đo cạnh cho trước. ( Như các bước trong SGK/tr 55). - GV vẽ hình trên bảng, cho HS kiểm tra góc bằng ê-ke. HĐ 2 : Hướng dẫn thực hành Bài 1 :Vẽ hình vuông có cạnh 4cm - Tính chu vi và diện tích hình vuông đó? GV cho HS vẽ hình trong vở, trên bảng lớp, nêu lại cách tính chu vi , diện tích hình vuông. Bài 2 : GV cho HS vẽ vào vở theo mẫu. GV cho HS đổi vở kiểm tra. Bài 3 : GV cho HS vẽ hình trong vở, vẽ lại hình trên bảng, nêu các bước vẽ hình vuông , kiểm tra độ dài và mối liên hệ về góc giữa hai đường chéo của hình vuông. HS chữa bài, đổi vở kiểm tra bài của bạn, báo cáo. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học. HS tự vẽ hình vuông, nêu cách vẽ, sau đó quan sát, phân tích, nhận biết * Các bước vẽ hình vuông là: - Vẽ đoạn thẳng CD = 3 cm. - Vẽ đường thẳng vuông góc với CD tại D, trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = CB = 3cm. Nối A với B ta được hình vuông ABCD. HS thực hành vẽ hình trong vở, 2 HS thi vẽ hình vuông trên bảng, nêu các bước vẽ. HS đổi vở, kiểm tra hình. - Chu vi hình vuông cạnh 4cm là : 4 x 4 = 16 ( cm) Diện tích hình vuông đó là: 4 x 4 = 16 (cm2) HS vẽ theo mẫu: * Đáp số : 24 cm. HS vẽ hình, nêu bước vẽ. - Hai đường chéo hình vuông có độ dài bằng nhau và vuông góc với nhau. C. Củng cố,dặn dò: - Nhận xét giờ học, rèn kĩ năng vẽ hình vuông theo số đo cạnh cho trước. - Chuẩn bị giờ sau : Luyện tập Tiết 3: KHOA HỌC Ôn tập : Con người và sức khoẻ ( SGK/tr 38). 1. Mục tiêu: - Củng cố , hệ thống kiến thức về sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường, các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng. - Rèn kĩ năng thực hành tổng hợp kiến thức. - Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. * Điều chỉnh : Không yêu cầu HS trang trí bảng thức ăn. 2.Chuẩn bị: cờ nhỏ, phiếu ghi tên thức ăn. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra: - Câu hỏi nội dung bài học tiết trước. B. Bài mới: a, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu giờ học. b, Nội dung chính: HĐ1 : Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng? GV cho HS chia nhóm ngẫu nhiên, tổ chức thi trả lời câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, nhóm nào có tín hiệu cờ trước, nhóm đó dành quyền trả lời trước ( câu hỏi 1, 2 /tr 38). HĐ2: Thực hành trò chơi đi chợ: GV cho HS lập nhóm gia đình, đi chợ theo yêu cầu các bữa ăn. HS chọn thức ăn ghi trong phiếu , kiểm tra về chất lượng, giá cả. VD : Thịt tươi có màu như thế nào? ( không bắt buộc với tất cả cácđối tượng HS) - Giá mua 3 lạng là bao nhiêu?... HĐ 3 : Tự đánh giá về chế độ dinh dưỡng của bản thân và gia đình. GV cho HS đánh giá về chế độ dinh dưỡng của bản thân và gia đình, hướng điều chỉnh ( HS KG). HS TLCH dựa vào nội dung đã học. HS nghe, xác định yêu cầu giờ học, mục tiêu của từng hoạt động. HS tham gia thi theo nhóm ngẫu nhiên. HS lấy cờ làm tín hiệu xin trả lời, nhóm nào trả lời đúng sẽ dành điểm, nếu trả lời sai, nhóm sau có quyền trả lời tiếp.... VD : Câu 1 : ..lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường, thải ra ngoài môi trường chất thừa, chất cặn bã.... HS thực hành đóng vai nhóm gia đình, người đi chợ, người bán hàng.... VD : + A : Chị ơi , cho tôi mua mớ rau muống? + B : ( hai tay đưa mớ rau) : Của chị hết 500 đồng..... HS kiểm tra các thức ăn mua theo số người và tính hợp lí về dinh dưỡng trong bữa ăn. HS có thể góp ý với nhau về cách lựa chọn và mua thức ăn phù hợp....dựa trên kiến thức về dinh dưỡng thực tế của các em. C. Củng cố, dặn dò: : - GV cho HS nêu cách chăm sóc người bị bệnh. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau : Phòng tránh nạn đuối nước. Tiết 4: SINH HOẠT Sinh hoạt lớp 1. Mục tiêu: - Đánh giá kết quả học tập, hoạt động tuần 9, đề ra phương hướng hoạt động tuần 10. - Rèn kĩ năng tự quản, nêu ý kiến. - Giáo dục ý thức học tập, xây dựng tập thể tiến bộ. 2. Nội dung: a, Lớp trưỏng nêu yêu cầu chung, tổ chức cho các tổ báo cáo, các cá nhân nêu ý kiến sau đó tổng hợp chung: * Ưu điểm: - Thực hiện nghiêm túc nề lếp lớp học, tham gia tích cực mọi hoạt động tập thể do nhà trường đề ra. - Tổ chức tốt hoạt động tập thể : văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc, nề nếp học tập có nhiều tiến bộ. - Tham gia hoạt động múa hát tập thể sân trường, lao động, vệ sinh trường lớp. - Phát huy vai trò , tinh thần đoàn kết, tự giác, tích cực trong học tập . - Nhiều HS học tập tiến bộ, hăng hái phát biểu xây dựng bài : Phúc, Hùng, Thoa, Thảo. - Thanh toán song tiền trông giữ xe đạp, tiền đồng phục. * Tồn tại: - Một số HS chưa thực sự tích cực trong học tập, chữ viết chưa sạch đẹp, viết còn sai chính tả, sai mẫu như : Bùi Quang Vinh, Phạm Văn Phương, Bùi Thị Lan Hương. - Thực hiện truy bài đầu giờ chưa thật hiệu quả. - Một số HS chưa chú ý học, tiếp thu chậm, không làm bài tập như : Vinh, Sơn, Ngọc Long, Lan Hương.. - Một số HS còn quên sách vở nhiều lần : Ngọc Long, Tiến, Vinh, Sơn. b, Phương hướng: - Khắc phục tồn tại, phát huy các mặt mạnh đã đạt được. - Tiếp tục thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11. - Tích cực tham gia hội học, hội giảng. -Thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, bảo vệ của công, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp. - Tham gia giao thông an toàn. - Tích cực học tập, nâng cao chất lượng toàn diện, ôn lại kiến thức cũ chuẩn bị tốt thi chất lượng giữa kì, rèn chữ viết đúng mẫu, viết đều đẹp. - Chuẩn bị tốt cho cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, vẽ tranh tặng thầy cô. c, Nhận xét chung: GV nêu những yêu cầu chung, nhắc nhở HS rèn luyện trong học tập và tu dưỡng đạo đức. Chiều : Tiết 1: TOÁN ** Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 1. Mục tiêu: - Giúp HS ôn tập về cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - Rèn và nâng cao kĩ năng thực hành giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số : đọc, phân tích đề toán, tóm tắt bài toán, giải toán. - Giáo dục ý thức học tập tự giác, tích cực. 2. Chuẩn bị: Bài ôn tập. 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học HS nghe , xác định yêu cầu giờ học HĐ2 : Định hướng nội dung luyện tập. - Nêu cách giải toán dạng tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số? - Vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các bài tập có liên quan về tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số . HĐ3 : Tổ chức cho HS thực hành, chữa bài. Bài 1 : Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 100, hiệu của chúng bằng 20. - Số tìm được là số chẵn hay số lẻ? Vì sao? GV cho HS làm trong vở, chữa bài, nêu lại cách làm. Bài 2 : a,Tìm hai số chẵn liên tiếp có tổng là 250? * Gợi ý (HS TB- yếu). - Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? b, Tìm số chẵn có tổng bằng 120 , biết ở giữa chúng còn có 3 số chẵn nữa. ( HS KG làm thêm yêu cầu này). Bài 3 :Tìm hai số biết trung bình cộng của chúng bằng 64, hiệu của chúng là số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số? GV cho HS nêu các bước thực hiện yêu cầu bài toán : +Tìm tổng của hai số. + Hiệu của hai số. GV cho HS vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, giải toán. Bài 4 : Trung bình cộng của ba số là 46, hiệu của số thứ hai và số thứ nhất bằng hiệu của số thứ bavà số thứ hai và bằng 7. Tìm 3 số đó biết số thứ ba là số lớn nhất. HS nghe, xác định yêu cầu cần thực hiện, thực hành giải toán. - Cách 1 : Số lớn = (Tổng + Hiệu ) : 2 Số bé = Số lớn – Hiệu ( hoặc Tổng – Số lớn) - Cách 2 : Số bé = (Tổng – hiệu ) : 2 Số lớn = Số bé + Hiệu (hoặc Tổng – Số bé). HS thực hành đọc, phân tích đề, tóm tắt và giải toán. VD : Bài 1 : ? 20 100 ? Số thứ nhất là : ( 100+20) : 2 = 60. Số thứ hai : 60 – 20 = 40 Số tìm được là số chẵn vì chữ số tận cùng là số 0. Bài 2 :a, - Hai số chẵn liền nhau hơn kém nhau 2 đơn vị. b, - Hiệu của hai số mcần tìm là 8 (vì giữa chúng còn 3 số chẵn nữa). Cách tìm hai số (tương tự bài 1). Bài 3 : - Tổng của chúng là: 64 x 2= 128 - Hiệu của hai số đó là 10 (số tự nhiên nhỏ nhất có hai chữ số). Cách tìm 2 số...(tương tự bài1). * Kết quả : Số lớn là : 69 ; số bé là :59. HS KG chữa bài. ST1: 7 ST2: 46 x3 =138 ST3: 7 Cách giải toán tương tự với bài toán 1. 4. Củng cố, dặn dò : - Ôn bài. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2 : NGOẠI NGỮ ( Giáo viên chuyên dạy) Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. Khéo tay hay làm : Món quà tặng cô. 1. Mục tiêu:- Giúp HS biết lựa chọn vật liệu và làm được một món quà nhỏ để tặng cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. - Rèn luyện dôi bàn tay khéo léo , sự sáng tạo. - Giáo dục ý thức tôn trọng và biết ơn thầy cô, biết tận dụng những vật liệu đơn giản trong cuộc sống để tạo nên những sản phẩm đẹp. 2. Chuẩn bị: Giấy màu, keo dán, bìa cứng, cuộn len... 3. Hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1 : GV nêu yêu cầu giờ học, tổ chức cho HS tham gia hoạt động tập thể. *Văn nghệ theo chủ đề : Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (2, 3 bài). ** Khéo tay hay làm: GV kiểm tra vật liệu HS đã chuẩn bị. GV giới thiệu những sản phẩm thủ công đơn giản trong chương trình học ở lứop 1, 2, 3, hoặc qua chương trình góc sáng tạo , nêu yêu cầu giờ học, khích lệ tinh thần và ý tưởng sáng tạo của các em. - Nêu món quà em định làm? GV tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu giờ học.( có thể cho HS làm theo nhóm nếu các em có chung ý tưởng). GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và giới thiệu về ý nghĩa quà tặng của mình. HS tập tổ chức HĐ tập thể, giới thiêụ chơng trình, cùng tham gia. HS hát bài hát yêu thích, có thể nêu cảm nhận về bài hát đó. - HS báo cáo. VD : Chùm hoa giấy, lẵng hoa, lọ hoa, búp bê bằng len. - ...tranh chân dung cô giáo, nặn, hộp quà, thiếp chúc mừng.... HS nêu ý tưởng của mình. HS thực hành theo nhóm hoặc cá nhân. HS trưng bày sản phẩm, giới thiệu về ý nghĩa của quà tặng. HS tập nói lời chúc mừng. 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét tinh thần chuẩn bị của các tổ. -Chuẩn bị hoạt động tập thể tuần sau:Vẽ tranh theo chủ đề:Em yêu cô giáo.
Tài liệu đính kèm: