I. MỤC TIÊU:
- Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt
- Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (phóng to)
- Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
Lịch sử Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai I. Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. II. đồ dùng dạy – học: Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (phóng to) Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy học Hoạt động học Kiểm tra bài cũ - giới thiệu bài mới Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời 3 câu hỏi bài 10 2 học sinh lên bảng thực hiện yêu cầu Giới thiệu bài mới. Học sinh nghe Hoạt động 1 Lý thường kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK từ Năm 1072 ... rồi rút về nước. 1 Học sinh đọc SGK lớp theo dõi. Hỏi: Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? Lý thường kiệt đã chủ trương "ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc" Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào? Cuối năm 1075, Lý thường Kiệt chia quân thành hai cánh, bất ngừ đánh vào nơi tập trung quân lương của Nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước. Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì? Học sinh trao đổi và đi đến thống nhất. Hoạt động 2 Trận chiến trên sông như nguyệt Giáo viên treo lược đồ kháng chiến, sau đó trình bày diễn biến của cuộc chiến trước lớp Học sinh theo dõi Giáo viên hỏi lại học sinh để các em nhớ và xây dựng các ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (nay là sông Cầu) Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào? Năm 1076. Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào? do ai chỉ huy Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta. Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. Tại sông Như nguyệt, quân giặc phía bắc, quân ta phía nam bờ sông. Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? Khi đến bờ Bắc sông Như Nguyệt. Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Giáo viên yêu cầu 2 học sinh cạnh nhau trao đổi, trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến cho nhau nghe. Học sinh thực hiện yêu cầu Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày trước lớp 1 học sinh trình bày, học sinh khác theo dõi, bổ sung ý kiến. Hoạt động 3 Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK từ sau hoan ba tháng .. nền độc lập của nước ta được giữ vững. 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi SGK Giáo viên hỏi: em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai? Một số học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác bổ sung (nếu thiếu) Giáo viên hỏi: Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy? Học sinh trao đổi với nhau và trả lời Giáo viên kết luận : Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai đã kết thức thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giạc, bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên giới thiệu bài thơ Nam Quốc sơn hà, sau đó cho học sinh đọc diễn cảm bài thơ này. Học sinh cả lớp đọc 3 câu đầu, học sinh đọc đồng thanh câu cuối cùng. Giáo viên hỏi: em có suy nghĩ gì về bài thơ này? Một vài ý kiến phát biểu. Tổng kết giờ học ôn bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
Tài liệu đính kèm: