I . MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình minh họa trong SGK
Lịch sử: Nhà Trần thành lập I . Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt: +Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. +Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt. II. Đồ dùng dạy học: Hình minh họa trong SGK III . Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Kiểm tra bài cũ - HS trả lời câu hỏi : Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống?. 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài Hoạt động 1.Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. *Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. *Tiến hành : Bước 1: HS đọc thầm trong sách từ đầu ....Nhà Trần thành lập. -HS thảo luận theo nhóm đôi theo các câu hỏi: +Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào? +Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào? - Một số nhóm trình bày- nhận xét. GVKL: Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226 , Lý chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. Hoạt động 2:Những chính sách về tổ chức nhà nước . *Mục tiêu: HS nắm được, về cơ bản nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau *Tiến hành: HS đọc thầm trong sách từ Dưới thời Trần...khẩn hoang, trả lời câu hỏi: “Em có nhận xét gì về quan hệ vua quan với dân thời nhà Trần". Em hãy kể tên những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện . - HS thảo luận nhóm bốn. - Một số nhóm trả lời trước lớp –nhận xét . GVKL: Đứng đầu là vua, cả nước chia làm 12 lộ ,dưới lộ là phủ, châu, huyện, xã. Mỗi cấp đều có quan cai quản. Ngoài chức quan như nhà Lý thì nhà Trần còn có thêm Hàn đê sứ( Trông coi việc đê điều), khuyến nông sứ (Chăm lo khuyến khích nông dân trồng lúa), Đồn điền sứ (Tuyển mộ người đi khẩn hoang).Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội.. Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân. *Mục tiêu : HS nắm được mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau *Tiến hành: GV hỏi: - Những việc làm nào chứng tỏ rằng giữa vua với quan và vua với dân rất gần gũi nhau? - HS thảo luận trình bày . GVKL:Nhà vua cho đặt chuông ở thềm cung điện cho dân đến đánh khi có điều gì cầu xin ,oan ức. Ơ trong triều, sau các buổi yến tiệc ,vua và các quan có lúc nắm tay nhau vui vẻ. 3. Củng cố, dặn dò: -HS đọc ghi nhớ trong SGK - Nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: