Lịch sử
Tiết 14: Nhà Trần thành lập.
I. Mục tiêu
- Hs nêu được bối cảnh ra đời của nhà Trần
- Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước
II.Đồ dùng dạy học
III. Hoạt động dạy học
Lịch sử Tiết 14: Nhà Trần thành lập. I. Mục tiêu - Hs nêu được bối cảnh ra đời của nhà Trần - Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước II.Đồ dùng dạy học III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2. - Nhận xét, ghi điểm. - Giớ thiệu hoàn cảnh lịch sử nước ta cuối thời Lý và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần - Gọi hs đọc nội dung 1 SGK, đoạn " đến cuối thế kỉ XII...được thành lập" + Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn? + Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần thay thế nhà Lý ra sao? - Kết luận chung về sự thay thế nối tiếp 2 triều đại. Hoạt động 2 Nhà Trần xây dựng đất nước. - Gọi hs đọc, nêu yêu cầu BT2, VBT. - Yêu cầu hs làm việc cá nhân: Nhà Trần xây dựng đất nước như thế nào? - Gọi 1 số em trình bày kết quả. - Kết luận kết quả đúng. + Dưới thời Trần, quan hệ giữavua, quan và dân ntn? - Kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Đọc tài liêu tham khảo. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc. Lớp đọc thầm + nhà Lý suy yếu, vua Lý phải dựa vào Trần Thủ Độ để giữ ngai vàng. + Vua Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho con trai là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi cho chồng. * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập - 3-4 em lần lượt trình bày, bổ sung kết quả: + Nhà Trần củng cố lại bộ máy nhà nước. + Nhà Trần xây dựng quân đội ( trai tráng khoẻ mannhj được tuyển vào quân đội...) + Nhà trần phát triển nông nghiệp( đặt thêm chức qua Hà đê sứ, khuyến nông sứ, đồn điền sứ...) + Quan hệ gần gũi, thân thiết - 1-2 em đọc. Lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 15: Nhà Trần và việc đắp đê. I. Mục tiêu - Hs biết : Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống bão lụt. - Nền kinh tế nông nghiệp dưới thời trần phát triển, cuộc sống nhân dân no ấm. - Bảo vệ đê điều, phòng chỗng lũ lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta. II.Đồ dùng dạy học - Bản đồ tự nhiên Việt Nam. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Nhà Trần được thành lập ntn? + Nhà Trần xây dựng đất nước ra sao? - Nhận xét, ghi điểm. - Giới thiệu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta. - Gọi hs đọc nội dung 1 SGK, + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì? + Sông ngòi của nước ta ntn? Hãy chỉ trên bản đồ 1 số con sông chính. + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? + Em có biết câu chuyện nào kể về việc chống thiên tai lũ lụt không? kể vắn tắt chuyện đó? - Kết luận chung về truyền thống đắp đe, phòng chống lũ lụt của dân ta. Hoạt động 2 Nhà Trần tổ chức đắp đê, chống lụt. - Gọi hs đọc SGK. - Nêu yêu cầu thoả luận: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm: - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận kết quả đúng. - Kết luận : Dưới thời Trần, việc đắp đê, phòng chống lũ lụt rất được quan tâm. Hoạt động 3 Kết quả công cuộc đắp đê của Nhà Trần . + Nhà Trần dã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê? + Hệ thống đe điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân? - Kết luận chung về kết quả. Hoạt động 4 Liên hệ thực tế . + Địa phương em có sông, biển gì? Nhân dân ở đây đã đắp đe, bảo vệ đê ra sao? + Vì sao vẫn có lũ lụt xảy ra hằng năm? + Muốn hạn chế lũ lụt, ta cần làm gì? - Giáo dục ý thức bảo vệ đê điều và môi trường sống. Hoạt động kết thúc - Đọc tài liệu tham khảo. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - Lần lượt trình bày câu trả lời: + Nghề chính: nông nghiệp + Sông ngòi chằng chịt, có nhiều sông lớn như: sông Cả, sông Mã, sông Hồng, sông Đuống... + Đó là nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp, nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt... + Chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh * Hoạt động nhóm - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Làm việc nhóm 4. - 3-4 em lần lượt trình bày, bổ sung kết quả: + Nhà Trần đặt ra chức quan Hà đê sứ. + Mọi người đều phải tham gia đắp đê. + hằng năm, con trai phải dành 1 số ngày đắp đê. + Có lúc vua Trần tự mình trông nom việc đắp đê. - Lớp đọc thầm SGK và trả lời: +Hệ thống đe điều vững chắc được hinhd thành dọc các con sông lớn. + Nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no, thiên tai giảm nhẹ. - Nêu ý kiến thực tế. + Do môi trường, rừng đầu nguồn, đê điều bị tàn phá... + Cần thường xuyên bảo vệ đê, bảo vệ rừng và môi trường sống. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên. I. Mục tiêu - Hs biết : Dưới thời Trần quân Mông- Nguyên đã 3 lần xâmm lược nước ta và cả 3 lần đều bị đánh bại. - Nguyên nhân thắng lợi của dân ta. - Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản. - Tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. II.Đồ dùng dạy học - Tập truyện " Lá cờ thêu sáu chữ vàng" III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Nhà Trần đắp đê ntn? + Kết quả ra sao? - Nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu hs quan sát tranh vẽ SGk - Giới thiệu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 ý chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. - Gọi hs đọc nội dung 1 SGK " Lúc đó... giết chết giặc Nguyên". + Tìm những sự việc hco thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm đánh giặc? - Kết luận chung về ý chí quyết tâm đánh giặc của dân ta. Hoạt động 2 Kế sách đánh giặc và kết quả của cuộc kháng chiến. - Gọi hs đọc SGK. - Nêu yêu cầu thoả luận: +Nhà Trần đã đối phó với giặc ntn khi chúng mạnh, yếu? + Việc rút khỏi Thăng Long của quân ta có tác dụng gì? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm: - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận : Kế sách đánh giặc thông minh, sáng tạo của vua tôi nhà Trần đã đánh bại quân thù. - Gọi hs đọc đoạn tiếp theo. + Cuộc kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa gì? + Vì sao dân ta đạt được thắng lợi này? Hoạt động 3 Tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản . - Giới thiệu về tấm gương yêu nước của vị anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản. - Giới thiệu tập truyện, khuyến khích hs tìm đọc. Hoạt động kết thúc - Đọc tài liệu tham khảo. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. - Quan sát và nêu nội dung tranh. * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - Lần lượt trình bày câu trả lời: + Trần Thủ Độ trả lời: " ..." + Điện Diên Hồng vang tiếng hô" Đánh" + Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ. + các chiến sĩ thích vào tay chữ Sát Thát * Hoạt động nhóm - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Làm việc nhóm 4. - 3-4 em lần lượt trình bày, bổ sung kết quả: + Khi giặc mạnh, ta rút khỏi kinh thành để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, ta tổ chức tấn công quyết liệt... + làm cho địch không thấy bóng người, không lương ăn, đói khát, mệt mỏi, hao tổn... - Lớp đọc thầm SGK và trả lời: +Quân Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước giữ được độc lập. + Vì ta đoàn kết, sáng tạo, có kế sách hợp lí. - Theo dõi, nói hiểu biết của mình về vị anh hùng trẻ tuổi - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 17: Ôn tập học kì 1. I. Mục tiêu - Hệ thống lại các kiến thức lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến khi bắt đầu triều đại nhà Trần. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập ( VBT) III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông - Nhận xét, ghi điểm. - Giới thiệu yêu cầu giờ học và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Ôn tập. - Gọi hs đọc yêu cầu, nội dung bài tập 1,2 VBT - Nêu yêu cầu thảo luận: Hoàn thành các bài tập VBT. - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm: - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận kết quả đúng. Hoạt động 2 Trò chơi ôn tập - Nêu luật chơi: như trò chơi hộp thư chạy. - Tổ chức cho hs chơi, trả lời câu hỏi. + Em biết gì về nhà nước Văn Lang? + Em biết gì về nhà nước Âu Lạc? + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm nào? Kết quả ra sao? + Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra năm nào? ở đâu? do ai lãnh đạo? - Em biết gì về thời nhà Lý ở nước ta? + Nhà Trần thành lập năm nào? tồn tại trong bao nhiêu năm? - Tổng kết hoạt động Hoạt động kết thúc - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị kiểm tra. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. * Hoạt động nhóm - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - Thảo luận nhóm. - Lần lượt trình bày kết quả. * Hoạt động cả lớp - Chơi trò chơi, lần lượt trả lời câu hỏi nội dung. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 18: Kiểm tra cuối kì 1. ( Đề của phòng giáo dục ) Lịch sử Tiết 19: Nước ta cuối thời Trần. I. Mục tiêu - Hs biết tình hình nước ta cuối thời Trần. - Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ. - Hiểu vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh xâm lược. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Nhà Trần đắp đe ntn? + Kết quả ra sao? - Nhận xét, ghi điểm. - Giới thiệu sơ lược tình hình nước ta cuối thờ Trần và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Tình hình nước ta cuối thời Trần. - Gọi hs đọc nội dung bài tập 1,2 VBT - Nêu yêu cầu thảo luận: + Tình hình nước ta cuối thời Trần ntn? + Thái độ của nhân dân ta ra sao? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm: - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận : Nhà Trần suy tàn, không đủ sức gánh vác công việc trị vì đất nước, cần có triều đại khác thay thế. Hoạt động 2 Nhà Hồ thay thế nhà Trần. - Gọi hs đọc SGK. + Em biết gì về Hồ Quý Ly? + Triều Trần chấm dứt năm nào? Nối tiếp là triều đại nào? + Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách đất nước ra sao? + Vì sao nhà Hồ không chống được quân xâm lược nhà Minh? - Kết luận về nguyên nhân thất bại của nhà Hồ. Hoạt động kết thúc - Đọc tài liệu tham khảo. - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét ... ạt động cả lớp - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - 3-4 em lần lượt trình bày, bổ sung kết quả: + Là 1 quan đại thần có tài của nhà Trần. + năm 1400, Nhà Hồ thay thế nhà trần, xây thành Tây Đô, đổi tên nước là Đại Ngu. + Thay thế bằng các quan lại có tài, quy định lại ruộng đất, quan tâm đến dân chúng... + vì chỉ dựa vào quân đội, chưa phát huy sức mạnh đoàn kết của dân. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 21: Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước. I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Hoàn cảnh ra đời của nhà Hậu Lê. - Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy quản lí đất nước quy củ và chặt chẽ. - Nêu được một số nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức và hiểu luật là công cụ để quản lí đất nước. II. Đồ dùng dạy học - Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Hãy thuật lại diễn biến và kết quả trận Chi Lăng? + Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng? - Nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu hs quan sát tranh vẽ( SGK/ 47) - Giới thiệu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua. - Gọi hs đọc nội dung 1, SGK/47. - Nêu yêu cầu thảo luận: + Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào?Ai là người thành lập? Tên nước? Nơi đóng đô? + Vì sao triều đại có tên là Hậu Lê? + Việc quản lí đất nước thời Hậu Lê ntn? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Treo sơ đồ, giảng giải về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thời Hậu Lê. + Dưới thời Hậu Lê, nhà vua có quyền lực ntn? - Kết luận : Nhà Hậu Lê đã tổ chức được một bộ máy quản lí đất nước quy củ và chặt chẽ. Hoạt động 2 Bộ luật Hồng Đức. - Gọi hs đọc SGK. + Để quản lí nhà nước, vua Lê Thánh Tông đã làm gì? + Vì sao bản đồ và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên là Hồng Đức? + Nêu nội dung chính của bộ luật Hồng Đức? Nó có điểm gì tiến bộ? + Bộ Luật Hồng Đức có tác dụng ntn trong việc quản lí đất nước? - Kết luận về sự tiến bộ và tác dụng của bộ luật Hồng Đức. - Đọc tài liệu tham khảo. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. - Quan sát và nêu nội dung tranh vẽ. * Hoạt động nhóm - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - Lần lượt trình bày câu trả lời: + Được Lê Lợi thành lập từ năm 1428, lấy tên là Đại Việt, đóng đô ở Tăng Long. + Để phân biệt với triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỉ X. + Dưới triều Hậu Lê, việc củng cố đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông - Quan sát, nghe giảng và trình bày lại. + Là người đứng đầu nhà nước, có quyền tuyệt đối, trực tiếp chỉ huy quân đội... * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - 3-4 em lần lượt trình bày, bổ sung kết quả: + cho vẽ bản đồ nước ta và ban hành bộ luật Hồng Đức. + Vì đều ra đời vào thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức ( 1470- 1497 ). + Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, quan lại, dịa chủ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ 1 số quyền của phụ nữ... + Giúp vua cai quản đất nước, ổn định xã hội. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Lịch sử Tiết 22: Trường học thời Hậu Lê. I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến giáo dục; tổ chức dạy học, thi cử dưới thời Hậu Lê. - Những việc nhà Hậu Lê đã làm để khuyến khích việc học tập. II. Đồ dùng dạy học - Tư liệu tham khảo. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và bộ máy quản lí nhà nước thời Hậu Lê? + Nêu nội dung chính của bộ luật Hồng Đức? - Nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu hs quan sát ảnh chụp ( SGK/ 48): + ảnh chụp cảnh gì? ở đâu? - Giới thiệu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê . - Gọi hs đọc nội dung 1, SGK/47. - Nêu yêu cầu thảo luận ( Bài tập 1,2 VBT ). + Nhà Hậu Lê đã tổ chức hệ thống giáo dục ntn? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. - Tổng kết hoạt động 1 Hoạt động 2 Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê. - Gọi hs đọc SGK. + Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích việc học tập? - Kết luận, liên hệ 1 số danh nhân được khắc tên ở Văn Miếu thời Hậu Lê - Đọc tài liệu tham khảo. Hoạt động kết thúc - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. - Quan sát và nêu : Chụp cảnh Văn Miếu- Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta. * Hoạt động nhóm - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - 1 Em nêu yêu cầu Bài tập 1,2 VBT. - Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. + Trường học: dựng lai Quốc Tử Giám, xây nhà Thái học... + Người học: Con cháu vua quan và con thường dân nếu học giỏi. + Nội dung học tập và thi cử : Nho giáo. Tổ chức các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình... * Hoạt động cả lớp - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. + Tổ chức lễ xướng danh. + Tổ chức lễ vinh quy. + Khắc tên tuổi người đỗ đạt cao vào bia đá ở Văn Miếu. + Kiểm tra định kì trình độ của quan lại. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. Lịch sử Tiết 23: Văn học và khoa học thời Hậu Lê. I. Mục tiêu Sau bài học, HS biết: - Thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ hơn hẳn các triều đại trước. - Tên 1 số tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê. II. Đồ dùng dạy học - Tư liệu tham khảo, một số tác phẩm văn học, khoa học thời Hậu Lê. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê có gì đặc biệt? + Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? - Nhận xét, ghi điểm. - Yêu cầu hs quan sát ảnh chụp chân dung Nguyễn Trãi ( SGK/ 49). - Giới thiệu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Văn học thời Hậu Lê . - Gọi hs đọc nội dung 1, SGK/49. - Nêu yêu cầu thảo luận ( Bài tập 1,2 VBT ). + Hãy nêu tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời Hậu Lê? - Yêu cầu hs làm việc theo nhóm. - Gọi đại diện nhóm trình bày, bổ sung kết quả. + Các tác phẩm đó được viết bằng chữ gì? + Em có nhận xét gì về sự phát triển văn học thời Hậu Lê. - Tổng kết hoạt động 1, đọc 1 số tư liệu tham khảo. Hoạt động 2 Khoa học thời Hậu Lê. - Thực hiện tương tự hoạt động trên. + Các lĩnh vực khoa học nào đã được quan tâm nghiên cứu thời đó? + qua tìm hiểu, em thấy tác giả nào tiêu biểu nhất cho thời kì này? - Giới thiệu sách Danh nhân đất Việt. Hoạt động kết thúc + Văn học và khoa học thời Hậu Lê phát triển ra sao? - Gọi hs đọc ghi nhớ SGK. - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 2 em trả lời. Lớp nhận xét. - Quan sát và nghe giới thiệu. * Hoạt động nhóm - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - 1 Em nêu yêu cầu Bài tập 1,2 VBT. - Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. Tác giả Tác phẩm Nội dung Vua Lê Thánh Tông Các tác phẩm thơ Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao công đức của nhà vua Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo Phản ánh khí phácẩnhò hùng và niềm tụe hào dân tộc Nguyễn Trãi ức Trai thi tập Tâm sự của người muốn đem tài năng giúp nước nhưng bị quan lại ghen ghét, vùi dập Lý Tử Tấn, Nguyễn Húc Các bài thơ Tâm sự của người muốn đem tài năng giúp nước nhưng bị quan lại ghen ghét, vùi dập + Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. + văn học phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm có giá trị lớn... * Hoạt động nhóm - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - 1 Em nêu yêu cầu Bài tập 1,2 VBT. - Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. Tác giả Tác phẩm Nội dung Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí toàn thư Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương Nguyễn Trãi Lam Sơn thực lục Ghi lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Nguyễn Trãi Dư địa chí Xác định rõ lãnh thổ quốc gia, tài nguyên, sản vật, phong tục tập quán nước ta. Lương Thế Vinh Đại thành toán pháp Kiến thức toán học + Lịch sử, địa lí, toán học, y học. + Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. - 2 em đọc, lớp đọc thầm. - 2-3 em nối tiếp nêu những ý chính Rút kinh nghiệm sau giờ dạy Lịch sử Tiết 24: Ôn tập. I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập, hệ thống các kiến thức lịch sử: - Bốn giai đoạn: Buổi đầu độc lập, nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, buổi đầu thời Hậu Lê. - Các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn và trình bày tóm tắt các sự kiện đó bằng ngôn ngữ của mình. II. Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động khởi động - Kiểm tra bài cũ: + Văn học Thời Hậu Lê phát triển ra sao? + Khoa học Thời Hậu Lê phát triển ntn? + Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu thời kì này? - Nhận xét, ghi điểm. - Nêu yêu cầu và ghi tên bài học mới. Hoạt động 1 Các giai đoạn lịch sử và sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 938 đến thế kỉ XV. - Gọi hs đọc nội dung phiếu bài tập. - Hướng dẫn cách làm bài. - Gọi hs lần lượt trình bày trình bày, bổ sung kết quả. - Kết luận kết quả đúng. Hoạt động 2 Thi kể về các sự kiện, nhân vật lịch sử đã học. - Nêu yêu cầu hoạt động. - Tổ chức cho hs thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương, ghi điểm nhữ hs kể tốt. Hoạt động kết thúc - Tổng kết bài. Nhận xét giờ học, dặn Hs chuẩn bị bài sau. - 3 em trả lời. Lớp nhận xét. - Quan sát và nghe giới thiệu. * Hoạt động cá nhân. - 1 em đọc. Lớp đọc thầm. - Làm việc cá nhân và báo cáo kết quả. 1. Các giai đoạn lịch sử Từ năm 938 đến thế kỉ XV: Năm 938 1009 1226 1400 TK XV Buổi đầu độc lập. Nước Đại Việt thời Lý, Nước Đại Việt thời Trần Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê. 2. Các triều đại Việt nam từ năm 938 đến thế kỉ XV: Thời gian Triều đại Tên nước Kinh đô 968-980 Nhà Đinh Đại Cồ Việt Hoa Lư 981- 1009 Nhà Tiền Lê Đại Cồ Việt Hoa Lư 1009- 1226 Nhà Lý Đại Việt Thăng Long 1226 - 1400 Nhà Trần Đại Việt Thăng Long 1400- 1407 Nhà Hồ Đại Ngu Tây Đô 1428- cuối thế kỉ XV Nhà Hậu Lê Đại Việt Thăng Long 3. Các sự kiện tiêu biểu: Thời gian Tên sự kiện Năm 938 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 981 Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. Năm 1010 Nhà Lý dời đô ra Thăng Long Năm 1075-1077 Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Năm 1226 Nhà Trần thành lập Năm 1258; 1285; 1287-1288 Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông. 1426 Chiến thắng Chi Lăng. * Hoạt động cả lớp - Thi kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử mà mình đã chọn. - Lớp theo dõi, nhận xét, tuyên dương. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Tài liệu đính kèm: