Giáo án Khối 5 - Tuần 34 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Khối 5 - Tuần 34 (Chuẩn kiến thức)

Tiết 2: Tập đọc:

$67:Lớp học trên đường

 I. Mục đích yêu cầu

 1. Đọc thành tiếng

 * Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.

 * Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi

 * Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn

giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 * Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.

 2. Đọc-hiểu

 * Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.

 * Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ

 Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 18/02/2022 Lượt xem 127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 5 - Tuần 34 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 34
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: Chào cờ:
Tập trung toàn trờng
____________________________
Tiết 2: Tập đọc:
$67:Lớp học trên đường
	I. Mục đích yêu cầu
	1. Đọc thành tiếng
	* Đọc đúng các tiếng, từ khó do ảnh hưởng của phương ngữ.
	* Các tên riêng nước ngoài: Vi-ta-li, Rê-mi, Ca-pi
	* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn 
giọng 	ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	* Đọc diễn cảm toàn bài, thay đổi giọng đọc phù hợp với từng nhân vật.
	2. Đọc-hiểu
	* Hiểu các từ khó trong bài: ngnày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao.
	* Hiểu ý nghĩa của bài: Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ 
	Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
	II. Đồ dùng
	* GV chuẩn bị tập chuyện: không gia đình cuả Héc-to Ma-lô.
	* Tranh minh hoạ trang 153, SGK.
	* Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	III. Các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ sang năm con lên bảy và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS khá đọc
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn , Gv chú ý sửa nỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS.( 2 lần )
- Gọi HS đọc xuất xứ truyện sau bài đọc.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b, Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
-Kết quả học tập của Ca –pi và Rê –mi khác nhau như thế nào ?
-Nêu ý 1 ?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?
+ Em hãy nêu nội dung chính của câu chuyện?
- Ghi nội dung chính của bài.
c, Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS đọc toàn bài theo vai. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn cuối bài:
+ Treo bảng phụ.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố, dặn dò 
-Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm đọc truyện Không gia đình, học bài và chuẩn bị bài sau
- Hát.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và lần lượt trả lời từng câu hỏi theo SGK.
-1 HS khá đọc
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp đọc 2 vòng.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng trao đổi và trả lời câu hỏi.
- 1 HS lên bảng điều khiển cả lớp trao đổi tìm hiểu bài.
- Trả lời:
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+ Lớp học của Rê-mi có cả một chú chó. Nó cũng là thành viên của gánh xiếc. Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ, được cụ Vi-ta-li nhặt trên đường.
-Ca –pi không biết đọc mà chỉ lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên .Nhưng Ca –pi có trí nhớ tốt hơn Rê –mi ...
+) ý 1 : Lớp học đặc biệt của Rê –mi 
+ Những chi tiết cho thấy Rê-mi rất hiếu học:
* Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.
* Khi bị thầy chê trách, so sánh với con chó Ca-pi vì chậm biết đọc, từ đó cậu không dám sao nhãng một phút nào.
* Khi thầy hỏi có muốn học nhạc không, Rê-mi đã trả lời đó là điều cậu thích nhất.
+ Trẻ em cần được dạy dỗ, học hành.
+ Người lớn cần quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập và trẻ em phải cố gắng, say mê học tập.
+ Truyện ca ngợi tấm lòng nhân từ của cụ Vi-ta-li và quyết tâm học của cậu bé nghèo Rê-mi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp viết vào vở.
- HS đọc bài theo vai:
+ HS 1: Người dẫn chuyện.
+ HS 2: cụ Vi-ta-li.
+ HS 3: Rê-mi.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi luyện đọc.
_____________________________
Tiết 3: Toán:
$166:Luyện tập.
 I.Mục tiêu
-Thực hiện giải bài toán về chuyển động đều
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. ổn dịnh tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. Thu và chấm vở bài tập của một số học sinh
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS 
3. Bài mới 
A.Giới thiệu bài mới
B.Hướng dẫn làm bài tập
- Gv yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính quãng đường, vận tốc, thời gian trong toán chuyển động đều
Bài 1 :
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu làm bài
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
- GV mời HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém 
câu hỏi hướng dẫn làm bài:
+Để tính được thời gian xe máy đi hết quãng đường AB chúng ta phải tính được gì?
+Tính vận tốc của xe máy bằng cách nào?
+Sau khi tính được vận tốc xe máy, em tính thời gian xe máy đi và tính hiệu thời gian 2 xe đi, đó chính là khoảng thời gian ôtô đến trước xe máy
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- GV nhận xét và cho điểm HS
Bài 3:
- GV mời HS đọc đề toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng HS kém
gợi ý hướng dẫn làm bài
+Biết quãng đường 2 xe đã đi, biết thời gian cần để 2 xe gặp nhau, biết 2 xe đi ngược chiều, ta có thể tính được gì ? +Biết tổng và tỉ số vận tốc của 2 xe, em hãy dựa vào bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó để tính vận tốc của mỗi xe
-GV nhận xét cho điểm HS
4.Củng cố dặn dò 
-Nêu cách tính quãng đường ,vận tốc ,thời gian ?
- GV nhận xét tiết học
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau
- Hát
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét
- Nghe và xác định nhiệm vụ tiết học
- 3 HS lần lượt nêu về 3 quy tắc và công thức
-1 HS đọc đề toán trước lớp
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần trong bài. HS cả lớp làm bài vào vở Bài làm
a)2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là :
120 : 2,5 = 48 (km/h)
b. Nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là:
15 x 0,5 = 7,5(km).
c. Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2 (giờ).
1,2 giờ = 1giờ 12 phút.
- 1 HS đọc đề bài toán .
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vàp vở bài tập.
+Chúng ta phải tính được vận tốc của xe máy
+Tính vận tốc xe máy bằng cách lấy vận tốc ô tô chia 2 vì vận tốc của ôtô gấp đôi vận tốc xe máy
 Bài giải .
Vận tốc của ôtô là:
90 : 1,5 = 60 (km/ giờ)
Vận tốc của xe máy là :
60 : 2 = 30 (km / giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
90 : 30 = 3 ( giờ)
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian là:
3- 1,5 = 1,5 (giờ).
Đáp số : 1,5 giờ.
- 1 h/s đọc đề bài toán 
- Cả lớp làm bài vào vở.
-tổng vận tốc của 2 xe
 Bài giải:
Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ là:
180 : 2 = 90 ( km)
Vận tốc của xe đi từ A là:
90 : ( 2+3) x 2 = 36 (km/giờ)
Vận tốc của xe đi từ B là:
90 – 36 = 54 ( km/ giờ)
Đáp số : 36 km / giờ và 54 km/ giờ.
______________________________
Tiết 4 : Đạo đức
 $34 :Dành cho địa phương
	I.Mục tiêu:
	- Cần phải tôn trọng luật giao thông ở địa phương.
	- Thực hiện đúng luật giao thông, tuyên truyền mọi người chấp hành luật giao thông.
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Biển báo an toàn giao thông.
	- Một số thông tin QĐ thường xảy ra tai nạn ở địa phương.
	III Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* HĐ1: Khởi động
- Trò chơi: đèn xanh, đèn đỏ.
- Cán sự lớp điểu khiển t/c.
- Em hiểu trò chơi này NTN?
- Nếu không thực hiện đúng luật giao thông điều gì sẽ xảy ra?
* HĐ2: T/C về biển báo GT
Mục tiêu: Nhận biết đúng các biển báo giao thông để đi đúng luật.
- Cho h/s quan sát một số biển thông báo về giao thông.
- Mỗi nhóm cử 2 em lên chơi.
- Đi đường để đảm bảo an toàn giao thông em cần làm gì?
- Nếu không tuân theo biển chỉ dẫn điều gì có thể xảy ra?
* HĐ3: Trình bày KQ điều tra thực tiễn
Mục tiêu: Biết đoạn đường nào thường xảy ra tai nạn? vì sao?
- Đại diện từng nhóm báo cáo kq điều tra, Nguyên nhân.
KL: Để đảm bảo cho bản thân mình và mọi ngời cần chấp hành nghiên chỉnh luật giao thông.
4. Củng cố- dặn dò 
-Tại sao phải tôn trọng luật giao thông ?
- Nhắc nhở h/s thực hiện đúng luật giao thông.
- H/S nêu- lớp nhận xét
- Lần1 chơi thử
- lần 2 chơi thật
- Cần phải hiểu luật giao thông, đi đúng luật giao thông
- Tai nạn sẽ xảy ra
- H/S quan sát đoán xem đây là biển báo gì? đi NTN?
- 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời
- Quan sát biển báo, hiểu và đi dúng luật
- Tai nạn khó lường sẽ xảy ra.
- H/S báo cáo
VD:ở đoạn thường xảy ra tai nạn - Đoạn đường dốc, xe cộ qua lại nhiều đường rẽ, do phóng nhanh vượt ẩu
______________________________
 Buổi chiều
 Tiết 1: 	Thể dục:
$67:Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” và “ Dẫn bóng”
	I. Mục tiêu:
 Chơi hai trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức” và “ Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia trò chơi tốt 
 II. Địa điểm và phương tiện
 Địa điểm: Sân bãi sạch sẽ.
 Phương tiện: 1 còi, 4 quả bóng rổ.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Phần nội dung
Địn Đ. lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu
Gv nhận lớp phổ biến nội dung bài học.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
- Đi theo vòng tròn, hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông , vai, cổ tay.
- Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân, thăng bằng, và nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi khởi động.
B. Phần cơ bản:
- Trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức”
GV nêu tên trò chơi, cùng hs nhắc lại cách chơi, 1-2 hs làm mẫu, cho cả lớp chơi thử, chơi chính thức.Gv nêu thêm các yêu cầu chơi.
- Trò chơi “ Dẫn bóng”
Tương tự như trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
C. Phần kết thúc
Gv cùng hs hệ thống lại bài.
- Đứng vỗ tay, hát
- Một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét và đánh giá bài học, giao bài tập về nhà.
6-10'
 18-22'
 4 - 6'
1ph
 Đội hình nhận lớp
* * * * *
* * * * *
* * * * *
GV
 Tập theo tổ
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 GV
 Đội hình phần kết thúc
* * * * *
* * * * *
* * * * *
 GV 
______________________________
Tiết 2: 	Kĩ thuật:
$34 :Lắp ghép mô hình tự chọn
	I. Mục tiêu:
	Hs cần phải:
	- Lắp được mô hình đã chọn.
	- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp.
	II. Đồ dùng dạy học
	Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
	III. Các hoạt động dạy học
1, ổn định tổ chức
2, Ki ... i thử, chơi chính thức.Gv nêu thêm các yêu cầu chơi.
- Trò chơi “ Ai kéo khoẻ”
Tương tự như trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
C. Phần kết thúc
Gv cùng hs hệ thống lại bài.
- Đứng vỗ tay, hát
- Một số động tác hồi tĩnh
- Nhận xét và đánh giá bài học, giao bài tập về nhà.
6 -10'
18-22'
 4-6'
 Đội hình nhận lớp
* * * * *
* * * * *
* * * * *
GV
 Tập theo tổ
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 * * * * * * 
 * * * * * * 
 * * 
 GV
 Đội hình phần kết thúc
* * * * *
* * * * *
* * * * *
 GV 
	_______________________________
 Tiết 2: Mĩ thuật:
$34: Vẽ tranh
Đề tài tự chọn
I/ Mục tiêu:
 -HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn
 -HS tự chọn được chủ đề và vẽ được tranh theo ý thích.
 -HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II/Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về đề tài khác nhau.
 -Một số bài vẽ về đề tài khác nhau của HS.
 III/ Các hoạt động dạy –học.
 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tàikhác nhau .Gợi ý nhận xét.
+Những bức tranh vẽ về đề tài gì?
+Trong tranh có những hình ảnh nào?
C Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo các tiêu chí:
+Nội dung: (rõ chủ đề)
+Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+Hình ảnh:
 +Màu sắc:
-GV tổng kết chung bài học.
- HS quan sát và nhận xét
HS nhớ lại các HĐ chính của từng tranh
+Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+Khung cảnh chung.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vẽ.
-Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
3-Củng cố, dặn dò. 
-Em có nhận xét gì về bức tranh các bạn vẽ ?
–Nhận xét tiết học .Dặn HS chuẩn bị bài sau.
_________________________________________________________________
Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1: 	Toán:
$169 :Luyện tập chung .
 A: Mục tiêu .
 Giúp HS củng cố về :
 - Thực hành 4 phép tính cộng trừ nhân chia.
 - Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
 - Giải bài toán có liên quan đến hình học , bài toán về chuyển động đều .
 B : Chuẩn bị :
 GV : Đồ dùng dạy học .
 HS : Đồ dùng học tập .
 C ; Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I; Ôn định tổ chức .
II: Kiểm tra bài cũ.
- Mời 3 HS lên bảng làm bài tập về nhà.
- GV nhận xét và chữa bài . Cho điểm.
III: Dạy học bài mới .
1 Giới thiệu bài .
- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học .
2. Hướng dẫn HS làm bài tập .
Bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài GV chữa bài cho HS .
- Gv nhận xét bài làm của HS và cho điểm .
Bài 2.
Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài cho HS , cho điểm những HS làm đúng . 
Bài 3.
GV mời HS đọc đề bài và tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài tập , trình bày kết quả và nhận xét bài làm .
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và cùng GV giải bài tập .
- Gọi HS khá giỏi lên bảng giải , GV giupớ đỡ HS dưới lớp .
- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng và cho HS chữa bài .
D : Củng cố – Dặn dò.
-Nêu cách tìm các thành phần chưa biết trong phép cộng ,phép trừ ,phép nhân và phép chia ?
-Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập ,chuẩn bị bài sau .
Hát .
3 HS .
- HS nghe .
- HS làm bài .
+ Hs làm bài vào vở sau đó đổi vở để kiểm tra .
tra
Bài 2.
a, x + 3,5 = 4,72 + 2,28.
 x + 3,5 = 7 
 x = 7 – 3,5 
 x = 3,5 .
b, x – 7,2 = 3,9 + 2,5 .
 x – 7,2 = 6,4 .
 x = 6,4 + 7,2 .
 x = 13,6.
- 2 HS đọc bài và làm bài tập .
 Bài giải .
Đáy lớn của hình thang là:
 150 x = 250 (m)
Chiều cao của mảnh đất HT là:
 250 x= 100 (m)
Diện tích của mảnh đất HT là:
 ( 150 + 250 ) x 100 : 2 = 20000 (m2)
 20000m2 = 2ha.
 Đáp số : 20000m2 ; 2ha .
Bài 4 ;
 Bài giải .
Thời gian ôtô du lịch đi trước ôtô trở hàng là:
 8 – 6 = 2 ( giờ)
Quãng đường ôtô chở hàng đi trong 2 giờ là:
 45 x 2 = 90 ( km) 
Sau mỗi giờ ôtô du lịch đến gần ôtô trở hàng là:
 60 - 45 =15 ( km )
Thời gian ôtô du lịch đuổi kịp ôtô chở hàng là :
 90 : 15 = 6 (giờ)
Ôtô du lịch đuổi kịp ôtô chở hàng lúc :
 8+ 6 = 14 (giờ) 
 Đáp số : 14 giờ hay 2 giờ.
_______________________________
Tiết 2:	 Luyện từ và câu:
$68 : Ôn tập về dấu câu ( Dấu gạch ngang)
	I: Mục đích yêu cầu
	 	Củng cố cho HS khắc sâu kiến thức đã học ở lớp 4 về dấu gạch ngang .
	Nâng caokĩ năng sử dụng dấu gạch ngang.
	II: Đố dùng dạy học.
	GV : Đồ dùng dạy học.
	HS : Đồ dùng học tập.
	III. Các hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức 
2: Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
3: Dạy học bài mới 
A. Giới thiệu bài.
GV nêu nội dung yêu cầu của bài học.
B. Hướng dẫn H/S làm bài tập.
Bài 1.GV gọi HS đọc yêu cầu bài và đoạn văn của bài tập.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc .
- Yêu cầu HS làm bài.
-Gv mở bảng phụ cho HS nhìn lại và đọc tác dụng của dấu gạch ngang .
Bài 2. 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
+Tìm dấu ngạch ngang trong mẩu truyện : Cái bếp lò .
+ Nêu tác dụng của dấu ngạch ngang trong từng trường hợp .
- Yêu cầu HS nêu và GV nhận xét sửa sai.
D: Củng cố – Dặn dò.
-Dấu gạch ngang có tác dụng gì ?
-Gv nhận xét tiết học .
- Dặn HS về nhà học bài và làm bài chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
2 HS 
- HS làm bài.
- HS thông báo kết quả bài làm.
+ Tác dụng của dấu ngạch ngang .
Dấu ngạch ngang dùng để đánh dấu:
*Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại 
 * Phần chú thích trong câu.
* Các ý trong một đoạn liệt kê.
- HS đọc từng câu , đoạn văn , làm bài vào vở .
- Tác dụng của dấu gạch ngang.
( như trong 3 phần nêu trên yêu cầu HS nêu VD minh hoạ chứng minh trong đoạn văn).
- HS làm bài 2 theo HD của GV .
- HS nhận xét sửa sai .
____________________________________
Tiết 3:	 Kể chuyện:
$34:Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
	I. Mục đích yêu cầu
 Giúp HS:
 	* Kể được một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về gia đình, nhà trường và 
xã hội chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia
	 * Biết cách sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lí.
 	* Hiểu được ý nghĩa việc làm của nhân vật.
 	* Lời kể sinh động, tự nhiên, hấp dẫn, sáng tạo.
 	* Biết nhận xét, đánh giá nội dung chuyện và lời kể của bạn.
	II. Đồ dùng dạy-học
 	 Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
	III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 đến 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện theo đề bài của tiết trước
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài
B. Hướng dẫn kể chuyện
a, Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ ngữ: việc làm tốt, bạn em.
- Gọi HS đọc phần gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể trước lớp.
b, Kể trong nhóm
- Tổ chức cho HS thực hành kể trong nhóm.
- Gợi ý cho HS các câu hỏi để hỏi lại bạn kể:
+ Bạn có cảm nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục?
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì khi đó?
c, Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện đáng nhớ nhất, người kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò
-Em hãy nêu nhận xét của mình về các câu chuyện các bạn kể ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại những câu chuyện các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau giới thiệu.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng kể chuyện, trao đổi với nhau về việc làm tốt của từng nhân vật.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
_____________________________________
Tiết 4:	 Khoa học:
$68 :Một số biện pháp bảo vệ môi trường
	I. Mục tiêu:
	Sau bài học, hs có khả năng:
	- Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng 
đồng 	và gia đình.
	- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi 
trường.
	- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường
	II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình và thông tin trang 140, 141SGK
	III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nước?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài: Ghi tên bài
A, Hoạt động 1:Quan sát 
* Mục tiêu: Giúp hs
- Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình
- Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữu vệ sinh môi trường.
*Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Các biện pháp bảo vệ môi trường trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?
- Hát
- 1, 2 em
- Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú tương ứng với hình nào?
- Hs trình bày: Hình 1-b, hình 2-a, hình3-e, hình4-c, hình 5-d
Các biện pháp bảo vệ môi trường
Ai thực hiện
Quốc gia
Cộng
đồng
Gia đình
a, Ra luật bảo vệ rừng, khuyến khích trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc
x
x
x
b, Mọi người phải có ý thức giữ vệ sinh môi trường
x
x
c,Làm ruộng bậc thang để giữ đất, giữ nước
x
x
d, Xử lí rác thải bằng cách cho nước thải qua bộ phận xử lí nước thải.
x
x
x
* Kết luận:
Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mỗi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ vào lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
B, Hoạt động 2: Triển lãm
* Mục tiêu:
Rèn cho hs kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Bước 2: làm việc cả lớp
4, Củng cố, dặn dò 
-Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường ?
-Em dã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? 
- Nhận xét tiết học.
- Trưng bày các tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường lên giấy khổ to.
- Treo sp và thuyết trình.
	___________________________
Buổi chiều
( Cô Năm soạn giảng )
__________________________________________________________ 
 Thứ sáu ngày 30 tháng 4 năm 2010
(Cô Năm soạn giảng )
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_5_tuan_34_chuan_kien_thuc.doc