Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Nguyễn Lệ Thủy

Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Nguyễn Lệ Thủy

Tiết 157: LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu

HS biết:

- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

- Làm được bài tập 1(c, d); bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả BT trong SGK.

* Mục tiêu riêng: HSHN thực hiện được phép cộng, trừ các tỉ số phần trăm.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 17/02/2022 Lượt xem 249Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 32 - Nguyễn Lệ Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Tiết 2 - Toán
Tiết 156: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
HS biết: 
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Làm được bài tập 1(a, b dòng 1); bài 2 (cột 1, 2); bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả BT trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN thực hiện được phép nhân với số có hai chữ số.
II/Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: Tính nhẩm
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Cho HS phân tích mẫu để HS rút ra cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4: HS khá, giỏi làm thêm.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- HS tiếp nối nhau trả lời.
- 1 HS nêu yêu cầu.
a) 
b, 72 : 45 = 1,6 
 281,6: 8 = 35,2
 300,72 : 53,7 = 5,6
 15 : 50 = 0,3 
 912,8 : 28 = 32,6 
 0,162 : 0,36 = 0,45 
- 1 HS đọc yêu cầu.
 - HS nối tiếp nhau trả lời miệng.
- 1 HS đọc yêu cầu.
a, b, 
 c, 
- 1 HS nêu yêu cầu.
* Kết quả:
 Khoanh vào D
Tiết 4 - Tập đọc
Tiết 63: ÚT VỊNH
I/ Mục đích yêu cầu
- Đọc rõ ràng, lưu loát bài văn; biết đọc diễn cảm một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Mục tiêu riêng: HSHN đọc tương đối lưu loát bài văn.
II/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+) Rút ý 1:
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt?
+) Rút ý 2:
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? 
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
+) Rút ý 3:
+ Nội dung chính của bài là gì?
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn Thấy lạ, Vịnh nhìn rađến gang tấc.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài 
- 1 HS giỏi đọc, chia đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến!.
+ Đoạn 4: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- HS đọc đoạn trong nhóm.
-1- 2 HS đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1:
+ Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Nhiều khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu đi qua.
+) Những sự cố thường xảy ra ở đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh.
- HS đọc đoạn 2:
+ Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu.
+) Vịnh thực hiện tốt NV giữ an toàn ĐS.
- HS đọc đoạn còn lại:
+ Thấy Hoa, Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
+ Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu hai em nhỏ.
+) Vịnh đã cứu được hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu.
+ Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
- HS nối tiếp đọc bài.
- Cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc trong nhóm 2.
- Thi đọc diễn cảm.
Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 - Toán
Tiết 157: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu
HS biết: 
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Làm được bài tập 1(c, d); bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả BT trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN thực hiện được phép cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
II/Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2- Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm 
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- GV nhấn mạnh cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: Tính 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4: HS khá, giỏi làm thêm.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm, HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
 Tỉ số phần trăm của: 
2 và 5 là 40%
2 và 3 là 66,66%
3,2 và 4 là 80%
7,2 và 3,2 là 225%
- 1 HS nêu yêu cầu.
2,5% + 10,34% = 12, 84%
56,9% - 34,25% = 22,65%
1005% - 23% - 47,5% = 29,5%
- 1 HS đọc yêu cầu.
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
 480 : 320 = 1,5
 1,5 = 150%
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
 320 : 480 = 0,6666
 0,6666 = 66,66%
 Đáp số: a) 150% ; b) 66,66%
- 1 HS nêu yêu cầu.
 * Bài giải:
 Số cây lớp 5A đã trồng được là:
 180 45 : 100 = 81(cây)
 Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
 180 – 81 = 99 (cây)
 Đáp số: 99 cây.
Tiết 4 - Luyện từ và câu
Tiết 63: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(Dấu phẩy)
I/ Mục đích yêu cầu
- HS biết sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy (BT2).
* Mục tiêu riêng: HSHNđọc được tương đối lưu loát đoạn văn trong BT1.
II/ Đồ dùng dạy- học
 - Bảng nhóm, bút dạ.
	- Hai tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy- học
1- Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS nêu 3 tác dụng của dấu phẩy.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1:
+ Bức thư đầu là của ai?
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Cho HS làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
- HS viết đoạn văn của mình trên nháp.
- Hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm 4:
+ Nghe từng bạn đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn ấy vào giấy khổ to.
+ Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét, khen những nhóm làm bài tốt.
3- Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu.
- 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc bức thư đầu.
+ Của anh chàng đang tập viết văn.
- 1 HS đọc bức thư thứ hai.
+ Thư trả lời của Bớc- na Sô.
*Lời giải :
Bức thư 1: “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2: “Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
- 1 HS đọc BT 2, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm bài theo nhóm, theo sự hướng dẫn của GV.
- HS trình bày.
- HS nhận xét.
Thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 - Toán
Tiết 158: ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN
I/ Mục tiêu
- HS biết thực hành tính với số đo thời gian và vận dụng trong giải toán.
- Làm được bài tập 1; bài 2; bài 3. HS khá, giỏi làm được tất cả BT trong SGK.
* Mục tiêu riêng: HSHN thực hiện được phép cộng, trừ các số đo thời gian.
II/Các hoạt động dạy- học 
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu các quy tắc giải bài toán về tỉ số phần trăm.
2-Bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2- Luyện tập:
*Bài tập 1: Tính 
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2: Tính 
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3: 
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4: 
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
- 2 HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
12giờ 24phút + 3giờ 18phút = 15giờ 42phút
14giờ 26phút - 5giờ 42 phút = 8 giờ 44 phút
5,4giờ + 11,2 giờ = 16,6 giờ
20,4 giờ - 12,8 giờ = 7,6 giờ
- 1 HS nêu yêu cầu.
8 phút 54 giây 2 = 17 phút 48 giây 
38 phút 18 giây : 6 = 6 phút 23 giây
4,2 giờ 2 = 8,4 giờ 
37,2 phút : 3 = 12,4 phút
- 1 HS đọc yêu cầu.
 Thời gian người đi xe đạp đã đi là:
 18 : 10 = 1,8 (giờ)
 1,8 giờ = 1 giờ 48 phút.
 Đáp số: 1giờ 48 phút.
- 1 HS nêu yêu cầu.
 Thời gian ô tô đi trên đường (không kể thời gian nghỉ) là:
8 giờ 56 phút – (6 giờ 15 phút + 25 phút)
= 2 giờ 16 phút = giờ
Quãng đường ... 2- Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
*Bài tập 1: Em hãy ghi những hành động, việc làm thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày. 
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài ra nháp.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
 2.3- Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 2: Em hãy chọn một trong các từ sau: hợp tác quốc tế, Liên Hợp Quốc, hoà bình để điền vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp.
 LHQ là tổ chức..lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của .. Nước ta luôn .. chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì .., công bằng và tiến bộ xã hội. 
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 2.4- Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Em hãy cùng bạn lập một dự án để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở quê hương.
- GV cho HS trao đổi với bạn ngồi cạnh.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Lời giải:
LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất. Việt Nam là một nước thành viên của LHQ. Nước ta luôn hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên khác của LHQ trong các hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội. 
- HS trao đổi với bạn.
- HS trình bày trước lớp.
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 63: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “LĂN BÓNG BẰNG TAY”
I/ Mục tiêu:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay trước ngực, bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II/ Địa điểm- Phương tiện:
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn: Ném bóng
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay (trước ngực).
- Thi đứng ném bóng vào rổ bằng hai tay.
* Chơi trò chơi “Lăn bóng bằng tay”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
5- 6 phút
5- 6 phút
3- 4 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, cho Hs tập luyện.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Đội hình và cách tổ chức tương tự như trên.
- Các tổ cử đại diện ra thi xem tổ nào ném trúng nhiều nhất.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 5 - Khoa học
Tiết 63: TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Hình thành khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
- Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên của nước ta.
- Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 130, 131 SGK. 
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
+ Môi trường là gì? 
+ Môi trường được chia làm mấy loại? đó là những loại nào? 
+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn đang sống?
2- Nội dung bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: Hình thành cho HS khái niệm ban đầu về tài nguyên thiên nhiên.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 7 
- Bước 3: Làm việc cả lớp
+ GV nhận xét, kết luận:
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận để làm rõ: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Cả nhóm cùng quan sát các hình trang 130,131 SGK để phát hiện các tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong các hình và xác định công dụng của mỗi tài nguyên đó.
+ Đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hình
Tên TNTN
Công dụng
H1
 Gió
 Nước
- Chạy cối xay, máy phát điện, chạy thuyền buồm...
- Cung cấp cho HĐ sống của con người, TV, ĐV. Năng lượng dùng trong các nhà máy thuỷ điện, có t/d quay bánh xe nước đưa nước lên cao.
H2
 Mặt trời
 TV, ĐV
- Cung cấp ánh sáng, nhiệt, năng lượng sạch cho các máy sử dụng năng lượng mặt trời.
- Tạo ra chuỗi thức ăn trong tự nhiên, duy trì sự sống trên trái đất.
H3
Dầu mỏ
- Chế tạo ra xăng, dầu hoả, dầu nhờn, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, các chất làm ra tơ sợi tổng hợp...
H4
Vàng
- Nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước, cá nhân..., làm đồ trang sức, mạ trang trí...
H5
Đất
- Môi trường sống của TV, ĐV và con người.
H6
Than đá
- Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện, chế tạo ra than cốc, khí than, nhựa đường, nước hoa, thuốc nhuộm, tơ sợi tổng hợp...
H7
Nước
- Môi trường sống của TV, ĐV.
- Dùng cho nhà máy thuỷ điện...
3- Hoạt động 2: Trò chơi “Thi kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng”
*Mục tiêu: HS kể được tên một số tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: GV nói tên trò chơi và hướng dẫn HS cách chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 người.
+ Hai đội đứng thành hai hàng dọc.
+ Khi GV hô “Bắt đầu”, lần lượt từng thành viên lên viết tên một tài nguyên thiên nhiên.
+ Trong cùng một thời gian, đội nào viết được nhiều tên tài nguyên thiên nhiên và công dụng của tài nguyên đó là thắng cuộc.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Bước 2: Hs chơi theo hướng dẫn.
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 64: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I/ Mục tiêu:
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay trên vai. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II/ Địa điểm- Phương tiện:
- Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
- Cán sự mỗi người một còi, Mỗi tổ tối thiểu 5 quả bóng rổ. Kẻ sân để chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai.
- Ôn bài thể dục.
*Chơi trò chơi khởi động: Tìm người chỉ huy.
2. Phần cơ bản
*Môn thể thao tự chọn : Ném bóng
- Ôn đứng ném bóng vào rổ bằng một tay (trên vai).
- Thi đứng ném bóng vào rổ bằng một tay.
* Chơi trò chơi “Dẫn bóng”
3. Phần kết thúc
- Đứng vỗ tay và hát.
- Tập một số động tác hồi tĩnh.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
6- 10 phút
1 phút
2-3 phút
1 lần
1 -2 phút
18- 22 phút
14 – 15 phút
9- 10 phút
5- 6 phút
5- 6 phút
4- 6 phút
- Đội hình nhận lớp:
 * * * * * * *
 * * * * * * * 
- Giáo viên và cán sự điều khiển.
- Đội hình tập luyện:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- Gv nêu tên động tác, cho Hs tập luyện.
- Hs tập luyện theo hướng dẫn của Gv.
- Mỗi HS ném một lần, đội có nhiều người ném bóng vào rổ là đội thắng cuộc.
- Gv nêu tên trò chơi.
- GV cùng HS nhắc lại cách chơi.
- HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 - Đội hình kết thúc:
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Tiết 5 - Khoa học
Tiết 64: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CONG NGƯỜI
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 132, SGK. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng?
2- Nội dung bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2- Hoạt động 1: Quan sát 
*Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết nêu VD chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
*Cách tiến hành:
- Bước 1: Làm việc theo nhóm 4 
- Bước 2: Làm việc cả lớp
- 2 Hs trả lời.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 130 để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
+ Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
+ Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Đáp án:
Hình 
Cung cấp cho con người
Nhận từ các HĐ của con người
H. 1
Chất đốt (than)
Khí thải
H. 2
Đất đai để XD nhà ở, khu vui chơi, giải trí
Chiếm diện tích đất, thu hẹp diện tích trồng trọt, chăn nuôi
H.3
Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc.
Hạn chế sự phát triển của những TV và ĐV khác
H.4
Nước uống
Nước thải
H.5
Đất đai để XD đô thị.
Khí thải của nhà máy và của các phương tiện giao thông
H. 6
Thức ăn
Các chất thừa, cặn bã.
- GV nhận xét, kết luận: 
* Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người :
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí,...
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng mặt trời, gió, nước,...) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.
* Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người. 
3- Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
*Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- Hết thời gian chơi, GV mời các tổ trình bày.
- Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm).
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Cho HS thi theo nhóm tổ.
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_32_nguyen_le_thuy.doc