Giáo án Kĩ thuật 4 cả năm - Giáo viên: Tạ Ngọc Hậu - Trường TH Võ Thị Sáu

Giáo án Kĩ thuật 4 cả năm - Giáo viên: Tạ Ngọc Hậu - Trường TH Võ Thị Sáu

Kỹ thuật (Tiết 32)

Lắp con quay gió (tiết 3)

I.Mục tiêu: (Như tiết 1)

II.Đồ dùng dạy học:

-Mẫu con quay gió đã lắp sẵn.

-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. Các hoạt dộng dạy và học:

Hoạt động 3:HS thực hành lắp con quay gió

a)HS chọn chi tiết

-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.

-GV kiểm tra HS chọn chi tiết.

b)Lắp từng bộ phận

 Gv gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở HS phải quan sát kĩ các hình trong

SGK và nội dung của từng bớc lắp.

 Gv nhắc nhở HS cần lu ý một số điểm sau:

-Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đung vị trí lỗ của tấm lớn.

-Lắp bánh đai vào trục.

-Bánh đai phải đợc lắp đúng loại trục.

-Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ.

-Trớc khi lắp trục phải lắp đai truyền.

 

doc 62 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 4 cả năm - Giáo viên: Tạ Ngọc Hậu - Trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật (Tiết 32)
Lắp con quay gió (tiết 3)
I.Mục tiêu: (Như tiết 1)
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu con quay gió đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động 3:HS thực hành lắp con quay gió
a)HS chọn chi tiết
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra HS chọn chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận
 Gv gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở HS phải quan sát kĩ các hình trong
SGK và nội dung của từng bớc lắp.
 Gv nhắc nhở HS cần lu ý một số điểm sau:
-Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đung vị trí lỗ của tấm lớn.
-Lắp bánh đai vào trục.
-Bánh đai phải đợc lắp đúng loại trục.
-Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ.
-Trớc khi lắp trục phải lắp đai truyền.
c)Lắp ráp con quay gió
-HS quan sát hình 5 SGK để lắp ráp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí.
Lắp xong HS phải kiểm tra sự hoạt động của con quay gió.
Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
-Gv tổ chức cho HS trng bày sản phẩm thực hành.
-Gv nêu những tiêu chuẩn đánh giá thực hành:
 +Con quay gió lắp đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 +Con quay gió lắp chắc chắn,không bị xộc xệch.
 +Khi cánh quạt quay thì các bánh đai phải quay theo.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và các bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
IV.Nhận xét – Dặn dò:
-Gv Nhận xét sự chuẩn bị của HS về tinh thần học tập và kĩ năng lắp ghép con quay gió.
-Gv dặn đọc trước bài mới trong SGK và chuẩn bị bộ lắp ghép để học bài
“Lắp ghép mô hình tự chọn”.
---------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 31)
Lắp con quay gió (tiết 2)
I.Mục tiêu: (Như tiết 1)
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu con quay gió đã lắp sẵn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động 3:HS thực hành lắp con quay gió
a)HS chọn chi tiết
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
-GV kiểm tra HS chọn chi tiết.
b)Lắp từng bộ phận
 Gv gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ và nhắc nhở HS phải quan sát kĩ các hình trong
SGK và nội dung của từng bước lắp.
 Gv nhắc nhở HS cần lưu ý một số điểm sau:
-Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đung vị trí lỗ của tấm lớn.
-Lắp bánh đai vào trục.
-Bánh đai phải được lắp đúng loại trục.
-Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ.
-Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền.
c)Lắp ráp con quay gió
-HS quan sát hình 5 SGK để lắp ráp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí.
Lắp xong HS phải kiểm tra sự hoạt động của con quay gió.
Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
-Gv tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-Gv nêu những tiêu chuẩn đánh giá thực hành:
 +Con quay gió lắp đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 +Con quay gió lắp chắc chắn,không bị xộc xệch.
 +Khi cánh quạt quay thì các bánh đai phải quay theo.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và các bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
IV.Nhận xét – Dặn dò:
-Gv Nhận xét sự chuẩn bị của HS về tinh thần học tập và kĩ năng lắp ghép con quay gió.
-Gv dặn HS chuẩn bị bộ lắp ghép để tiết sau học thực hành tiếp theo.
---------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 30)
Lắp con quay gió (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
-Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
-Rèn luyện HS tính cẩn thận,an toàn lao động khi thao tác tháo,lắp các chi tiết của con quay gió.
II.Đồ dùng dạy học:
-Mẫu con quay gió đã lắp sẳn.
-Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy – học
 Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
-Mộu con quay gió đã sắp sẵn.
-Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ toàn bộ con quay gió gồm có: Cánh quạt,giá đỡ các trục,hệ thống bánh đai và đai truyền).
-Gv nêu ứng dụng của con quay gió trong thực tế:
ở một số vùng,người ta làm con quay gió để lợi dụng sức gió nhằm tạo ra điện năng để thắp sáng,tưới cây hoặc xay,xát gạo.
Hoạt động 2:Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Gv hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
-Gv cùng HS chọn từng loại chi tiết theo SGK cho đúng và đủ.
-Gv hướng dẫn HS thực hành theo quy trình lắp trong SGK.
b)Lắp từng bộ phận
*Lắp cánh quạt (H.2 – SGK)
*Lắp giá đỡ cánh các trục (H.3 – SGK)
*Lắp bánh đai vào trục (H.4 – SGK)
c)Lắp ráp con quay gió
 Gv thực hiện lắp ráp con quay gió theo các bước trong SGK.
 GV nhắc HS khi lắp cần chỉnh bánh đai trên các trục thẳng hàng với nhau để lắp được đai truyền.
d)Gv hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
 Cách tiến hành như các bài trước.
IV. Nhận xét – Dặn dò:
-Gv nhận xét HS về tinh thần học tập và kĩ năng lắp con quay gió.
-Gv dặn HS chuẩn bị tiết sau “Thực hành lắp con quay gió”
-----------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 29)
Lắp xe có thang (tiết 3)
I.Mục tiêu:
 -HS thực hành lắp từng bộ phận và lắp ráp xe và thang đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
 -Rèn luyện HS tính cẩn thận,an toàn lao động khi thao tác tháo,ráp các chi tiết.
II. Đồ dùng dạy học
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe có thang.
HS chọn chi tiết
Lắp từng bộ phận
 Lắp ráp xe có thang (tiến hành như tiết 2)
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
-HS dựa vào tiêu chuẩn đánh giá trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết xếp vào hộp.
IV. Nhận xét – Dặn dò:
-Gv nhận xét sự chuẩn bị của HS và tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ráp xe có thang.
-Gv nhăc HS đọc trước bài mới và chuẩn bị bộ lắp ghép để cho tiết sau.
--------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 26)
Lắp xe đẩy hàng (tiết 2)
I.Mục tiêu:
-HS thực hành lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật,đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận,an toàn lao động.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe đẩy hàng.
 a)HS chọn chi tiết:
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
b) Lắp từng bộ phận:
-Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ.
-Gv nhắc các em lưu ý:
+Lắp các thanh chữ U dài và đúng các hàng lỗ.
+Lắp thành sau xe phải chú ý vị trí của mũi vít và đai ốc.
-Gv đến từng bàn cua HS để kỉêm tra các em đã lắp đúng chưa.
c)Lắp ráp xe đẩy hàng:
-HS quan sát kĩ hình 1 SGK và nội dung quy trình để thực hành lắp ráp xe đúng kĩ thuật và đúng quy trình.
-Nhắc nhở HS lưu ý đến các vị trí lắp ráp giữa các bộ phận với nhau.
-HS thực hành lắp ráp,Gv theo dõi giúp đỡ HS.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
-Gv cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-Gv nêu tiêu chuẩn đánh giá thực hành:
+Lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật và đúng quy trình.
+Xe đẩy hang lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+Xe chuyển động được.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
-Gv nhắc HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
IV.Nhận xét – Dặn dò:
-Gv nhận xét tinh thần thái độ trong giờ học và kĩ năng lắp ghép xe đẩy hàng.
-Gv dặn HS đọc trước bài mới và để chuẩn bị lắp ghép để học bài “Lắp xe có thang”.
----------------------------------------
Kĩ thuật (tiết 25)
Lắp Xe đẩy hàng (tiết 1)
I/Mục tiêu:
-HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng.
-Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe đẩy hàng.
II/ Đồ dùng dạy học
Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy – học
*Giới thiệu bài: Gv giới thiệu bài và nêu mục đích bài học.
Hoạt động 1: Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
-Gv cho HS quan sát mẫu xe dẩy hàng đã lắp sẵn.
-Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phẫn và nêu câu hỏi: Để lắp được xe đẩy hàng theo em cần có mấy bộ phận? (Cần 5 bộ phận :giá đỡ trục bánh xe; tầng trên của xe và giá đỡ; thành sau xe; càng xe; trục bánh xe.)
-Gv nêu tác dụng của xe đẩy hàng trong thực tế.
ở các nhà ga của sân bay, hành khách thường dùng xe đẩy hàng để chở hành lí của mình.
Hoạt động 2: Gv hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) Gv hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
-Gv hướng dẫn HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng và để vào nắp hộp theo từng loại.
-Gv cho HS đọc nội dung trong SGK và gọi một vài em lên thực hiện chọ chi tiết theo bảng trong SGK.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp giá đỡ trục bánh xe (H.2 – SGK)
-Trước khi gọi một HS lên lắp bộ phận này, Gv đưa câu hỏi : Các lắp này giống như lắp bộ phận nào của xe nôi? (Giống cách lắp bộ phận thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe).
-Gv nhận xét và chỉnh sửa hoặc thao tác lại cho toàn lớp quan sát.
*Lắp tầng trên của xe và gía đỡ (H.3 – SGK)
-Gv lắp theo các bước trong SGK. Trong khi lắp, Gv cần lưu ý đến vị trí của các lỗ khi lắp và vị trí trong, ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ, 6 lỗ.
*Lắp thành sau xe, càng xe, trục xe (H.4 – SGk)
HS quan sát hình 4 (SGK), Gv cho 1 – 3 HS lên chọn các chi tiết và lắp các bộ phận này. Gv và HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
c) Lắp láp xe đẩy hàng:
Gv tiến hành lắp láp theo quy trình trong SGK. Trong khi lắp, Gv có thể gọi HS thực hiện một vài bước lắp trong quy trình.
-Gv kiểm tra sự hoạt động của xe.
d) Gv hướng dẫn HS cách tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
IV/ Nhận xét – Dặn dò:
-Gv nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ trong giời học và kĩ năng lắp ghép xe nôi.
-Gv dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới tiếp theo của bài này.
--------------------------------------
Kĩ thuật (tiết 24)
Lắp xe nôi (tiết 2)
Hoạt động 3: HS thực hành lắp xe nôi
a) HS chọn chi tiết:
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
-Gv kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng và đủ chi tiết để lắp ghép xe nôi.
b) Lắp từng bộ phận 
Trước khi HS thực hành lắp từng bộ phận, Gv gọi một em đọc phần ghi nhớ, HS khác góp ý bổ sung, Gv yêu cầu các em phải quan sát kĩ cũng như nội dung các bước lắp xe nôi.
-Trong quá trình HS t ... vẽ.
	+ Tô xong, khắc mẫu thêu và giấy than ra.
	b) Giáo viên hướng dẫn thêu móc xích hình quả cam
- Yêu cầu học sinh nêu cách căng vải trên khung thêu.
- Yêu cầu học sinh lên bảng thực hiện các thao tác căng vải trên khung thêu.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các hình 2, 3 , 4 (SGK) và nêu:
- Giáo viên lưu ý cho học sinh 1 số điểm sau:
- Học sinh nhắc lại như ở bài 10.
- 1 em lên thực hiện, các em khác quan sát.
- Học sinh quan sát và nêu cách thêu hình quả cam bằng các mũi thêu móc xích.
- Học sinh nhắc lại những điểm cần lưu ý đó
	+ Có thể dùng bút chì chấm các điểm cách đều nhau 3 - 4mm trên hình quả, cuống, lá để thêu cho đều.
	+ Thêu phần quả theo chiều từ phải sang trái và nhẹ nhàng xoay khung theo đường cong. Vị trí lên kim, xuống kim cách đều nhau. Khi mũi thêu cuối tiếp giáp với mũi thêu đầu thì xuống kim ở ngoài mũi thêu cuối, kéo hết chỉ ra mặt sau để nút chỉ và cắt chỉ.
	+ Thêu xong mỗi phần của quả cam, cần xuống kim ở ngoài mũi thêu và kết thúc đường thêu. Sau đó rút bỏ phần chỉ còn lại, lấy chỉ màu khác xâu vào kim để thêu phần tiếp theo.
	+ Khi thêu phần cuống, phần lá nên xoay khung để các hình thêu nằm ngang và thêu theo chiều từ phải sang trái.
	+ Có thể thêu bằng chỉ một hoặc chỉ đôi.
	4. Hoạt động 3: Học sinh thực hành thêu hình quả cam
- Giáo viên kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của học sinh và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Yêu cầu học sinh vẽ hoặc sang mẫu hình quả cam lên vải, căng vải lên khung thêu.
- Học sinh trình bày vật liệu trước mặt mình.
- Học sinh tiến hành sang hình quả cam lên khung thêu. 
	- Giáo viên nhận xét việc chuẩn bị của học sinh.
	- Tiết sau các em thực hành thêu móc xích hình quả cam.
-------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 25)
Thêu móc xích hình quả cam (Tiết 2/3)
Học sinh thực hành thêu móc xích hình quả cam (Tiếp theo tiết 1)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành thêu móc xích hình quả cam.
- Yêu cầu học sinh nêu lại một số cách thêu như hình 2, 3, 4 SGK.
- Yêu cầu học sinh thực hành thêu.
- Giáo viên hướng dẫn những chỗ sai sót.
- Yêu cầu học sinh thực hành thêu trên các hình quả cam.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, chỉ dẫn những học sinh thực hiện còn sai chưa đúng kỹ thuật.
- Giáo viên thu 1 vài sản phẩm đã làm xong và nhận xét.
- Giáo viên ghi điểm và nêu 1 số tiêu chí đánh giá và sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện.
- 3 em nêu.
- Học sinh thực hành theo nhóm (4 nhóm).
- Học sinh sửa chữa.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và đánh giá.
	- Tiết sau các em trình bày và đánh giá sản phẩm.
----------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 26)
Thêu móc xích hình quả cam (Tiết 3/3)
	* Học sinh thực hành thêu móc xích hình quả cam
	- Giáo viên kiểm tra sản phẩm của học sinh đã làm ở tiết 2.
	- Giáo viên hướng dẫn các em những chỗ còn mắc lỗi và sai ở tiết 2.
	- Học sinh thực hành thêu những phần còn lại của quả cam.
	- Giáo viên theo dõi chỉ dẫn cho những em còn sai thì khi thực kỹ thuật thêu.
	* Giáo viên đánh giá kết quả học tập của các em
	- Học sinh trưng bày sản phẩm thực hành.
	- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá.
	+ Vẽ hoặc sang hình quả cam cân đối trên vải.
	+ Thêu được các bộ phận của hình quả cam.
	+ Thêu đúng kỹ thuật: các mũi thêu đều nhau, không bị dúm lại. Mũi thêu cuối cùng đường chặn đúng cách.
	+ Màu chỉ thêu được lựa chọn và phối hợp màu hợp lý.
	+ Học sinh dựa vào các tiêu chuẩn trên để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
	- Giáo viên nhận xét tuyên dương. Chọn vải sản phẩm đẹp cho học sinh quan sát và học tập.
	IV. Dặn dò
	Về nhà tập thêu cho đẹp hơn, chuẩn bị vật liệu cho tiết học sau.
------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 28)
Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 2/3)
	I. Mục tiêu: Đánh giá kiến thức, kỹ năng kyhâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh.
	II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh qui trình của các bài trong chương.
	- Mẫu khâu, thêu đã học.
	III. Nội dung bài tự chọn
	Tiết 2: Ôn tập các bài đã học trong chương 1
	Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức ôn tập các bài đã học trong Chương I
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đã học ở chương I.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu: khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; khâu đột mau; khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột; Thêu lướt vặn; Thêu móc xích.
- Yêu cầu học sinh khác bổ sung ý kiến.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận lý thuyết (như đã học ở các tiết trước).
- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng tranh qui trình để củng cố kiến thức cơ bản.
- Giáo viên giới thiệu tranh qui trình học sinh quan sát và một lần nữa củng cố lại kiến thức đã học.
- Em hãy nêu những kiến thức cơ bản về:
+ Cắt?
+ Khâu?
+ Thêu?
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm rút ra qui trình:
+ Cắt?
+ Khâu?
+ Thêu?
- Khâu thường, khâu đột thưa, khâu đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích
- Học sinh phát biểu tự do.
- Học sinh khác bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
- Học sinh quan sát và trả lời.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh tiến hành hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm mình lên trình bày kết quả thảo luận.
	3. Củng cố dặn dò
	- Vừa rồi các em học bài gì? (Ôn tập các bài cắt, khâu, thêu đã học ở chương I).
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại những bài vừa ôn.
	- Giáo viên nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 29)
Cắt - Khâu - Thêu sản phẩm tự chọn (Tiết 3/3)
Hoạt động 3
- Giáo viên nêu: trong giờ học trước, các em đã ôn lại cách thực hiện các mũi khâu, thêu đã học, Sau đây, mỗi em sẽ tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một số sản phẩm mình đã chọn.
- Nêu yêu cầu và thực hành hướng dẫn lựa chọn sản phẩm. Sản phẩm tự chọn được thực hiện bằng cách vận dụng những kỹ thuật cắt, khâu, thêu đã học.
- Tuy khả năng và ý thích, học sinh có thể cắt, khâu, thêu những sản phẩm đơn giản như:
1. Cắt, khâu, thêu khăn tay: Cắt một mảnh vải hình vuông có cạnh là 20cm. Sau đó kẻ đường dấu ở 4 cạnh hình vuông để khâu gấp mép. Khâu các đường gấp mép bằng mũi khâu thường hoặc mũi khâu đột (khâu ở mặt không có đường gấp mép). Vẽ và thêu một mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, con gà con, cây đơn giản, thuyền buồm, cây nấm... Có thể thêu tên mình trên khăn tay.
2. Cắt, khâu, thêu túi rút dây để đựng bút: cắt mảnh vải sợi bông hoặc sợi pha hình chữ nhật có kích thước 20 x 10cm . Gấp mép và khâu viền đường làm làm miệng túi trước. Sau đó vẽ và thêu một số mẫu thêu đơn giản bằng mũi thêu lướt vặn, thêu móc xích hoặc thêu một đường móc xích gần đường gấp mép. Cuối cùng mới khâu phần thân túi bằng các mũi khâu thường hoặc thâu đột. Chú ý thêu trang trí trước khi khâu phần thân túi.
3. Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác như váy liền áo cho búp bê, gối ôm.
a) Váy liền áo cho búp bê (H1SGV): cắt một mảnh vải hình chữ nhật, kích thước 25cm x 30cm. Gấp đôi mảnh vải theo chiều dài. Gấp đôi tiếp một lần nữa (H1a SGV). Sau đó, vạch dấu (vẽ) hình cổ, tay và thân váy áo lên vải (H1b – SGV). Cắt theo đường vạch dấu. Gấp, khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấy tay áo, thân áo. Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích đường cổ áo, gấy tay áo, gấu váy. Cuối cùng khâu vai và thân áo bằng cách khâu ghép 2 mép vải (H1c – SGV).
25 cm
 30 cm
a) Gấp vải b) Vạch dấu đường cắt c) Khâu vai và thân áo
Cắt, khâu, thêu áo liền váy cho búp bê.
- Gối ôm: cắt mảnh vài 25 x 20cm. Gấp, khâu hai đường ở phần luồn dây ở 2 cạnh ngắn (H2a SGV). Thêu móc xích và trang trí 2 đường ở sát 2 đường luồn dây. Sau đó gấp đôi mảnh vải theo cạnh 30cm. Cuối cùng khâu thân gối bằng cách khâu 2 mép vải theo cạnh dài (2bSGV).
- Học sinh tiến hành thực hiện.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn.
- Yêu cầu học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh thảo luận và làm theo nhóm.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh bổ sung, nhận xét.
IV. Đánh giá sản phẩm
- Giáo viên đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn sau:
+ Hoàn thành và chưa hoàn thành.
- Giáo viên nhận xét tiết học
-----------------------------------------
Kỹ thuật (Tiết 30)
ích lợi của việc trồng rau hoa
I. Mục tiêu
- Học sinh biết được ích lợi của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm tranh, ảnh một số loại cây rau, hoa
Tranh minh họa ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh H1 (SGK) và trả lời câu hỏi.
+ Nêu lợi ích của việc trồng rau?
+ Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
+ Rau còn được sử dụng thế nào trong các bữa ăn hằng ngày ở gia đình em?
+ Rau còn được sử dụng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2 SGK và trả lời .
- Cả lớp quan sát tranh và trả lời:
+ Rau được dùng làm thức ăn trong bữa ăn hằng ngày. Rau cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Còn là thức ăn cho vật nuôi..)
+ Rau muống, rau cải, rau xà lách, rau má,...
+ Chế biến thức ăn để ăn cơm như luộc, xào, nấu
+ Đem bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm,...
- Học sinh quan sát trả lời câu hỏi.
- Giáo viên rút ra kết luận: Ngoài ra rau còn là một nguồn thu nhận lớn cho mỗi gia đình. Vì vậy, ngày càng có nhiều gia đình trồng rau, hoa, nhất là ở những vùng ngoại thành và những nơi có điều kiện phát triển trồng rau như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa,...
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta
- Yêu cầu thảo luận nhóm theo nội dung 2 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm, khí hậu ở nước ta có thuận lợi gì cho việc trồng rau và hoa?
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Khí hậu lạnh quanh năm, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển rau và hoa, đời sống càng cao thì nhu cầu sử dụng rau hàng ngày càng nhiều. Vì vậy, nghề trồng rau hoa ở nước ta ngày càng phát triển.
IV. Củng cố dặn dò
- Vì sao nên trồng nhiều rau và hoa?
- Vì sao có thể trồng rau, hoa quanh năm và trồng khắp mọi nơi?
- 3 em đọc mục ghi nhớ SGK
- Về nhà học tập tốt để nắm vững kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Nhận xét tiết học
----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an mon Ki thuat lop 4 ca nam CKT KNS.doc