Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. Mục tiêu:

- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 (Bản tổng hợp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Tập đọc 
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ 
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 
- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quý.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: Đôi giày ba ta màu xanh.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
* HĐ 1: Luyện đọc. 
- GV chia đoạn (2 đoạn).
- GV theo dõi kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng ( mồn một, cúc cắc,  ) và giải nghĩa từ: cây bông, thưa, kiếm sống, đầy tớ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 * HĐ 2: Tìm hiểu bài.
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
- Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con? 
* GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
* HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Nhận xét kết hợp hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm một đoạn trong bài.	
- GV đọc mẫu.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Bài văn cho biết Cương đã thuyết phục mẹ điều gì và kết quả ra sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị trước bài: Điều ước của vua Mi-đát.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi SGK. 
- 1 HS (K, G) đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2, 3 lượt).
- HS (TB, Y) phát âm.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời cá nhân.
- HS đọc đoạn 2, trao đổi theo cặp sau đó trả lời.
- HS đọc thầm lại toàn bài, thảo luận nhóm 4, nêu ý kiến. 
- HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài.
- Từng cặp HS luyện đọc. 
- Một vài HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS đọc theo cách phân vai.
- 2, 3 HS phát biểu.
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Kể chuyện 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1. Kiểm tra:
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài
- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và gạch dưới những từ quan trọng.
- Gợi ý kể chuyện:
 + Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện.
 + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp.
 + Những cố gắng để đạt ước mơ.
 + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được.
- Yêu cầu HS nói về hướng và đề tài mình xây dựng chuyện của mình.
- Đặt tên cho câu chuyện.
* HĐ 2: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe.
- 3 HS kể lại câu chuyện hoặc một mẫu chuyện về một ước mơ đẹp hoặc một ước mơ viễn vong.
- Đọc và gạch dưới các từ quan trọng: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của người thân, bạn bè em.
- 2 HS đọc to và cả lớp đọc thầm gợi ý 2 và các hướng gợi ý xây dựng cốt truyện.
- Nói về đề tài và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
- Đặt tên cho câu chuyện theo cặp và phát biểu trước lớp.
- HS kể chuyện theo cặp. 
- Cá nhân kể chuyện trước lớp và trả lời các câu hỏi của bạn.
- Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt.
Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Toán 
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG 
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II. Đồ dùng dạy học: 
- SGK, Thước thẳng. 
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra:
- GV vẽ một HCN và yêu cầu HS xác định các cặp cạnh vuông góc với nhau. 
- GV chữa bài, nhận xét. 
2. Bài mới:
* HĐ 1: Giới thiệu hai đường thẳng song song 
- GV vẽ lên bảng HCN. ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình trên bảng .
- GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài cạnh AB và cạnh DC của HCN. ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau . 
- Cho HS biết: 2 đường thẳng song song nhau không bao giờ cắt nhau. 
- GV yêu cầu HS tìm ra 2 đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
- GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song. 
 *HĐ 2: Luyện tập thực hành.
Bài 1: GV vẽ lên bảng HCN. ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
+ Ngoài cặp cạnh AB và DC, trong HCN. ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau? 
- GV vẽ lên bảng HV. MNPQ, yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song có trong hình vuông MNPQ. 
Bài 2 : GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE. 
Bài 3 a: GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài, trả lời câu hỏi. 
 3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Vẽ hai đường thẳng vuông góc. 
- 1 HS xác định.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nêu.
- HS theo dõi thao tác của GV . 
- HS nhắc lại.
- HS tìm và nêu.
- 1, 2 HS vẽ trên bảng. Cả lớp vẽ vào vở nháp.
- Quan sát hình vẽ, nêu miệng kết quả.
- HS nêu. 
- HS tìm và nêu.
-1 HS đọc.
- HS nêu cá nhân.
- Đọc đề bài và quan sát hình. 
- HS trả lời cá nhân.
- HS (K, G) trả lời hết BT 3.
Thứ ba, ngày 12 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Toán 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Vẽ được đường cao của một hình tam giác . 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Thước thẳng, ê ke. 
III. Hoạt động dạy học 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: GV vẽ lên bảng HCN. ABCD, yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song có trong HCN đó. 
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2. Bài mới:
* HĐ 1: Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. 
- GV vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB. Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. Điểm E nằm trên đường thẳng AB.
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ. 
- GV nhận xét và giúp đỡ HS còn chưa vẽ được.
* HĐ 2: Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác.
- GV vẽ lên bảng tam giác ABC 
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC. 
- GV giới thiệu đường cao trong tam giác.
* HĐ 3: Hướng dẫn thực hành. 
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó vẽ hình .
- GV nhận xét. 
Bài 2 : HD các bước như bài 1.
- GV nhận xét.
Bài 3 : HS khá, giỏi.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn thêm. 
- Chuẩn bị bài : Vẽ hai đường thẳng song song. 
- 1, 2 HS thực hiện.
- Theo dõi thao tác của GV . 
- HS làm việc cá nhân: vẽ vào vở. Vài HS vẽ trên bảng.
- HS dùng ê ke để vẽ. 
- HS nhắc lại.
- 3 HS lên bảng vẽ, mỗi em vẽ theo một trường hợp. HS cả lớp vẽ vào vở . 
- HS làm việc cá nhân.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên vẽ trên bảng. Cả lớp nhận xét.
Thứ tư, ngày 13 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Toán 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu:
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước và ê ke).
II. Đồ dùng dạy học: 
-Thước thẳng, ê ke. 
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Kiểm tra: Vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau tại E và vẽ một hình tam giác sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này.
- GV nhận xét. 
2. Bài mới:
* Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. 
- GV vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát .
- GV vẽ đường thẳng AB và lấy 1 điểm E nằm ngoài AB. 
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 
- GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với MN vừa vẽ. 
- Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB? 
- GV kết luận.
- GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và song song với đường thẳng AB (như SGK). 
* Hướng dẫn thực hành:
Bài 1: Nêu yêu cầu BT.
+ Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì ? 
Bài 2 : HS khá, giỏi.
- GV gọi HS đọc đề bài và vẽ lên trên bảng hình tam giác ABC. 
- GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng qua A song song với cạnh BC. 
- GV nhận xét.
Bài 3 : Yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình.
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD. 
- Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ ? 
- Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ. 
- GV nhận xét. 
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học. 
- Về nhà chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
- 2 HS lên bảng vẽ.
- Theo dõi thao tác của GV . 
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. 
- 1 HS lên bảng vẽ. HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS trả lời.
- Cả lớp theo dõi.
- HS trả lời.
-1 HS lên bảng vẽ hình, cả lớp vẽ vào vở nháp.
- HS đọc đề bài. 
- Làm việc cá ... 
RÚT KINH NGHIỆM
THỂ DỤC (Tiết 18)
ĐỘNG TÁC LƯNG – BỤNG
 TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I.MỤC TIÊU
-Ôn tập 3 động tác vươn thở, tay, chân. Học động tác lưng –bụng . 
-Biết cách chơi và tham gia được trò chơi “Con cóc là cậu ông trời “ 
 II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Trên sân trường 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
GV
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
x x x x x x x x
1/Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
-GV cho khởi động các khớp 
-Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh “
2/Phần cơ bản
-Bài tập thể dục phát triển chung
-Ôn động tác vươn thở, tay ,chân : (2 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp): 
-GV hô cho HS tập 3 động tác 1 lần, sau đó mời cánsự lên hô cho cả lớp tập , 
-GV quan sát để uốn nắn , sửa sai cho HS . 
-Học động tác lưng – bụng 
-GV nêu tên động tác , làm mẫu cho HS hình dung được động tác 
- Sau đó đứng trước , cùng chiều với HS , HS đứng hai tay chống hông để để tập các cử động của chân 2 – 3 lần . 
-Khi HS thực hiện tương đối thuần thục , thì GV cho HS tập phối hợp chân với tay . 
-GV tập cùng chiều với HS 1 – 2 lần , sau đó quay lại phía HS vừa hô kết hợp với nhắc động tác và quan sát HS tập . 
GV
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
x x x x 
-Lần tiếp theo, GV mời cán sự lớp lên vừa tập , vừa hô để cả lớp tập theo . Khi thấy HS tập tương đối thuộc bài , 
-Ôn cả 4 động tác đã học : 1 – 2 lần. 
-Trò chơi vận động “Con cóc cậu ông trời ”
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi . 
3/Phần kết thúc
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học.
-Giao bài tập về nhà
RÚT KINH NGHIỆM
An toàn giao thông (Tiết 3)
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. Mục tiêu:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
- HS biết vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể đi xe đạp ra đường phố.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp với nội dung sau:
- Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe đạp như thế nào?
- GV nhận xét KL: Xe đạp an toàn là loại xe tốt, phải đúng với độ cao của người đi xe và cỡ vành
Hoạt động 2: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đến trường.
- Những hành vi nào trong tranh đã vi phạm khi đi xe đạp?
- Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
GVKL: Đi bên tay phải, sát với lề đường, đi đúng hướng..
- HS thảo luận cặp.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
- HS trả lời cá nhân.
Tuần 9.
Tiếng Việt (1tiết) 
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng từ ghép, từ láy.
- HS biết đặt câu với từ ghép, từ láy tìm được.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập. Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
- GV nêu yêu cầu: Đọc lại bài tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh (TV 5, T.1, Tr.81).
Bài 1: a/ Tìm và viết ra tất cả các từ láy có trong bài tập đọc đó.
 b/ Tìm và viết ra 5 từ ghép có trong bài tập đọc đó.
- GV nhận xét, tuyên dương HS làm tốt.
Bài 2. Đặt 2 câu, một câu với 1 từ láy và một câu với 1 từ ghép vừa tìm ở BT 1.
- Lưu ý HS cách đặt câu, viết câu.
- GV nhận xét, đánh giá điểm cho HS.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm. 
HỌC SINH
- 2 HS nối tiếp nhau đọc đọc lại bài tập đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân vào vở. 3 HS làm ở bảng nhóm.
- Đính kết quả lên bảng. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài HS đọc bài làm của mình.
- HS chữa bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm.
- Làm bài cá nhân. Vài HS làm bài trên bảng.
- Một số HS đọc bài làm của mình. Cả lớp nhận xét, sửa bài. 
 . Tuần 9.
Toán (1tiết) 
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN – ĐỌC, VIẾT SỐ. 
I. Mục tiêu:
- Ôn đọc, viết số có nhiều chữ số.
- Luyện kỹ năng tính toán ở HS (nhanh, thành thạo). 
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập, bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
Bài 1. Đọc các số sau:
a) 42 570 300:.
b) 186 250 000: .
c) 3 303 003: ..
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Viết số gồm:
a) Mười chín triệu không trăm linh năm nghìn một trăm ba mươi.
b) Sáu trăm triệu không trăm linh một nghìn.
c) Một tỉ năm trăm triệu.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Đặt tính rồi tính:
a) 769564 + 40526 b) 39700 – 9216
c) 2345 x 9 d) 1085 : 5
- GV lưu ý HS cách trình bày bài làm.
Bài 4. Một xã tổ chức tiêm phòng bệnh cho trẻ em. Lần đầu có 2465 em tiêm phòng bệnh, lần sau có ít hơn lần đầu 386 em tiêm phòng bệnh. Hỏi cả hai lần có bao nhiêu em đã tiêm phòng bệnh?
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại các bài toán đã làm. 
HỌC SINH
- 1 HS nêu đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau đọc số (mỗi em đọc một số), ghi trên bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
- HS làm cá nhân vào vở, 2 HS làm bài ở bảng nhóm.
- Đính bảng nhóm, HS khác nhận xét bài làm của bạn. Cả lớp đối chiếu kết quả, sửa bài.
- Làm cá nhân vào vở, 4 HS nối tiếp nhau làm trên bảng lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
- Đọc bài toán, làm bài cá nhân vào vở. 1 HS làm ở bảng nhóm, đính kết quả.
- Nhận xét, sửa sai.
. Tuần 9.
Tiếng Việt (ôn) 
 ÔN TLV: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN.
I. Mục tiêu:
- HS biết dựa vào nội dung bài tập đọc “Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca” và gợi ý của GV kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ.	
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
1. HĐ 1: Hướng dẫn phân tích đề.
- GV ghi đề bài lên bảng, gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài tập đọc.
- GV đính bảng phụ ghi phần gợi ý lên bảng.
2. HĐ 2: HS thực hành kể.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- GV theo dõi, giúp nhóm có HS (TB, Y).
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh câu chuyện và ghi vào vở.
HỌC SINH
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- 1 HS (K, G) kể mẫu trước lớp.
- HS làm việc nhóm 4.
- Đại diện vài nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét.
Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2010. Tuần 9.
Tự chọn
 ÔN: ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhớ lại và khắc sâu kiến thức qua các bài địa lí đã học (từ bài 5 đến bài 8).
II. Chuẩn bị: 
- Các phiếu thăm ghi câu hỏi. Phiếu trò chơi dành cho các nhóm.
III. Hoạt động dạy học: 
 GIÁO VIÊN
1. HĐ 1: Củng cố kiến thức.
- Tổ chức cho HS ôn tập theo hệ thống các câu hỏi sau:
+ Tây Nguyên có các cao nguyên nào?
+ Trình bày đặc điểm về khí hậu ở Tây Nguyên.
+ Mô tả nhà rông và các hoạt động lễ hội ở Tây Nguyên.
+ Hoạt động sản xuất chính của người dân ở Tây Nguyên là gì? 
+ Kể tên cácloại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
+ Người dân ở Tây Nguyên lợi dụng sức nước để làm gì? 
+ Kể tên các loại rừng ở Tây Nguyên.
+ Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào? 
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
2. HĐ 2: Trò chơi “Ô chữ kì diệu”
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
- Thông báo luật chơi.
- Theo dõi, hổ trợ nhóm gặp khó khăn.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng, nhanh.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
HỌC SINH
- Từng HS xung phong lên bốc thăm để trả lời câu hỏi (mỗi em trả lời một câu).
- HS cả lớp theo dõi, nhận xét hoặc có ý kiến bổ sung.
- HS theo dõi, nắm cách chơi, luật chơi.
- HS thảo luận theo nhóm 6.
- Các nhóm tiến hành chơi trong nhóm.
- Các nhóm đính kq.
Tuần 9.
Toán (2tiết) 
LUYỆN TẬP VỀ ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG.
I. Mục tiêu:
- Luyện kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng.
- Vận dụng để giải các bài toán có liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. 
- Luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị: 
- Hệ thống bài tập. Bảng nhóm.	
III. Hoạt động dạy học: 
GIÁO VIÊN
Bài 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 1dag =g 1km =m
 3 dag =.g 7km =.m
 4kg = ..hg 32km =.m
 3kg 600g =.g 2km 5m =.m
 3kg 60g =.g 2km 50m =..m
- Theo dõi, giúp HS gặp khó khăn.
- HD chữa bài.
Bài 2. Tính:
270g + 795g = 562dag x 4 =
836dag – 172 dag =. 924hg : 6 =
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3. Điền dấu vào chỗ chấm:
5 tấn .. 35 tạ 5 tấn  30 tạ : 6
2 tấn 70kg.2700kg 200kg x 3 . 6tạ
650kg .6 tạ rưỡi 9 tạ 5kg...95kg
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4. 
Cô Mai có 2kg đường, cô đã dùng số đường đó để làm bánh. Hỏi cô Mai còn lại bao nhiêu gam đường?
+ Muốn biết số đường còn lại là bao nhiêu, ta phải biết gì?
+ Tìm số đường cô Mai đã dùng, làm tính gì? 
+ 
- Nhận xét, sửa bài.
* Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng.
HỌC SINH
- HS làm bài cá nhân.
- Mỗi lượt 2 HS lên bảng làm bài.
- Kiểm tra, đối chiếu kết quả để sửa sai (nếu có).
- HS làm cá nhân, mỗi lượt 2 HS làm trên bảng.
- Vài HS nêu miệng kết quả.
- HS làm bài cá nhân (1 cột)
- HS (K, G) làm hết bài 3. 
- Mỗi lượt 2 HS làm trên bảng.
- Đối chiếu kết quả, sửa sai (nếu có).
- 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm.
- Cá nhân trả lời.
- Làm cá nhân vào vở, 1 HS làm ở bảng nhóm.
- Đính KQ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_9_nam_hoc_2010_2011_ban_tong_hop_2_cot.doc