Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 đến 18 - Trường Tiểu học Nguyễn Đốc Tín

Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 đến 18 - Trường Tiểu học Nguyễn Đốc Tín

TOÁN

48. Phép cộng trong phạm vi 7.

I- Mục tiêu :

- Thuộc bảng, biết làm tính cộng trong phạm vi 7.

- Viết đựơc phép tính thích hợp với hình vẽ.

- Phát triển bài 2( dòng 2); bài 3( dòng 2)

II- Đồ dùng dạy học :

GV : Tranh vẽ quả cam, que tính.

HS : Bộ đồ dùng .

III- Các hoạt động dạy học :

A. Kiểm tra bài cũ: ( 3- 5)

Tính:

 6 – 5 = 4 + 2 =

 6 – 4 - 1 = 4 + 1 + 1 = Bảng con.

Đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.

B. Dạy bài mới : (10- 12)

1. Giới thiệu bài : ( 1- 2)

2. Hình thành bảng cộng trong phạm vi 7

a. Phép cộng: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7

- Đưa tranh quả cam, yêu cầu HS nêu bài toán.

- Có 6 quả cam , thêm 1 quả cam nữa ? Quan sát tranh SGK.

Nêu bài toán:

 “ Có 6 quả cam , thêm 1 quả cam nữa ? Hỏi có tất cả mấy quả cam?

7 quả cam.

Hỏi có tất cả mấy quả cam?

- Vậy để biết có mấy quả cam em làm phép tính gì?

- Hãy gài phép tính đúng?

- GV ghi bảng:

 6 + 1 = 7

* Phép cộng 1 + 6 = 7:

- Thay đổi vị trí hai số, ta có phép tính nào? Vì sao em biết kết quả là 7?

Phép tính +

HS gài: 6 + 1 = 7

HS đọc: 6 + 1 = 7

HS đọc phép tính theo dãy.

1 + 6 = 7: đọc theo dãy.

HS nêu.

 

doc 129 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 13 đến 18 - Trường Tiểu học Nguyễn Đốc Tín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Phòng Giáo dục huyện An Lão
Trường Tiểu học Nguyễn Đốc Tín
 b----dưb----dưb-----b 
Giáo án lớp 1
 (Từ tuần 13- Tuần 18)
Người thực hiện : 
 f---- ----f----- ----f 
 Năm học : 2008 – 2009
Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tiết 1 + 2:
Tiếng Việt
Bài 51 : Ôn tập
 I- Mục đích- yêu cầu :
- Đọc , viết được các vần có kết thúc bằng n; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 44 đến bài 51.
- Nghe , hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chia phần.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Kẻ bảng ôn ,chữ mẫu .
 HS : Bộ đồ dùng .
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
 A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
- GV đọc: uôn, ươn.
 GV nhận xét .
HS viết bảng con.
2 HS đọc SGK bài 50.
 B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)
 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)
 2. Hướng dẫn ôn tập :
- Quan sát tranh vẽ gì?
- Trong từ “ hoa lan”, tiếng lan chứa vần gì?
- GV ghi bảng.
Vẽ “ cây cau”.
 Tiếng “ lan” có vần an.
HS đọc a- n- an.
a, Bảng ôn:
 +, Bảng 1:
 - GV đọc mẫu các âm.
- GV chỉ bảng ôn : các âm cột dọc , cột ngang.
* Ghép chữ thành vần :
- Âm a ghép với âm n được vần gì ?
- Yêu cầu ghép vần còn lại.
* Lưu ý: HS đầu dãy đánh vần vần cần ghép.
 +, Bảng 2:
 GV hướng dẫn tương tự.
Đọc các âm cột dọc, ngang.
Được vần “ an”.
 Đánh vần: a – n – an.
 Đọc trơn: an.
HS đọc trơn theo dãy.
HS lần lượt ghép các vần còn lại trong bảng ôn.
Đọc trơn , đánh vần , phân tích , đọc trơn bảng ôn.
HS đọc các từ cột dọc, hàng ngang.
HS tự ghép các vần cho đến hết bảng.
Đọc trơn , đánh vần , phân tích , đọc trơn bảng ôn.
* Từ ứng dụng :
- GV viết bảng .
- Hướng dẫn đọc từ - đọc mẫu .
- GV xoá dần bảng.
HS ghép theo dãy: D1: cuộn
 D2: vượn
 D3: thôn.
HS đọc từ ứng dụng.
Đọc cả 2 bảng ôn.
Viết bảng con : ( 10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu .
 * cuồn cuộn :
- Từ “cuồn cuộn” viết bằng mấy chữ ? Nhận xét độ cao các con chữ ? Khoảng cách giữa hai chữ ?
 Hướng dẫn viết: đặt bút dưới ĐKL3 viết con chữ c nối với con chữ u, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ o, tạo nét phụ nối sang con chữ n, tất cả cao 2 dòng li, đưa bút đánh dấu mũ “ ^” ở ĐKL3, dấu thanh huyền ở ĐKL4 được chữ “ cuồn”,cách một thân con chữ o đưa bút xuống dưới đặt bút dưới ĐKL3 viết con chữ c cao 2 dòng li nối với con chữ u, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ o, tạo nét phụ nối sang con chữ n, tất cả cao 2 dòng li, đưa bút đánh dấu mũ “ ^” ở ĐKL3, dấu thanh nặng dưới con chữ ô được chữ “ cuộn”được từ “ cuồn cuộn”.
* Lưu ý: nét phụ nối từ ô sang n.
Đọc chữ .
HS nhận xét: Từ “cuồn cuộn” được viết bằng 2 chữ, các con chữ cao 2 dòng li, khoảng cách giữa 2 chữ là một thân con chữ o.
HS viết bảng con.
* con vượn:
 Hướng dẫn tương tự . 
 Tiết 2
 C. Luyện tập :
 1. Luyện đọc: ( 10’- 12’ )
- GV khôi phục 2 bảng ôn.
- GV chỉ bảng 
- GV giới thiệu câu ứng dụng – hướng dẫn đọc.
 - Đọc mẫu.
- Đọc mẫu SGK.
 GV nhận xét , cho điểm.
Đọc , đánh vần , phân tích, đọc trơn.
HS mở SGK.
Đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần ân, on, un vừa học.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 8’- 10’)
Bài hôm nay viết mấy dòng ? 
GV hướng dẫn khoảng cách , cách trình bày.
Cho HS quan sát vở mẫu .
Chấm bài , nhận xét.
Nêu yêu cầu .
HS quan sát .
HS chỉnh sửa tư thế ngồi , cách cầm bút.
HS viết bài.
3. Kể chuyện : ( 15’- 17’ )
- GV giới thiệu câu chuyện.
- Kể lần 1 : cả câu chuyện .
- Kể lần 2 : cả câu chuyện kết hợp tranh minh hoạ.
- Kể lần 3 : tóm tắt nội dung từng tranh.
- GV nêu ý nghĩa câu chuyện: 
 + Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.
HS kể từng đoạn.
HS kể cả chuyện .
HS cho ý kiến .
 D. Củng cố : ( 2’- 3’)
Nhận xét giờ học.
Đọc cả 2 bảng ôn.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 ___________________________________
Tiết 3:
Toán
48. Phép cộng trong phạm vi 7.
I- Mục tiêu :
- Thuộc bảng, biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
- Viết đựơc phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Phát triển bài 2( dòng 2); bài 3( dòng 2)
II- Đồ dùng dạy học :
GV : Tranh vẽ quả cam, que tính.
HS : Bộ đồ dùng .
III- Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
Tính:
 6 – 5 = 4 + 2 = 
 6 – 4 - 1 = 4 + 1 + 1 =
Bảng con.
Đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.
B. Dạy bài mới : (10’- 12’)
1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
2. Hình thành bảng cộng trong phạm vi 7
a. Phép cộng: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7
- Đưa tranh quả cam, yêu cầu HS nêu bài toán.
- Có 6 quả cam , thêm 1 quả cam nữa ?
Quan sát tranh SGK.
Nêu bài toán:
 “ Có 6 quả cam , thêm 1 quả cam nữa ? Hỏi có tất cả mấy quả cam?
7 quả cam.
Hỏi có tất cả mấy quả cam?
- Vậy để biết có mấy quả cam em làm phép tính gì?
- Hãy gài phép tính đúng?
- GV ghi bảng: 
 6 + 1 = 7 
* Phép cộng 1 + 6 = 7:
- Thay đổi vị trí hai số, ta có phép tính nào? Vì sao em biết kết quả là 7?
Phép tính +
HS gài: 6 + 1 = 7
HS đọc: 6 + 1 = 7
HS đọc phép tính theo dãy.
1 + 6 = 7: đọc theo dãy.
HS nêu.
b. Phép cộng: 5 + 2 = 7; 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 7, 3 + 4 = 7
- GV hướng dẫn tương tự.
* Lưu ý: Yêu cầu HS tự thành lập phép tính.
3.Bảng cộng trong phạm vi 7:
- GV ghi bảng các phép tính.
- Xoá dần bảng. 
HS đọc các phép tính: 6 + 1 = 7; 1 + 6 = 7; 5 + 2 = 7, 2 + 5 = 7; 4 + 3 = 7; 3 + 4 = 7
HS đọc theo dãy.
HS đọc thuộc bảng cộng.
C. Luyện tập : ( 15’- 17’)
Bài 1 : ( b)( 4’- 5’)
KT: Đặt tính cột dọc.
Chốt: Khi đặt tính cột dọc, lưu ý gì?
Bài 2: ( SGK)( 3’- 4’)
KT: Bảng cộng trong phạm vi 7.
HT: chấm Đ, S.
Chốt: Em dựa vào đâu để điền được kết quả đúng?
Bài 3 : ( SGK)( 5’- 6’)
KT : Tính kết quả phép tính dạng: 5 + 1 + 1
Chốt: Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 4: (SGK)( 5’- 6’)
KT: Quan sát tranh, đọc thầm đề toán, viết phép tính thích hợp.
a, GV khai thác nội dung tranh 1.
b, HS quan sát tranh, lập đề toán, viết phép tính thích hợp.
GV đưa bài toán mẫu.
Lưu ý: HS đưa bài toán ngược.
C. Củng cố: ( 2’- 3’)
 - Bảng con:
 4 + = 7 6 + = 7
 + 2 = 7 
 - Nhận xét giờ học.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 ________________________________________________________________ 
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1:
Toán
48. Phép trừ trong phạm vi 7.
I- Mục tiêu :
- Củng cố và khắc sâu về khái niệm phép trừ.
- Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7.
- Biết làm tính trừ trong phạm vi 7
- Phát triển bài 3( dòng 2).
II- Đồ dùng dạy học :
GV : Tranh vẽ quả cam, que tính.
HS : Bộ đồ dùng .
III- Các hoạt động dạy học :
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
Tính:
 6 + 1 + 1 = 
 1 + 4 + 2 = 
Bảng con.
Đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 7.
B. Dạy bài mới : (10’- 12’)
1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
2. Hình thành bảng trừ trong phạm vi 7
a. Phép trừ: 7 - 1 = 6; 7 - 6 = 1
- Đưa tranh quả cam, yêu cầu HS nêu bài toán.
Quan sát tranh SGK.
- Có 7 quả cam , bớt 1 quả cam nữa ? Hỏi
Nêu bài toán:
 “ Có 7 quả cam , bớt 1 quả cam nữa ? Hỏi còn mấy quả cam?
6 quả cam
còn mấy quả cam?
- Vậy để biết còn mấy quả cam em làm phép tính gì?
- Hãy gài phép tính đúng?
- GV ghi bảng: 
 7 - 1 = 6 
* Phép trừ : 7 - 6 = 1:
- Hướng dẫn tương tự.
Phép tính -
HS gài: 7 - 1 = 6
HS đọc: 7 - 1 = 6
HS đọc phép tính theo dãy.
HS thao tác trên que tính, đặt đề toán và gài phép tính đúng.
b. Phép trừ: 7 - 5 = 2; 7 - 2 = 5; 7 – 4 = 3; 7 – 3 = 4
- GV hướng dẫn tương tự.
* Lưu ý: Yêu cầu HS tự thành lập phép tính.
3.Bảng trừ trong phạm vi 7:
- GV ghi bảng các phép tính.
- Xoá dần bảng. 
HS đọc các phép tính: 7 - 1 = 6; 7 - 6 = 1; 7 - 5 = 2, 7 - 2 = 5; 7 - 4 = 3; 7 – 3 = 4
HS đọc theo dãy.
HS đọc thuộc bảng trừ.
C. Luyện tập : ( 15’- 17’)
Bài 1 : ( b)( 4’- 5’)
KT: Đặt tính cột dọc.
Chốt: Khi đặt tính cột dọc, lưu ý gì?
Bài 2: ( SGK)( 3’- 4’)
KT: Bảng trừ trong phạm vi 7.
HT: chấm Đ, S.
Chốt: Em dựa vào đâu để điền được kết quả đúng?
Bài 3 : ( SGK)( 5’- 6’)
KT : Tính kết quả phép tính dạng: 7 - 3 - 2
Chốt: Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
Bài 4: (SGK)( 5’- 6’)
KT: Quan sát tranh, đọc thầm đề toán, viết phép tính thích hợp.
a, GV khai thác nội dung tranh 1.
b, HS quan sát tranh, lập đề toán, viết phép tính thích hợp.
GV đưa bài toán mẫu.
Lưu ý: HS đưa bài toán ngược.
C. Củng cố: ( 2’- 3’)
 - Đọc nối tiếp bảng trừ 7.
 - Nhận xét giờ học.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
Tiết 3 +4:
Tiếng Việt
 Bài 52 : ong – ông.
 I- Mục đích – yêu cầu :
 - Đọc được:ong, ông, cái võng, dòng sông; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Đá bóng.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Chữ mẫu 
 HS : Bộ đồ dùng T.V
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- Đọc: cuộn, vượn. 
GV nhận xét.
 HS viết bảng con.
2 HS đọc SGK bài 51.
 B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)
 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
 * Vần ong:
Giới thiệu vần ong – ghi bảng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đánh vần mẫu: o - ng- ong.
- Phân tích vần ong?
- Chọn ghép vần ong?
- GV kiểm tra thanh cài.
- Chọn âm v ghép trước vần ong, thêm dấu thanh ngã trên o, tạo tiếng mới?
- GV ghép mẫu
- Đánh vần mẫu :v– ong-vong- ngã- võng.
- Phân tích tiếng “ võng”?
- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? Đọc từ dưới tranh?
- Từ “cái võng” có tiếng nào chứa vần ong vừa học? 
*Vần ông:
 Hướng dẫn tương tự.
* Từ ứng dụng :
Đọc theo dãy.
HS thao tác .
Đánh vần theo dãy.
HS phân tích theo dãy: vần “ong” có âm o đứng trước, âm ng đứng sau.
HS thao tác.
HS thao tác.
HS đọc theo dãy: võng.
Đánh vần theo dãy.
Phân tích: tiếng võng có âm v đứng trước, vần ong đứng sau, dấu thanh ngã trên o.
HS nêu: cái võng
HS nêu: tiếng “võng” chứa vần ong.
GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Vần ong- ông có gì giống và khác nhau?
HS ghép theo dãy: D1: vòng
 D2: thông
 D3: công.
HS đọc theo dãy- đánh vần, phân tích.
Đọc cả bảng.
Cùng kết thúc bằng âm ng, vần ong bắt đầu bằng âm o, vần ông bắt đầu bằng âm ô.
 3. Viết bảng con : ( 10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu.
* Chữ ong:
- Chữ ong được viết bằng mấy con chữ? Nhận xét độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết: Đặt bút dưới ĐKL3 viết nét cong kín được con chữ o, tạo nét phụ nối sang nét móc xuôi nối với nét móc hai đầu đến ĐKL2 được con chữ n, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ g cao 5 dòng li đến ĐKL2 được chữ “ong”.
* Lưu ý: lưng nét khuyết thẳng.
*Chữ ông:
 Hướng dẫn tương tự.
* cái võng:
- “cái võng” được viết bằng mấy chữ? Nêu độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn viết: đặt bút dưới ĐK ... tự trong giờ học?
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm cặp.
+ Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- GV kết luận cho từng tình huống.
C.Củng cố : ( 1’ – 3’)
- HS múa hát theo chủ đề “ Vâng lời thầy cô giáo”
 _______________________________
 Tiết 4:
 Thủ công
 	 Gấp cái ví 
I - Mục tiêu : 
- Học sinh thực hành gấp cái ví bằng giấy.
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp ví giấy đẹp , phẳng có thể sử dụng được . 
- Giáo dục học sinh có ý thức lao động tự phục vụ.
II -Thiết bị dạy học : 
1.GV : Ví mẫu bằng giấy .
2. HS : 1 tờ giấy màu .
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
- Hát
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh
- HS mở sự chuẩn bị của mình 
3.Bài mới : Thực hành gấp cái ví .
- GV cho học sinh thực hành gấp ví 
- GV đưa ra ví mẫu 
 - Học sinh quan sát chiếc ví mẫu
* GV cho học sinh nhắc lại 3 bước 
gấp ví
- HS nhắc lại :
* Bước 1: Lấy đường dấu giữa 
* Bước 2: Gấp mép ví 
* Bước 3: Gấp tiếp 2 phần ngoài 
Vào trong sao cho cân đối 
- Giúp HS nhớ các bước gấp cái ví 
- Cho học sinh chọn bài đẹp nhất
- HS nhận xét – thực hành gấp ví
4.Củng cố:
- Giáo viên nhận xét giờ học . Tuyên dương em có ý thức học tập tốt 
- Dặn dò : chuẩn bị giấy màu cho bài sau.
_______________________________________________________________
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
 Tiết 1 
Thể dục
 18. Sơ kết học kì I
I- Mục tiêu :
- Ôn tập các động tác rèn luyện TTCB đã học. Yêu cầu tập ở mức độ chính xác.
- Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức: Biết cách chơi và tham gia chơi được.
- II- Địa điểm , phương tiện :
Sân tập , còi.
III- Nội dung và phương pháp :
A. Phần mở đầu :
- Nhận lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.
 1’- 2’
 1’- 2’
 2’- 3’
 2’- 3’
Hát, vỗ tay.
Đi thường theo nhịp.
Trò chơi: Diệt con vật có hại.
B. Phần cơ bản :
* Ôn các kiến thức, kĩ năng về đội hình đội ngũ.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Ôn các động tác thể dục rèn luyện TTCB 10 động tác đã học.
- GV nhận xét, sửa sai.
* Trò chơi: Nhảy ô tiếp sức.
- GV nhận xét, tuyên dương những tổ chơi tốt.
7’- 8’
8’- 9’ 
Tập 2 lần: cả lớp.
Tập theo tổ 1 lần, tổ trưởng điều khiển.
Cả lớp thực hiện 2 – 3 lần: 10 động tác.
-Tập từng tổ 1 lần.
Cả lớp tham gia chơi, chơi từng tổ- thi đua.
C. Phần kết thúc :
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
 1’- 2’
 2’- 3’
 1’- 2’
Đứng hát, vỗ tay.
Đi thường theo nhịp.
 _____________________________________
Tiết 2 + 3:
Tiếng Việt
 Bài 76 : oc – ac.
 I- Mục đích – yêu cầu :
 - Đọc được: oc, ac, con sóc, bác sĩ các từ và các câu ứng dụng.
- Viết được: oc, ac, con sóc, bác sĩ.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Chữ mẫu 
 HS : Bộ đồ dùng T.V
 Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’- 5’)
- Đọc: chót vót, bát ngát. 
GV nhận xét.
 HS viết bảng con.
2 HS đọc SGK bài 75.
 B. Dạy bài mới :( 20’ – 22’)
 1. Giới thiệu bài : ( 1’- 2’)
 * Giới thiệu vần :( 15’- 17’)
* Vần oc:
Giới thiệu vần oc– ghi bảng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đánh vần mẫu o - c – oc.
- Phân tích vần oc?
- Chọn ghép vần oc?
- GV kiểm tra thanh cài.
- Chọn âm s ghép trước vần oc, thêm dấu thanh sắc trên o, tạo tiếng mới?
- Đánh vần mẫu: s – oc – soc – sắc – sóc.
- Phân tích tiếng sóc?
- Quan sát tranh 1 vẽ gì ? Đọc từ dưới tranh?
- Từ “con sóc” có tiếng nào chứa vần oc vừa học? 
*Vần ac:
 Hướng dẫn tương tự.
* Từ ứng dụng : ( 5’- 7’)
GV ghi bảng.
Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
-Vần oc – ac có gì giống và khác nhau?
Đọc theo dãy.
HS thao tác .
Đánh vần theo dãy.
HS phân tích theo dãy: vần “oc” có âm o đứng trước, âm c đứng sau.
HS thao tác.
HS thao tác.
HS đọc theo dãy: sóc.
Đánh vần theo dãy.
Phân tích: tiếng sóc có âm s đứng trước, vần oc đứng sau, dấu thanh sắc trên o.
HS nêu: con sóc
HS nêu: tiếng sóc chứa vần oc.
HS ghép theo dãy: D1: thóc
 D2: cóc
 D3: nhạc.
HS đọc theo dãy- đánh vần, phân tích.
Đọc cả bảng.
Cùng kết thúc bằng âm c, vần oc bắt đầu bằng âm o, vần ac bắt đầu bằng âm a.
 3. Viết bảng con : ( 10’- 12’)
- Đưa chữ mẫu.
* Chữ oc:
- Chữ oc được viết bằng mấy con chữ? Nhận xét độ cao của các con chữ ?
- GV hướng dẫn viết: Đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết nét cong kín được con chữ o tạo nét phụ đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết nét cong phải được con chữ c cao 2 dòng li đến giữa DKL1, được chữ “oc”.
* Lưu ý: độ rộng của con chữ c.
*Chữ ac:
 Hướng dẫn tương tự.
* con sóc:
- “con sóc” được viết bằng mấy chữ? Nêu độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các chữ?
- GV hướng dẫn viết: đặt bút dưới ĐKL3 viết con chữ c, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ o tạo nét phụ nối với con chữ n tất cả cao 2 dòng li đến ĐKL2, được chữ “ con”, cách một thân con chữ o, đưa bút đến ĐKL1 viết con chữ s cao hơn 2 dòng li, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ o tạo nét phụ, đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ c tất cả cao 2 dòng li đến giữa DKL1, viết dấu thanh sắc ở ĐKL 4 được chữ “ sóc” được từ “con sóc”.
* Lưu ý: nét thắt của con chữ s, khoảng cách giữa s và o.
* bác sĩ:
 Hướng dẫn tương tự.
* Lưu ý: vị trí đánh dấu thanh.
Nêu yêu cầu .
HS nhận xét: Chữ “ oc” được viết bằng 2 chữ, cả 2 con chữ đều cao 2 dòng li.
HS viết bảng con.
HS nhận xét: Từ “con sóc” được viết bằng 2 chữ, con chữ s cao hơn 2 dòng li ,các con chữ cao 2 dòng li, khoảng cách giữa 2 chữ là một thân con chữ o.
HS viết bảng con.
 Tiết 2
 C. Luyện tập : 
 1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV chỉ trên bảng.
- GV giới thiệu câu ứng dụng.
- Hướng dẫn đọc - đọc mẫu.
- Đọc mẫu SGK.
Đọc , đánh vần , phân tích , đọc trơn.
HS quan sát SGK.
HS đọc câu ứng dụng , tìm tiếng có chứa vần vừa học oc, ac.
Đọc SGK.
 2. Viết vở : ( 15’- 17’)
- Bài hôm nay viết mấy dòng ?
- Dòng thứ nhất viết chữ gì ?
 GV hướng dẫn cách viết , khoảng cách trình bày chữ oc.
Cho HS quan sát vở mẫu.
* Dòng còn lại :
 Hướng dẫn tương tự.
- Chấm bài , nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Chữ oc.
HS quan sát.
Chỉnh sửa tư thế ngồi ,cầm bút.
HS viết dòng 1.
 3. Luyện nói : ( 5’- 7’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
+ Trong tranh vẽ gì?
+Em hãy kể tên những trò chơi được học trên lớp.
+ Em hãy kể tên những bức tranh đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học.
+ Em thấy cách học như thế có vui không? Vì sao?
 - GV nhận xét , sửa câu cho HS.
HS nêu: Vừa vui vừa học.
Thảo luận .
Trình bày.
 D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Thi tìm tiếng có vần oc, ac?
- Nhận xét giờ học .
HS thi tìm .
1 HS đọc toàn bài.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
Tiết 4
Toán
70. Thực hành đo độ dài.
I- Mục tiêu : 
- Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân 
- Thực hành đo độ dài bảng lớp học, bàn học, lớp học.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Thước kẻ, que tính.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
- So sánh cạnh của quyển sách và cạnh của cái bảng con. 
HS so sánh và nêu kết quả.
B. Bài mới: ( 10’- 12’)
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn cách đo độ dài bằng “ gang tay”, “ bước chân”.
*Bước 1: Giới thiệu gang tay.
- GV giơ gang tay và giới thiệu: tính từ đầu ngón cái đến ngón giữa.
*Bước 2: Hướng dẫn cách đo bằng gang tay.
- GV đo cạnh cái bảng và nêu kết quả.
*Bước 3:Yêu cầu HS đo cạnh bàn của mình.
- Gọi nhiều HS nêu kết quả.
*Kết luận: Độ dài gang tay của mỗi người dài ngắn khác nhau.
Xác định độ dài gang tay của mình.
GV quan sát.
HS thực hành đo.
3. Hướng dẫn đo độ dài bằng bước chân.
*Bước 1: GV giới thiệu độ dài bằng “ bước chân” tính bằng một bước đi bình thường.
*Bước 2: GV đo độ dài bục giảng.
- So sánh độ dài bước chân của cô và của bạn.
HS quan sát.
1- 2 HS lên bảng đo lại và đọc kết quả.
*KL: Mỗi người có độ dài bước chân khác nhau- Đây là đơn vị đo chưa chuẩn.
C. Thực hành: ( 15’- 17’)
- Đo chiều dài, chiều rộng lớp học, đo độ dài cạnh bàn GV bằng gang tay. Đo chiều dài, chiều rộng lớp học bằng sải tay.
- HS thực hành đo và đọc kết quả.
*Lưu ý: Nếu đo còn dư thì nói “ hơn”, thiếu 1 ít nói “ gần”.
D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Về nhà đo các vật trong gia đình.
 - Nhận xét giờ học.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
  ________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
Tiết 1
Toán
 71. Một chục.Tia số.
I- Mục tiêu : 
- Nhận biết ban đầu về 1 chục; biết quan hệ giữa chục và đơn vị: 1 chục = 10 đơn vị.
- Biết đọc và viết số trên tia số. 
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bó chục que tính, tia số.
 III- Các hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
- Có mấy cách đo độ dài đoạn thẳng?
- Nêu tên các cách đó?
HS nêu miệng.
B. Dạy bài mới: ( 10’- 12’)
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
2. Giới thiệu 1 chục:
- Quan sát tranh trong SGK và đếm số quả trên cây?
- Trên cây có mấy quả?
- 10 quả còn gọi là 1 chục quả.
- Đếm số que tính có trong bó? Có bao nhiêu que tính?
- 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
- 10 đơn vị còn gọi là mấy đơn vị?
- GV ghi bảng:
 10 đơn vị = 1 chục
 1 chục bằng mấy đơn vị?
Quan sát tranh và đếm.
HS nhắc lại.
Có 10 que tính.
Đọc lại
10 đơn vị.
3. Tia số:
- GV đưa tia số và giới thiệu:
 Đây là tia số.
- Điểm 0 là điểm gốc, các điểm cách đều nhau và được ghi số, mỗi vạch 1 số theo thứ tự tăng dần.
*KL: Dùng tia số để so sánh 2 số.
Nhắc lại tia số
Đọc tia số.
C. Luyện tập : ( 15’- 17’)
Bài 1 : ( SGK)( 4’- 5’)
KT: Nắm được thế nào là 1 chục.
Chốt : Đếm đủ 10 chấm tròn.
Bài 2: (SGK)( 5’- 6’)
KT: Xác định 1 chục là bao nhiêu đơn vị.
Chốt: Chấm Đ- S.
Bài 3: (SGK)( 5’- 6’)
KT: Vị trí các số trong tia số, so sánh các số trong tia số.
Chốt: + Số nào lớn nhất trong tia số?
 + Số nào bé nhất trong tia số?
C. Củng cố : ( 2’- 3’)
- 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
- Lấy 1 chục hình tròn và 1 chục hình vuông?
 - Nhận xét giờ học.
 ----*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
 _______________________________
Tiết 2 + 3:
Tiếng Việt
 Ôn tập và kiểm tra.
 I- Mục đích – yêu cầu :
- Đọc, viết các vần, từ ngữ, câu ứng dụng theo yêu cầu cần đạt về mức độ kiến thức, kĩ năng: 20tiếng/phút.
 II- Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng phụ
 Tiết 1
1. Ôn tập
- GV đưa bảng phụ ghi các vần đã học.
- GV đưa từ ứng dụng.
- GV hướng dẫn những HS đọc còn kém.
 HS đọc, đánh vần, phân tích.
HS đọc, tìm tiếng chứa vần.
Viết vở:
- GV đọc, viết một số từ ngữ.
HS viết vở ô li.
Tiết 2
KT định kì học kì I: Đề của phòng GD. 
 b----dưb----dưb-----b--------- -------b----dưb----dưb-----b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_13_den_18_truong_tieu_hoc_nguyen_doc_tin.doc