Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Vui

Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Vui

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( làm hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).

2. Kĩ năng :- Nhận diện được hai đường tẳng song song

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Thước thẳng và ê ke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiẻm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra VBT của HS

2. Dạy bài mới

2.1.Giới thiệu bài (1 phút)

2.2. Giới thiệu hai đường thẳng song song (10 phút):

- GV vẽ một hình chữ nhật ( ABCD) lên bảng. Kéo dài về phía hai cạnh đối diện nhau. Tô màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết: " Hai đường thẳng AB và CD và hai đường thẳng song song với nhau".

- Tương tự, kéo dài hai canh AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.

- GV cho HS nhận thấy: "Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau".

- GV cho HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta.

- GV vẽ hình ảnh của hai đường thẳng song song, chẳng hạn AD và BC (như hình vẽ, không dựa vào hình chữ nhật) để HS "quan sát" và nhận dạng hai đường thẳng song song.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 292Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Vui", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
Hoạt động tập thể
Chào cờ
Toán
Tiết 41: Hai đường thẳng song song
i.Mục tiêu
1. Kiến thức:- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( làm hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).
2. Kĩ năng :- Nhận diện được hai đường tẳng song song 
ii. Đồ dùng dạy- học
- Thước thẳng và ê ke
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiẻm tra bài cũ (5 phút): GV kiểm tra VBT của HS
2. Dạy bài mới 
2.1.Giới thiệu bài (1 phút)
2.2. Giới thiệu hai đường thẳng song song (10 phút):
- GV vẽ một hình chữ nhật ( ABCD) lên bảng. Kéo dài về phía hai cạnh đối diện nhau. Tô màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết: " Hai đường thẳng AB và CD và hai đường thẳng song song với nhau".
- Tương tự, kéo dài hai canh AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.
- GV cho HS nhận thấy: "Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau".
- GV cho HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta.
- GV vẽ hình ảnh của hai đường thẳng song song, chẳng hạn AD và BC (như hình vẽ, không dựa vào hình chữ nhật) để HS "quan sát" và nhận dạng hai đường thẳng song song.
 	A	B
2.3. Thực hành (20 phút):
Bài 1:
A B
C D
a) Yêu cầu HS nêu được các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD, chẳng hạn:
Cạnh AB song song với cạnh CD, cạnh AD song song với canh BC
b, Yêu cầu HS nêu tương tự như trên với hình vuông MNPQ.
Bài 2:
 A B C
 G E D
 GV có thể gợi ý:
Giả thiết ( bài toán đã cho) các tứ giác ABEG, ACDG, BCDE là hình chữ nhật, điều đó có nghĩa là các cặp cạnh đối diện của mỗi hình chữ nhật song song với nhau. Từ đó ta có:
BE song song với cạnh AG và song song với cạnh CD.
Bài 3:
 M N
Q P
Yêu cầu HS nêu được cặp cạnh song song với nhau, các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong mỗi hình, chẳng hạn:
a) MN song songvới PQ.
b) MN vuông góc với MQ;
MQ vuông góc với PQ.
a) DI song song với GI
b) DE vuông góc với GE; DI vuông góc với IH; IH vuông góc với GH.
4. Củng cố dặn dò (3 phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 43
đạo đức
Bài 7: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Hiểu được cộng lao của các thày giáo, cô giáo đối với HS 
- HS phải kính trọng, biết ơn, yêu quí thày giáo, cô giáo .
2. Kĩ năng : Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thày, giáo cô giáo .
3. Thái độ : Luôn luôn có thái độ và hành động kính trọng và biết ơn các thày giáo, cô giáo .
II . Đồ dùng dạy học 
- SGK đạo đức 4.
- Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động
Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( trang 21 ) (10phút)
1. GV nêu tình huống 
2. HS dự đoán các tình huống có thể xảy ra .
3. HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn .
4.Thảo luận lớp về các cách ứng xử .
5. GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trong, biết n các thày giáo, cô giáo .
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi ( bài tập 1 - SGK ) (10phút)
 1. GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài 
 2. Từng nhóm HS thảo luận 
 3. HS lên chữa bài tập .Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
 4. GV nhận xét , đưa ra phương án đúng của bài tập 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập 2 - SGK ) (10phút)
 1.GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 2. Các nhóm thảo luận và làm việc .
 3. Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp bổ sung.
 4. GV kết luận : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thày giáo, cô giáo . Các việc làm a, b, d , đ, e , g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với thày giáo, cô giáo .
* Gọi một số HS đọc ghi nhớ .
3. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau : Bài 7 ( tiếp theo )
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Hiểu những từ mới trong bài .
- Hiểu nội dung ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu : Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quí .
2. Kĩ năng 
-- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phan biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
3. Thái độ : Trân trọng mọi nghề, luôn có ý thức lao động là vinh quang .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài : Đôi giày ba ta màu xanh . (5phút)
- Nêu đại ý của bài .
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (30phút)
a. Luyện đọc 
- GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng những tiếng : mồn một , kiếm sống , dòng dõi , quan sang ,phì phào ....
- Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b. Tìm hiểu bài 
- Đoạn 1 : 
? Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
- Đoạn 2 :
? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ? 
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? 
Đại ý : Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn để kiếm sống giúp gia đình .
c. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai .
- Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu .
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau : Điều ước của vua Mi- Đát .
- HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
- HS luyện đọc theo cặp .
- Một HS đọc cả bài .
- HS đọc thành tiếng đoạn văn
- HS đọc thầm đoạn văn còn lại 
- HS đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương .
- Thi đọc
Buổi chiều
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
Đề bài:
 Một buổi sáng tới trường, em nhìn thấy một cây non mới trồng bị bẻ ngọn. Cây non đã kể lại câu chuyện của nó với em, mong em chia sẻ nỗi buồn. Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
I. mục tiêu : Tiếp tục giúp HS
1. Kiến thức : Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện .
2. Kĩ năng : Biết tưởng tượng ra các sự việc diễn ra trong câu chuyện
II. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- GV kiểm tra 2 Gọi HS đọc bài văn kể chuyện ước mơ được gặp bà tiên của tiết trước.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
- GV mở bảng phụ đã viết đề bài lên bảng, hướng dẫn HS nắm chắc yêu cầu của đề:
+ GV gạch chân dưới các từ ngữ quan trọng của đề.
+ Gợi ý HS viết dàn ý (theo trình tự thời gian)
- Yêu cầu HS viết hoàn chỉnh vào vở.
- GV nhận xét, chấm điểm.
3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể lại câu chuyện cho người thân.
- HS thực hiện
- Một HS đọc đề bài . Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc
- HS làm bài, sau đó kể chuyện trong nhóm. Các nhóm cử người lên kể chuyện thi. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS viết vào vở
- Một vài HS đọc bài viết.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I- mục tiêu
1. Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh ước mơ.
2. Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ uức mơ và tìm ví dụ minh hoạ.
3. Hiểu được ý nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (5phút)
- Một HS sử dụng dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp.
- HS sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập (30phút)
 GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm thêm từ đồng nghĩa với từ ước mơ, thống kê vào vở.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày lên bảng lớp, đọc kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét. Gặp những từ chưa đúng, GV hướng dẫn cả lớp trao đổi, thảo luận. Sau đó, tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng.
Bài tập 3
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 4
- GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc để tìm ví dụ về những ước mơ.
- GV nhận xét.
Bài tập 5
- GV bổ sung để có nghĩa đúng.
3. Củng cố, dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, HTL các thành ngữ ở bài tập 4.
- HS thực hiện
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ, ghi vào sổ tay từ ngữ.
- HS phát biểu ý kiến, có thể kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS các nhóm tiếp tục làm bài vào vở.
- Đại diện mỗi nhóm trình bày trên bảng lớp.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Từng cặp HS trao đổi. Mỗi em nêu một ví dụ về một loại ước mơ.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS đọc yêu cầu của bài, từng cặp trao đổi.
- HS trình bày cách hiểu thành ngữ.
Kỹ thuật
Khâu đột mau (T1)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức : HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
2. Kỹ năng : Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu.
3. Thái độ : Rèn luyện tính kiên trì cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học 
- Vật liệu và dụng cụ : Một mảnh vải kích thước 20cmx30cm, len, kim khâu len, thước kẻ, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. (5 phút)
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1 phút)
2.2. Các hoạt động
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. (15 phút)
- GV giới thiệu mẫu khâu đột mau, HS quan sát trả lời câu hỏi về đặc điểm của mũi khâu đột mau.
- GV giới thiệu đường may bằng máy. HS quan sát so sánh sự giống và khác nhau của đường khâu đột mau và đường khâu bằng máy khâu.
- Kết luận về đặc điểm của đường khâu đột mau : ở mặt phải đường khâu các muũi khâu đột mau dài bằng nhau và nối liên tiếp nhau giồng như các mũi may bằng mày khâu . ở mặt trái , mũi khâu sau lấn lên 1/2 mũi khâu trước .
- GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm khâu đột mau .
- Hướng dẫn HS quan sát so sánh và rút ra nhận xét về độ khít ,độ chắc chắn của đường khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu đột mau với đường khâu ghép hai mép vaỉ bằng mũi khâu thường . Từ đó , GV nêu ứng dụng của khâu đột mau là khâu được đường khâu chắc , bền .
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật (15 phút)
- GV treo tranh qui trình khâu đột mau , và tranh qui trình khâu đột thưa , HS quan sát rút ra sự giống và khác nhau .
- H ...  động , trạng thái ...của người , sự vật , hiện tượng .
2. Kĩ năng:- Nhận biết được động từ trong câu 
3. Thái độ : Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học :- Bảng phụ 
iii. các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (5phút)
 2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Phần nhận xét (7phút)
- HS báo cáo KQ > GV nhận xét bổ sung .
- GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người , của vật . Đó là các động từ . Vậy động từ là gì ? 
2.3. Phần ghi nhớ (3phút)
- Gọi HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động , động từ chỉ trạng thái .
2.4. Phần luyện tập (18phút)
Bài tập 1 
- HS cùng GV nhận xét .
-Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất .
Bài tập 2 
- GV nhận xét , các nhóm bổ sung .
Bài tập 3 ( Tổ chức trò chơi xem kịch câm )
- Tìm hiểu yêu cầu của bài tập 
- Cho 2 HS chơi mẫu 
HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1
- HS hai nhìn bạn , nói to tên hoạt động . VD : Cúi
HS 2 bắt chước hoạt độngcủa bạn gái trong tranh 2
- HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động . VD : ngủ
- Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm .
+ GV nêu nguyên tắc chơi : Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau , lần lượt các bạn trong nhóm A làm động tác , lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng , nhanh tên hoạt động . Sau đó đổi vai cho nhau . Nhóm nào đoán đúng nhanh , có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc .
3. Củng cố - dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
- 1 HS lên bảng làm bài tập 4 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 và 2,lớp đọc thầm .
- HS làm việc theo cặp 
- HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm nhanh ra nháp 
- Hai HS lên bảng làm bài 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài .
- HS làm việc cá nhân trên VBT.
- Hai HS lên bảng làm bài .
- HS tiến hành chơi
Buổi chiều
Toán
Luyện tập: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt, 
hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS:
1. Kiến thức : - Cách xác định, cách vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song
2. Kĩ năng : - áp dụng vào làm các BT có liên quan.
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Hướng dẫn luyện tập (35 phút)
- Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập sau:	A
Bài 1: 
 Viết tên các góc nhọn, góc tù, 	
góc bẹt có trong hình bên
	B	C	D
Bài 2: Nêu tên các cặp đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song với nhau trong hình bên.
	A	M	B
	D	N	C 
Bài 3: Ghi tên các cặp cạnh song song và các cặp cạnh vuông góc với nhau trong hình bên
 A	M	B
	N	Q
Bài 4: 	D	P	C
 Vẽ một hình chữ nhật có hai cặp cạnh song song với nhau, hai cặp cạnh vuông góc với nhau.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. GV chấm, chữa bài	
3. Củng cố - dặn dò. (3phút)
- Nhận xét tiết học, nhắc HS về nhà ôn lại bài.
- HS làm vở lần lượt tất cả các bài tập.
- HS chữa bài, nhận xét.
Tự học
- Toán: Giải đáp các thắc mắc của HS. Rèn kỹ năng vẽ hình chữ nhật
- Tiếng Việt: - Tiếp tục luyện viết trong Vở luyện viết
Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006
Toán
Tiết 44 Thực hành vẽ hình vuông 
i. Mục tiêu
1. Kiến thức 
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
2. Kĩ năng 
- HS vẽ được hình vuông bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài một cạnh cho trước 
3. Thái độ : yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học 
- Thước kẻ và ê ke 
iii. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra VBT của HS	(5phút)
2. Dạy bài mới 
2.1. Vẽ hình vuông cạnh 3 cm. (10phút)
- GV nêu bài toán " Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm".
- Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3 cm, chiều rộng cũng bằng 3 cm. Từ đó, cách vẽ hình vuông cũng tương tự như cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
- Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm). 
* Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm.
* Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 A B
 D C
2.2. Thực hành (20phút)
Bài 1: a) Yêu cầu HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm.
b) HS tự tính được chu vi hình vuông là:
4 x 4 = 16 ( cm )
Tính diện tích hình vuông là:
4 x 4 = 16 (cm2)
Lưu ý: Tuy cùng số đo đơn vị là 16 nhưng đơn vị đo của chu vi là cm, đơn vị đo của diện tích là cm2.
 4 cm 
Bài 2: Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như trong SGK ( vẽ vào giấy có kẻ ô li).
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau: Tiết 47
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( tiếp theo )
I. Mục tiêu
1. Kĩ năng:- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên ( khai thác sức nước, khai thác rừng).
 - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
2. Kiến thức:- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
3. Thái độ:- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy- học:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Giới thiệu bài (1phút)
2. Khai thác sức nước (15phút)
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
Bước 1:HS làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau:
- Quan sát lược đồ hình 4, hãy:
+ Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên.
+ Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
- Tại sao con sông ở TN lại lắm thác ghềnh?
- Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
- Các hồ nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
- Chỉ vị trí nhà máy thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào?
 Bước 2:
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa, giúp các nhóm hoàn thiện phẩm trình bày.
- GV gọi HS chỉ 3 con sông ( Xê xan, Ba, Đồng Nai ) và nhà máy thuỷ điịen Y-a-li trên bản đồ địa lí Việt Nam treo tường.
3. Rừng và khai thác rừng ở Tây nguyên(15phút)
* Hoạt động 2: Làm việc theo từng cặp
Bước 1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 6,7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có những rừng khác nhau?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh và các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng thường một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng lá rụng mùa khô, xanh quanh năm.
- Lập bảng so sánh 2 loai rừng: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp.
Bước 2:
- Một vài HS trả lời trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giúp HS xác lập mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK và vốn hiểu biết của bản thân, HS trả lời các câu hỏi sau:
- Rừng cây ở Tây Nguyên có giá trị gì?
- Gỗ được dùng để làm gì?
- Kể các công việc phải làm trong quy trình sản xuất các sản phẩm đồ gỗ.
- nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên.
- Thế nào là du canh, du cư?
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
4. Củng cố dặn dò 
-Tổng kết hai bài 7 và 8: GV trình bày tóm tắt những hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
- GV nhận xét tiết học 
tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi .
- Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin thân ái , 
2. Kĩ năng 
- Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
- Đóng được vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp . lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra .
3. Thái độ : Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe .
ii. đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn .
iii. các hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (5phút)
- Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch Yết Kiêu 
2. Dạy bài mới 
2.1. Giới thiệu bài (1phút)
2.2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài (4phút)
- HS đọc thầm đề bài .
- GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( hoà , nhạc , võ thuật ... ) . Trước khi nói với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh ( chị ) để anh ( chị ) hiếu và ủng hộ nguyện vong của em . Hãy cùng bạn đóng vai em và anh( chị) để thực hiện cuộc trao đổi .
2.3. Xác định mục đích trao đổi , hình dung những câu hỏi sẽ có (5phút)
- 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài .
+ Nội dung trao đổi là gì ? 
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
2.4. HS thực hành trao đổi theo cặp (5phút)
- HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ỷ đối đáp .
- Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung, hoàn thiện bài trao đổi .
- GV đến từng nhóm giúp đỡ .
2.5. Thi trình bày trước lớp (17phút)
- Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
- Gv hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ có hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
- Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
3. Củng cố dặn dò (3phút)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : TLV tuần 11
hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 9
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới
II. Nội dung :
1. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động chung trong tuần.
2. GV nhận xét.
a. Ưu điểm 
- Đi học đúng giờ, thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu.
- Nhiều em đã có ý thức xây dựng bài (Linh, Đức Anh, Ngọc...)
- Nhiều em đã có ý thức lao động dọn vệ sinh lớp học chăm chỉ, tập thể dục nghiêm túc.
b. Tồn tại :
 - Còn nhiều em quên đồ dùng học tập (Nam, Cầm, Sơn, Thành...)
- Trong lớp chưa tập trung cao cho việc học tập như : Khương, Bá Đạt, Thành Công, Tam Hà.
3. Phương hướng hoạt động tuần tới
- Khắc phục những mặt tồn tại, phát huy những ưu điểm đạt được.
- Tiếp tục ổn định nề nếp lớp : đi học đúng giờ, đồng phục đúng lịch, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Thi đua học tập và rèn luyện chào mừng ngày Nhà giáo VN.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_9_nguyen_thi_vui.doc