Giáo án Lịch sử - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

Giáo án Lịch sử - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)

I – MỤC TIÊU:

HS biết:

1. Kiến thức:

- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.

- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.

- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến: Chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, độc lập được giữ vững, nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.

2. Kĩ năng: Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (sử dụng lược đồ): Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.

3. Thái độ: Biết ơn Lê Hoàn và tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta.

 

doc 5 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 1434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử - Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Lịch sử
BÀI 8:
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC
LẦN THỨ NHẤT
(Năm 981)
I – MỤC TIÊU:
HS biết:
1. Kiến thức: 
- Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
- Đôi nét về Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
- Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến: Chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, độc lập được giữ vững, nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
2. Kĩ năng: Tường thuật ngắn gọn cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (sử dụng lược đồ): Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng (đường thủy) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi.
3. Thái độ: Biết ơn Lê Hoàn và tự hào lịch sử hào hùng của dân tộc ta.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình 1, hình 2 trong sách giáo khoa phóng to.
- Bảng phụ ghi bài tập điền từ ở phần củng cố.
III – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tên các 
hoạt động
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Ghi chú
*Kiểm tra bài cũ:
1. Em hãy kể lại tình hình nước ta sau khi Ngô Quyền mất.
2. Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì trong buổi đầu độc lập của đất nước?
à Nhận xét, đánh giá.
1. Đất nước rơi vào hoàn cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn 20 năm.
2. Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968).
- Phương pháp đàm thoại.
*Giới thiệu bài mới:
Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Đinh Bộ Lĩnh. Sau khi lên ngôi vua, Đinh Tiên Hoàng xây dựng quân đội vững chắc với một triệu quân, chính trị, kinh tế ổn định, phát triển nên nhà Tống không dám xâm lược Đại Cồ Việt. Thế nhưng, đến năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, Đinh Toàn lên ngôi vua khi mới 6 tuổi, triều đình lúc này suy yếu. Nhân dịp đó, nhà Tống quyết định xuất quân xâm lược nước ta. Vậy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nước ta diễn ra như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta sẽ tìm hiểu bài mới: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)”.
Phương pháp truyền đạt.
1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
*Mục tiêu: Giúp học sinh biết được hoàn cảnh nước ta sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, Lê Hoàn lên làm vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và lòng dân.
- Cho HS đọc đoạn: “Năm 979 . sử cũ gọi là nhà Tiền Lê”.
- GV đặt ra câu hỏi:
+ Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?
+ Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không?
- Treo hình 1 trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét trong bức tranh vẽ về nội dung gì.
- GV nhận xét, đánh giá, cho HS tự rút ra kết luận.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời:
+ Vua còn quá nhỏ không gánh nổi việc nước trong khi nhà Tống đang xâm lược. Triều đình chọn và đặt niềm tin vào Lê Hoàn – Thập đạo tướng quân để chỉ huy kháng chiến và được Thái hậu họ Dương mời ông lên ngôi vua.
+ Có.
- Thái hậu họ Dương cho người khoác áo long cổn cho Lê Hoàn và mời ông lên làm vua.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp truyền đạt.
- Phương pháp quan sát. 
- Đồ dùng: “Hình 1 trong SGK”.
Kết luận: Khi lên ngôi, Đinh Toàn còn quá nhỏ, nhà Tống đem quân sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn đang giữ chức Thập đạo tướng quân (Tổng chỉ huy quân đội), khi lên ngôi, ông được quân sĩ ủng hộ và tung hô “Vạn tuế”.
Tên các 
hoạt động
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Ghi chú
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
*Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất.
- Chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận theo các câu hỏi sau trong 2 phút:
+ Nhóm 1: Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào?
+ Nhóm 2: Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào?
+ Nhóm 3: Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra như thế nào?
+ Nhóm 4: Quân Tống có thực hiện được ý đồ xâm lược của chúng không?
- GV nhận xét, đánh giá, cho HS tự rút ra kết luận.
- HS đọc thầm trong sách giáo khoa và thảo luận trong nhóm, đại diện nhóm trả lời.
+ Vào đầu năm 981 sau khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại.
+ Theo 2 đường: đường thủy (Bạch Đằng) và đường bộ (Chi Lăng).
+ Ở Bạch Đằng và Chi Lăng. Ở Bạch Đằng vua Lê cho quân cắm cọc để chặn chiến thuyền địch, nhiều trận chiến ác liệt diễn ra ở đó, cuối cùng quân Thủy bị đánh lui. Ở Chi Lăng, quân ta chặn đánh quân Tống quyết liệt, buộc chúng phải rút quân.
+ Quân ta truy kích tiêu diệt địch đến quá nửa, tướng giác bị giết, kháng chiến thắng lợi.
- 1 HS lên thuật lại diễn biến của kháng chiến.
- Phương pháp đàm thoại.
- PP truyền đạt.
Kết luận: Quân Tống xâm lược nước ta vào đầu năm 981. Chúng kéo theo 2 đường thủy theo cửa sống Bạch Đằng và đường bộ theo đường Lạng Sơn. Ý đồ xâm lược của chúng không thành, quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Kháng chiến thắng lợi.
Tên các 
hoạt động
Hoạt động 
của giáo viên
Hoạt động 
của học sinh
Ghi chú
3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
*Mục tiêu: Giúp học sinh tường thuật ngắn gọn diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (có sử dụng lược đồ) và hiểu được ý nghĩa kháng chiến.
- GV treo lược đồ lên và thuật lại diễn biến (có dùng lược đồ) 1 lần.
- HD HS thuật lại ngắn gọn, cho HS lên thuật lại.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Đưa ra câu hỏi: “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã đem lại kết quả gì cho nhân dân ta?”
- GV nhận xét, đánh giá, cho HS tự rút ra kết luận.
- HS lắng nghe.
- 3, 4 HS thuật lại đồng thời chỉ lên lược đồ.
+ Chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống.
+ Độc lập được giữ vững.
+ Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
.
- PP truyền đạt + đồ dùng: Hình 2 trong SGK + PP quan sát.
- Phương pháp động não.
Kết luận: Nền độc lập của nước ta được giữ vững, nhân dân ta tự hào, tin tưởng vào sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.
& Kết luận chung: Ghi nhớ/29
Lợi dụng tình hình không ổn định của triều đình nhà Đinh, năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta.
Chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng đã chặn được âm mưu của nhà Tống. Độc lập được giữ vững. Nhân dân vững tin vào tiền đồ của dân tộc.
4. Củng cố bài:
Điền các từ sau thích hợp vào chỗ trống: thắng lợi, năm 981, kháng chiến, độc lập, lòng tin, niềm tự hào.
 cuộc .. chống quân Tống xâm lược . Đã giữ vững nền  của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta ..,  ở sức mạnh của dân tộc.
5. Dặn dò, nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8 Khang chien chong Tong lan thu nhat.doc