I. Mục đích yêu cầu
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặcdễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ A-pác-thai.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc – hiểu:
- Hiểu các từ khó trong bài: Chế độ phân biệt chủng tộc, công lý, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc
- Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
II. Đồ dùng dạy học.
Tranh minh hoạ.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
Tuần 6 Thứ hai ngày 14 tháng 9 năm 2009 Tiết1: Chào cờ Tập trung toàn trường ____________________________ Tiết2: Tập đọc $11:Sự sụp đổ của chế độ A- pác- thai I. Mục đích yêu cầu 1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng , từ khó hoặcdễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở những số liệu, thông tin về chính sách đối xử bất công với người da đen, thể hiện sự bất bình với chế độ A-pác-thai. - Đọc diễn cảm toàn bài. 2. Đọc – hiểu: - Hiểu các từ khó trong bài: Chế độ phân biệt chủng tộc, công lý, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc - Hiểu nội dung bài: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. II. Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III.Các hoạt động dạy học 1. Ôn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ: Ê-mi-mi, con và nêu nội dung bài. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc. - Y/c 1 HS đọc bài. - Tóm tắt nội dung bài. - Chia đoạn (3 đoạn) + Đoạn 1: Nam Phi tên gọi A-pác-thai. + Đoạn 2: ở nước nàydân chủ nào. + Đoạn 3: Còn lại - Y/c HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn và kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó. - Y/c HS luyện đọc theo cặp. -GV đọc mẫu b. Tìm hiểu bài. - Em biết gì về nước Nam Phi? - Dưới chế độ A-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? - Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? - Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ? -Em hãy giới thiệu vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi Nội dung bài này nói lên điều gì? c. Đọc diễn cảm: - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Y/c HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét, cho điểm. 4. Củng cố – dặn dò Nhắc lại nội dung bài. -Dặn HS về học bài .Chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên đọc thuộc lòng bài và nêu nội dung bài. - 1 HS đọc bài. - HS luyện đọc tiếp nối kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó. - HS luyện đọc theo cặp. -1-2HS đọc cả bài - Nam Phi là một nước nằm ở Châu Phi. Đất nước này có nhiều vàng, kim cương và cũng rất nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. - Họ phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng, không được hưởng một chút tự do dân chủ nào. +ý1: Người dân Nam Phi dưới chế độ A-pác -thai - Họ đứng lên đòi quyền bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được nhiều người ủng hộ và cuối cùng họ đã giành được chiến thắng. - Vì họ không thể chấp nhận được 1 chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo này. Vì người dân nào cũng phải có quyền bình đẳng như nhau, cho dù họ khác màu da, ngôn ngữ. +ý2:Cuộc đấu tranh dưới chế độ A-pác- thai thắng lợi HS giới thiệu -Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi - 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi, sau đó 1 HS nêu giọng đọc của bài. - 3 HS thi đọc diễn cảm, HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất. Tiết3: Toán $25:Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. - Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài tập toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét- cho điểm 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Luyện tập: Bài 1: a. Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị đo là là m2 b.Viết số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị đo là dm2 - Nhận xét- sửa sai cho HS. Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Nhận xét- sửa sai. Bài 3: Nhận xét- sửa sai. Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề. - Phân tích đề. - Tóm tắt và giải. 4. Củng cố- Dặn dò Nhắc lại nội dung bài Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS làm. a.8m2 27 dm2 = 8m2 + m2= 8m2 16m2 9dm2= 16m2+m2 = 16m2 26 dm2= m2 b.4dm265cm2= 4dm2+dm2= 4dm2 95cm2= dm2 102dm28cm2=102dm2+dm2=102dm2 - HS làm. 3cm25mm2= mm2 số thích hợp để điền là. B- 305mm2 -HS làm. 2dm27cm2 = 207cm2 300mm2 > 2cm289mm2 3m248dm2 < 4m2 61 km2 > 610 hm2 Tóm tắt: 1 viên có cạnh: 40cm 150 viên :.m2? Bài giải: Diện tích của một viên gạch lát nền là: 40 x 40 = 1600 ( cm2 ) Diện tích căn phòng là: 1600 x 150 = 240 000( cm2 ) 240 000 cm2 = 24m2 Đáp số: 24m2 _______________________________ Tiết4: Địa lý $6: Đất và rừng. I. Mục tiêu: Sau bài học, HS : - Chỉ được trên bản đồ(lược đồ) vùng phân bố của đất Phe- ra- lít, đất phù sa, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được một số đặc điểm của đất Phe- ra- lít, đất phù sa,rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn. - Nêu được vai trò của đất, vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người. -Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ ,khai thác và sử dụng hợp lí đất và rừng - ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác rừng, đất đai một cách hợp lí. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ dịa lí tự nhiên Việt Nam. Phiếu hoc tập của HS. -Bản đồ lược đồ phân bố rừng ở Việt Nam(Nếu có) III. Các hoạt động dạyhọc: 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta? - Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người? 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới: a .Hoạt động 1: Các loại đất chính của nước ta: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. + Đọc SGK và hoàn thành bài tập sau. - HS lên bảng trình bày. - HS đọc trong SGK và hoàn thành bài tập. Tên loại đất. Vùng phân bố Một số đặc điểm Đất Phe- ra- lít đồi núi. - Màu đỏ hoặc mầu vàng - thường nghèo mùn. Nếu hình thành trên đá ba an thì tơi xốp và phì nhiêu. Đất phù sa. Đồng bằng. - do sông ngòi bồi đắp. - màu mỡ. - GV gọi HS lên làm bài tập. - Nhận xét- sửa sai. GV trình bày: -ở nước ta,việc sử dụng đất vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý.Tài nguyên đất bị suy giảm có đến 50%điện tích đất tự nhiên có vấn đề cần cải tạo.Riêng đất trống,đồi trọc bị xói mònđã tói trên 10 triệu héc ta. -Đất đai là nguồn tài nguyên quý giánhưng chỉ có hạnVì vậy việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo. -Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng ở địa phương? +Kết luận: Nước ta có nhiều loại đất nhưng chiếm phần lớn là đất Phe- ra- lít có màu đỏ hoặc đỏ vàng, tập chung ở vùng núi, đồi. Đất phù sa do các con sông bồi đắp mầu mỡ, tập chung ở đồng bằng.việc sử dụng đất cần đi đôi với bảo vệ và cải tạo b. Hoạt động 2 Rừng ở nước ta. - Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK và hoàn thành sơ đồ về các loại rừng của nước ta. - HS trình bày bài tập trước lớp. -Bón phân hữu cơ ,làm ruộng bậc thang,thau chua ,rửa mặn,... - - HS đọc SGK và hoàn thành bài tập Rừng Vùng phân bố Đặc điểm Rừng rậm nhiệt đới. - Đồi núi. - Nhiều loại cây, rừng nhiều tầng, có tầng cao, có tầng thấp. Rừng ngập mặn. - Vùng đất ven biểncó thuỷ triều lên hàng ngày. - Chủ yếu là cây đước, sú, vẹt. - Cây mọc vượt lên mặt nước. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả. - Nhận xét- bổ sung. + Hãy nêu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người? + Kết luận: Nước ta có nhiều loại rừng, nhưng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập nặn, rừng rậm nhiệt đới tập chung chủ yếu ở vùng đồi núi, rừmg ngập mặn thường thấy ở ven biển...Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu,che phủ đất,... + Em biết gì về thực trạng rừng của nước ta hiện nay? -Nguyên nhân của hiện trạng rừng ở nước ta? +Nhà nước đã có những biện pháp gì để bảo vệ rừng? **Tại sao chúng ta phải sử dụng và khai thác rừng hợp lí? GV phân tích thêm :Tình trạng mất rừng đã và đang là mối đe doạlớn đối với cả nước,không chỉ về mặt kinh tế, tài nguyên mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của con người.do đó việc bảo vệ rừng và tài nguyên rừng đang là nhiệm vụ cấp bách. + Em và địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng? - Nhận xét- bổ sung. 4. Củng cố- Dặn dò - Ôn lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình. + Rừng cho ta nhiều sản vật. +Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu. + Rừng giữ cho đất không bị sói mòn. + Rừng đầu nguồn giúp hạn chế lũ. + Rừng ven biển chống bão biển, bão cát, bảo vệ đời sống các vùng ven biển. -diện tích giảm ,nhiều loại gỗ quý và thú quý có nguy cơ bị tiệt chủng. -Đốt phá rừng ,khai thác không hợp lý,chiến tranh,... -Thành lập trạm kiểm lâm,ngăn chặn nạn đốt phá rừng , trồng rừng,... - Tài nguyên rừng có hạn, không được sử dụng, khai thác bừa bãi sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng. -không bắn giết chim thú ,không chặt cây bẻ cành,... _______________________________ Tiết5: Khoa học $11:Dùng thuốc an toàn. I. Mục tiêu. Giúp HS: - Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. - Nêu được những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc. - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc. Không đúng cách và không dùng đúng liều lượng. II. Đồ dùng dạy học. - Những vỉ thuốc thường gặp. - Phiếu bài tập. III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia, ma tuý? 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Dạy bài mới. Hoạt động 1 (làm việc theo cặp). * Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó. * Cách tiến hành: + Y/c HS sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc., + Hàng ngày, các em có thể sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: tên thuốc là gì? thuốc có tác dụng gì? thuốc được dùng trong những trường hợp nào? - Nhận xét, khen ngợi những HS có kiến thức cơ bản về cách sử dụng thuốc. - Hỏi: + Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào? Hoạt động 2: Sử dụng thuốc an toàn. * Mục tiêu: Giúp HS: - Xác định được khi nào nên dùng thuốc. - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đế sau: + Đọc kĩ các câu hỏi và làm bài tập trang 24. - Gọi HS nhậ ... ện một số công việc chuẩn bị nấu ăn -Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đình. II. Đồ dùng dạy học Hình minh hoạ trong SGK III.Các hoạt động dạy học A. Giới thiệu bài B. Dạy bài mới Hoạt động 1:Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn Yêu cầu HS đọc nội dung SGK nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. *Tìm hiểu cách chọn thực phẩm . *Tìm hiểu cách sơ chế thực phẩm. Hướng dẫn HS đọc mục 2 trong SGK Nêu những công việc thường làm khi sơ chế một món ăn GV tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo nôi dung SGK _Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình chuẩn bị nấu ăn. Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập. GV đánh giá kết quả học tập của HS Chọn thực phẩm ,sơ chế thực phẩm... HS nêu cách chọn thực phẩm Loại bỏ những phần không ăn được của thực phẩm ,làm sạch thực phẩm... C. Nhận xét dặn dò Nhận xét giờ học ,dặn HS chuẩn bị bài sau. ________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: Toán $30:Luyện tập chung I. Mục tiêu Giúp HS củng cố về: - So sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số. - Giải bài toán liên quan đến tìm một phân số của 1 số, tìm 2 số biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. II. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra bài làm của HS. 3. Bài mới A. Giới thiêu bài: Ghi đầu bài. B. Luyện tập. Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: HS làm vào bảng con - Nhận xét sửa sai Bài 2: Tính. 4HS lên bảng làm ,lớp làm nháp Nhận xét sửa sai. Bài 3: Y/c HS đọc đề. Phân tích đề. Tóm tắt và giải vào giấy nháp. Bài 4: Y/c HS đọc đề. Phân tích đề. Tóm tắt và làm bài vào vở 4. Củng cố- Dặn dò Ôn lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau. - Kiểm tra vở bài tập của HS. - HS làm a. ; ; ; . b. ; ; ; . - HS làm a. + + = = = b. - - = = c. x x = == d.:= x x = = = Bài giải: 5 ha = 50 000 m2 Diện tích hồ nước là: 50 000 x = 15 000(m2) Đáp số: 15 000(m2) Bài giải: Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 4 – 1 = 3( phần ) Tuổi con là: 30 : 3 = 10( tuổi) Tuổi bố là: 10 x 4 = 40 (tuổi) Đáp số: Bố: 40 tuổi Con: 10 tuổi ______________________________ Tiết 2: Tập làm văn $12: Luyện tập tả cảnh. I. Mục đích yêu cầu Giúp HS: - Biết cách quan sát cảnh sông nước thông qua phân tích một số đoạn văn. - Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả cảnh sông nước. II. Đồ dùng. - Phiếu bài tập cho HS III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Y/c HS thảo luận theo nhóm. - Y/c HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi theo nhóm. - Gọi HS trình bày kết quả thảo luận. * Đoạn a: + Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh nào? + Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? + Câu văn nào cho em biết điều đó? + Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào thời điểm nào? + Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả? + Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào? * Đoạn b: + Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào? + Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào? + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào? + Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh? + Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì? Bài 2: - Gọi HS đọc y/c bài tập. - Y/c 2 – 3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. - Nhận xét bài làm của HS. - Y/c HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh của mình. - Nhận xét sửa sai. 4. Củng cố – dặn dò - Nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - HS thảo luận nhóm. - Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh biển. - Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc màu của trời mây. - Câu văn: biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. - Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, bầu trời dải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió. - Tác giả đã sử dụng những màu sắc: xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu. - Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người. Biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. - Nhà văn miêu tả con kênh. - Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều. - Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác. - Tác giả miêu tả: ánh nắng chiều xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời trống hếch trống hoác, buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa. - Sử dụng nghệ thuật liên tưởng làm cho người đọc hình dung được con kênh. Mặt trời, làm cho nó sinh động. - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 – 3 HS đọc thành tiếng bài của mình. + Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. + Mặt nước trong vắt, nhìn thấy đáy. + Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ. + Mặt hồ như một chiếc gương xanh trong khổng lồ. + Những làn gió nhẹ thổi qua mơn man gợn sóng. _________________________________ Tiết 3: Kể chuyện $6:Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục đích yêu cầu Giúp HS: - Chọn được câu chuyện có nội dung kể về việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, hoặc nói về một nước mà em biết qua phim ảnh, truyền hình. - Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện mà các bạn kể. - Biết kể chuyện tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. - Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Đề bài viết sẵn trên bảng lớp. Các tranh, ảnh về câu chuyện mà mình định kể. III. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Y/c 2 HS kể chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. - Nhận xét cho điểm. 3. Bài mới A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. B. Hướng dẫn kể chuyện. a. Tìm hiểu đề bài. Gọi HS đọc đề bài trong SGK Hỏi: Đề bài yêu cầu gì? - Y/c của đề bài là việc làm như thế nào? - Theo em, thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị? - Nhân vật chính trong chuyện em kể là ai? - Nói về một nước em sẽ nói về những vấn đề gì? * Gọi HS đọc 2 gợi ý trong SGK. - Em chọn đề nào để kể? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. b. Kể trong nhóm. - Chia HS thành nhóm, y/c các em kể một câu chuyện hoặc đất nước mình yêu thích cho các bạn cùng nhóm nghe. Sau đó, cùng trao đổi thảo luận ý nghĩa của câu chuyện. - GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. c. Kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu sau khi nghe bạn kể. - Nhận xét cho điểm từng học sinh. 4. Củng cố – dặn dò Y/c HS nêu lại nội dung bài. Chuẩn bị bài sau. - 2 HS kể chuyện trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Đề bài yêu cầu kể lại 1 câu chuyện em đã chứng kiến hoặc 1 việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh. - Việc làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - Việc làm thể hiện tình hữu nghị: cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực, quyên góp ủng hộ chiến tranh hoặc thiên tai. - Nhân vật chính là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc báo hoặc là chính em. - Em sẽ nói về những điều mình thích nhất, những sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em. - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng, mỗi HS đọc 1 gợi ý. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - HS luyện kể chuyện theo nhóm. - 8 – 10 HS tham gia kể chuyện. - HS thi kể chuyện trước lớp, sau mỗi câu chuyện nêu ý nghĩa chuyện mình kể. - Nhận xét nội dung chuyện và cách kể chuyện của bạn. _________________________ Tiết 4: Thể dục $12:Đội hình đội ngũ Trò chơi “Lăn bóng bằng tay” I. Mục tiêu: - Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp. Yêu cầu dàn hàng, dồn hàng nhanh, trật tự, đi dều vòng phải, vòng trái tới vị trí bẻ góc không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “Lăn bóng bằng tay”. Y/c bình tĩnh khéo léo, lăn bóng theo đường dích dắc qua các bạn hoặc vật chuẩn. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường. - Phương tiện: còi, 4 quả bóng. III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Đinh lượng Phương pháp tổ chức. 1. Phần mở đầu GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, y/c bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Trò chơi: Làm theo tín hiệu. - Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên ở sân trường 100 đ 200m rồi đi thường hít thở sâu, xoay các khớp cổ chân cổ tay, khớp gối, hông vai: 2 – 3 phút. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình đội ngũ: - Ôn dồn hàng, dàn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. + GV điều khiển lớp tập. + Quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS. b. Trò chơi: lăn bóng bằng tay. - GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích các cách chơi và qui định chơi. - Cho cả lớp cùng chơi, thi đua giữa các tổ với nhau. GV quan sát, nhận xét. 3. Phần kết thúc: - Thực hiện một số động tác thả lỏng. - Hát một bài và vỗ tay theo nhịp. - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học 6 – 10' 18-22' 4 - 6' Đội hình phần nhận lớp ,khởi động * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * Đội hình ôn đội hình đội ngũ * * * * * * * * * * * * * * * * * Đội hình phần kết thúc __________________________________ Tiết4: Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 6 1. Chuyên cần. - Nhìn chung các em đã có ý thức đi học đều , đúng giờ, trong tuần không có em nào nghỉ học , hay đi học muộn. 2. Học tập: *ưu điểm - Nhìn chung các em đều có ý thức tự giác trong học tập, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài *Tồn tại - Vẫn còn một số bạn chưa tự giác cao trong học tập, chữ viết còn xấu, sách vở lộn xộn trong lớp chưa chú ý nghe giảng:Hùng ,Kiên,Ngân ,Lan, ... 3.Đạo đức: Ngoan ngoãn, chấp hành nghiêm túc nội quy của trường ,lớp, đoàn kết với bạn bè. 4. Các hoạt động khác: - Tham gia nhiệt tình, đầy đủ các hoạt động của trường, lớp đề ra.
Tài liệu đính kèm: