Giáo án Khối 5 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức)

$37:Người công dân số Một

 I. Mục đích yêu cầu

 1. Biết đọc đúng một văn kịch. Cụ thể:

 - Đọc phân biệt lời các nhân vật

 - Độc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm phù hợp với tính

 cách, tâm trạng của nhân vật.

 - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch

 2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đọan kịch: Tâm trạng của người thanh niên

 Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 19 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trường
____________________________
 Buổi sáng
Tiết 2: Tập đọc:
$37:Người công dân số Một
	I. Mục đích yêu cầu
	1. Biết đọc đúng một văn kịch. Cụ thể:
	- Đọc phân biệt lời các nhân vật
	- Độc đúng ngữ điệu của câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm phù hợp với tính
	cách, tâm trạng của nhân vật.
	- Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch
	2. Hiểu nội dung phần 1 của trích đọan kịch: Tâm trạng của người thanh niên 
 Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
	II. Đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk.
	- Bảng phụ ghi rõ đoạn văn cần luyện đọc.
	III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài . GV nêu nội dung yêu cầu của bài học.
B. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc. 
- GV chia đoạn.
+ Phần 1: Từ đầu . vậy anh vào Sài Gòn làm gì?
+ Phần 2: Tiếp theo.không định xin việc làm ở Sài Gòn nữa.
+ Phần 3. còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc. 
b. Tìm hiểu bài.
- Y/c h/s đọc bài và trả lời câu hỏi.
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
+ Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?
** Câu chuyện giữa anh Lê và anh Thành nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?
-Đoạn trích nói lên điều gì ?
c. Đọc diễn cảm bài văn.
- Y/c 3 HS khá luyện đọc đoạn kịch theo cách phân vai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV hướng dẫn đọc phân vai 1 đoạn.
+ Y/c HS luyện đọc theo nhóm 3
+ Tổ chức cho HS thi đọc phân vai
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
-Đoạn kịch có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài .Chuẩn bị bài sau.
- Hát .
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS nghe. 
- Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
- Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề cứu nước, cứu dân, nhữn câu nói thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
+ Anh Lê gặp anh Thành để báo tin cho đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến việc đó.
+ Anh Thành thường không trả lời câu hỏi của anh Lê.
+ Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày, anh Thành nghĩ đễn việc cứu nước, cứu dân.
+)Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt ,trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân. 
3 HS khá luyện đọc đoạn kịch theo cách phân vai.
- HS dưới lớp nêu giọng đọc của các nhân vật 
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- HS thi đọc phân vai trước lớp.
	__________________________
Tiết 3: Toán:
$91 :Diện tích hình thang
	I. Mục tiêu
	Giúp HS:
	- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
	- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên 
	quan.
	II. Đồ dùng dạy học:
	 Một số hình vẽ trong sgk.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Y/c HS đọc ví dụ 1( sgk)
- GV hướng dẫn HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác AMB; sau đó ghép lại như hướng dẫn sgk để được hình tam giác ADK
- Y/c HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- Y/c HS nêu cách tính diện tích hình tam giác và nêu mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình và rút ra công thức tính diện tích hình thang.
+ Vậy muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
C. Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – sửa sai.
Bài 2:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – sửa sai.
**Bài 3:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – sửa sai.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nêu cách tính diện tích hình thang ?
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- HS cắt và ghép hình như hướng dẫn sgk.
- Dựa vào hình vẽ ta có:
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK
- Diện tích hình tam giác ADK là:
mà = 
 = 
Vậy diện tích hình thang là:
 tức là:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao( cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
 S = 
- HS làm bài.
a. S = = 50 ( cm2)
b. S = = 84 ( m2)
- HS làm bài.
a. S = = 32,5 ( cm2)
b. S = = 20( cm2)
- HS làm bài.
Bài giải:
Chiều cao của hình thang là:
( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 +90,2)x100,1:2=10020,01 ( m2)
Đáp số: 10020,01 ( m2)
	______________________________
 Tiết 4 : Đạo đức
 $19: Em yêu quê hương( Tiết 1)
	I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, học sinh biết:
	- Mọi ngời cần phải yêu quê hương.
	-Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của 
	mình.
	- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. đồng tình với những
	 việc làm góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ quê hương.
	II. Chuẩn bị:
	- Giấy, bút mầu.
	- Các bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
	III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: Cây đa làng em.
* Mục tiêu: HS biết đợc một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS đọc truyện trước lớp.
Hỏi:
+ Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
+ Hà gắn bó với cây da nh thế nào?
+ Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?
+ Những việc làm của bạn Hà thể hiện tình cảm gì với quê hơng?
+ Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm nh thế nào?
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 sgk.
* Mục tiêu: HS nêu đợc những việc cần làm thể hiện tình yêu quê hơng.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS thảo luận theo cặp và làm bài tập 1.
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ ( sgk)
c. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu: HS kể đợc những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hơng .
* Cách tiến hành:
- Y/c HS thảo luận theo nhóm các ý sau:
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương mình?
- Nhận xét – bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò
-Để quê hương luôn tươi đẹp em cần làm gì ?
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài Chuẩn bị bài sau.
Hát.
-2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Vì cây đa là biểu tợng của quê hương cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi ngời.
- Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn chơi dới gốc đa.
- Để chữa cho cây sau trận lụt.
- Bạn rất yêu quý quê hương.
- Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hơng.
- HS thảo luận theo cặp và làm bài tập 1.
- Đại diện các nhóm lên trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Trờng hợp a, b, c, d thể hiện tình yêu quê hương.
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ.
- HS thảo luận theo nhóm sau đó một số HS trình bày trớc lớp.
	 __________________________________
 Buổi chiều 
Tiết 1: 	Thể dục:
 $37:Trò chơi “ Lò cò tiếp sức”và “ Đua ngựa” 
	I. Mục tiêu:
	- Ôn đổi chân khi đi sai nhịp. Y.c thực hiện động tác tương đối chính xác.
	- Làm quen trò chơi “ đua ngựa và lò cò tiếp sức”. Y/c biết được cách chơi và tham 
 gia
	 chơi 	nhiệt tình.
	II. Địa điểm và phương tiện:
	- Địa điểm: sân trường.
	- Phương tiện: bóng, dây.
	III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung, Y/c tiết học.
- HS chạy thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập .
- Xoay các khớp cổ chân , khớp gối, hông , cổ tay, vai
2. Phần cơ bản:
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng hai tay và bắt bóng bằng một tay
- Y/c HS tập luyện theo khu vực đã quy định.
- GV quan sát và uốn nắn.
- Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn .
- Làm quen với bóng chuyền sáu.
+ GV nêu tên 
- Chơi trò chơi “ lò cò tiếp sức”
- Y/c HS nhắc lại cách chơi rồi chơi.
- Y/c các tổ thi đua chơi dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường, vừa đi vừa hát.
- Nhận xét tiết học
6– 10'
18-22' 
4 -6 '
 Đội hình nhận lớp
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
GV
 Đội hình phần cơ bản
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
GV
 Đội hình phần kết thúc
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
GV
_____________________________
 Tiết 2:	Kĩ thuật
 $19:Nuôi dưỡng gà
	I: Mục tiêu:
	 HS cần phải :
	- Nêu được mục đích tác dụng của việc nuôi gà.
	- Biết cách chăm sóc gà 
	- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ gà.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Một số tranh ảnh trong SGK.
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
	III Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tỏ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
3. Bài mới.
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV nêu : Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa ... để giúp gà không bị rét, nắng, nóng. Tất cả những công việc đó gọi là nuôi dưỡng gà
- GV gọi HS đọc mục 1 trong SGK và trả lời các câu hỏi trong sách.
B: Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Cho HS đọc nội dung mục 2 SGK. Và nêu tên các công việc chăm sóc gà.
- GV gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét bổ sung
*GV kết luận : Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi, mốc. Khi nuôi gà cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như sởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn.
C: Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
+Nêu những cách chăm sóc gà?
- Gọi HS trả lời
- GV nhận xét bổ sung đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố – Dặn dò
**Tại sao phải chăm sóc gà ?
- Nhận xét tinh thần thái độ kết quả học tập của HS
- Yêu c ... thúc
* * * * * 
* * * * * 
* * * * * 
GV
	______________________________________
 Tiết 2: Mĩ thuật:
$19:Vẽ tranh
Đề tài ngày tết, lễ hội và mùa xuân
I/ Mục tiêu:
-HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính phụ trong tranh.
-HS vẽ được tranh về đề tài ngày tết lễ hội.
-HS yêu quý quê hương đất nước.
II/Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về ngày tết lễ hội và mùa xuân.
 -Một số bài vẽ về đề tài ngày tết lễ hội và mùa xuân.
 III/ Các hoạt động dạy –học.
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài ngày tết lễ hội và mùa xuân.
.Gợi ý nhận xét.
C Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo cac tiêu chí:
+Nội dung: (rõ chủ đề)
+Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+Hình ảnh:
 +Màu sắc:
-GV tổng kết chung bài học.
- HS quan sát và nhận xét
-Tranh vẽ thường có hình ảnh vườn hoa công viên, chợ hoa ngày tết.
-Những hoạt động trong dịp tết của mọi người
+HS nhớ lại cácHĐ chính.
+Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+Khung cảnh chung.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vẽ.
-Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
 3-Củng cố, dặn dò:
-Em hãy phát biểu cảm tưởng của mình khi xem tranh đề tài về ngày tết lễ hội mùa xuân ? 
GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
 Buổi sáng
Tiết 1: 	Toán:
$94 :Hình tròn - Đường tròn
	I. Mục tiêu:
	 Giúp HS:
	 - Nhận biết được về hình tròn , đường tròn và các yếu tố của hình tròn như tâm ,bán 
	kính , đường kính.
	- Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn.
	II. Đồ dùng dạy học.
	 Thước kẻ ,com pa.
	III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3.Dạy bài mới
A. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học.
B.. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn.
- GV đa ra một hình tròn và nói :Đây là hình tròn ,
- GV vẽ lên bảng một hình tròn bằng com pa.
- GV nói : Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn ,
- GV cho HS dùng com pa vẽ một hình tròn trên giấy.
- GV giới thiệu cách tạo ra một bán kính đường tròn , một đường kính của hình tròn.
c. Thực hành
Bài 1
- Gv hd HS làm bài tập .
+ Rèn cho HS kĩ năng sử dụng com pa để vẽ hình tròn .
Bài 2
+ Rèn luyện kĩ năng vẽ phối hợp đường tròn và hai nửa đường tròn.
Bài 3
HS quan sát mẫu, vẽ hình vào vở
4. Củng cố dặn dò.
-Thế nào là đường tròn ?
-Các bán kính trong hình tròn như thế nào so với nhau ?
-Gv nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà tập vẽ hình tròn và chuẩn bị bài sau. 
- Hát.
- HS nghe.
- HS quan sát.
- HS thực hànhvẽ
HS vẽ hình vào giấy nháp
HS vẽ hình vào vở
- HS làm bài tập theo yêu cầu của GV
_______________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu:
$38:Cách nối các vế câu ghép
	I. Mục đích yêu cầu
	- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép : nối bằng từ có tác dụng nối (các quan 
	hệ từ ) Nối trực tiếp ( không dùng từ nối.)
	- Phân tích được cấu tạo của câu ghép ( Các vế câu trong câu ghép , cách nối các vế câu ghép ) Biết đặt câu ghép.
	II. Đồ dùng dạy học.
	- Gv .Đồ dùng dạy học.
	- HS .Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ?
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu bài học .
B. Phần nhận xét .
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu bài tập 1-2 
- Cho HS đọc các câu văn , đoạn văn , dùng bút chì gạch chéo để phân biệt các vế câu ghép , gạch dưới những từ và dấu câu ở danh giới giữa các vế câu.
- GV dán giấy đã viết sãn 4 câu ghép , mời 4 HS lên bảng , mỗi em phân tích một câu.
- GV và cả lớp nhận xét .
- GV hỏi : Từ kết quả quan sát trên các em thấy các vế câu ghép được nối với nhau theo mấy cách?
C. Phần ghi nhớ .
- GV gọi 4 HS đọc phần ghi nhớ .
- Mời HS không nhìn sách nêu lại nội dung ghi nhớ .
4 .Phần luyện tập.
Bài 1. GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập . Cả lớp đọc thầm lại các câu văn và tự làm bài
- GV gọi HS phát biểu ý kiến , cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2 .- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- GV HD HS làm bài 
- GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4 yêu cầu các em làm bài.
- GV gọi HS đọc to đoạn văn mình vừa viết cho cả lớp nghe .
- GV và cả lớp nhận xét , bổ sung .
4. Củng cố – Dặn dò 
-Có mấy cách nối các vế câu ghép ?
- Nhắc lại nội dung bài.
-Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài 
 Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc .
- HS thực hiện .
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Hai cách . dùng từ có tác dụng nối, dùng dấu câu để nối trực tiếp .
- 4 HS đọc phần ghi nhớ .
- HS làm bài tập.
Bài1 . Đoạn a . có 1 câu ghép và 4 vế câu .
Đoạn b có 1 câu ghép và 3 vế câu .
Đoạn c có 1 câu ghép và 3 vế câu .
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - HS làm bài .
VD.
Bích Vân là bạn thân nhất của em , tháng 2 vừa rồi bạn tròn 11 tuổi . Bạn thật xinh xắn và dễ thương , vóc người bạn thanh mảnh , dáng đi nhanh nhẹn , mấi tóc cắt ngắn gọn gàng ...
_______________________________________
Tiết 3:	Chính tả:
$19:Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực
	I. Mục đích yêu cầu:
	- Nghe viết đúng chính tả bài . Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực .
	- Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d /gi hoạc âm chính o/ơ dễ viết lẫn do ảnh 
	hưởng của phương ngữ.
	II. Đồ dùng dạy học.
	Bảng phụ
	III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS
3. Dạy bài mới.
1.Giới thiệu bài .GV nêu nội dung yêu cầu bài học.
2. HD h/s nghe viết.
- Gv đọc bài chính tả , đọc thong thả rõ ràng , phát âm chính xác các tiếng có âm vần , thanh , HS dễ lẫn , dễ viết sai .
+ Bài chính tả cho em biết điều gì ?
- GV nhắc HS chú ý cách viết chính tả .
- Yêu cầu HS gấp sách in lại , 
- GV đọc cho HS viết bài .
- GV đọc lại cho HS soát lỗi .
- GV chấm tại lớp 1/3 bài viết.
- GV nhận xét chung.
3:HD h/s làm bài tập chính tả .
- Bài tập 2:
Gv nêu yêu cầu của bài tập 2,nhắc HS ghi nhớ .
+ Ô1 là chữ r ,d hoặc gi .
+ Ô2 là chữ o hoặc ô .
- GV cho cả lớp đọc thầm lại nội dung bài 2. Tự làm bài và trình bày kết quả.
- GV nhận xét sửa sai, và đưa ra đáp án đúng.
Bài 3:Gv HD h/s làm bài
- GV yêu cầu HS trình bầy kết quả , GV nhận xét sửa sai.
4. Củng cố – Dặn dò
-Em học tập được điều gì từ nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực ?
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát .
- HS nghe .
- HS đọc thầm lại bài.
- Bài chính tả cho chúng ta biết Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khẳng khái , lưu danh muôn thủa :Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây .
- HS đọc thầm lại đoạn văn .
- HS viết bài.
- HS soát bài .
- HS nghe .
- HS đọc bài tập.
Mầm cây tỉnh giấc ,vườn đầy tiếng chim.
Hạt na mải miết trốn tìm.
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
Quất gom từng hạt nắng rơi.
Tháng giêng đến tự bao giờ ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ngọt ngào.
- HS làm bài
a. Ve nghĩ mãi không ra , lại hỏi.
 Bác nông dân ôn tồn giảng giải .
Nhà tôi còn bố mẹ già.....là dành dụm cho tương lai.
	_____________________________________________
 Tiết 4: 	 Địa lí:
$19:Châu á
	I. Mục tiêu:
 	Học xong bài này, HS:
	- Nhớ tên các châu lục, đại dương.
	- Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí , giới hạn của châu á.
	- Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á.
	- Đọc được tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu á.
	- Nêu được một số cảnh thiên nhiên châu á và nhận biết được chúng thuộc khu nào 
	của châu á.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Quả địa cầu.
	- Bản đồ tự nhiên châu á.
	- Tranh ảnh về một số cảnh thiên nhiên châu á.
	III. Các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới.
a. Vị trí địa lí và giới hạn:
* Hoạt động 1: ( Làm việc theo nhóm)
- Bước 1: Y/c HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào hình 1, cho biết tên các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp?
+ Châu á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam trải từ vùng nào đến vùng nào trên trái đất?
+ Châu á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào?
- Y/c các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
b. Đặc điểm tự nhiên:
* Hoạt động 1: Diện tích và dân số châu á:
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để so sánh diện tích châu á với diện tích các châu lục khác?
+ Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên hình 3 các chữ a, b , c, d, e cho biết các cảnh thiên nhiên đó được chụp ở những khu vực nào của châu á?
- Y/c đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét – bổ sung.
4. Củng cố – Dặn dò
** Châu á nằm ở đâu? Thiên nhiên châu á đa dạng như thế nào ?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát hình trong sgk và trả lời các câu hỏi
+ Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương
+ Phía Đông giáp với Thái Bình Dương 
+ Phía Nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía Tây Nam giáp với Châu Phi
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với Châu Âu.
- Châu á nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng cực Bắc đến quá xích đạo.
- Châu á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí hậu :
+ Hàn đới ở phía Bắc á.
+ Ôn đới ở giữa lục địa Châu á.
+ Nhiệt đới ở Nam á.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Diện tích châu á lớn nhất trong 6 châu lục . gấp 5 lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực.
+ Dân số châu á đứng thứ nhất trong tất cả các châu lục.
+ Hình a: Vịnh biển Nhật Bản.( châu á)
+ Hình b: Bán hoang mạc( ca -dắc -xtan) – Trung á
+ Hình c: Đồng bằng ( đảo Ba -li, In - đô - nê -xi - a) - Đông Nam á.
+ Hình d: Rừng Tai – ga( Liên Bang Nga) – Bắc á.
+ Hình e: Dãy núi Hi – ma- li – a( Phần thuộc Nê- pan) – Nam á
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
___________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_19_chuan_kien_thuc.doc