Giáo án Khối 5 - Tuần 29 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 29 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục đích yêu cầu

 1. Đọc thành tiếng

 * Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

 - Các tên người, địa lý nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta

 * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn

 giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 * Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung trong

 đoạn.

 2. Đọc – hiểu

 * Hiểu các từ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn

 * Hiểu nội dung bài: câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần

 dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 29 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 29
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ
Tập trung toàn trờng
____________________________
Tiết 2: Tập đọc
$57:Một vụ đắm tàu
	I. Mục đích yêu cầu
 	 1. Đọc thành tiếng
 	 * Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
 	 - Các tên người, địa lý nước ngoài: Li-vơ-pun, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta
 	 * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn 
	giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 	 * Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi linh hoạt giọng đọc cho phù hợp với nội dung trong
	 đoạn.
 	 2. Đọc – hiểu
 	* Hiểu các từ khó trong bài: Li-vơ-pun, bao lơn
 	 * Hiểu nội dung bài: câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần 
	dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô
	II. Đồ dùng dạy-học
 	* Tranh minh hoạ trang108,SGK( phóng to nếu có điều kiện ).
 	 * Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn hướng dẫn luyện đọc.
	III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Y/c HS đọc và nêu nội dung bài giờ trước.
3. Bài mới
A. Giới thiệu chủ điểm
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh hoạ chủ điểm.
- GV nêu: Chủ điểm Nam và nữ giúp các em hiểu sự bình đẳng nam nữ và vẻ đẹp riêng về tính cách của của mỗi giới.
B. Giới thiệu bài
C. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- 1 HS khá đọc
- Yêu cầu 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài
- GV đọc mẫu các tên nước ngoài. Sau đó yêu cầu HS đọc đồng thanh cá nhân các tên này. 
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài. 
- GV đọc toàn bài. Chú ý cách đọc với giọng kể chuyện, diễn cảm.
b, Tìm hiểu bài
Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta?
 Nêu ý 1?
+ Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?
+ Thái độ của Giu-li-ét-ta như thế nào khi những người trên xuồng muốn nhận đứa nhỏ hơn xuống xuồng là Ma-ri-ô?
+ Lúc đó Ma-ri-ô đã phản ứng như thế nào?
+ Quyết định nhường bạn xuống xuồng cưú nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
 -Nêu ý 2 ?
+ Hãy nêu cảm nghĩ của em về hai nhân vật chính trong truyện.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. 
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm
- Gọi 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn, HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm từ Chiếc xuồng cuối cùng”vĩnh biệt Ma-ri-ô”:
+ Treo bảng phụ có sẵn đoạn văn. 
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm từng HS. 
4. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Nếu được gặp Giu-li-ét-ta, em sẽ nói gì với bạn?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, tìm đọc tập truyện những tấm lòng cao cả của A-mi-xi do Hoàng Thái Sơn dịch và soạn bài Con gái.
+ Tranh minh hoạ vẽ cảnh hai bạn HS, một nam một nữ cùng vui vẻ đến trường trong không khí vui tươi của mùa xuân.
- Lắng nghe.
- 1 HS khá đọc
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Trên chiếc tàu thuỷsống với họ hàng.
+ HS 2: Đêm xuốngbăng cho bạn.
+ HS 3: Cơn bão dữ dộithật hỗn loạn.
+ HS 4: Ma-ri-ôthẫn thờ, tuyệt vọng.
+ HS 5: Một ý nghĩ vụt đến”vĩnh biệt Ma-ri-ô”.
- Luyện đọc tên riêng của người và địa danh nước ngoài.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
- 1 Hs đọc thành tiếng trước lớp.
Ma-ri-ô bố mới mất về quê với họ hàng . Giu-li-ét-ta dang trên đường về nhà gặp lại bố mẹ.
+)ý 1 :Mục đích chuyến đi của hai bạn nhỏ .
+ Thấy Ma-ri-ô bị sóng lớn ập tới, xô cậu ngã dụi, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại, quỳ xuống bên bạn, lau máu trên trán bạn, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn.
+ Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên, những đợt sóng lớn phá thủng thân tàu, phun nước vào khoang, con tàu chìm dần giữa biển khơi, Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển.
+ Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt then thờ, tuyệt vọng.
+ Một ý nghĩ vụt đến. Ma-ri-ô quyết định nhường chỗ cho bạn, cậu hét to: Giu-li-ét-ta, xuống đi, bạn còn bố mẹvà cậu ôm ngang lưng thả bạn xuống nước.
+)ý 2 Tâm hồn cao thượng của Ma –ri -ô.
+ Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn.
+ Ma-ri-ô là một bạn trai kín đáo, cao thượng đã nhường sự sống của mình cho bạn. Giu-li-ét-ta là một bạn gái tốt bụng, giàu tình cảm, sẵn sàng giúp đỡ bạn, khóc nức nở khi thấy Ma-ri-ô và con tàu chìm dần.
+ Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu-li-ét-ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma-ri-ô.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở ghi.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài. Sau đó 1 HS nêu cách đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu, tìm chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 4 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc phân vai: người dẫn chuyện, một người dưới xuồng, Ma-ri-ô, Giu-li-ét-ta. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn nhóm đọc hay nhất, bạn đọc hay nhất.
	____________________________
Tiết 3: Toán
$141:Ôn tập về phân số ( tiếp)
	I. Mục tiêu:
	- Củng cố tiếp về khái niệm phân số, tính chất cơ bản của phân số và vận dụng trong quy 
	đồng mẫu số để so sánh các phân số có mẫu số khác nhau.
	II. Các hoạt động dạy học cụ thể
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm của HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 2: Khoanh vào trước câu trả lời đúng.
- Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 3: Tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
- Rút gọn các phân số chưa tối giản thành phân số tối giản rồi tìm các phân số bằng nhau.
- Nhận xét – bổ sung.
Bài 4: So sánh hai phân số.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 5:
- Hướng dẫn HS quy đồng mẫu số các phân số và viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Nhận xét – cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò
- Muốn so sánh 2 phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?
-Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- HS làm bài.
+ Khoanh vào D
- HS làm bài.
+ Khoanh vào B
- HS làm bài.
 = = = 
 = 
- HS làm bài.
a. và 
 = ; = Vì > nên >
b. < 
c. > 
a. < < 
b. > > 
 _________________________________
Tiết 4 : Đạo đức
 $29:Em tìm hiểu về Liên Hợp quốc
	I. Mục tiêu:
	Học xong bài này, hs có:
	- Hiểu biết ban đầu về tổ chức liên hợp quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế 
	này.
	- Thái độ tôn trọng các cơ quan liên hợp quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.
	II.Tài liệu và phương tiện
	- Tranh, ảnh về hoạt động của liên hợp quốc và các cơ quan của liên hợp quốc ở địa 
	phương và ở Việt nam.
	- Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
	III.Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Em biết gì về tổ chức Liên Hợp quốc?
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi tên bài
a. Hoạt động 1: Chơi trò chơi Phóng viên
( bài tập 2, sgk)
* Mục tiêu: Hs biết tên một vài cơ quan của Liên Hợp quốc ở Việt Nam; biết một vài hoạt động của các cơ quan liên hợp quốc ở việt nam và ở địa phơng em.
*Cách tiến hành
Phân công một số hs thay nhau đóng vai phóng viên và tiến hành phỏng vấn các bạn trong lớp về các vấn đề có liên quan đến tổ chức liên hợp quốc.
- Nhận xét, khen hs
b. Hoạt động 2: Triển lãm nhỏ
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành
- Hướng dẫn hs trưng bày tranh, ảnhvề Liên Hợp quốc đã sưu tầm được.
- Khen hs sưu tầm được nhiều tranh, ảnh và nhắc nhở hs thực hiện nội dung bài.
4. Củng cố – Dặn dò
Liên hợp quốc có những đóng góp gì trong việc bảo vệ môi trường ?hãy kể những việc làm mà em biết?
- Nhận xét tiết học,dặn HS về học bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát
- 1,2 em
- 1 vài hs đóng vai phóng viên:
+ Liên Hợp quốc thành lập khi nào?
+ Trụ sở Liên Hợp quốc đóng ở đâu?
+ Việt Nam đã trở thành thành viên của liên hợp quốc từ khi nào?
+ Bạn hãy kể một việc làm của Liên Hợp quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.?
- Hs tham gia trò chơi
- Cả lớp nghe giới thiệu và trao đổi.
 ____________________________
 Buổi chiều
 Tiết 1: 	Thể dục
$57:Môn thể thao tự chọn- Trò chơi
“Nhảy đúng, nhảy nhanh”
	I.Mục tiêu:
	- Ôn tâng cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, phát cầu bằng mu bàn chân hoặc đứng ném
	 bóng vào rổ bằng hai tay( trước ngực).yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác và 
	nâng cao thành tích.
	- Chơi trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh’’.Yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động.
	II. Địa điểm, phương tiện:
	- Địa diểm:Sân bãi sạch sẽ
	- Phương tiện: 1 còi, mỗi hs một quả cầu,3-5 quả bóng.
	III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Phần nội dung
Định lượng
 Phương pháp tổ chức
A.Phần mở đầu:
- GVnhận lớp, phổ biến nội dung bài học
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc
- Đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu
- Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, hông , vai
- Trò chơi khởi động
B. Phần cơ bản
a, Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
- Ôn tâng cầu bằng đùi
- Ôn tung cầu bằng mu chân
- Ôn phát cầu bằng mu chân
b, Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Hs chơi thử, chơi chính thức.
C. Phần kết thúc
- Gv cùng hs hệ thống lại bài
- Đi thường theo 2 hàng dọc
- Hồi tĩnh
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà: Tập đá cầu hoặc ném bóng trúng đích.
6-10phút
18-22'
4- 6 '
Đội hình nhận lớp
* * * * *
* * * * *
* * * * *
GV
Tập theo tổ
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 GV
 Đội hình phần kết thúc
* * * * *
* * * * *
* * * * *
 GV
______________________________
Tiết 2: 	Kĩ thuật
$29:Lắp máy bay trực thăng(tiếp)
I. Mục tiêu;
Hs cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp may bay trực thăng.
- Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi tháo, lắp các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của hs.
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
* Hoạt động 1: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.
a, Chọn chi tiết:
- Kiểm tra hs chọn chi tiết.
b, Lắp từng bộ phận:
- Nhắc hs lưu ý:
+ Lắp thân và đuôi máy bay theo những chú ý ...  khối lượng
	I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng; 
	cách viết các số đo độ dàivà các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
	II. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
-Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
b) 72,1 ; 69,8 ; 71,2 ; 69,78 .
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1
a.Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo độ dài sau:
- Hát
-1HS lên bảng 
b) 69,78 ; 69,8 ;71,2;72,1;
- HS làm bài.
Lớn hơn mét
 mét
Nhỏ hơn mét
kí hiệu
km
hm
dam
 m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
1 km
= 10 hm
1 hm
= 10 dam
= 0,1 km
1 dam
= 10 m 
= 0,1 hm
1 m
= 10 dm
= 0,1dam
1 dm
= 10 cm
= 0,1 m
1 cm 
= 10 mm
= 0,1 dm
1mm
= 0,1 cm
b. Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng sau:
- HS làm bài.
Lớn hơn ki lô gam
 Ki lô gam
Nhỏ hơn ki lô gam
kí hiệu
Tấn
Tạ
Yến
 kg
hg
dag
g
Quan hệ giữa các đơn vị đo liền nhau
1 tấn
= 10 tạ
1tạ
= 10 yến
= 0,1 tấn
1 yến
= 10 kg
= 0,1 tạ
1 kg
= 10 hg
= 0,1 yến
1 hg
= 10 dag
= 0,1 kg
1 dag
= 10 g
= 0,1 hg
1g
= 0,1 dag
Bài 2:Viết:
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – cho điểm
Bài 3: Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.
- Y/c HS làm bài.
- Nhận xét – cho điểm.
4. Củng cố – Dặn dò
- Trong bảng đơn vị đo độ dài( hoặc bảng đơn vị đo khối lượng) đơn vị lớn gấp bao nhiêu lần đơn 
đơn vị bé hơn tiếp liền ?đơn vị bé bằng mấy p
phần đơn vị lớn hơn tiếp liền ?
-Nhận xét tiết học ,dặn HS về học bài .
 Chuẩn bị bài sau.
c. Trong bảng đơn vị đo đọ dài ( Hoặc 
bảng đơn vị đo khối lượng ) 
- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị nhỏ liền kề 
nó.
- Đơn vị bé bằng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS làm bài.
a. 1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mm
1 km = 1000 m
1 kg = 1000 g
1 tấn = 100kg 
b. 1 m = dam = 0,1 dam
1 m = km = 0,001 km
1 g = kg = 0,001 kg
1 kg = tấn = 0,001 tấn
- HS làm bài:
a. 5285 m = 5 km 285 m = 5,285 km
 1827 m = 1 km 827 m = 1,827 km
 2063 m = 2km 063 m = 2,063 km
 702 m = 0 km 702 m = 0, 720 km
________________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu
$58:Ôn tập về dấu câu
(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)
	I. Mục đích yêu cầu
 	 Giúp HS:
 	 * Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
 	 * Thực hành sử dụng 3 loại dấu câu trên.
	II. Đồ dùng dạy-học
 * Bài tập 1 viết sẵn vào giấy khổ to hoặc bảng phụ.
	* Bài tập 2 viết vào giấy khổ to, bút dạ.
	III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1.ổn định tổ chứ
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có sử dụng một trong 3 dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét chung và cho điểm HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuỵên.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Yêu cầu HS làm trên giấy.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại chữa dấu câu như vậy?
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nhận xét từng câu của HS đặt.
4. Củng cố, dặn dò
-Dấu chấm ? Dấu chấm hỏi ? Dấu chấm than dùng để làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn tập bài và chuẩn bị bài sau.
- hát
- 3 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, 
nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
Tùng bảo Vinh:
- Chơi cờ ca-rô đi!
- Để tớ thua à?Cậu bảo thủ lắm!
- A! Tớ cho cậu xem cái này. Hay lắm!
Vừa nói, Tùng vừa mở tủ lấy ra quyển ảnh lưu niệm gia đình đưa cho Vinh xem.
- ảnh cậu chụp lúc lên mấy mà nom ngộ thế?
- Cậu nhầm to rồi! Tớ đâu mà tớ! Ông tớ đấy!
- Ông cậu?
- ừ! Ông tớ ngày còn bé mà. Ai cũng bảo tớ giống ông nhất nhà.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên giấy khổ to(hoặc bảng nhóm), HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, bổ sung bài cho bạn.
- 5 HS nối tiếp nhau giải thích. Mỗi HS chỉ giải thích 1 câu bị dùng sai.
+ Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.
+ Câu tự giặt lấy cơ à?Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi.
+ Giỏi thật đấy! Vì đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.
+ Không! Vì đây là câu cảm nên dùng dấu chấm than.
+ Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp. Vì đây là câu kể nên dùng dấu chấm.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, đặt câu. Một HS đặt câu vào giấy khổ to.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
VD:
a, Chị mở cửa sổ giúp em với!
Minh ơi mở của sổ giúp chị với!
b, Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà?
c, Cậu đã đạt thành tích thật tuyệt vời!
Thật tuyệt vời! Một thành tích đáng học tập đấy!
d, Ôi, búp bê đẹp quá!
Chà, chiếc áo mới đẹp làm sao!
______________________________
Tiết 3:	 Kể chuyện
$29:Lớp trưởng lớp tôi
	I. Mục đích yêu cầu
 	 Giúp HS:
 	 * Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV, kể lại được từng đoạn câu chuyện lớp 
	trưởng lớp tôi.
 	* Kể lại được tòan bộ câu chuyện theo lời một nhân vật (Quốc, Lâm hoặc Vân).
 	 * Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi một nữ lớp trưởng vừa chu đáo, vừa học giỏi, 
	xốc vác công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng nể phục.
 	 * Lời kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
 	* Biết nhận xét, đánh giá lời kể của các bạn theo các tiêu chí đã nêu.
	II. Đồ dùng dạy-học
 	 * Tranh minh hoạ trang 112, SGK(phóng to nếu có điều kiện).
	III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn kể chuyện
a, GV kể chuyện
- GV kể chuyện lần 1: Giọng chậm rãi, thong thả, phân biệt lời của từng nhân vật.
- Giải thích cho HS hiểu.
- GV kể chuyện lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ.
b, Kể trong nhóm
- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm theo hướng dẫn:
+ Chia HS thành nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
+ Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh.
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật: Quốc, Lâm hoặc Vân(gợi ý HS xưng là tôi).
+ Thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện.
+ Nêu bài học rút ra từ câu chuyện.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm để đảm bảo HS nào cũng được kể chuyện, trình bày bài học mình rút ra sau khi nghe câu chuyện.
c, Kể trước lớp
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Cho điểm HS kể tốt. 
- Tổ chức cho HS kể toàn chuyện theo vai.
- Gọi HS nhận xét bạn kể.
- Cho điểm HS kể tốt.
+ Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện.
+ Em rút ra bài học gì sau khi nghe câu chuyện? 
4. Củng cố, dặn dò
-Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và tìm câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- Hát
- 2 HS kể chuyện trước lớp.
- Nhận xét.
- Lắng nghe.
- 6 HS tạo thành một nhóm cùng hoạt động theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể nối tiếp từng đoạn chuyện.
- 3 HS thi kể.
- Nhận xét.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta không nên coi thường bạn nữ.
+ Câu chuyện khen ngợi bạn Vân vừa học giỏi, vừa chu đáo, xốc vác trong công việc của lớp, khiến các bạn nam trong lớp ai cũng phải nể phục.
+ Câu chuyện giúp chúng ta hiểu nam nữ đều bình đẳng như nhau và có khả năng làm việc như nhau.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta không nên coi thường bạn nữ. Bạn nữ vừa học giỏi, vừa chu đáo.
	___________________________
 Tiết 4: 	 Khoa học
 $58:Sự sinh sản và nuôi con của chim.
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs có khả năng:
	- Hình thành biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
	- Nói về sự nuôi con của chim.
	II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 118, 119 SGK.
	III. Các hoạt động dạy học:
1 .ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu chu trình sinh sản của ếch?
3. Bài mới
A Giới thiệu bài; Ghi tên bài
B. Day bài mới.
a. Hoạt động 1: Quan sát
* Mục tiêu: Hình thành cho hs biểu tợng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?
- Em nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?
* Kết luận:
- Trứng gà hoặc trứng chim đã được thụ tinh tạo thành hợp tử. Nếu được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi( phần lòng đỏ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi thai phát triển thành gà con hoặc chim con)
- Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.
2. Hoạt động 2 : Thảo luận
* Mục tiêu: Hs nói được về sự nuôi con của chim.
* Cách tiến hành:
bước 1: Thảo luận nhóm
Thảo luận câu hỏi:
- Bạn có nhận xét gì về những con gà con, con chim non mới nở. Chúng tự kiếm mồi được chưa? Tại sao?
Bước 2: Thảo luận cả lớp
*Kết luận:
Hầu hết chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi ngay được. Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi về nuôi chúng cho đến khi chúng có thể tự đi kiếm ăn.
4. Củng cố, dăn dò
- Nêu quá trình sinh sản và nuôi con của chim ?
- Nhận xét tiết học.
- hát
 -1,2 em
- HS hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK
- Thời gian ấp của các quả trứng là khác nhau.
+ Hình 2b: Quả trứng ấp được 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt gà( phần lòng đỏ còn lớn, phần phôi mới bắt đầu phát triển)
+ Hình 2c: Quả trứng đã ấp được khoảng 15 ngày, có thể nhìn thấy phần đầu, mỏ chân, lông ( phần phôi đã lớn hẳn, phần lòng đỏ nhỏ đi).
+ Hình 2d: Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở(phần lòng đỏ đã không còn nữa).
- Chú ý nghe
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
______________________________
Buổi chiều
Cô Năm soạn giảng
__________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Cô Năm soạn giảng
___________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_29_chuan_kien_thuc.doc