Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn

Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn

NƯỚC ÂU LẠC

I/ MỤC TIÊU: H/s nêu được

- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang, thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô của nước Âu lạc.

- Những thành tựu của người Âu Lạc ( chủ yếu về mặt quân sự)

- Người Âu Lạc đã đoàn kết chống lại quân xâm lược Triệu Đà nhưng mất cảnh giác nên bị thất bại.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh hoạ trong sgk

- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động

- Phiếu thảo luận nhóm

- Lược đồ Bắc Bộ và Băc Trung Bộ ngày nay.

 

doc 40 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 4 - Chương trình học kỳ I - Đinh Hữu Thìn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 1 
Nước văn lang
I/ Mục tiêu: H/s nêu được
- Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống.
- Tổ chức xã hội của nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì.
- Những nét chính về cuộc sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt
- Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ đến ngày nay.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Các hình minh hoạ sách giáo khoa phóng to
- Bảng phụ viết sẵn nội dung ý cho các hoạt động
- Phiếu thảo luận nhóm
Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt
Sản xuất
ăn uống
Mặc và trang điểm
ở
Lễ hội
- Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu bài: (5 phút)
- GV giới thiệu bài câu thơ:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
+ Câu ca dao trên nhắc đến ngày giỗ ai?
+ Em biết gì về các Vua Hùng?
- GV giới thiệu bài
2/ Bài mới
Hoạt động 1: Thời gian hình thành và đia phận của nước Văn Lang (8 phút)
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, yêu cầu thảo luận nhóm 2 hoàn thành các nội dung sau:
1. Điền thông tin vào bảng sau:
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Thời điểm ra đời
Khu vực hình thành
2. Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian
 CN
2005
- GV yêu cầu báo cáo dựa trên các câu hỏi:
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
+ Hãy xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian.
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào?
+ Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Băc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang.
- GV kết luận hoạt động
 Hoạt động 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang. (8 phút)
- Yêu cầu h/s đọc sgk và điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ sau:
- Yêu cầu h/s dựa vào sơ đồ để trả lời câu hỏi:
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầnglớp, đó là những tầng lớp nào?
+ Người đứng dầu trong nhà nươc Văn Lang là ai?
+ Tầng lớp sau vua là ai? Họ có nhiệm vụ gì?
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào? Họ làm gì trong xã hội?
- GV kết luận hoạt động.
 Hoạt động 3: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt. (8 phút)
- GV treo tranh, ảnh về các cổ vật và hoạt động của người Lạc Việt như hình minh hoạ trong sgk, giới thiệu từng hình sau đó yêu cầu h/s thảo luậ nhóm 4 hoàn thành bảng thống kê ( Như ở mục yêu cầu)
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm chỉ trình bày một nội dung
- Dựa vào bảng thống kê, yêu cầu h/s mô tả về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 4: Phong tục của người Lạc Việt: (8 phút)
- Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
- Địa phương nơi em sống còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt?
- GV kết luận hoạt động
3/ Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
Lắng nghe
H/s trả lời theo ý hiểu
Lắng nghe, ghi vở
Quan sát lược đồ, thảo luận và hoàn thành các nôI dung theo yêu cầu của GV
H/s nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, Nếu có h/s nêu chưa chính xác thì h/s khac bổ sung
1-2 h/s chỉ trên sơ đồ và nêu những hiểu biết về thời gian hình thành và địa phận của nươc Văn Lang
Lắng nghe
H/s làm việc theo cặp, cùng vẽ sơ đồ vào vở và điền
Vua Hùng
Nô tì
Lạc dân
Lạc hầu, lạc tướng
H/s nối nhau phát biểu ý kiến, nếu có h/s phát biểu chưa chính xác, h/s khác bổ sung.
Lắng nghe
Quan sát tranh, thảo luận trong nhóm hoàn thành bảng thống kê
Lần lượt các nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
2 H/s trong một bàn thảo luận
1-2 h/s báo cáo
Lắng nghe
4-5 h/s nêu ý kiến của mình
2-3 h/s nêu
Lắng nghe
1-2 h/s đọc
Ghi nhớ
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 2 
Nước âu lạc
I/ Mục tiêu: H/s nêu được
- Nước Âu Lạc là sự tiếp nối của nước Văn Lang, thời gian tồn tại, tên vua, nơi đóng đô của nước Âu lạc.
- Những thành tựu của người Âu Lạc ( chủ yếu về mặt quân sự)
- Người Âu Lạc đã đoàn kết chống lại quân xâm lược Triệu Đà nhưng mất cảnh giác nên bị thất bại.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình minh hoạ trong sgk
- Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các hoạt động
- Phiếu thảo luận nhóm
- Lược đồ Bắc Bộ và Băc Trung Bộ ngày nay.
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi 3 h/s lên bảng trả lời các câu hỏi 1,2,3 sgk trang 14
- GV nhận xét, đánh giá.
2/Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
- Các em biết gì về thành Cổ Loa, thành này ở đâu, do ai xây dựng?
- GV giới thiệu bài, ghi bảng
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Cuộc sống của người Lạc Việt và người Âu Việt: (7 phút)
- Yêu cầu h/s đọc sgk
- Người Âu Việt sống ở đâu?
- Đời sống của người Âu Việt có điểm gì giống với đời sống của người Lạc Việt?
- Người dân Âu Việt và Lạc Việt sống với nhau như thế nào?
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Sự ra đời của nước Âu Lạc. (8 phút)
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu hoạt động nhóm
- Yêu cầu h/s trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm trình bày 1 ý
- Nhà nước tiếp theo của nhà nước Văn Lang là nhà nước nào? Nhà nước này ra đời vào khoảng thời gian nào?
- GV kết luận hoạt động 2
Hoạt động 3: Những thành tựu của người dân Âu Lạ c( 7phút)
- Yêu cầu h/s làm việc theo cặp hoàn thành yêu cầu: Người dân Âu Lạc đã đạt được những thành tựu gì trong cuộc sống:
+ Về xây dựng?
+ Về sản xuất?
+ Về làm vũ khí?
- Yêu cầu h/s nêu kết quả thảo luận.
- So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn lang và nước Âu Lạc?
- GV giới thiệu thành Cổ Loa trên lược đồ khu di tích thành Cổ Loa.
- Hãy nêu tác dụng của thành Cổ Loa và nỏ thần.
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 4: Nước Âu Lạc và cuộc xâm lược của Triệu Đà. (8 phút)
- Yêu cầu h/s đọc sgk đoạn Từ năm 207 TCN.phong kến phương Bắc.
- Yêu cầu kể lại cuộc chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- Vì sao cuộc xâm lược của Triệu Đà lại thất bại?
- Tại sao năm 179 TCN, nước Âu Lạc lại rơi vào ách đo hộ của phong kiến phương Bắc?
3/ Củng cố- Dặn dò: (3 phút)
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
3 h/s lên bảng trả lời câu hỏi
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe
H/s nêu theo hiểu biết
Lắng nghe, ghi vở
1 h/s đọc to
H/s trả lời
1-2 h/s nêu sự so sánh
H/s trả lời
Lắng nghe
Nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu của sgk
3 đại diện nối nhau trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
H/s trả lời
Lắng nghe
Nhóm 2 thảo luận hoàn thành yêu cầu của giáo viên
Đại diện 3 nhóm nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Quan sát lược đồ và lắng nghe
H/s nêu
Lắng nghe
1 h/s đọc
1-2 h/s kể trước lớp, h/s khác theo dõi, bổ sung.
H/ s trả lời
H/s trả lời
1 h/s đọc
Lắng nghe
Phiếu hoạt động nhóm
Nhóm
Câu 1:Vì sao người Lạc Việt và người Âu Việt lại hợp nhất với nhau thành một đất nước?
( Đánh dấu + vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất)
 c Vì cuộc sống của họ có những nét tương đồng
 c Vì họ có chung một kẻ thù ngoại xâm
 c Vì họ sống gần nhau
Câu 2: Ai là người có công hợp nhất người Lạc Việt và người Âu Việt
......
Câu 3: Nhà nước của người Lạc Việt và người Âu Việt có tên là gì, đóng đô ở đâu?
-Nước
- Đóng đô..
Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 3 
Nước ta dưới ách đô hộ 
của các triều đại phong kiến phương bắc
I/ Mục tiêu: H/s nêu được
- Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kếi phương Bắc đối với nước ta.
- Nhân dân ta không chịu khuất phục liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
II/ đồ dùng dạy – học:
- Phiếu thảo luận nhóm và bảng phụ kẻ sẵn nội dung như sau:
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
Thời gian
 Các mặt 
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Chủ quyền
Kinh tế
Văn hoá
- Phiếu học tập cho từng h/s có nội dung như sau:
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- 2 h/s trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sgk
- 1 h/s kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của giờ học.
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta (15 phút)
- Yêu cầu h/s đọc sgk đoạn từ: Sau khi Triệu Đà. luật pháp của người Hán.
- Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân?
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu: Tìm sự khác biệt của tình hình nước ta về chủ quyền, kinh tế, văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ ( GV treo bảng phụ)
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo.GV ghi các ý kiến đúng để hoàn thành bảng 1.
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. (15 phút)
- Phát phiếu học tập cho h/s yêu cầu: Hãy đọc sgk và điền thông tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chóng lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc vàp bảng thống kê.
- Yêu cầu h/s báo cáo KQ.
- GV ghi ý kiến đúng để hoàn thành bảng thống kê.
- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô họ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- Mở đầu là cuộc khởi nghĩa nào?
- Khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ giành lại đọc lập hoàn toàn cho đất nước.
- Việc nhân dân ta liên tục đấu tranh nói lên điều gì?
- GV kết luận hoạt động.
3/ Củng cố- Dặn dò: (3 phút)
- Gọi h/s đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu chuẩn bị bài sau
2h/s lên bảng trả lời
1 h/s kể lại
Nhận xét, đánh giá
Lắng nghe, ghi vở
H/s đọc to
2-3 h/s nối nhau phát biểu ý kiến
H/s chia làm nhóm 4 cùng nhau thảo luận hoàn thành nội dung phiếu
3 nhóm nối nhau trình bày, mỗi nhóm nêu 1 ý, các nhóm khác bổ sung
Lắng nghe
Cá nhân h/s nhận phiếu và hoàn thành các yêu cầu
2-3 h/s báo cáo
Quan sát
( 9 cu ... ng chiến. (15 phút)
- Yêu cầu h/s đọc đoạn còn lại
- GV tổ chức cho h/s thảo luận nhóm định hướng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu?
+ Việc cả 3 lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nao?
- GV yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến.
- GV kết luận về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần
- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
- Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi vẻ vang này?
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 3: Tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản. (7 phút)
- Gv tổ chức cho h/s cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản
- GV tổng kết đôi nét về vị tướng yêu nước trẻ tuổi Trần Quốc Toản.
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Yêu cầu h.s đọc ghi nhớ.
- Chuẩn bị bài sau.
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo ý hiểu
Lắng nghe
1 h/s đọc đoạn
( + lời nói của Trần Thủ Độ
 + Lời hô của các bô lão trong Hội nghi Diên Hồng
 + Lời kêu gọi cỉa Trần Hưng Đạo qua tác phẩm Hịch tướng sĩ
 + Thích vào tay chữ Sát Thát)
Lắng nghe
1 h/s đọc to
H/s chia thành nhóm 4 h/s tìm hiểu sgk, thảo luận để hoàn thành các câu trả lời của giáo viên
2 nhóm nối nhau phát biểu ý kiến, các nhón khác nhận xét, bổ sung
( Quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững)
( đoàn kết, quyết tâm, mưu trí)
Lắng nghe
Tham gia kể chuyện
Lắng nghe, ghi nhớ
1 h/s đọc
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 15 
Nước ta cuối thời trần
I/ Mục tiêu: H/s nêu được 
- Tình hình nước ta cuối thời Trần
- Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ
- Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh xâm lược.
II/ đồ dùng dạy – học: - Phiếu học tập cho h/s
- Tranh minh hoạ.
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi 3 h/s lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi cuối bài trước
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
- GV nêu yêu cầu của giờ học.
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Tình hình nước ta cuối thời Trần (10 phút)
- GV tổ chức cho h/s hoạt động theo nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- Gọi 1 h/s nêu khái quát tình hình nước ta cuối thời Trần
Hoạt động 2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần. ( 20 phút)
- Yêu cầu h/s đọc sgk đoạn: Trước tình hình phức tạp và khó khăn Nước ta bị nhà Minh đô hộ
- Em biết gì về Hồ Quý Ly?
-Tiều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào?
- Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn?
- Theo em, việc Hồ Quý Ly truất ngôi nhà Trần và tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao?
- Theo em, vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân Minh xâm lược?
- GV kết luận.
3/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của các triều đại phong kiến?
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
- Dặn dò, chuẩn bị bài sau
3 h/s lên bảng trả lời câu hỏi của gioá viên
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe, ghi vở
H/s chia thành các nhóm 4 đọc sgk thảo luận trả lời các câu hỏi của giáo viên
1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1 h/s nêu
1 h/s đọc đoạn
H/s trả lời
( Thay thế các quan cao cấp bằng những người có tài, đặt lệ quan thường xuyên xuống thăm dân, qui định lại ruộng đất, nhà giầu phải giúp người nghèo)
( là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc, không qun tâm đến phát triển đất nước, nhân dân dói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược)
( Nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, chưa dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội)
Lắng nghe
H/s thảo luận trong nhóm 2 và rút ra kết luận
H/s đọc
	Phiếu học tập
Nhóm:.
1/ Viết tiếp vào chỗ chấm trong các câu sau cho đủ ý:
Tình hình nước ta cuối thời Trần:
- Vua quan..
- Những kẻ có quyền thế.của nhân dân để làm giàu
- Đời sống của nhân dân.
Thái độ của nhân dân:
- Bất bình, phẫn nộ trước thói sa hoa bóc lột của vua quan, nông dân và nô tỳ đã
- Một số quan lại cũng bất bình .dâng sớ xin chém 7 viên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước.
Nạn ngoại xâm:
- Phía nam, quân...luôn quấy nhiễu, phía bắc
..hạch sách đủ điều
2/ Trả lời câu hỏi:
 Theo em nhà Trần có đủ sức để gánh vác công việc trị vì nước ta nữa hay không?
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 16 
Chiến thắng chi lăng
I/ Mục tiêu: H/s nêu được 
- Diễn biến của chiến thắng Chi Lăng
- ý nghĩa quyết định của trận Chi Lăng đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
II/ đồ dùng dạy – học:
- Hình minh hoạ trong sgk
- Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý cho hoạt động 2
- Những mẩu truyện sưu tầm về anh hùng Lê Lợi
III/ các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi 2 h/s lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài tập trước
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV giới thiệu bài qua ảnh chụp Lê Thái Tổ.
b/ Giảng bài:
Hoạt động 1: ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng. (8 phút)
- GV trình bày bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.
- GV treo lược đồ trận Chi Lăng và yêu cầu h/s quan sát hình
- Lần lượt đặt câu hỏi gợi ý cho h/s quan sát để thấy được khung cảnh của trận Chi Lăng:
+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?
+ Thung lũng có hình như thế nào?
+ Hai bên thung lũng là gì?
+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt?
+ Với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân giặc?
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Trận chi Lăng (15 phút)
- Yêu cầu h/s hoạt động theo nhóm định hướng nêu lại diễn biến của trận Chi Lăng theo các nội dung chính sau:
+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào?
+ Kị binh của quân ta đã làm gì khi địch đến trước ải Chi Lăng?
+ Trước hành động của quân ta, kị binh giặc đã làm gì?
+ Kị binh của giặc thua như thế nào?
+ Bộ binh của giặc thua như thế nào?
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoạt động.
- Gọi lại 1 h/s trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng
Hoạt động 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng.
(7 phút)
- Hãy nêu lại kết quả của trận Chi Lăng?
- Vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng?
- Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối vời lịch sử dân tộc?
3/ Củng cố- Dặn dò: (3 phút)
- Tổ chức cho h/s giới thiệu những tài liệu sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi
- Yêu cầu h/s đọc ghi nhớ
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
2 h/s lên bảng trả lời câu hỏi của GV
Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn
Lắng nghe
Lắng nghe, ghi nhớ
Quan sát lược đồ
Quan sát hình và dựa vào sgk trả lời câu hỏi của giáo viên
H/s trả lời
( hẹp và có hình bầu dục)
( là những dãy núi đa trùng điệp và hiểm trở)
( có sông và có 5 ngọn núi nhỏ)
( tiện cho ta mai phục giặc, còn giặc vào Chi Lăng khó có đường ra)
Lắng nghe
Chia thành các nhóm 4 tiến hiành thảo luận dựa trên các câu hỏi của giáo viên nhằm nêu được diễn biến của trận Chi Lăng
2 nhóm trình bày, mỗi nhóm cử 5 dại diện dựa vào lược đồ của trận chi Lăng để trình bày diễn biến, mỗi h/s trình bày 1 ý
H/s trình bày
( quân ta đại thắng, quân địch thua trận, số sống sót cố chạy về nước, tướng địc là Liễu Thăng chết ngay tại trận)
( anh dũng, mưu trí trong đánh giặc; địa thế Chi Lăng có lợi cho ta)
( Nước ta hoàn toàn độc lập)
Các tổ cùng nhau giới thiệu
H/s đọc ghi nhớ
	Thứ ngày tháng năm 200
Môn: Lịch sử
Bài: 17
Ôn tập
I/ Mục tiêu: H/s ôn tập các giai đoạn lịch sử:
- Buổi đầu dựng nước và giữ nước
- Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập
- Buổi đầu độc lập
- Nước Đại Việt thời Lý – Trần.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ kể sẵn các bảng sau:
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Thời điểm ra đời
Khu vực hình thành
- Phiếu họat động nhóm theo nội dung sau:
Thuật lại những cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến Phương bắc của nhân dân ta. Kể lại diễn biến một cuộc khởi ngghĩa tiêu biểu.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ KT bài cũ: (5 phút)
- Gọi h/s lên bảng trả 2 câu hỏi cuối bài trước
- GV nhận xét, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: (2 phút)
GV nêu yêu cầu của bài học
2/ Huớng dẫn ôn tập:
Hoạt động 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước. (7 phút)
- yêu cầu h/s hoạt động nhóm 2 điền thông tin điền vào bảng ( phần đồ dùng dạy học)
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
- GV chốt kết quả đúng và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của đời sống nhân dân dưới thời các vua Hùng
- Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự thành lập nươc Âu lạc
- Người Lạc Viết đã giành được những thành tựu gì về xây dựng, sản xuất và vũ khí?
- GV kết luận hoạt động
Hoạt động 2: Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập (8 phút)
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 2 nêu tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Yêu cầu h/s thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu thảo luận theo trình tự sau:
+ Đọc nội dung phiếu
+ Gọi đại diện nhóm báo cáo
+ GV kết luận kết quả đúng.
- Chiến thắng nào đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ? Nêu lại tóm tắt khởi nghĩa.
Hoạt động 3: Buổi đầu độc lập
(7 phút)
- Đinh Bộ Lĩnh có công gì đối với đất nước?
- Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến cống quân Tống xâm lược lần thứ nhất?
- Ai đã rời đô ra Thăng Long? Việc rời đô ra Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
- Hãy kể về những điều biết về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt?
Hoạt động 4: Nươc Đại Việt trời Trần
(8 phút).
- Thảo luận nhóm 4 hoàn thành câu hỏi: Nêu những thành tựu nổi bật của nhà Trần trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc?
C/ Củng cố – Dặn dò: (3 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị thi học kì
- 2 h/s trả lời câu hỏi
- Nhận xét, bổ sung
Lắng nghe, ghi vở
Hoạt động nhóm hoàn thành bảng
3 nhóm báo cáo
2-3 h.s nêu bài
2 h/s nêu cho đến ý đúng
- H/s nối nhau nêu cho đến ý đúng
Thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu của giáo viên
2 nhóm nối nhau nêu
Thảo luận nhóm
2 đại diện nhóm báo cáo
H/s trả lời
H/s nối nhau trả lời các câu hỏi
Thảo luận nhóm 4 hoàn thành yêu cầu của giáo viên
Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_4_chuong_trinh_hoc_ky_i_dinh_huu_thin.doc