Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN

Tiết 1: Thể dục:

Đ 17: Động tác chân. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.

I, Mục tiêu:

- Thực hiện được động tác vươn thở,tay và bước đàu biết cách thực hiện động tác chân

- Trò chơi :biết cách chợ và tham gia được trò chơi

- D/K : cá nhân,cả lớp

II, Địa điểm, phương tiện:

- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị 1-2 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát.

III, Nội dung, phương pháp.

1, Phần mở đầu.

- G.v nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện.

- Tổ chức cho h.s khởi động.

- Chơi trò chơi tại chỗ.

2, Phần cơ bản:

a. Bài thể dục phát triển chung.

- Ôn động tác vươn thở:

- Ôn động tác tay:

- Ôn cả hai động tác vươn thở và tay:

- Học động tác chân:

- Thực hiện phối hợp cả ba động tác:vươn thở, tay, chân.

- Tổ chức cho h.s thi đua thực hiện các động tác.

 

doc 18 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Chuẩn KTKN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9.
Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2009
 (Đ/c Tr ần Văn Thăng soạn gi ảng)
Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Thể dục: 
Đ 17: Động tác chân. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
I, Mục tiêu:
Thực hiện được động tác vươn thở,tay và bước đàu biết cách thực hiện động tác chân
Trò chơi :biết cách chợ và tham gia được trò chơi
D/K : cá nhân,cả lớp
II, Địa điểm, phương tiện:
Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Chuẩn bị 1-2 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát.
III, Nội dung, phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu.
- G.v nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho h.s khởi động.
- Chơi trò chơi tại chỗ.
2, Phần cơ bản:
a. Bài thể dục phát triển chung.
- Ôn động tác vươn thở:
- Ôn động tác tay:
- Ôn cả hai động tác vươn thở và tay:
- Học động tác chân:
- Thực hiện phối hợp cả ba động tác:vươn thở, tay, chân.
- Tổ chức cho h.s thi đua thực hiện các động tác.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi.
- Tổ chức cho h.s chơi.
3,Phần kết thúc:
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung tập luyện.
- Nhận xét tiết học.
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
2-3 phút
18-22 phút
14-15 phút
2-3 lần
2-3 lần
2 lần
4-5 lần
2-3 lần
4-5 phút
4-6 phút
- H.s tập hợp hàng.
 * 
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * * 
- H.s ôn các động tác bài thể dục.
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
- H.s chú ý theo dõi g.v hướng dẫn động tác, học động tác mơi.
- H.s thực hiện phối hợp cả ba động tác.
- H.s chơi trò chơi.
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
 * * * * * * * *
.
Tiết 2: Chính tả
Đ9: Nghe - viết: Thợ rèn.
I, Mục đích yêu cầu:
Nghe viết đúng bài chính tả trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ
 Làm đúng các bài tập chính tả do GV chọn
Hs biết yêu thương và quý trọng nghề thợ rèn
II, Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ.
HS : VBT
D/K : cá nhân,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1, Kiểm tra bài cũ:
- G.v đọc một số từ để h.s viết.
- Nhận xét.
2, Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
- G.v đọc bài Thợ rèn.
- G.v lưu ý học sinh các từ dễ viết lẫn.
- Quai búa là gì?
- Tu là gì?
- Bài thơ cho ta biết những gì về nghề thợ rèn?
- Lưu ý cách trình bày bài thơ.
- G.v đọc cho h.s nghe - viết bài.
- G.v đọc bài để h.s soát lỗi.
- Thu một số bài chấm, nhận xét, chữa lỗi.
c. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2a: l hay n?
- Tổ chức cho h.s làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện viết thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- H.s chú ý nghe.
- H.s nêu.
- Nói lên sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
- H.s chú ý nghe để viết bài.
- H.s soát lỗi.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài:
Năm gian nhà cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bang trăng loe.
____________________________________
Tiết 3: Toán
Đ 42: hai đường thẳng song song.
I .Mục tiêu:
Có biểu tượng về hai đường thẳng song song
Nhân biết được hai đường thẳng song song
HS biết tìm xung quanh các đường thẳng song song
II. Chuẩn bị :
GV : Thước thẳng và ê ke.
HS :Thước thẳng và ê ke
D/K : cả lớp ,cá nhân
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1, Kiểm tra bài cũ:
- Nhận dạng hai đường thẳng vuông góc và nêu tên các cặp cạnh vuông góc.
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. GV giới thiệu hai đường thẳng song song.
- Vẽ hình chữ nhật ABCD
- Kéo dài hai cạnh đối diện về hai phía.
- Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau.
- Tìm các hình ảnh hai đường thẳng song song?
- G.v vẽ hai đường thẳng song song.
c. Thực hành:
Bài 1:
a, Hình chữ nhật ABCD.
b, Hình vuông MNPQ 
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
ABEG, ACDG, BCDG là hình chữ nhật.
Cạnh BE song song với những cạnh nào?
-
 Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
-Nêu tên cặp cạnh song song với nhau.
- Nêu tên cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Nhận xét, chữa bài.
3, Củng cố, dặn dò.
- Xác định hai đường thẳng song song.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
 A B
 D C
- H.s lấy ví dụ hai đường thẳng song song trong thực tế.
 A B
 D C
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài.
- H.s nêu yêu cầu của bài.
BE song song với
AB,BD A B 
 G E D
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài.
____________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu:
Đ17: Mở rộng vốn từ : ước mơ.
I, Mục đích yêu cầu:
Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ ; 
bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước;bằng tiếng mơ,ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó(BT3),nêu được VD minh họa về một loại ước mơ (BT4),
HS khá giỏi hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm (BT4)
II. Chuẩn bị :
GV : Phiếu bài tập 2,3. Từ điển
HS : VBT
D/K : nhóm 4,cá nhân,nhóm 2,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Ví dụ.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm trong bài Trung thu độc lập những từ ngữ cùng nghĩa với ước mơ.
- Nhận xét.
- Mơ tưởng có nghĩa như thế nào?
- Mong ước có nghĩa?
Bài 2:Tìm thêm những từ cùng nghĩa với ước mơ.
Cho Hs trình bày
- Nhận xét.
Bài 3: Ghi thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá.
( các từ ngữ: đẹp đẽ, viển vông, cao cả, lớn, nho nhỏ, kì quặc, dại dột, chính đáng.
- Cả lớp và GV nhân xét
Bài 4: Nêu ví dụ minh hoạ về mỗi loại ước mơ nói trên.
- Nhận xét.
Bài 5:
- Hiểu các thành ngữ như thế nào?
- Nhận xét.
- Yêu cầu học thuộc lòng các thành ngữ đó.
3. Củng cố, dặn dò.
- Ghi nhớ các từ cùng nghĩa với ước mơ.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s đọc lại bài Trung thu độc lập.
- H.s thảo luận nhóm 4 tìm các từ cùng nghĩa với ước mơ: mơ tưởng, mong ước.
- H.s giải nghĩa từ.
- Hs viết vào VBT
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- các từ cùng nghĩa với ước mơ: 
a, M: ước muốn b, M: mơ ước.
ước ao, ước mong mơ tưởng, mơ mộng
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s làm bài tập,trình bày
+ Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả,
+ Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ, 
+ Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột,
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s lấy ví dụ.
- H.s nêu yêu cầu.
- H.s đọc các thành ngữ.
- H.s trao đổi nhóm 2 về ý nghĩa của các thành ngữ,trình bày
- H.s đọc thuộc các thành ngữ.
..
 Tiết 5 : Âm nhạc:
Đ 9: Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh
I. Mục tiêu:
Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca
 Hs hất kết hợp tập biểu diễn bài hát
biết thể hiện tình cảm thông qua bài hát.
II, Chuẩn bị:
GV : Một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
HS : SGK
D/K : Cả lớp ,cá nhân, tổ
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1, Phần mở đầu:
- Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh.
2, Phần cơ bản:
* Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh.
- Chia lớp làm 4 tổ
- Tổ chức hát, biểu diễn động tác phụ hoạ.
+ Động tác 1: động tác phi ngựa.
+ Động tác 2: tay trái dưa ra trước sang trái, tay phải đưa ra trước sang phải.
+ Động tác 3: động tác phi ngựa.
3, Phần kết thúc:
- Đọc bài TĐN 2 lần.
- Luyện đọc thêm ở nhà.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- H ghi bài.
- Hs chia tổ để ôn.
- Hs hát kết hợp động tác phụ hoạ.
- Cho Hs trình bày theo tổ,cá nhân,cả lớo và GV nhận xét
...
 Thứ tư ngày 21 tháng 20 năm 2009
 ( Nghỉ công BD HSG 
 Đ/c Thăng soạn giảng)
...
 Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Thể dục:
Đ 18: Động tác lưng – bụng. 
Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
I, Mục tiêu:
Thực hiện được động tác lưng- bụng của bài thể dục phát triển chung
 Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời ,biết cách chơi và tham gia được trò chơi
Biết
II, Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Chuẩn bị 1-2 còi, phấn kẻ vạch xuất phát, vạch đích.
D/K : tổ ,cả lớp
III, Nội dung, phương pháp.
Nội dung
1, Phần mở đầu:
- Gv nhận lớp, phổ biến, nội dung yêu cầu tập luyện.
- Tổ chức cho hs khởi động.
- Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2, Phần cơ bản:
a. Bài thể dục phát triển chung:
- Ôn các động tác: vươn thở, tay, chân.
- Học động tác lưng – bụng
- Ôn cả 4 động tác.
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời.
- Tổ chức cho hs chơi.
\
3, Phần kết thúc.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát một bài.
- Thực hiện một số động tác thả lỏng.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
Định lượng
6-10 phút
1-2 phút
2-3 phút
2-3 phút
18-22 phút
12-14 phút
3-4 phút
7-8 phút
1-2 lần
5-6 phút
4-6 phút
Phương pháp tổ chức
- Hs tập hợp hàng.
 *
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
- Gv điều khiển cho hs ôn tập.
- Cán sự lớp điều khiển.
- Gv theo dõi sửa động tác cho hs.
- Gv làm mẫu động tác.
- Gv phân tích động tác.
- Hs theo dõi, thực hiện động tác theo tổ
- Hs ôn tập, thực hiện phối hợp cả 4 động tác.
- Gv hướng dẫn cách chơi.
- Hs chơi trò chơi.
- Hs thực hiện động tác thả lỏng.
 * 
 * * * * * * * * * 
 * * * * * * * * *
Tiết 2: Luyện từ và câu:
Đ16 : động từ
I.Mục đích yêu cầu:
Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động trạng thái,trạng thái của sự vật : người ,sự vật hiện tượng)
Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ
II, Đồ dùng dạy học :
GV: Bảng phụ ghi bài tập 3.
HS : VBT
D/K : Nhóm 4,cá nhân ,cả lớp,nhóm 2
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Bài tập 4 - Ước mơ:
- Xác định danh từ chung,riêng có trong bài
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
Bài tập 1,2:
- Tìm các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ, thiếu nhi, chỉ trạng thái của các sự vật.
- Các từ chỉ trạng thái, hoạt động của người, sự vật được gọi là động từ.
- Động từ là gì?
c. Ghi nhớ: sgk.
- Lấy ví dụ động từ.
d. Luyện tập:
Bài 1: Viết tên các hoạt động thường làm ở nhà, trường, gạch dưới các động từ.
- Nhận xét.
Bài 2: Gạch dưới động từ trong các đoạn văn dưới đây.
Nhận xét.
Bài 3: Trò chơi: Xem kịch câm.
- Chia hs làm hai nhóm.
- Tổ chức cho hs chơi:
Nhóm 1: Thể hiện hoạt động, làm động tác.
Nhóm 2: Nói tên hoạt động, động tác của hoạt động và động tác mà nhóm 1 thể hiện.
- Lưu ý: Gv gợi ý chủ đề, đề tài cho hs.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
3, Củng cố, dặn dò:
- Động từ là gì?
- Viết 10 đ ... n.
- H.s tham gia thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
.............................................................................................................
Tiết 5: Kĩ thuật
Đ 9: Khâu đột thưa. ( Tiếp theo).
I, Mục tiêu:
H.s biết cách khâu đột thưa, ứng dụng của khâu đột thưa.
 Khâu được các mũi khâu đột thưa,các mũi khâu có thể chưa đều nhau.Đường khâu có thể bị dúm
Hs khá giỏi biết tự khâu vá cho mình
II. Chuẩn bị :
Gv : Bộ khung khâu thêu
Hs ; Bộ khung khâu thêu
D /K : Cá nhân,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng vật liệu của học sinh.
- Nhận xét.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. H.s thực hành khâu đột thưa:
- Yêu cầu nêu lại các bước khâu đột thưa.
- G.v nhận xét, củng cố kĩ thuật khâu:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- G.v nhắc lại một số lưu ý khi khâu.
- G.v quan sát, theo dõi, uốn nắn h.s trong khi thực hành.
c. Đánh giá kết quả học tập của h.s:
- Tổ chức cho h.s trưng bày sản phẩm.
- G.v nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Đường dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu theo đường dấu.
+ Đường khâu thẳng không bị dúm.
+ Mũi khâu tương đối bằng và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- G.v nhận xét đánh giá sản phẩm của h.s.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét chung phần thực hành của h.s.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- H.s nêu.
- H.s ôn lại các bước khâu đột thưa.
- H.s thực hành khâu đột thưa
- H.s trưng bày sản phẩm.
- H.s theo dõi các tiêu chuẩn đánh giá.
- H.s tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn
Đ18: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
I, Mục đích yêu cầu:
xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi,vai trong trao đổi
Lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt mục đích.
Hs kha giỏi bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ,cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục
II, Đồ dùng dạy học:
Gv : Bảng phụ viết sẵn đế bài.
Hs : VBT
D/K : Cặp,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Yết Kiêu đã chuyển lời thoại từ kịch sang lời kể.
- Nhận xét,cho điểm
2. dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn phân tích đề bài.
- Gv đưa ra đề bài như sgk.
- Hướng dẫ hs xác định trọng tâm và yêu cầu của đề.
c. Xác định mục đích trao đổi.
- Gợi ý sgk.
- Nội dung trao đổi là gì?
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
d. Thực hành trao đổi ý kiến.
- Tổ chức cho hs trao đổi theo cặp.
- Gv theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- tổ chức cho hs thi trao đổi trước lớp.
- Gv đưa ra các tiêu chí nhận xét:
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ có phù hợp không?...
- Bình chọn cuộc trao đổi hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi trao đổi ý kiến cần lưu ý điều gì?
- Viết lại cuộc trao đổi ý kiến vào vở.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- Hs kể chuyện.
- Hs đọc đề bài. 
- xác định yêu cầu của bài.
- Hs đọc các gợi ý sgk.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm môn năng khiếu của em.
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn thắc mắc anh chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng.
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
- Hs nối tiếp nêu nguyện vọng mình lựa chọn.
- Hs thực hành đóng vai để trao đổi ý kiến theo cặp.
- Một vài cặp thể hiện trước lớp.
- Hs xem tiêu chuẩn đánh giá nhận xét
- hs cùng nhận xét, đánh giá phần trao đổi ý kiến của các nhóm.
..........................................................................
Tiết 2: Toán
Tiết 44: Thực hành vẽ hình chữ nhật, Thực hành vẽ hình vuông.
I, Mục tiêu:
Hs nắm được cách vẽ hình vuông và hình chữ nhật
Hs biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật, một hình vuông biết độ dài hai cạnh cho trước. 
Hs khá giỏi biết vẽ thành thạo hai hình trên
IIChuẩn bị : 
Gv :Thước kẻ, ê ke.
Hs : Thước kẻ , e ke
D/K : 
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ hai đường thẳng //
- Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
2. Dạy học bài mới:
a. * Vẽ hình chữ nhật chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
- Gv hướng dẫn, vẽ mẫu.
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 4 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy AD = 2 cm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy BC = 2 cm.
+ Nối A với B. Ta được hình chữ nhận ABCD.
* Vẽ hình vuông cạnh 3 cm.
- Gv hướng dẫn cách vẽ: ta coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng 3 cm.
- Ta vẽ hình vuông đó như vẽ hình chữ nhật.
- Gv thao tác vẽ mẫu.
2.2, Thực hành:
Bài 1:
a, Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm.
b, Tính chu vi hình chữ nhật đó.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2:
a, Vẽ hình vuông cạnh 4 cm.
b, Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
- Chữa bài, nhận xét
Bài 3
a, vẽ hình chữ nhật ABCD có AB = 4 cm; BC = 3 cm.
b, AC = BD ?
- Nhận xét
Bài 4: Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5 cm. Kiểm tra hai đường chéo AC và BD :
a, Có vuông góc với nhau không?
b, Có bằng nhau không?
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn luyện tập thêm .
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- Hs chú ý theo dõi cách vẽ.
 A B 
 D C
 M N
 Q P
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs vẽ hình
 M N
 Q P
- Chu vi hình chữ nhật MNPQ là:
 ( 5+ 3) x 2 = 16 (cm)
- Hs nêu yêu cầu của bài.
a. Hs thực hiện vẽ hình vuông.
b. Chu vi của hình vuông đó là:
 4 x 4 = 16 ( cm)
 Diện tích hình vuông đó là:
 4 x 4 = 16 ( cm2)
- Hs nêu yêu cầu.
+ Hs vẽ hình.
+ AC = DC
Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hsvẽ hình vuông ABCD có cạnh bằng5cm.
- Hai đường chéo AC và BD có vuông góc với nhau.
- AC= B
......................................................................
Tiết 3: Khoa học
Đ 18: Ôn tập: con người và sức khoẻ.
I, Mục tiêu:
Giúp hs củng cố và hệ thống các kiến thức về :
Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
Hs khá giỏi có khả năng:
+ áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế.
Hs biết giữ vệ sinh ăn uống
II. Chuẩn bị : 
Gv : Phiếu câu hỏi ôn tập, phiếu ghi lại tên thức ăn, đồ uống hàng ngày 
Tranh, ảnh, mô hình hay vật thật về các loại thức ăn.( nếu có )
Hs : VBT
D / K: Cá nhân,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Hướng dẫn ôn tập:
a. Hoạt động1:Trò chơi:Ai nhanh ai đúng?
- Gv hướng dẫn hs chơi.
- Câu hỏi để trong hộp.
- Yêu cầu bốc thăm câu hỏi và trả lời.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 2: Tự đánh giá.
- Gv hướng dẫn: Tự đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+ Đã phối hợp các chất đạm, chất béo của động vật và thức vật chưa?
+ Đã ăn các thức ăn có chứa các loại vitamin và chất khoáng chưa?
- Gv đưa ra lời khuyên về các thức ăn thay thế: Sữa đậu nành, đậu nành,..
3, Củng cố, dặn dò:-
- Khái quát lại nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị tiết sau: ôn tập tiếp.
Học sinh
- Hs chú ý cách chơi.
- Hs chơi trò chơi: bốc thăm câu hỏi và trả lời.
- Hs có phiếu ghi tên các loại thức ăn nước uống của bản thân trong tuần qua.
- Hs tự đánh giá chế độ ăn uống của bản thân để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp, để đảm bảo sức khoẻ.
- hs biết dữ vệ sinh ăn uống
Tiết 4: Đạo đức
Đ 9: Tiết kiệm thời giờ.( tiết 1)
I, Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập ,sinh hoạt hàng ngày một cách hợp lí.
 Biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
Gv : Bộ thẻ 3 màu: xanh, đỏ, trắng, các câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
Hs : VBT
D /K: Nhóm 4,cả lớp
III, Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Kể chuyện: “ Một phút”
- G.v kể chuyện.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 4 theo nội dung câu hỏi sgk.
- G.v: Một phút đều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
c. Bài tập 2:
- Tổ chức cho h.a thảo luận nhóm 4.
- Yêu cầu: mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
- G.v kết luận chốt lại cách làm đúng.
Bài tập 2:
- G.v đưa ra lần lượt các ý kiến, yêu cầu h.s bày tỏ ý kiến của mình thông qua màu sắc thẻ.
- Nhận xét.
- G.v kết luận: Việc làm đúng: d; việc làm sai: a,b,c.
* Ghi nhớ: sgk.
3. Củng cố dặn dò
- Liên hệ bản thân về việc sử dụng thời giờ.
- Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Chuẩn bị bài sau.
Học sinh
- H.s chú ý nghe kể.
- H.s thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi sgk.
- H.s thảo luận nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận nêu cách xử lí tình huống.
- H.s bày tỏ ý kiến sau mỗi một ý mà g.v đưa ra.
- H.s nêu ghi nhớ sgk.
.......................................................................
Tiết 5 :Sinh hoạt lớp
Tuần 9
I .Mục tiêu :
Hs nắm được những ưư nhược điểm của tuần 9
Đưa ra phương hướng cho tuần 10
Hs tìm hiểu được một số phong tục tập quán của địa phương
I .Nhận xét chung:
1 .lớp trưởng nhận xét ,các tổ trưởng nhận xét
2 .GV nhận xét chung
a. Ưu điểm:
Hầu hết các em đều có ý thức học tập, học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Đi học đầy đủ, đúng giờ.
Ngồi trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như bạn: Năm,Khăm,Kẻo ,Liệu
Thực hiện tốt các hoạt động tập thể.
Đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Tồn tại:
Chưa chú ý nghe giảng trong lớp còn hay nói chuyện
Một số Hs học toán còn chậm,lười học
Trong giờ thể dục hs còn tập chưa đúng động tác
Đeo khăn quàng chưa đầy đủ
Vệ sinh nhiều hôm còn chậm muộn
II, Phương hướng:
Học các bài hát và múa tập thể.
Tham gia lao động trồng cây xanh xung quanh trường học tạo cảnh quan sạch đẹp
Giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
Thực hiện tốt các chủ điểm chào mừng ngày 20/11
Thể dục vệ sinh nhanh nhẹn,xếp hầng ra vào lớp
Hăng hái phát biểu ý kiến xây dung bài
III. Tìm hiểu văn hóa địa phương:
cho Hs nói những phong tục tập quán của địa phương
cho hs nói mình đã làm gì để giữ gìn phong tục tập quán đó
GV nêu thêm cho hs,nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 Tuan 9 CKTKN.doc