Giáo án Kĩ thuật 4 - Tiết 15 đến 31

Giáo án Kĩ thuật 4 - Tiết 15 đến 31

Kĩ thuật

Tiết 14: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa.

I. Mục tiêu

- Hs biết đựơc đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa.

- Biết sử dụng 1 số dụng cụ đơn giản.

- Có ý thức giữ gìn, bảo quản dụng cụ lao động và đảm bảo an toàn lao động.

II.Đồ dùng dạy học

- Mẫu hạt giống rau, hoa, một số loại phân bón và dụng cụ lao động.

III. Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- NÊU YÊU CẦU VÀ GHI TÊN BÀI HỌC MỚI.

HOẠT ĐỘNG 1

MỘT SỐ VẬT LIỆU GIEO TRỒNG RAU, HOA.

- GỌI HS ĐỌC NỘI DUNG 1 SGK

+ KHI TRỒNG RAU, HOA TA CẦN CÓ NHỮNG VẬT IỆU GÌ?

- ĐƯA RA VÀ GIỚI THIỆU 1 SỐ VẬT LIỆU MẪU, TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG VẬT LIỆU: HẠT GIỐNG, PHÂN BÓN, ĐẤT TRỒNG.

 

doc 13 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 4 - Tiết 15 đến 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật
Tiết 14: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết đựơc đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ trồng rau, hoa.
- Biết sử dụng 1 số dụng cụ đơn giản.
- Có ý thức giữ gìn, bảo quản dụng cụ lao động và đảm bảo an toàn lao động.
II.Đồ dùng dạy học
- Mẫu hạt giống rau, hoa, một số loại phân bón và dụng cụ lao động.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và ghi tên bài học mới.
Hoạt động 1
Một số vật liệu gieo trồng rau, hoa.
- Gọi hs đọc nội dung 1 SGK
+ Khi trồng rau, hoa ta cần có những vật iệu gì?
- Đưa ra và giới thiệu 1 số vật liệu mẫu, tác dụng và cách sử dụng vật liệu: hạt giống, phân bón, đất trồng.
Hoạt động 2
Dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
- Gọi hs đọc mục 2.
+ Khi trồng rau, hoa ta cần có những dụng cụ gì?
+ Nêu cấu tạo, cách sử dụng 1 loại dụng cụ em biết.
+ Ngoài những dụng cụ thủ công, em còn biết dụng cụ lao động hiện đại nào?
+ Làm thế nào để các dụng cụ dùng được lâu và phát huy hết tác dụng của nó?
+ Khi sử dụng các loại dụng cụ lao động, ta cần chú ý gì để đảm bảo an toàn?
- Kết luận chung : các loại dụng cụ giúp ta lao động trồng trọt thuận tiện hơn, cần sử dụng đúng cách và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
 Hoạt động kết thúc
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau.
* Hoạt động cả lớp
- Cần có hạt giống, cây giống, phân bón, đất trồng( Vườn, ruộng, chậu...)
- Theo dõi gv giớ thiệu
* Hoạt động cả lớp
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Dụng cụ: cuốc, vồ, đập, dầm xới, bình tưới, bình xịt...
- 3-4 em lần lượt nêu.
+ máy cày, bừa, máy làm cỏ, máy bơm...
+ Thường xuyên tra dầu mỡ, dùng xong rửa sach sẽ, để đúng nơi quy định, sử dụngdungs với chức năng, công dụng của nó.
+ Sử dụng đúng cách,kiểm tra kĩ trước khi dùng, sửa chữa kịp thời khi hỏng, không vừa làm vừa đùa nghịch...
Kĩ thuật
Tiết 15: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết đựơc các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng với cây rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật.
II.Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và ghi tên bài học mới.
Hoạt động 1
Các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
 cây rau, hoa
- Yêu cầu hs quan sát hình vẽ SGK.
+ Để sinh trưởng và phát triển, cây rau hoa cần những điều kiện ngoại cảnh nào?
- Kết luận chung.
Hoạt động 2
ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh với cây rau, hoa.
- Nêu yêu cầu hoạt động: Đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nhu cầu của cây đối với từng yếu tố ngoại cảnh kể trên?
+ Những biểu hiện bên ngoài của cây khi gặp điều kiện ngoại cảnh không phù hợp?
+ Làm thế nào để tạo nên những điều kiện phù hợp để cây phát triển tốt nhất ?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo, bổ sung.
- Kết luận kết quả đúng: Con người sử dụng các biệnpháp kĩ thuật như: gieo trồng đúng thời vụ, khoảng cách, tưới nước, bón phân, làm đất hợp lí theo từng giai đoạn phát triển để đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh phù hợp nhất cho cây.
 Hoạt động kết thúc
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK.
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị dụng cụ cho bài sau.
* Hoạt động cả lớp
- Quan sát, trả lời:
+ Cây cần có: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng...
* Hoạt động nhóm
-Thảo luận và trình bày kết quả:
+ Nhiệt độ: Mỗi loại cây cần nhiệt độ khác nhau ở những thời kì khác nhau - chọn thời điểm gieo trồng cây ở những vụ mùa thích hợp.
+ Nước: Hoà tan chất dinh dưỡng, vận chuyển chất, điều hoà nhiệt đọ trong cây- thiếu nước cây bị héo, thừa nước cây bị úng- tưới nước đều đặn, hợp lí.
+ ánh sáng: Cần cho cây quang hợp, thiếu ánh sáng cây sẽ chậm phát triển và chết- cần trồng cây nơi đủ ánh sáng, khoảng cách hợp lí.
+ Không khí: Cần cho sự hô hấp của cây thiếu không khí cây sẽ chậm phát triển và chết- thường xuyên xới đất tơi xốp để cung cấp không khí cho cây.
+ Chất dinh dưỡng: Cho cây phát triển tốt, cho năng suất cao, thiếu dinh dưỡng, cây chậm lớn, thừa dinh dưỡng cây sẽ mọc nhiều lá, chậm quả...- bón phân hợp lí theo từng giai đoạn phát triển.
Kĩ thuật
Tiết 16: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
II.Đồ dùng dạy học
- Hạt giống rau, hoa, giấy thấm, bông, đĩa đựng, mẫu.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng với cây rau, hoa?
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
+ Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống?
+ Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
- Đưa vật mẫu, yêu cầu hs quan sát :
+ Để thử độ nảy mầm của hạt giống, cần có những vật liệu, dụng cụ gì?
- Kết luận hoạt động 1.
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Nêu yêu cầu hoạt động: Đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống?
- Gọi hs trình bày.
- Nhận xét và thao tác mẫu kết hợp giải thích từng bước.
- Gọi 1 em thực hiện lại các thao tác.
Hoạt động 3
Hướng dẫn thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Yêu cầu hs thực hành theo quy trình, gv giám sát hđ.
 - Hướng dẫn cách bổ sung nước hàng ngày và
 ghi chép những thay đổi của hạt giống theo 
 trình tự thời gian.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị cho bài sau.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
* Hoạt động cả lớp
+ Đem hạt gieo thử xem thời gian, số lượng hạt nảy mầm.
+ để xem hạt giống tốt hay xấu, từ đó điều chỉnh việc gieo trồng.
- Quan sát, trả lời:
+ Cần có: hạt giống, đĩa, bông, giấy thấm, nước.
* Hoạt động cặp
-Thảo luận và trình bày kết quả:
B1: đếm 30-50 hạt nhỏ cùng 1 loại giống.
B2: Xếp 2-3 lượt giấy, bông thấm đã thấm nước, dàn phẳng.
B3: Xếp đều hạt giống lên trên.
B4; đặt vào nơi mát, duy trì độ ẩm.
B5: Quan sát ghi chép những thay đổi của hạt giống theo trình tự thời gian.
- 1 em làm. lớp quan sát.
- Thực hành thử độ nảy mầm của hạt giống.
Kĩ thuật
Tiết 17: Thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết mục đích của việc thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Thực hiện được các thao tác thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa.
- Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
II.Đồ dùng dạy học
- Hạt giống rau, hoa sau khi đã được thử độ nảy mầm.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu các bước thử độ nảy mầm của hạt giống rau, hoa?
- Nhận xét, đánh giá.
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
+ Thế nào là thử độ nảy mầm của hạt giống?
+ Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
- Yêu cầu hs nhắc lại những công việc đã làm ở tiết 1.
- Tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả thực hành, nhận xét sau khi thực hành.
- Kết luận, đánh giá sản phẩm thực hành của hs.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. Nhận xét giờ học.
- Dặn Hs chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài sau.
- 2 em trả lời, lớp nhận xét.
* Hoạt động cả lớp
+ Đem hạt gieo thử xem thời gian, số lượng hạt nảy mầm.
+ để xem hạt giống tốt hay xấu, từ đó điều chỉnh việc gieo trồng.
- 1 em nêu
- trưng bày sản phẩm theo tổ. Nhận xét theo các tiêu chuẩn:
+ Vật liệu, dụng cụ đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Tiến hành đúng quy trình.
+Thử có kết quả
+Có ghi chép, theo dõi kết quả và rút ra được nhận xét.
- Tự đánh giá kết quả của mình.
Kĩ thuật
Tiết 18: Trồng cây rau, hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết cách chọn cây con rau, hoa đem trồng.
- Thực hiện trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong bầu đất.
- Có ý thức trồng, chăm sóc cây rau, hoa đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
II.Đồ dùng dạy học
- Cây con rau, hoa.
- Túi bầu có chứa đầy đất.
- Cuốc, dầm xới, bình tưới.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu quy trình kĩ thuật trồng cây.
- Gọi hs đọc nội dung bài trong SGK.
+ Nêu sự khác nhau của việc chuẩnbị giữa gieo hạt và trồng cây con?
+ Cần chọn những cây con ntn? Vì sao?
+ Cần chuẩn bị đất trồng ntn?
- Nhắc lại 1 số nội dung cần lưu ý khi chuẩn bị trồng cây.
+ Hãy quan sát hình vẽ SGK và nêu các bước trồng cây?
- Kết luận các bước trồng cây.
- Gọi 1 số em nhắc lại quy trình.
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- Thao tác mẫu kết hợp giải thích từng bước.
- Gọi 1 em thực hiện lại các thao tác.
Hoạt động 3
Hướng dẫn thực hành.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
- Chia nhóm thực hành.
- Yêu cầu hs thực hành theo quy trình, gv giám sát hđ.
 Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho hs tự đánh giá kết quả thực hành, nhận xét sau khi thực hành.
- Kết luận, đánh giá sản phẩm thực hành của hs.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs thường xuyên tưới nước cho cây và chuẩn bị cho bài sau.
* Hoạt động cả lớp
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ để gieo hạt, cần chuẩn bị hạt giống, còn trồng cây con thì phải chuẩn bị cây con.
+ Chọn cây khoẻ, không cong, không sâu bệnh, không đứt rễ hay gãy ngọn.
+ Đất vườn trường hoặc chậu đất, bầu đất đã được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại.
- Quan sát và lần lượt nêu các bước:
+ Xác định khoảng cách giữa các cây trồng.
+ đào hốc trồng cây.
+ đặt cây vào hốc, vun đất, ấn chặt đất quanh gốc.
+ Tưới nước cho cây.
* Hoạt động cả lớp
- Quan sát gv làm mẫu.
- 1 em làm. lớp quan sát.
- Thực hành trồng cây theo tổ.
- Nhận xét theo các tiêu chuẩn:
+ Vật liệu, dụng cụ đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Tiến hành đúng quy trình.
+Cây con đứng thẳng, vững.
+Hoàn thành đúng thời gian.
- Tự đánh giá kết quả của mình.
Kĩ thuật
Tiết 21: Chăm sóc rau, hoa.
I. Mục tiêu
- Hs biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Thực hiện 1 số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa .
II.Đồ dùng dạy học
- Vườn cây rau, hoa.
- Cuốc, dầm xới, bình tưới, rổ đựng cỏ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu mục đích, cách tiến hành, thao tác kĩ thuật chăm sóc cây
 rau, hoa.
1. Tưới nước.
+ Cây thiếu nước sẽ ra sao?
+ Cần tưới nước cho cây để làm gì?
+ Em thường tưới nước cho cây vào lúc nào? tưới ntn?
- G làm mẫu cách tưới nước.
2. Tỉa cây.
+ Thế nào là tỉa cây?
+ Tỉa cây nhằm mục đích gì?
- GV làm mẫu cách tỉa cây.
3. Làm cỏ.
+ Nêu tác hại của cỏ dại với cây trồng?
+ làm cỏ bằng cách nào? làm vào lúc nào?
- Làm mẫu.
4. Vun xới đất cho cây.
+ Vì sao phải xới đất cho cây? Dùng dụng cụ gì để xới đất?
- Làm mẫu.
+ Hãy nêu lại toàn bộ quá trình chăm sóc cây?
- Kết luận các bước .
- Gọi 1 em thực hiện lại các thao tác.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs và chuẩn bị cho bài sau.
* Hoạt động cả lớp
- Cả lớp học trong vườn trường.
+ Cây sẽ khô héo và sẽ chết
+ Cung cấp nước, giúp cây hoà tan chất dinh dưỡng trong đất để cây phát triển tốt.
+ Tưới vào buổi sáng hoặc chiều râm mát, tưới bằng gáo hoặc vòi phun. 
- Quan sát .
+ Nhổ bớt 1 số cây trên luống đ đảm bảo khoảng cách các cây.
+ Giúp cây có đủ ánh sáng và dinh dưỡng.
( Tiến hành tương tự như trên)
+ Cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây.
+ nhổ cỏ, xới đất nhặt cỏ gom lại và đốt
+ Xới để đất tơi xốp, cây dễ phát triển.
+ Dùng dầm xới, cuốc. 
- 2 em nêu lại 4 bước chăm sóc cây.
- 2 em thực hiện, lớp quan sát.
Kĩ thuật
Tiết 22: Chăm sóc rau, hoa ( tiết 2)
I. Mục tiêu
- Hs biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Thực hiện 1 số công việc chăm sóc rau, hoa.
- Có ý thức trồng, chăm sóc, bảo vệ cây rau, hoa .
II.Đồ dùng dạy học
- Vườn cây rau, hoa.
- Cuốc, dầm xới, bình tưới, rổ đựng cỏ.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của hs.
- Gọi hs nhắc lại các bước chăm sóc cây rau, hoa.
Hoạt động 3
Hướng dẫn thực hành.
- Chia nhóm thực hành, lưu ý hs đảm bảo an toàn lao động.
- Yêu cầu hs thực hành theo quy trình, gv giám sát hđ.
 Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho hs tự đánh giá kết quả thực hành, nhận xét sau khi thực hành.
- Kết luận, đánh giá sản phẩm thực hành của hs.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs thường xuyên tưới nước, chăm sóc cho cây và chuẩn bị cho bài sau.
- 1 em nhắc lại.
* Hoạt động theo tổ, nhóm.
- Cả lớp học trong vườn trường.
- Thực hành trồng cây theo tổ.
* Hoạt động cả lớp.
- Nhận xét theo các tiêu chuẩn:
+ Vật liệu, dụng cụ đủ, đảm bảo đúng yêu cầu kĩ thuật.
+ Tiến hành đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động..
+Hoàn thành đúng thời gian.
- Tự đánh giá kết quả của mình.
Kĩ thuật
Tiết 30: Lắp xe nôi.
I. Mục tiêu
- Hs biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Thực hiện lắp được từng bộ phận và ráp xe nôi đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao đọng khi thực hiện thao tác lắp, thoá các chi tiết của xe nôi .
II.Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
- Đưa mẫu xe nôi, yêu cầu hs quan sát.
+ Để lắp được xe nôi , cần bao nhiêu bộ phận?
+ Trong thực tế, người ta dùg xe nôi để làm gì?
Hoạt động 2
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a. Hướng dẫn chọn chi tiết
+ Để lắp được xe nôi cần có những chi tiết nào?
- Cùng hs chọn và sắp xếp các chi tiết ra nắp hộp.
b. Hướng dẫn lắp từng bộ phận.
* Lắp tay kéo.
+ Để lắp được tay kéo, cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- Làm mẫu thao tác lắp tay kéo.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe.
- yêu cầu hs quan sát H3.
- Gọi 1 em lên lắp.
- Nhận xét và kết luận cách lắp đúng.
- Yêu cầu hs tự lắp giá đỡ trục bánh xe thứ 2 * Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe.
+ Để lắp được thanh giá đỡ trục bánh xe, cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu?
- Làm mẫu thao tác lắp thanh giá đỡ trục bánh xe.
* Lắp thành xe với mui xe.
- Làm mẫu thao tác và giảng giải.
* Lắp trục bánh xe.
- Yêu cầu hs quan sat H6 SGk và nêu cách lắp.
- Gọi 1 em lắp, lớp bổ sung, kết luận cách lắp đúng.
c. Hướng dẫn lắp ráp xe nôi.
- Làm mẫu thao tác và giảng giải.
( quy trình như SGk )
- Kiểm tra sự chuyển động của xe.
- Gọi hs nêu lại cách thực hiện các thao tác.
 Hoạt động kết thúc
- Gọi hs đọc ghi nhớ
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị cho bài sau.
* Hoạt động cả lớp
- Quan sát kĩ từng bộ phận và nêu nhận xét:
+ Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh, giá đỡ bãnh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
+ Dùng để đặt các em bé nằm vào đó và đẩy bé đi chơi.
* Hoạt động cả lớp.
- 1-2 em trả lời ( Như SGK )
- Chọn và sắp xếp các chi tiết ra nắp hộp.
- Quan sát H2, SGK và nêu:
+ Cần 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài.
- Cả lớp quan sát.
- quan sát và lắp theo mẫu.
- 1 em làm, lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Quan sát H2, SGK và nêu:
+ Cần: 1 tấm lớn, 2 thanh chữ U dài.
- Cả lớp quan sát.
- Cả lớp quan sát.
- 1 em nêu.
- 1 em thực hiện, lớp quan sát, nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp quan sát.
- 5 em nối tiếp nêu lại cách thực hiện các thao tác.
- 2 em đọc.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Kĩ thuật
Tiết 31: Lắp xe nôi (tiết 2).
I. Mục tiêu
- Hs biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe nôi.
- Thực hiện lắp được từng bộ phận và ráp xe nôi đúng quy trình kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao đọng khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe nôi .
II.Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động khởi động
- Gọi hs nối tiếp nêu lại các bước lắp xe nôi.
- Nhận xét, tuyên dương hs.
- Nêu yêu cầu và ghi bài mới.
Hoạt động 1
HS thực hành lắp xe nôi.
a. Chọn chi tiết
+ Để lắp được xe nôi cần có những chi tiết nào?
- yêu cầu hs tự chọn và sắp xếp các chi tiết ra nắp hộp.
b. Lắp từng bộ phận.
- Yêu cầu hs quan sát kĩ lại các hình vẽ và lắp từng bộ phận.
- Quan sát, giúp đỡ Hs yếu.
c. Lắp ráp xe nôi.
- Yêu cầu hs ráp và kiểm tra sự chuyển động của xe.
Hoạt động 2
Đánh giá kết quả học tập
- Tổ chức cho Hs trưng bày sản phẩm.
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá: 
+ Lắp xe nôi đúng mẫu và đúng quy trình.
+ Xe nôi được lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ xe nôi chuyển động được.
- Đưa ra một số sản phẩm tốt để hs nhận xét và tuyên dương.
- Yêu cầu hs tháo rời và xếp gọn các chi tiết.
 Hoạt động kết thúc
- Tổng kết bài. 
- Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị cho bài sau.
- 5 em nối tiếp nêu.
* Hoạt động cá nhân.
+ Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh, giá đỡ bãnh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe.
- Chọn và sắp xếp các chi tiết ra nắp hộp.
- Tự lắp xe nôi theo quy trình SGK
* Lắp tay kéo.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe.
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe.
* Lắp thành xe với mui xe.
* Lắp trục bánh xe.
- Ráp xe nôi theo yêu cầu.
- Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Dựa vào tiêu chuẩn, tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- Nhận xét, tuyên dương những sản phẩm tốt.
- Tháo rời và xếp gọn các chi tiết.
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(179).doc