Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 (3 cột)

Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 (3 cột)

I. Mục tiêu:

 Kiến thức:

- Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.

- Vì sao khi nói lời cám ơn, xin l6ĩ.

- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.

 Kĩ năng:

 - Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.

 Thái độ:

- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.

- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

II. Đồ dùng dạy học:

Các nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò “Ghép hoa”.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 27 (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Đạo đức
Ngày dạy: 16.3.2010
Cám ơn và xin lỗi (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Khi nào cần nói lời cám ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
- Vì sao khi nói lời cám ơn, xin l6ĩ.
- Trẻ em có quyền được tôn trọng, được đối xử bình đẳng.
 Kĩ năng:
 - Hs biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
 Thái độ:
- Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp.
- Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II. Đồ dùng dạy học:
Các nhị hoa và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò “Ghép hoa”.
III. Hoạt động dạy học:
5’
7’
10’
8’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Khi có lỗi em cần nói lời gì ?
- Khi nhận được quà hoặc được người khác giúp đỡ em nên nói lời gì ?
- Nhận xét.
2. Hoạt động 1: Hs thảo luận nhóm bài tập 3.
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- Cho hs thảo luận nhóm.
- Mời đại diện nhóm báo cáo.
- Yêu cầu hs nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: 
+ Tình huống 1: Cách ứng xử c) là phù hợp.
+ Tình huống 2: Cách ứng xử b) là phù hợp.
3. Hoạt động 2: Chơi “Ghép hoa” Bài tập 5.
- Gv chia 4 nhóm, mỗi nhóm phát 2 nhị hoa, một nhị ghi từ “Cảm ơn”, một nhị ghi “Xin lỗi” và các cánh hoa ghi những tình huống khác nhau.
- Gv yêu cầu hs các nhóm ghép hoa.
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình.
- Nhận xét, chốt lại các ý cần nói lời cảm ơn và xin lỗi.
4. Hoạt động 3: Hs làm bài tập 6.
- Gv giải thích yêu cầu bài tập.
- Hs làm bài tập.
- Yêu cầu hs đọc các từ đã chọn.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh 2 câu vừa điền.
5. Củng cố, dặn dò:
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.
- Biết cảm ơn, xin lỗi là thể hiện tự trọng mình và tôn trọng người khác.
- Nhận xét tiết học.
Khi có lỗi em cần nói lời xin lỗi.
Em nên nói lời cảm ơn.
Hs lắng nghe.
Hs thảo luận.
Các nhóm báo cáo.
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
Hs ngồi theo 4 nhóm ghép cánh hoa.
Các nhóm trình bày sản phẩm.
Nhận xét.
Hs theo dõi.
Hs làm bài tập.
2 hs đọc ác từ đã chọn.
Cả lớp đồng thanh 2 câu bài tập 6 vừa điền.
Hs lắng nghe.
Tập đọc
Ngày dạy: 15.3.2010
Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức:
 - Hs đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.
 - Bước đầu biết nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu chấm câu.
 2. Kĩ năng:
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm ỵêu mến cây hoa ngọc lan của ban nhỏ.
 * Hs khá, giỏi gọi đúng tên các loài hoa trong ảnh.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích các loài hoa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ chữ
III. Hoạt động dạy học:
	TIẾT 1
7’
1’
12’
10’
14’
16’
5’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs đọc bài Cái Bống.
- Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm ?
- Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về ?
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Giới thiệu: Hoa ngọc lan.
3. Hd hs luyện đọc:
a) Gv đọc mẫu lần 1.
b) Hd luyện đọc:
* Luyện các tiếng, từ ngữ:
- Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn: hoa ngọc lan, vỏ bạc trắng, lá dày, lấp ló, ngan ngát, khắp vườn.
- Y/c hs đọc và phân tích tiếng
- Giải nghĩa từ:
+ lấp ló: ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện.
+ ngan ngát: mùi thơm dễ chịu, lan toả ra xa.
* Luyện đọc câu:
- Gv chỉ lên bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để hs nhẩm theo.Tiếp tục các câu tiếp theo. Sau đó cho hs đọc trơn nối tiếp nhau từng câu.
 Nghỉ giữa tiết
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gv chia bài làm 3 đoạn: mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
- Cho từng nhóm 3 hs, mỗi hs đọc 1 đoạn tiếp nối nhau thi đọc.
- Gọi cá nhân thi đọc toàn bài.
- Các tổ thi đồng thanh.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
4. Ôn các vần ăm, ắp:
a) Tìm tiếng trong bài có vần ăp:
- Gv cho hs tìm tiếng trong bài có vần ăp.
- Cho hs đọc và phân tích các tiếng có vần trên.
b) Nói câu chứa tiếng có vần ăm, ăp:
- Gọi hs đọc câu mẫu trong sgk.
- HS tìm câu có chưa tiếng có vần ăm, ăp
- Yêu hs cầu nói câu trước lớp.
- Gọi hs nhận xét, bổ sung.
TIỀT 2
5. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a) Tìm hiểu bài đọc:
- Yêu cầu hs đọc bài. Cả lớp đọc thầm suy nghĩ và trả lời:
+ Nụ hoa lan có màu gì ? Chọn ý đúng.
+ Hương hoa lan thơm như thế nào ?
- Gv liên hệ mở rộng: Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được chúng ta giữ gìn và bảo vệ.
- Gv đọc mẫu toàn bài.
- Gọi hs thi đọc diễn cảm bài văn.
b) Luyện nói:
- Gv gọi hs nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu từng cặp trao đổi về tên các loài hoa trong ảnh.
- Cho hs nêu tên các loài hoa trước lớp.
-Gv khẳng định: Các loài hoa góp phần cho môi trường thêm đẹp cuộc sống của con người thêm ý nghĩa.
- Nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc toàn bài.
- Về nhà đọc lại bài, chuần bị bài Cái Bống.
- Nhận xét tiết học.
2 – 3 hs đọc bài.
Bống sàng sảy giúp mẹ nấu cơm.
Bống gánh đỡ khi mẹ đi chợ về.
Hs đọc tựa bài.
Hs theo dõi.
Hs tìm từ khó
Cá nhân, nhóm, DT
Hs theo dõi.
Hs đọc nối tiếp từng câu.
Từng nhóm 3 hs mỗi hs đọc 1 đoạn nối tiếp nhau.
Cá nhân hs thi đọc toàn bài
Các tổ thi đọc đồng thanh.
Cả lớp đọc bài.
Hs tìm: khắp.
Hs đọc và phân tích.
2 – 3 hs đọc: Vận động viên đang ngắm bắn; Bạn hs rất ngăn nắp.
Em đến thăm ông bà.
Cô giáo sắp đến.
Hs bổ sung.
1 hs đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
Nụ hoa lan trắng ngần.
Hương lan thơm ngan ngát, toả khắp vườn, khắp nhà.
3 – 4 hs thi đọc diễn cảm bài văn.
Hs theo dõi.
Từng cặp trao đổi.
Hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm bụt, hoa đào, hoa sen
Hs lắng nghe
Nhận xét.
1 hs đọc lại toàn bài.
Lắng nghe.
Tập viết
Ngày dạy: 16.3.2010
Tô chữ hoa E, Ê, G
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Hs biết tô chữ hoa E, Ê, G
 2. Kĩ năng:
- Viết đúng các vần ăm, ăp, ươn, ương; các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương theo mẫu chữ thường, cỡ vừa, đúng kiểu
* HS khá giỏi viết đều nét; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
 3. Thái độ:
 - Yêu thích môn tập viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu: E, ê, G đặt trong khung chữ.
- Chữ mẫu viết bảng: ăm, ắp, ươn, ương chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
III. Hoạt động dạy học:
5’
1’
7’
8’
9’
2’
3’
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra vở viết ở nhà của hs.
- Cho hs viết vào bảng các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ 
2. Giới thiệu:
- Tô các chữ hoa E, Ê, G.
- Viết các vần và từ ngữ đã học theo mẫu chữ thường, cở vừa và nhỏ.
3. Hd tô chữ hoa:
* Chữ E, Ê:
- Gv đưa chữ E, Ê mẫu cho hs quan sát và nhận xét về sự giống nhau và khác nhau, độ cao của chữ E, Ê.
- Gv nêu số lượng nét, kiểu nét, quy trình viết chữ e (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).
+ Chữ E gồm 1 nét, cao 5 ô li, rộng 3,25 ô. ĐB ở điểm giữa cạnh trên viết nét cong sang trái chạm cạnh trái đến gần góc dưới ô thứ 2 thì lượn sát đường kẻ dưới của ô thứ 2 từ trên xuống, lượn lên góc phải trên tạo thành nét khuyết đến giữa khung chữ thì tạo thành nét thắt nhỏ, lượn tiếp nét cong, cuối nét móc cong lên 2 ô.
 - Gv cùng hs tô chữ E, Ê trên không trung.
- Cho hs tô 1 chữ E, Ê trong vở tập viết.
* Chữ G:
- Gv đưa chữ G cho hs quan sát và và nhận xét độ cao chữ G.
- Gv nêu: Chữ G cao 8 ô li gồm 1 nét, rộng 5 ô. Nét 1 viết như chữ C nhưng cuối nét cong nối liền với nét khuyết dưới, nét khuyết cao 2,5 đơn vị (vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ).
- Gv hd hs cùng tô trên không.
- Cho hs tô 1 chữ G trong vở tập viết.
3. Hd viết vần, từ ngữ ứng dụng: 
- Cho hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: ăm, ắp, ươn, ương chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
 - Yêu cầu hs quan sát các vần và từ ứng dụng viết mẫu trên bảng phụ và trong vở tập viết.
- Gv lưu ý hs về độ cao, nét nối giữa các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- Cho hs viết vần và từ ứng dụng trên bảng con.
4. Thực hành tập tô tập viết trong vở:
- Yêu cầu hs tập tô các chữ hoa: E, Ê, G (các dòng giống nhau chỉ tô 1 dòng)
- Yêu cầu hs tập viết các vần: ăm, ắp, ươn, ương chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương theo mẫu chữ trong vở tập viết.
* Lưu ý: Gv không nhất thiết bắt hs phải tô hết các dòng trong vở tập viết.
5. Chấm bài chữa lỗi:
- Gv chấm vở 1 số hs.
- Sửa lỗi sai của hs.
- Tuyên dương, khen ngợi bài viết đẹp.
6. Củng cố, dặn dò:
- Vừa rồ tô chữ gì ?
- Cho hs thi đua viết chữ đẹp: 
+ Gọi 2 hs lên bảng cùng viết 1 từ tùy theo lớp mà Gv chọn.
+ Nhận xét, khen ngợi.
- Dặn về nhà viết phần còn lai.
- Nhận xét tiết học. 
Hs mở vở cho Gv kiểm tra.
Hs theo dõi.
Hs quan sát mẫu chữ E, Ê
Giống nhau chữ E, khác nhau dấu mủ của chữ Ê. Chữ c cao 5 ô li.
Hs theo dõi.
Hs tô chữ trên không.
Hs tô chữ E, Ê vào vở tập viết.
Hs quan sát. Chữ G cao 8 ô li.
Hs theo dõi.
Hs viết trên không.
Hs tập tô 1 chữ G trong VTV.
Hs đọc.
Hs quan sát.
Hs theo dõi
Hs viết vào bảng con.
* HS khá giỏi viết đều nét; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở tập viết và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở tập viết 1, tập hai.
Hs tập tô E, Ê, G 1 dòng.
Hs viết vào vở.
theo dõi Gv sửa lỗi sai.
E, Ê, G.
2 hs lên bảng thi đua viết chữ đẹp.
Nhận xét.
Chính tả (tập chép)
Ngày dạy: 16.3.2010
Nhà bà ngoại
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Hs chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn Nhà bà ngoại. 
 Kĩ năng:
Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần ăm hoặc ăp, điền chữ c hoặc k.
 Thái độ:
 - Thích học phân môn chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
 ... ác số đó số nào là số lớn nhất ? Số nào là số bé nhất ? Các số nào là số tròn chục ?
- Nhận xét, khen ngợi.
- Nhận xét tiết học.
2 hs đọc các số từ 1 đến 100.
Các số tròn chục: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
Số bé nhất có 2 chữ số là: 10; số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
Đọc và viết số đó.
Hs làm bài vào sách.
Hs đọc kết quả.
Muốn tìm số liền trước của 1 số ta bớt đi 1 đơn vị.
Hs làm bài.
Hs nêu số trước lớp.
Hs tự làm vào sách.
2hs lên bảng làm bài.
Nhận xét.
2 hs lên bảng thi đua viết số: 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50.
Số lớn nhất là: 50.
Số bé nhất là: 38.
Các số tròn chục là: 40, 50.
Nhận xét.
Chính tả (tập chép)
Ngày dạy: 18.3.2010
Câu đố
I. Mục tiêu:
 Kiến thức:
- Hs chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong. 
Kĩ năng:
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền chữ tr/ ch hoặc v/ d/ gi.
Thái độ:
- Thích học phân môn chính tả.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
1’
4’
1’
17’
7’
5’
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gv kiểm tra vở của những hs về nhà phải chép lại.
- Gọi hs lên bảng viết các từ sai ở tiết trước như: rộng rãi, thoáng mát, thoang thoảng, loà xoà, giàn hoa giấy.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Giới thiệu: Tập chép Câu đố về con ong. 
- Điền đúng chữ tr hay ch.
4. Hd hs tập chép:
- Gv viết sẵn bảng nội dung câu đố.
-Yêu cầu hs đọc lại thành tiếng.
- Gv cho hs tìm từ khó viết, hoặc dễ lẫn
- Gv chỉ thước cho hs đọc, phân tích những tiếng dễ sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp, vườn cây.
- Cho hs viết vào bảng con các tiếng đó.
- Yêu cầu hs chép vào vở.
- Gv hd các em cách ngồi, cầm bút, cách viết đề bài vào giữa trang giấy, chữ đầu dòng mỗi câu phải viết hoa (không đòi hỏi hs phải viết hoa).
- Cho hs cầm bút chì chữa bài, Gv đọc thong thả chỉ vào từng chữ để hs soát lại. Hd hs chữ sai sửa bên lề vở. Hd hs ghi số lỗi lên trên lề của bài.
- Cho hs đổi vở sửa lỗi. Trong khi đó Gv chấm 1 số bài, còn lại Gv mang vở về nhà chấm.
5. Hd hs làm bài tập:
a) Điền chữ tr hay ch:
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
- Gv gắn bảng phụ có ghi sẵn bài tập.
- Cho hs lên bảng thi làm nhanh.
- Cả lớp làm bài vào sách.
- Gọi hs đọc lại các tiếng vừa điền.
- Nhận xét, sửa chữa.
6. Củng cố, dặn dò:
- Khen ngợi những hs học tốt, chép bài đúng, đẹp.
- Cho hs thi đua viết đúng lại các từ đã viết sai.
- Dặn những hs viết chưa đúng chép lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Hs mở vở cho Gv xem.
Hs viết vào bảng con.
Hs đọc tựa bài.
3 hs nhìn bảng đọc đoạn văn.
Hs tìm
2 – 3 hs đọc các tiếng dễ sai.
Hs viết các tiếng khó đó vào bảng con.
Hs chép bài vào vở.
Hs ngồi đúng tư thế.
Hs cầm bút chì chữa bài.
Hs đổi vở chữa lỗi.
Điền chữ tr hay ch
2 hs thi làm bài.
Cả lớp làm vào sách.
thi chạy, tranh bóng.
Nhận xét.
Hs lắng nghe.
2 hs thi đua viết đúng các từ theo yêu cầu của Gv.
Hs lắng nghe.
Kể chuyện
Trí khôn
I. Mục tiêu:
- Hs nghe Gv kể chuyện, nhớ và kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. Sau đó, kể đươc toàn bộ câu chuyện. Bước dầu, biết đổi giọng để phân biệt lời của Hổ, trâu, người và lời của người dẫn truyện.
- Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Hiểu: Trí khôn, sự thông minh của con người khiến con người làm chủ được muôn loài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh.
III. Hoạt động dạy học:
5’
1’
5’
12’
7’
3’
2’
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu hs mở sách bài Rùa và Thỏ xem lại tranh.
- Mời 4 hs nối tiếp nhau kể lại 4 đoạn câu chuyện.
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Giới thiệu: Trí khôn
3. Gv kể chuyện:
- Gv kể chuyện 2, 3 lần với giọng diễn cảm:
+ Gv kể lần 1 để hs biết câu chuyện.
+ Gv kể lần 2, 3 kết hợp với từng tranh minh họa.
4. Hd kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:
* Gv yêu cầu hs xem tranh 1.
- Đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì ?
+ Hổ nhìn thấy gì ?
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện thi kể đoạn 1.
- Yêu hs lắng nghe và nhận xét:
+ Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không ?
+ Kể có thiếu hay thừa chi tiết nào không, có diễn cảm không ?
* Tranh 2, 3, 4 tương tự tranh 1.
- Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- Hổ và trâu nói gì với nhau ?
* Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- Hổ và người nói gì với nhau ?
* Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
- Câu hỏi dưới tranh là gì ?
- Câu chuyện kết thúc thế nào ?
4. Hd hs phân vai kể toàn truyện:
- Gv tổ chức các nhóm phân vai thi kể toàn câu chuyện (mỗi nhóm 4 hs đóng vai: Hổ, Trâu, người và người dẫn truyện).
- Kể lần 1 Gv đóng vai người dẫn truyện, các lần sau hs tự đóng vai người dẫn truyện.
5. Giúp hs hiểu ý nghĩa truyện:
- Câu chuyện này cho em biết điều gì ?
- Cho cả lớp bình chọn nhóm hs kế hay nhất.
6. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập kể câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
Hs mở sách xem tranh
4 hs nối tiếp kể 4 đoạn.
Hs đọc.
Hs lắng nghe.
Hs quan sát tranh 1.
Hs đọc câu hỏi.
Bác nông dân đang cày ruộng. Con trâu rạp mình kéo cày. Hổ nhìn cảnh ấy vẻ ngạc nhiên.
Hổ nhìn thấy gì ?
Hổ nhìn thấy bác nông dân và con trâu đang cày ruộng.
Đại diện các tổ thi kể.
Hs lắng nghe và nhận xét.
Hổ và Trâu nói chuyện với nhau.
Hổ và trâu nói gì với nhau ?
Hổ nói với Trâu:
- Này Trâu, ngươi to khoẻ như vậy tại sao ngươi để con người nhỏ bé kia đánh đập khổ sở vậy ?
Trâu trả lời:
- Người tuy nhỏ bé nhưng ngừoi có trí khôn đấy ! 
Hổ và người nói chuyện với nhau.
Hổ và người nói gì với nhau ?
Hổ bảo người cho nó xem trí khôn.
Người nói: Trí khôn để ở nhà.
Người châm lưa đố Hổ.
Câu chuyện kết thúc thế nào ?
Hổ bị trói vào gốc cây và bị đốt cháy.
Mỗi nhóm 4 hs phân vai thi kể.
Thấy sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ. Con người có trí khôn thì làm chủ được muôn loài.
Hs lắng nghe.
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp hs củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.
II. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gv đọc cho hs viết các số vào bảng con: chín mươi chín, năm mươi tám, tám mươi lăm, bảy mươi mốt, sáu mươi sáu.
- Cho hs lên bảng viết số liền trước và liền sau trong bảng:
Số liền trước
Số đã biết
Số liền sau
45
57
80
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Hd thực hành:
Bài 1: Viết các số:
- Cho hs viết vào sách.
- Gọi 2 hs lên bảng viết lại các số.
- Nhận xét.
Bài 2: Đọc các số.
- Gv viết các số lên bảng.
- Gọi từng hs đọc lại các số.
- Nhận xét.
Bài 3: , = ?
- Yêu cầu hs làm bài .
- Gọi 3 hs lên bảng sửa bài.
Bài 4: Bài toán: 
- Cho hs đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Gv hd hs ghi tóm tắt.
- Gọi hs lên bảng ghi tóm tắt, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 hs lên bảng giải.
- Nhận xét.
Bài 5: Viết số lớn nhất có 2 chữ số:
- Cho hs thi đua viết số đó.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 hs lên bảng thi đua viết các số có hai chữ số giống nhau.
- Nhận xét, khen ngợi.
- Nhận xét tiết học.
Hs viết các số vào bảng con.
2 hs lên bnảg viết.
Nhận xét.
Hs viết vào sách.
2 hs lên bảng viết.
Nhận xét.
Từng hs đọc lại các số.
Hs làm bài tập.
3 hs lên bảng sửa bài.
Hs đọc đề toán.
Có 10 cây cam và 8 cây chanh.
Hỏi có tất cả mấy cây ?
1hs lên bảng ghi tóm tắt:
Có : 10 cây cam
Có : 8 cây chanh
Có tất cả : ... cây ?
1 hs lên bảng giải bài toán.
Số cây có tất cả là:
 10 + 8 = 18 (cây)
 Đáp số: 18 cây.
Nhận xét.
2 hs lên bảng viết số đó là: 99.
Nhận xét.
2 hs lên bảng viết các số: 11, 22, 33, , 44, 55, 66, 77, 88, 99.
Nhận xét.
Thủ công
Cắt, dán hình vuông (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hs kẻ được hình vuông.
- Hs cắt, dán đươc hình vuông theo 2 cách.
II. Chuẩn bị:
- Hình vuông mẫu dán trên tờ giấy trắng kẻ ô.
- Tờ giấy kẻ ô.
- Bút chì, thước, kéo, hồ
III. Hoạt động dạy học:
5’
3’
22’
5’
1. Gv cho hs quan sát và nhận xét:
- Cho hs quan sát hình vuông mẫu.
- Hình vuông có mấy cạnh ?
- Độ dài các cạnh như thế nào ?
2. Nhắc lại các bước:
- Kẻ hình vuông
- Cắt rời hình vuông
- Kẻ hình vuông đơn giản
- Gọi hs nhắc lại.
3. Hs thực hành:
- Gv nhắc lại cách kẻ hình vuông (theo 2 cách)
Cách 1:
+ Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng.
+ Lấy 1 điểm A trên mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A xuống 7 ô theo đường kẻ ta được điểm D.
+ Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta được điểm B và C.
+ Nối lần lượt các điểm A, B, C, D ta được hình vuông ABCD.
Cách 2:
- Tận dụng 2 cạnh của tờ giấy làm 2 cạnh của hình vuông như trên. Như vậy ta chỉ cần cắt 2 cạnh còn lại.
- Cách kẻ: Từ đỉnh A ở góc tờ giấy màu, lấy 1 cạnh 7 ô và lấy 1 cạnh 7 ô nữa. Ta được cạnh AB và AD. Từ B kẻ xuống, từ D kẻ sang phải theo các đường kẻ. Hai đường thẳng kẻ gặp nhau ta được điểm C và được hình vuông ABCD.
- Cho hs thực hành kẻ, cắt, dán hình vuông theo trình tự:
Kẻ hình vuông theo 2 cách, sau đó cắt rời và dán vào vở thủ công.
- Gv nhắc hs trước khi dán vào vở phải ướm thử và bôi hồ 1 lớp mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng.
3 Nhận xét, dặn dò:
- Gv nhắc hs chuẩn bị giấy màu để tiết sau cắt, dán hình tam giác.
- Nhận xét tiết học.
Hs quan sát.
Có 4 cạnh.
Các cạnh dài bằng nhau.
Hs theo dõi.
Hs nhắc lại.
Hs theo dõi.
Hs thực hành.
Hs theo dõi.
Hs theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_27_3_cot.doc