Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Đỗ Thị Ngọc Trinh

Học vần

 Bài 77: ăc, âc

I. Mục đích yêu cầu:

- Hs đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa cho bài học.

III. Hoạt động dạy học:

 TIẾT 1

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 19 - Đỗ Thị Ngọc Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Đạo đức
Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Hs nêu được một số biểu hiện lễ phép với thầy giáo, cố giáo.
- Biết vì sao phải lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Thực hiện lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Hs có tình cảm yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học:
Bút màu; tranh minh họa cho bài học.
III. Hoạt động dạy học:
TG
HĐGV
HĐHS
1’
4’
10’
8’
7’
5’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trật tự trong giờ học giúp ích gì cho em ?
- Khi ra vào lớp em cần có thái độ như thế nào ?
- Để học tập tốt, trong giờ học các em cần phải làm gì?
- Gv nhận xét.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu bài:
3.2 Hoạt động 1: Đóng vai.
- Gv chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm đóng vai theo tình huống của bài tập 1.
- Đại diện các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Cho hs thảo luận, nhận xét.
- Gv gợi ý:
+ Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo ?
+ Cần làm gì khi gặp thầy giáo, cô giáo?
+ Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy, cô giáo ?
- Kết luận: 
+ Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép.
+ Khi đưa hoặc nhận vật từ tay thầy, cô giáo em cần đưa 2 tay.
+ Lời nói khi đưa: Thưa cô (thầy) đây ạ!
+ Lời nói khi nhận lại: Cám ơ thầy, cô ạ!
Nghỉ giữa tiết
3.3 Hoạt động 2: Hs làm bài tập 2.
- Yêu cầu hs tô màu vào tranh thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy, cô giáo.
- Cho hs trình bày, giải thích lí do em tô màu vào tranh.
- Cho cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Kết luận: Thầy cô giáo không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy, cô giáo em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy, cô giáo dạy bảo.
3.4 Hoạt động 3: Kể về bạn.
- Yêu cầu hs kể về 1 gương bạn đã lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Em cần lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
- Gặp thầy, cô giáo em nên chào hỏi lễ phép.
- Nhận xét tiết học.
Giúp em mau hiểu bài.
Trật tự không đùa giởn.
Lắng nghe thầy cô giảng bài và không gây mất trật tự,.
HS đọc lại tên bài.
Hs ngồi theo nhóm và đóng vai theo tình huống bài tập 1
Hs các nhóm lên đóng vai trước lớp.
Hs thảo luận, nhận xét.
Hs nhận xét.
Gặp thầy giáo, cô giáo em chào hỏi.
Đưa hoặc nhận bằng 2 tay và nói lời cám ơn.
Hs theo dõi.
Hát
Hs tô màu vào tranh thể hiện bạn nhỏ biết vâng lời thầy, cô giáo.
Hs trình bày và giải thích lí do.
Cả lớp trao đổi, nhận xét.
Hs theo dõi.
Hs kể về gương bạn đã lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Hs lắng nghe.
Bổ sung:	
Học vần
 Bài 77: ăc, âc
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ăc, âc, mắc áo, quả gấc
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ruộng bậc thang.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa cho bài học.
III. Hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
TG
HĐGV
HĐHS
 1’
5’
3’
25’
10’
10’
10’
5’
1.ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv gọi hs đọc: hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng Gv đã viết sẵn trên bảng.
- Cho cả lớp viết vào bảng con các từ vừa đọc.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Hôm nay ta học vần mới ăc, âc.
- Gv ghi bảng ăc, âc.
b. Dạy vần:
 ăc
* Nhận diện vần:
- Gv viết bảng: ăc.
- Vần ăc được tạo nên bởi âm ?
 - So sánh vần ăc với oc. 
- Gv cho hs đv.
- GV hd đv
+tiếng mắc:
* Đánh vần:
- Có vần ăc, muốn có tiếng mắc em thêm vào âm gì và dấu gì ?
- Gv ghi bảng: mắc
- Phân tích tiếng mắc ?
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn tiếng khoá.
- Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho hs.
+ từ: mắc áo:
- Gv cho hs xem tranh. Đây là cái gì ?
- Gv ghi mắc áo. 
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn từ khoá.
- Yêu cầu hs đọc trơn.
- Gv đọc mẫu và chỉnh sửa đánh vần cho hs.
* Hướng dẫn viết chữ:
- Gv viết mẫu lên bảng vần ăc
- Cho hs viết vào bảng con: ăc
- Gv hd hs viết vào bảng con: mắc áo
- Gv nhận xét chữa lỗi cho hs.
Nghỉ giữa tiết
 âc tương tự ăc
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gv viết các từ ứng dụng lên bảng.
- Yêu cầu hs gạch dưới các tiếng chứa vần mới học.
- Cho hs đọc từ ứng dụng và phân tích tiếng.
- Gv giải nghĩa từ ứng dụng.
- Cho hs đọc lại các từ ứng dụng.
- Gv chỉnh sửa phát âm cho hs.
- Gv đọc mẫu từ ứng dụng.
*Củng cố tiết 1
TIẾT 2
c. Luyện tập:
* Luyện đọc:
- Gv yêu cầu hs đọc lại toàn bộ bài trên bảng.
- Gv sửa phát âm cho hs.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ gì?
- Bức tranh này minh hoạ cho câu ứng dụng hôm nay: 
 Những đàn chim ngói
Mặc áo màu nâu
Đeo cườm ở cổ
Chân đất hồng hồng
Như nung qua lửa.
- Yêu cầu hs đọc.
- YC hs tìm tiếng có vần vừa học. 
- Gv chỉnh sửa lỗi cho hs.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
* Luyện viết:
- Gv viết mẫu bảng lớp ăc, âc.
- Hd viết từ: mắc áo, quả gấc.
- Lưu ý hs khoảng cách giữa các tiếng, từ.
- Yêu cầu hs viết vào vở Tập viết.
- Gv sửa chữa, nhận xét hs viết.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói:
- Cho hs đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang.
- Tranh vẽ gì ?
- Xung quanh ruộng bậc thang có gì ?
- Ruộng bậc thang ở đâu ?
- Nơi em ở có truộng bậc thang không ?
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho cả lớp đọc lại toàn bài.
- Gv cho hs thi tìm nhanh tiếng có vần vừa học.
- Gv ghi nhanh vào bảng con
- Nhận xét, khen ngợi những hs tích cực học tập.
- Dặn hs học bài, làm bài.
- Chuẩn bị bài uc, ưc.
- Nhận xét tiết học.
Hát
2 – 4 hs đọc và viết các từ đó.
2 hs đọc câu ứng dụng và phân tích tiếng có vần đã học. 
Cả lớp viết vào bảng con.
Hs nhận xét cách đọc và cách viết của bạn.
2- 3 hs đọc ăc, âc
Hs theo dõi.
ă và c.
Giống: kết thúc bằng c.
Khác: bắt đầu bằng ă, o
ă – cờ – ăc theo cá nhân, nhóm, lớp- đọc trơn() 
Hs Tl
Tiếng mắc gồm có âm m đứng trước vần ăc đứng sau dấu sắc đặt trên ăc. 
Hs đánh vần mờ – ăc – măc – sắc – măc theo cá nhân, nhóm, lớp- đọc trơn()
Hs quan sát: nói mắc áo. 
Hs theo dõi.
mờ – ăc – măc – sắc – mắc 
mắc áo theo cá nhân, nhóm, lớp- đọc trơn()
Hs đọc: ăc, măc, mắc áo
Hs quan sát Gv viết.
Hs viết vào bảng con: ăc
Hs viết vào bảng con: mắc áo
Hát
. HS tìm và gạch dưới tiếng đó.
- HS đánh vần tiếng đó.
- HS đọc trơn từ( cá nhân, lớp)
- HS đọc (cá nhân, lớp)
- lắng nghe.
-2-3 HS đọc lại.
Đọc lại bài.
HS đọc lại bài
Hs đọc lại toàn bộ bài trên bảng cá nhân, nhóm, lớp.
Hs quan sát tranh và trả lời.
Đàn chim ngói.
Hs đọc lớp, nhóm, cá nhân.
Tìm và pt.
Hs theo dõi Gv đọc.
Hs theo dõi.
Hs lấy vở viết bài.
Hát
Hs đọc: Ruộng bậc thang.
Ruộng bậc thang.
Bờ đê.
Ở miền núi
Nơi em ở là đồng bằng không có ruộng bậc thang.
Hs đọc bài.
Hs thi tìm đọc to lên: mặc, bậc, nhấc, sắc
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Bổ sung:	Học vần
Bài 78: uc, ưc
I. Mục đích yêu cầu:
- Hs đọc được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: uc, ưc, cần trục, lực sĩ.
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ai thức dậy sớm nhất ?
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa cho bài học
- Lọ mực
III. Hoạt động dạy học:
 TIẾT 1
TG
HĐGV
HĐHS
1’
 5’
3’
25’
10’
10’
10’
5’
1.ổn định:
2.. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv gọi hs đọc: màu sắc, ăn mặc, giấc ngủ, nhấc chân.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng Gv đã viết sẵn trên bảng.
- Cho cả lớp viết vào bảng con các từ vừa đọc
- Gv nhận xét, ghi điểm.
3.. Bài mới:
a. Giới thiệu:
- Hôm nay ta học vần mới uc, ưc.
- Gv ghi bảng uc, ưc.
b. Dạy vần:
 uc
* Nhận diện vần:
- Gv viết bảng: uc.
- Vần uc được tạo nên bởi âm ? 
- So sánh vần uc với ăc. 
- Gv cho hs đv.vần uc.
- GV hd đánh vần.
+ tiếng: trục
* Đánh vần:
- Có vần uc, muốn có tiếng trục em thêm vào âm gì và dấu gì ?
- Gv ghi bảng: trục
- Phân tích tiếng trục ?
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn tiếng khoá.
- Gv chỉnh sửa nhịp đọc cho hs.
+ từ: cần trục:
- Gv cho hs xem tranh. Đây là cái gì ?
- Gv ghi cần trục. 
- Yêu cầu hs đánh vần và đọc trơn từ khoá.
- Yêu cầu hs đọc trơn.
- Gv đọc mẫu và chỉnh sửa đánh vần cho hs.
* Hướng dẫn viết chữ:
- Gv viết mẫu lên bảng vần uc
- Cho hs viết vào bảng con: uc
- Gv hd hs viết vào bảng con: cần trục
- Gv nhận xét chữa lỗi cho hs.
Nghỉ giữa tiế
 ưc tương tự uc
* Đọc từ ngữ ứng dụng:
- Gv viết các từ ứng dụng lên bảng.
- Yêu cầu hs gạch dưới các tiếng chứa vần mới học.
- Cho hs đọc từ ứng dụng 
- Gv giải nghĩa từ ứng dụng.
- Cho hs đọc lại các từ ứng dụng.
- Gv chỉnh sửa phát âm cho hs.
- Gv đọc mẫu từ ứng dụng.
*Củng cố tiết 1:
TIẾT 2
c. Luyện tập:
* Luyện đọc:
- Gv yêu cầu hs đọc lại toàn bộ bài trên bảng.
- Gv sửa phát âm cho hs.
+ Đọc câu ứng dụng:
- Gv yêu cầu hs quan sát tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ gì?
- Bức tranh này minh hoạ cho câu ứng dụng hôm nay: 
Con gì mào đỏ
Lông mượt như tơ
Sáng sớm tinh mơ
Gọi người thức dậy ?
- Yêu cầu hs đọc. 
- YC hs tìm tiếng có vần vừa học
- Gv chỉnh sửa lỗi cho hs.
- Gv đọc mẫu câu ứng dụng.
* Luyện viết:
- Gv viết mẫu bảng lớp uc, ưc.
- Hd viết từ: cần trục, lực sĩ.
- Lưu ý hs khoảng cách giữa các tiếng, từ.
- Yêu cầu hs viết vào vở Tập viết.
- Gv sửa chữa, nhận xét hs viết.
Nghỉ giữa tiết
* Luyện nói:
- Cho hs đọc tên bài luyện nói: Ai thức dậy sớm nhất ?
- Tranh vẽ gì ?
- Mọi người đang làm gì ?
- Bác nông dân đang làm gì?
- Con gì đã báo hiệu cho mọi người thức dậy ?
- Bức tranh vẽ cảnh nông thôn hay thành phố ?
- Em thường thức dậy lúc mấy giờ?Nhà em ai dậy sớm nhất?
3. Củng cố, dặn  ... ̀m 2 nét móc ngược; chữ ô gồm nét cong khép kín và dấu mũ, l gồm nét khuyết trên và nét móc ngược; chữ a gồm nét cong hở phải và nét móc ngược.
 - Gv chú ý hs là khi viết tay không nhấc lên mà phải viết liền mạch giữa các âm trong tiếng, viết xong rồi mới để dấu sau. 
- Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào ? 
- Cho hs viết bảng con từ tuốt lúa.
- Nhận xét bảng con của hs.
* hạt thóc tương tự trên.
- Gv có thể cho hs nhận xét độ cao của chữ h, o, c.
 Nghỉ giữa tiết
3.3Hướng dẫn viết vào vở:
- Cho hs đọc lại các từ ứng dụng: tuốt lúa, hạt thóc,
- Có từ tuốt lúa rồi, muốn viết từ tuốt lúa nữa ta làm sao ?
- Gv nhắc lại khoảng cách giữa các tiếng cách nhau 1 con chữ o, giữa các từ cách nhau 2 con chữ o.
- Gv cho hs viết vào vở 3 từ đầu.
- Gv quan sát, hd hs tư thế ngồi, hd sửa lỗi trong bài viết
- Nếu hết giờ Gv cho hs về nhà viết tiếp.
- Gv chấm bài hs.
3.4 Chấm và chữa bài:
 Nhận xét các bài đã chấm: Các bài đẹp tuyên dương, các bài có chữ sai Gv viết lên bảng sửa lại bằng từ đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa viết những từ nào ?
* Trò chơi: Thi viết đẹp.
- Gv gọi 2 hs đại diện 2 nhóm lên bảng thi viết chữ đẹp, 2 hs cùng viết 1 từ do Gv chọn trong bài mà hs viết sai nhiều.
- Nhận xét tuyên dương các chữ đẹp và sửa chữ chữ sai.
- Nhận xét tiết học.
Hs mở tập cho Gv kiểm tra.
2 – 3 hs lên bảng viết.
Nhận xét.
Hs viết vào bảng con.
Hs theo dõi, đọc: tuốt lúa, hạt thóc,
Hs đọc từ tuốt lúa
Hs quan sát từ tuốt lúa trên bảng.
Tiếng tuốt: có 4 con chữ: t, u, ô, t và dấu sắc; tiếng lúa có 3 con chữ: l, u, a và dấu nặng.
Các con chữ u, ô, a 2 ô li, t cao 3 ô li, l cao 5 ô li.
Hs quan sát.
Cách nhau 1 con chữ o.
Hs viết vào bảng con tuốt lúa.
Con chữ h cao 5 ô li; o, c cao 2 ô li.
Hs đọc lại các từ trên bảng.
Viết cách nhau 2 con chữ o.
Hs lắng nghe.
Hs lấy vở ra viết bài.
Hs quan sát bài Gv nhận xét, rút kinh nghiệm
tuốt lúa, hạt thóc
2 hs lên bảng thi viết.
Lớp cổ động.
 Nhận xét.
Bổ sung:	
Tập viết
con ốc, đôi guốc, cá diếc,
I. Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng các chữ: tuốt lúa, hạt thóc kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở TV 1,tập một.
- Biết cách đặt bút, lia bút, khoảng cách giữa các chữ, từ.
- Rèn cho Hs tính cẩn thận, tỉ mỉ, viết đúng, đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ.
 - Mẫu chữ viết bảng các từ ngữ.
III. Hoạt động dạy học:
TG
HĐGV
HĐHS
2’
5’
2’
10’
14’
3’
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra bài viết ở nhà của hs.
- Gv nhận xét.
- Gọi hs lên bảng viết lần lượt các từ:
tuốt lúa, hạt thóc.
- Gọi hs nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu hs viết vào bảng con các từ đó.
- Gv nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
3.1 Giới thiệu: Hôm nay chúng ta cùng tập viết các từ ứng dụng: con ốc, đuôi guốc, cá diếc,
3.2. Hướng dẫn nhận xét và viết: 
* con ốc:
- Gv đưa ra từ: con ốc cho hs đọc.
- Yêu cầu hs quan sát từ con ốc trên bảng.
- Yêu cầu hs phân tích từng tiếng con, ốc
- Độ cao, kiểu nét của từ con ốc ra sao?
- Gv vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết: các con chữ: c, o, n, ô 2 ô li. Khi viết chữ c gồm nét cong hở phải; chữ o gồm nét cong khép kín; chữ n gồm nét móc xuôi và nét móc 2 đầu; chữ ô gồm nét cong khép kín và dấu mũ.
 - Gv chú ý hs là khi viết tay không nhấc lên mà phải viết liền mạch giữa các âm trong tiếng, viết xong rồi mới để dấu sau. 
- Khoảng cách giữa các tiếng như thế nào ? 
- Cho hs viết bảng con từ con ốc.
- Nhận xét bảng con của hs.
* đuôi guốc, cá diếc tương tự trên.
- Gv có thể cho hs nhận xét độ cao của chữ đ, g, u, i, c, a.
Nghỉ giữa tiết
3.3 Hướng dẫn viết vào vở:
- Cho hs đọc lại các từ ứng dụng: con ốc, đuôi guốc, cá diếc,
- Có từ con ốc rồi, muốn viết từ con ốc nữa ta làm sao ?
- Gv nhắc lại khoảng cách giữa các tiếng cách nhau 1 con chữ o, giữa các từ cách nhau 2 con chữ o.
(tùy theo từng từ mà Gv quy định cho hs viết vào vở)
- Gv cho hs viết vào vở 3 từ đầu.
- Gv quan sát, hd hs tư thế ngồi, hd sửa lỗi trong bài viết
- Nếu hết giờ Gv cho hs về nhà viết tiếp.
- Gv chấm bài hs.
3.4 Chấm và chữa bài:
Nhận xét các bài đã chấm: Các bài đẹp tuyên dương, các bài có chữ sai Gv viết lên bảng sửa lại bằng từ đúng.
4.. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS thi viết chữ đẹp trên bảng lớp.
-Nhận xét tuyên dương HS viết đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- xem bài tt:
Hs mở tập cho Gv kiểm tra.
2 – 3 hs lên bảng viết.
Nhận xét.
Hs viết vào bảng con.
Hs theo dõi, đọc: con ốc, đuôi guốc, cá diếc,
Hs đọc từ con ốc.
Hs quan sát từ con ốc trên bảng.
Tiếng con: có 3 con chữ: c, o, n; tiếng ốc có 2 con chữ: ô, c và dấu sắc.
Các con chữ đều 2 ô li.
Hs quan sát.
Cách nhau 1 con chữ o.
Hs viết vào bảng con: con ốc.
Con chữ g cao 5 ô li; đ cao 4 ô li; u, i, a, c cao 2 ô li.
Hs đọc lại các từ trên bảng.
Viết cách nhau 2 con chữ o.
Hs lắng nghe.
Hs lấy vở ra viết bài.
Hs quan sát bài Gv nhận xét, rút kinh nghiệm
con ốc, đuôi guốc, cá diếc.
Thi viết bảng lớp- nhận xét
Lớp lắng nghe.
Bổ sung:	
Toán
Hai mươi, hai chục(Tr.107)
I. Mục tiêu:
- Nhận biết số 20 gồm 2 chục.
- Biết đọc, viết số 20.
- Phân biệt được số chục, đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
Các bó chục que tính.
III. Hoạt động dạy học:
2’
5’
1’
10’
12’
5’
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gv cho hs viết số:16,17,18,19
- Yêu cầu đọc các số đó và phân tích số.
- Cho hs đọc lại các số đó.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
3.1Giới thiệu: Hai mươi, hai chục.
3.2. Giới thiệu số 20:
- Gv cho hs lấy 1 bó chục que tính, rồi lấy thêm 1 bó 1 chục que tính nữa.
- Gv gắn 2 bó que tính lên bảng gài.
- Được tất cả bao nhiêu que tính ? Vì sao em biết ?
- Gv yêu cầu hs viết số 20.
- Gv ghi bảng: 20
 Đọc là: hai mươi
- Hai mươi còn gọi là hai chục.
- Số 20 có 2 chữ số là chữ số 2 và chữ số 0. Chữ số 2 chỉ 2 chục và 0 chỉ 0 đơn vị. 
- Yêu cầu hs nhắc lại.
Nghỉ giữa tiết
3.3. Thực hành:	
Bài 1: Viết các số từ 10 đến 20, từ 20 đến 10, rồi đọc các số đó:
- Cho hs nêu yêu cầu.
- Dòng kẻ thứ nhất viết từ 10 đến 20.
- Dòng kẻ thứ 2 viết từ 20 đến 10.
- Gọi 2 hs lên bảng sửa bài.
- Yêu cầu hs đọc lại.
- Nhận xét.
Bài 2: Trả lời câu hỏi:
- Cho hs nêu yêu cầu.
- 12 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
- Cho hs thảo luận làm bài.
- Gv cho hs sửa bài. 
- Nhận xét.
Bài 3: Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số rồi đọc các số đó:
- Gv vẽ lên bảng.
- Cho hs tự điền số.
- Gọi hs lên bảng ghi số vào các vạch.
- Cho hs đọc lại các số.
- Nhận xét.
Bài 4(PT) TL câu hỏi
4.Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay chúng ta học số nào ?
- Hai mươi còn gọi là gì ?
- Số 20 có mấy chữ số ?
- Phân tích số 20.
- Nhận xét, khen ngợi hs nêu đúng.
- Nhận xét tiết học.
Xem bài tt:phép cộng dạng 14+3.
1Hs viết bảng lớp- viết bảng con.
2 – 3 hs đọc lại và phân tích các số đó.
Hs đọc.
Hs lấy 1 bó chục qt rồi lấy 1 chục qt nữa.
20 qt
Vì 1 chục qt và 1 chục qt là 20 qt.
Hs viết 20
Hs đọc hai mươi.
Hai mươi còn gọi là 2 chục.
Hs quan sát.
Hs nhắc lại.
Hát
Hs nêu: Viết số vào chỗ chấm
Hs viết số vào chỗ chấm như Gv đã hd.
2 hs lên bảng sửa bài.
Nhận xét và đọc lại.
Trả lời câu hỏi.
12 gồm 1 chục và 2 đơn vị.
Hs thảo luận.
1 nhóm hỏi, 1nhóm trả lời, 1nhóm nhận xét.
Hs quan sát.
Hs tự điền số vào vạch.
Hs lên bảng ghi số.
Hs đọc lại các số.
Số 20
Hai chục.
20 có 2 chữ số.
Số 20 có 2 chục và 0 đơn vị.
Bổ sung:	
Bài: GẤP CÁI MŨ CA LÔ(tiết 1)
I Mục tiêu:
- Biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
- Gấp được mũ ca lô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng phẳng.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
- 1 chiếc mũ ca lô bằng giấy có kích thước lớn.
- 1 tờ giấy hình vuông to
2. HS:
- 1 tờ giấy màu có màu tùy chọn.
- 1 tờ giấy vở HS.
- Vở thủ công
III. Các hoạt động dạy –học:
TG
HĐGV
HĐHS
1phút
2phút
1phút
5phút
13phút
10phút
3 phút
1. Ổn định:
2. kiểm tra bài cũ:kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
3.2 Bài mới
a.Hoạt động 1:Gv hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV cho HS xem mẫu chiếc mũ ca lô.
- Cho 1 HS đội mũ ca lô để cả lớp quan sát và nhận xét gây hứng thú cho hS.
-Đặt câu hỏi về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu:
-Gv thao tác gấp mũ cho Hs quan sát từng bước.
- GV hướng dẫn cách tạo tờ giấy hình vuông
+ Gấp chéo tờ giấy hình chữ nhật.
+ Gấp tiếp theo hình
+ Miết nhiều lần đường vừa gấp. Sau đó, xé bỏ phần giấy thừa ra sẽ được hình vuông.
- Gv cho Hs gấp tạo tờ gai16y hình vuông ngoài giấy nháp.
 Gv đặt tờ giấy hình vuông trước mặt( mặt úp xuống)
- Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo ở hình 2 được hình 3
- gấp đôi hình 3 để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra gấp 1 phần của cạnh bên phải vào sao cho phần mép giấy cách đều với cạnh trên và điểm đầu của cạnh đó chạm vào đường dấu giữa( h4)
- Lật hình 4 ra mặt sau và cũng gấp tương tự như trên được hình 5.
- gấp 1 tờ giấy phần dưới của hình 5 lên sao cho sát với cạnh bên vừa mới gấp như hình 6. Gấp theo đường dấu và gấp vào trong phần vừa gấp lên( h.;7) được hình 8
- Lật hình 8 ra mặt sau, cũng làm tương tự như vậy.
Như vậy, ta đã gấp được chiếc mũ ca lô bằng giấy màu
Nghỉ giữa tiết
C .HS thực hành nháp:
- Gv cho hS thực hành trên giấy vở có kẻ ô li. GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
4.Nhận xét- dặn dò:
Nhận xét tinh thần và thái độ học tập của hS; sự chuẩn bị đồ dùng học tập; kĩ năng gấp của HS.
Dặn : chuẩn bị giấy màu để tiết sau thực hành trên giấy màu.
Hát
- Hs quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS quan sát
Hát
- HS thực hành nháp.
- Lắng nghe và chuẩn bị ở nhà.
Bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_19_do_thi_ngoc_trinh.doc