Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 đến 35 - Phạm Thị Liên

Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 đến 35 - Phạm Thị Liên

I- Mục đích- yêu cầu :

- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.

- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ,khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.

- Trả lời được câu hỏi 1(SGK).

II- Đồ dùng dạy học :

- Tranh SGK.

 III- Các hoạt động dạy học :

 Tiết 1

 A. Kiểm tra bài cũ : ( 3- 5)

GV đưa câu hỏi:

- Em hiểu thế nào là người bạn tốt? H đọc bài ” Người bạn tốt”và trả lời câu hỏi.

 B. Dạy bài mới : ( 20- 22)

 1. Giới thiệu bài : (1- 2)

 

doc 97 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 31 đến 35 - Phạm Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng Giáo dục huyện An Lão
Trường Tiểu học Nguyễn Đốc Tín
 b----dưb----dưb-----b 
Giáo án lớp 1
 (Từ tuần 31- Tuần 35)
Người thực hiện : Phạm Thị Liên
 f---- ----f----- ----f 
 Năm học : 2009 – 2010
Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
Tiết 1+2
Tập đọc
Ngưỡng cửa.
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : ngưỡng cửa, nơi này, cũng quen, dắt vòng, đi men.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ,khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài: Ngưỡng cửa là nơi đứa trẻ tập đi những bước đầu tiên, rồi lớn lên đi xa hơn nữa.
- Trả lời được câu hỏi 1(SGK).
II- Đồ dùng dạy học :
- Tranh SGK.
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
 A. Kiểm tra bài cũ : ( 3’- 5’)
GV đưa câu hỏi:
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt?
H đọc bài ” Người bạn tốt”và trả lời câu hỏi.
 B. Dạy bài mới : ( 20’- 22’)
 1. Giới thiệu bài : (1’- 2’)
 2. Luyện đọc: ( 20’ – 21’)
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Bài được chia là mấy khổ thơ?
HS theo dõi SGK, nhẩm thầm để học thuộc lòng một khổ thơ em thích.
Chia 3 khổ.
HS dùng bút chì đánh dấu.
 a. Luyện đọc tiếng, từ:
- GV ghi: ngưỡng cửa, nơi này, dắt vòng, lúc nào.
- GV hướng dẫn đọc: 
 + ngưỡng cửa: tiếng ngưỡng đọc đúng vần ương, dấu thanh ngã.
+ nơi này: âm đầu n đọc thẳng lưỡi, lưỡi chạm ngạc dưới; giống âm n trong tiếng nào.
 + dắt vòng: tiếng dắt đọc đúng âm d.
 + lúc nào: âm đầu l đọc cong lưỡi.
- GV đọc mẫu.
HS đọc các tiếng, kết hợp phân tích tiếng theo dãy.
 b. Luyện đọc câu:
- GV hướng dẫn đọc câu:
+ Khổ 1: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “nơi này, dắt vòng”, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ– GV đọc mẫu.
+ Khổ 2: Đọc liền từ, phát âm đúng từ “lúc nào”, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ– GV đọc mẫu.
+ Khổ 3 : Đọc liền từ, phát âm đúng từ “xa tắp”, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ– GV đọc mẫu.
HS đọc khổ 1 theo dãy.
HS đọc khổ 2 theo dãy.
HS đọc khổ 3 theo dãy.
c. Luyện đọc đoạn:
* Đọc nối khổ:
HS đọc nối khổ theo dãy.
d. Đọc cả bài:
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, hồn nhiên.
HS đọc cả bài.
Ôn vần: ( 8’- 10’)
- GV ghi vần: ăt, ăc
- GV: nêu yêu cầu bài 1.
* Yêu cầu HS quan sát tranh
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
HS đọc trơn, đánh vần, phân tích 2 vần.
HS nêu yêu cầu bài 1.
HS dùng bút chì tìm và đọc dòng thơ có vần ăt.
HS nêu yêu cầu bài 2.
HS quan sát tranh và nói câu chứa tiếng có vần ăt, ăc.
HS thi nói câu chứa tiếng theo dãy có vần ăt, ăc.
HS đọc lại 2 vần: ăt, ăc
 Tiết 2
 C. Luyện tập : 
 1. Luyện đọc : ( 10’- 12’ )
- GV đọc mẫu SGK
- GV nhận xét, cho điểm.
Đọc khổ thơ, nối khổ thơ, đọc cả bài.
 2. Tìm hiểu nội dung : ( 8’- 10’)
- Đọc thầm khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1?
+ Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
- Đọc thầm khổ thơ 2 và trả lời câu hỏi ?
+ Từ ngưỡng cửa đó những ai đã đi qua?
- Đọc thầm khổ thơ 3 và trả lời câu hỏi 2 ?
* Luyện đọc lại:
- Gv đọc mẫu toàn bài.
* Học thuộc lòng:
- GV dành thời gian cho HS nhẩm lại bài.
HS đọc to cả bài.
HS trả lời câu hỏi1.
Bố mẹ, bạn bè
HS trả lời câu hỏi 3
HS đọc bài: 2- 3 HS.
HS nhẩm bài, đọc thuộc lòng.
 3. Luyện nói : ( 8’- 10’)
- Nêu chủ đề luyện nói ? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận.
- GV nhận xét, sửa câu cho HS.
HS nêu yêu cầu: Hằng ngày từ ngưỡng cửa nhà mình em đã đi những đâu.
HS quan sát tranh, thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
 D. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________
Tiết 3 
Toán
120- luyện tập.
I. Mục tiêu: 
- Thực hành được các phép tính cộng, tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giưã phép cộng và phép trừ.
- Phát triển bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: (3’- 5’)
- Tính nhẩm:
 83 + 25 98 - 73 89 - 25
B. Luyện tập- thực hành:
Bài 2: ( SGK )(7’- 8’)
KT: Tính cộng và tính trừ trong phạm vi 100.
Chốt: Tính chất giáo hoán của phép cộng.
 Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
* Lưu ý: HS chưa vận dụng được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ vào làm tính.
Bài 3: ( SGK )( 6’-7’)
KT: Điền dấu so sánh.
Chốt: Để điền dấu so sánh đúng ta cần thực hiện theo 3 bước:
 + Tính kết quả.
 + So sánh.
 + Điền dấu so sánh.
Bài 5: ( SGK )(4’- 5’)
KT: Nối phép tính với kết quả đúng.
Chốt: Để điền Đ- S đúng ta cần kiểm tra lại kết quả của phép tính.
HT: HS đọc kết quả từng phép tính.
Bài 1: ( V )( 7’- 8’) 
KT : Đặt tính rồi tính.
Chốt: Em hãy nêu cách đặt tính và thực hiện tính?
 Khi đặt tính cột dọc em lưu ý gì?
C. Củng cố:(1’-3’)
- Tìm các số có hai chữ số giống nhau?
- GV nhận xét tiết học.
HS làm bảng con.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
 Thứ ba ngày 6 tháng 4 năm 2010
Tiết 1
Toán
121- Đồng hồ- thời gian
I. Mục tiêu: 
- Làm quen mặt đồng hồ. Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: (3’- 5’)
- Đặt tính rồi tính:
 34 + 12 46 - 34 46 - 12
Nhận xét mối quan hệ của 3 phép tính trên.
HS làm bảng con.
B. Bài mới: ( 10’- 12’)
1. Giới thiệu mặt đồng hồ và vị trí kim đồng hồ, kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
- GV giới thiệu chiếc đồng hồ.
- Trên mặt đồng hồ có những gì?
HS quan sát và nhận xét: Có 3 chiếc kim: kim dài, kim ngắn, các số, các vạch chia.
HS nhắc lại theo dãy.
HS quan sát mô hình đồng hồ của mình.
C. Thực hành xem giờ: ( 15’- 17’)
- Gv hướng dẫn quan sát: 
+ Kim dài chỉ phút, chỉ số 12
+ Kim ngắn chỉ số nào thì đấy là giờ đúng.
VD: kim ngắn chỉ số 6, kim dài chỉ số 12
thì là 6 giờ đúng.
HS theo dõi.
HS thực hành xoay kim đồng hồ để được: 7 giờ, 9 giờ, 11 giờ.
Đọc số giờ trên mô hình.
3. Giới thiệu khoảng thời giờ ứng với sáng, chiều, tối.
 Sáng từ: 6 giờ đến 9 giờ
 Trưa từ: 10 giờ đến 12 giờ
 Chiều từ: 13 giờ đến 17 giờ ( 1 giờ chiều đến 5 giờ chiều)
 Tối từ: 18giờ đến 21 giờ ( 6 giờ tối đến 9 gìơ tối)
C. Củng cố:(1’-3’)
TC: Ai xem đồng hồ đúng và nhanh.
- GV xoay kim đồng hồ.
- GV nhận xét tiết học.
HS thi đoán.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________ 
Tiết 2
Tập viết
4.Tô chữ hoa : Q , R.
I. Mục đích yêu cầu:
- H biết tô chữ hoa Q , R đúng qui trình.
- Viết đúng các vần: ăc, ăt, ươt, ươc; các từ ngữ: màu sắc, dìu dắt, dòng nước, xanh mướt kiểu chữ viết thường.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chữ mẫu, vở mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
2. Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn tô chữ hoa: (4’- 5’)
 - G đưa chữ mẫu: 
 - G nêu quy trình tô: đặt bút trên ĐKL6 viết nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến ĐKL4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút giữa DL4, đưa bút xuống gần ĐKL2 ( trong chữ O) viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, dừng bút trên ĐKL2.
* GV đưa chữ P:
- GV hướng dẫn tương tự.
Quan sát, nêu: chữ hoa Q
Nêu độ cao, số nét của chữ hoa Q: gồm 2 nét, cao 5 dòng li.
GV và HS tô khan.
HS nêu nhận xét.
b. Hướng dẫn viết bảng con:( 8’-10’)
- GV đưa vần: ăt
- GV hướng dẫn quy trình viết bằng con chữ.
- G đưa từ ứng dụng: dìu dắt
- Hướng dẫn qui trình viết: đặt bút dưới ĐKL3 viết con chữ d cao 4 dòng li nối với các nét của con chữ i nối với con chữ u cao 2 dòng li đến ĐKL2 viết dấu mũ được con chữ i, viết dấu thanh huyền được chữ “ dìu”; cách một thân con chữ o, đưa bút đến dưới ĐKL3 viết con chữ d cao 4 dòng li đưa bút xuống dưới ĐKL3 viết con chữ a nối với các nét của con chữ t cao 3 dòng li đến ĐKL2, viết dấu mũ được con chữ ă,t viết dấu thanh sắc được chữ “dắt ” được từ “ dìu dắt”.
* Lưu ý: vị trí đánh dấu thanh.
* màu sắc, dòng nước, xanh mướt:
 GV hướng dẫn tương tự.
- GV cho HS nhận xét bảng con.
HS đọc, nhận xét độ cao các con chữ.
HS đọc từ, nhận xét độ cao, khoảng cách các chữ:
Từ “ dìu dắt” được viết bằng 2 chữ, con chữ d cao 4 dòng li, con chữ t cao 3 dòng li, các con chữ cao 2 dòng li, khoảng cách giữa 2 chữ là một thân con chữ o
Viết bảng con.
3. Viết vở: (15’-17’)
- Nêu nội dung bài viết?
- Dòng 1 tô chữ gì?
- G hướng dẫn tô cho mịn nét.
- Dòng từ đầu tiên viết chữ gì?
+ dìu dắt:
 GV hướng dẫn cách trình bày khoảng cách của từ: điểm đặt bút ở dưới ĐKL3, điểm dừng bút ở ĐKL2, dấu thanh huyền đánh trên đầu âm i, dấu thanh sắc trên đầu âm ă giữa DKL3.
* Lưu ý: khoảng cách của chữ iu trong tiếng dìu.
* Các dòng còn lại: 
 GV hướng dẫn tương tự.
- Chấm 1 số bài và nhận xét.
* Các dòng chữ cỡ nhỏ:
- GV hướng dẫn tương tự.
HS nêu.
Tô chữ Q hoa.
dìu dắt
Viết vở.
4.Củng cố: (1’-3’)
Nhận xét giờ học.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________
Tiết 3
 Chính tả
 13. Ngưỡng cửa
I. Mục đích yêu cầu:
 - Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng khổ thơ cuối bài ”Ngưỡng cửa”: 20 chữ trong khoảng 8 - 10 phút.
- Điền đúng vần ăc, ăt; chữ g , gh vào chỗ trống.
- Làm được bài tập 2, 3( SGK)
II. Đồ dùng
- Bài chép mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
 2. Hướng dẫn tập chép
a. Hướng dẫn viết từ khó: (8’-10’)
- G đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Trong đoạn có từ nơi này, khi viết cần chú ý viết đúng âm n - G viết bảng:
 + nơi này : n + ơi + ()
 n + ay + (\)
- Phân tích tiếng nơi? - GV ghi bảng
- Tiếng “ lớp, xa tắp, chờ” : 
 hướng dẫn tương tự
- Xoá bảng, GV  ...  GV đưa đề tài, các nhóm thi đua:
 Đề tài: sạch sẽ, lễ phép, chăm chỉ.
- Các nhóm thi đua.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm thể hiện đúng và hay.
3. Củng cố: ( 1’- 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS thực hiện tốt các hành vi chuẩn mực đạo đức.
___________________________________________
Tiết 4
 Thủ công
 35- Kiểm tra chương 3 – kĩ năng cắt, dán giấy
 I.MUẽC TIEÂU:
-HS bieỏt caựch vaứ caột ủửụùc moọt trong nhửừng hỡnh ủaừ hoùc 
-Saỷn phaồm caõn ủoỏi, ủửụứng caột thaỳng, ủeùp
II.CHUAÅN Bề:
1.Giaựo vieõn: 
-Moọt soỏ maóu caột, daựn ủaừ hoùc (hỡnh vuoõng, hỡnh chửừ nhaọt, hỡnh tam giaực) trong chửụng
2.Hoùc sinh:
-Chuaồn bũ giaỏy maứu coự keỷ oõ, thửụực keỷ, buựt chỡ, keựo, hoà daựn, buựt maứu, giaỏy traộng laứm neàn
III.NOÄI DUNG KIEÅM TRA:
-ẹeà baứi kieồm tra: “Em haừy caột, daựn moọt trong nhửừng hỡnh maứ em ủaừ hoùc”.
-HS naộm ủửùục muùc ủớch, yeõu caàu baứi kieồm tra
-Yeõu caàu thửùc hieọn ủuựng quy trỡnh: ủửụứng keỷ caột thaỳng, daựn caõn ủoỏi, phaỳng ủeùp
- GV khuyeỏn khớch nhửừng em khaự keỷ, caột vaứ daựn moọt soỏ hỡnh taùo thaứnh nhửừng hoaù tieỏt ủụn giaỷn nhửng ủeùp maột
-GV quan saựt HS laứm baứi, gụùi yự giuựp ủụừ HS coứn luựng tuựng hoaứn thaứnh baứi kieồm tra
IV.ẹAÙNH GIAÙ – NHAÄN XEÙT:
-ẹaựnh giaự saỷn phaồm theo 2 mửực ủoọ:
+Hoaứn thaứnh: Thửùc hieọn ủuựng quy trỡnh kú thuaọt, ủửụứng caột thaỳng, daựn hỡnh phaỳng ủeùp 
Tuyeõn dửụng, khớch leọ nhửừng em coự baứi laứm saựng taùo
+Chửa hoaứn thaứnh: Thửùc hieõn quy trỡnh khoõng ủuựng, ủửụứng caột khoõng thaỳng, daựn hỡnh khoõng phaỳng, coự neỏp nhaờn
-GV nhaọn xeựt tinh thaàn thaựi ủoọ laứm baứi, sửù chuaồn bũ ủoà duứng hoùc taọp, nguyeõn lieọu cuỷa HS
 _____________________________________________________________________________
Thứ năm ngày 6 tháng 5 năm 2010
Tiết 1
Toán
137- luyện tập chung
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS :
- Biết viết, đọc đúng số dưới mỗi vạch của tia số.
- Thực hiện được cọng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100.
- Giải được bài toán có lời văn.
- Đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: ( 3’-5’)
- Đặt tính rồi tính:
 24 + 35 86 – 55 15 + 11
- Nêu cách đặt tính và tính?
HS làm bảng con
B. Luyện tập- thực hành:
Bài 3: ( B)( 6’- 7’)
KT : Đặt tính và tính các phép tính trong phạm vi 100.
Chốt: Thứ tự thực hiện tính từ phải sang trái.
Bài 1: (SGK )(5’- 6’)
KT: Viết số trên tia số.
Chốt: Cách chia khoảng cách để viết số trên tia số.
 Cách đọc các số đó.
Bài 2: (SGK )( 6’-7’)
KT: Tìm số lớn nhất và số bé nhất trong dãy số đã cho.
Chốt: Cách tìm số lớn nhất, bé nhất:
 + Quan sát các số.
 + So sánh các số.
 + Khoanh số.
HT: Chữa bảng phụ.
Bài 5: (SGK )(4’- 5’)
KT: Xác định thời gian biểu thích hợp.
Chốt: Để nối đúng ta cần xác định rõ thời gian biểu cho phù hợp
Bài 4: (V)(7’- 8’)
KT: Giải toán có lời văn.
Chốt: Em sử dụng phép tính gì để tìm số trang chưa viết?
C. Củng cố:(1’-3’)
- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9cm?
HS vẽ bảng con.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----.....................................................................................................................................................................................................................................................................
 ________________________________
Tiết 2+3
Tập đọc
ôn tập: bài luyện tập
I- Mục đích- yêu cầu :
- HS đọc đúng nhanh các bài tập đọc: Lăng Bác, Gửi lời chào lớp Một.
- Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài:
 + Đi trên Quảng trường Ba Đình đẹp nắng mùa thu, bạn nhỏ bâng khuâng nhớ Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập ( Bài Lăng Bác)
 + Chia tay lớp 1, bạn nhỏ lưu luyến với bao kỉ niệm thân yêu và cô giáo kính mến ( Bài Gửi lời chào lớp Một)
- Tập chép:
+ Chép lại và trình bày đúng bài Quả Sồi; tìm tiếng trong bài có vần ăm, ăng; điền chữ r, d hoặc gi vào chỗ trống.
Bài tập 2,3 (SGK)
II- Đồ dùng dạy học :
- Phiếu bài tập ghi tên 2 bài tập đọc.
 III- Các hoạt động dạy học :
 Tiết 1 
 1.Luyện đọc: ( 30’- 35’)
GV đưa phiếu bài tập ghi tên 2 bài tập đọc:
 + Lăng Bác, 
 + Gửi lời chào lớp Một.
- GV có thể chọn đoạn cho HS đọc.
- GV nhận xét, cho điểm.
HS bốc thăm và đọc bài tập đọc mình bốc được.
 Tiết 2
 2. Ôn vần : ( 13’- 15’ )
- GV ghi các vần: 
 anh – ach.
 iêt - iêc.
 ăm - ăng. 
- Tìm trong bài “ Lăng Bác” tiếng có chứa vần ăm - ăng?
- GV nhận xét.
HS đọc, đánh vần, phân tích.
HS tìm và nêu.
 3. Tìm hiểu nội dung : ( 8’- 10’)
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1?
+ Tìm những câu thơ tả ánh nắng và bầu trời trên quảng trường Ba Đình vào mùa thu?
+ Đi trên quảng trường Ba Đình, bạn nhỏ có cảm tưởng như thế nào?
* GV tiến hành hỏi tương tự đối với bài tập đọc Lăng Bác.
HS đọc thầm bài Lăng Bác.
HS trả lời câu hỏi 1
HS trả lời câu hỏi 2
HS đọc thầm bài: “ Gửi lời chào lớp Một”.
HS đọc bài: 4- 5 HS
 4. Củng cố : ( 2’- 3’)
- Nhận xét giờ học .
1 HS đọc toàn bài.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
 _________________________________
Tiết 4
 Chính tả
 22- ò...ó...o
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết chính xác 13 dòng thơ đầu bài thơ bài “ ò ...ó...o”: 30 chữ trong khoảng 10- 15 phút.
 - Điền đúng vần oăt, oăc; chữ ng , ngh vào chỗ trống.
- Bài tập 2, 3 (SGK).
II. Đồ dùng
- Bài chép mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài: ( 1’- 2’)
 2. Hướng dẫn tập chép 
a. Hướng dẫn viết từ khó: (8’-10’)
- G đọc mẫu toàn đoạn chép.
- Gv đưa từ khó:
 + quả na: khi viết cần chú ý viết đúng vần oa trong tiếng qủa; âm n trong tiếng na. - G viết bảng.
- Phân tích tiếng quả ( na)? - GV ghi bảng 
 + reo: r + eo + ( )
 + lên: l + ên + ( )
- Từ “tròn xoe, buồng chuối, thơm lừng”:
 hướng dẫn tương tự
- Xoá bảng, GV đọc những tiếng khó.
Quan sát
 qu + ua + ( ? )
 n + a + ( )
HS đọc lại các từ khó một lượt.
HS viết bảng con.
b.Hướng dẫn chép bài:(13’-15’)
G hướng dẫn H cách trình bày bài.
Kiểm tra tư thế ngồi viết của H
Quan sát giúp H viết bài.
HS chỉnh sửa tư thế ngồi.
Viết bài.
c.Soát lỗi:(3’-5’)
G đọc soát lỗi.
Chấm 1 số bài và nhận xét.
H soát lỗi bằng bút mực và bút chì.
Ghi số lỗi và chữa lỗi (nếu có) ra lề vở.
d. Bài tập: (3’-5’)
- Nêu y/c bài 2 ?
 Chỗ chấm thứ nhất em điền chữ gì?
Chỗ chấm thứ hai em điền vần gì?
- Nêu y/c bài 3 ?
Chỗ chấm thứ nhất em điền chữ gì?
Chỗ chấm thứ hai em điền chữ gì?
*G kết luận : khi đi với i, ê, e dùng ngh còn các trường hợp khác đi với ng....
Điền vần oăt hay oăc
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền vần oăt
điền vần oăc
1HS làm bảng phụ.
H làm bài - đọc câu hoàn chỉnh
điền chữ ng
điền chữ ngh
1HS làm bảng phụ.
3. Củng cố:(1’-2’)
- Nhận xét bài viết.
- Nhận xét tiết học.
 ---*----*----Rút kinh nghiệm-----*-----*-----
......................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tiết 1
Toán
138- kiểm tra định kì 
( đề của phòng giáo dục)
I. Đề bài:
Bài 1: ( 2 điểm): 
A/ Viết các số từ 81 đến 100
........................................................................................................................................................................................................................................................................
B/ Đọc các số:
 85:...................................... 28:.......................................
 46:.................................... 100:..................................... 
C/ Sắp xếp các số: 100, 43, 57, 61, 19, 86 theo thứ tự: 
*, Từ bé đến lớn: .................................................................................................
*, Từ lớn đến bé: ................................................................................................. 
Bài 2: ( 2điểm): Đặt tính rồi tính:
 7 + 81 87 – 45 86 – 4 53 + 15
Bài 3: ( 1đ):
A/ Một tuần lễ có ....ngày?
Em hãy kể tên các ngày đó bắt đầu từ thứ sáu? Gạch chân những ngày em được nghỉ học?
B/ Lúc 3giờ, kim ngắn chỉ vào số......kim dài chỉ vào số..........
 Lúc 10 giờ, kim ngắn chỉ vào số......kim dài chỉ vào số..........
Bài 4: ( 1đ): Hình?
 . A 
........A ..............đoạn thẳng AB Hình.............. Hình.............. Hình .......
Bài 5: ( 2đ): Mai có 36 nhãn vở, Mai được thưởng 20 nhãn vở. Hỏi Mai có tất cả bao nhiêu nhãn vở?
Bài 6: ( 1đ ): Em hãy vẽ một đoạn thẳng dài 6cm.
Bài 7: ( 1đ ): Cho các số: 0, 10, 20, 30, 40, 50 , 60, 70, 80, 90. Hãy tìm các cặp số sao cho lấy số lớn trừ đi số bé thì có kết quả là 50.
 ___________________________________
Tiết 2
Kể chuyện
11. kiểm tra định kì học kì II.
 ( Đề của PGD)
 ________________________________________
Tiết 3
Tự nhiên – xã hội
 35. ôn tập: tự nhiên.
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về bầu trời ,cảnh quan tự nhiên xung quanh.
II- Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm tranh, ảnh về chủ đề thiên nhiên.
III- Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động chủ yếu ở tiết này: GV tổ chức cho HS đi than quan cảnh trường.
1.Hoạt động 1: Quan sát thời tiết : (18’-20’)
*Mục tiêu: 
- HS biết nói lại những hiểu biết của mình về thời tiết với các bạn.
* Cách tiến hành:
- HS đứng thành vòng tròn ngoài sân trường và hai HS quay mặt vào nhau để hỏi và trả lời nhau về thời tiết tại thời điểm đó.Ví dụ:
 + Bầu trời hôm nay có màu gì?
 + Có mây không, mây màu gì?
 + Bạn có cảm thấy gió đang thổi không?
 + Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
- GV nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu.
2.Hoạt động 2: Quan sát cây cối : (10’-12’) 
* Cách tiến hành: 
- GV dẫn HS đi tham quan vườn trường, dừng lại bên các cây cối, con vật, dành thời gian cho HS đố nhau: cây gì, hoa gì, con gì?
- GV tổng kết buổi đi tham quan vườn trường.
4.Hoạt động 4: Củng cố ( 1’- 2’)
- Nhận xét tiết học.
 b----db----db-----b--------- -------b----db----db-----b

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_31_den_35_pham_thi_lien.doc