Giáo án Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

Giáo án Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân

Thủ công: GẤP, CẮT TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (tiết 1).

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng

 2. Kĩ năng:

 - Gấp cắt và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gáp cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.

 - Với HS khéo tay: Gấp cắt trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung hình thức trang trí phù hợp và đẹp

 3. Thái độ:

 - GDHS tính cẩn thận chính xác tính thẩm mĩ.

II. Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp quan sát.

 - Phương pháp thực hành luyện tập.

 - Phương pháp thuyết trình

III. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên: - Tranh qui trình, một số mẫu bưu thiếp chúc mừng

 - Giấy màu, kéo, keo.

 2. Học sinh: - Giấy màu, kéo, keo.

IV. Hoạt động dạy học chủ yếu:

 1. Ổn định lớp:(1’)

 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)

- GV kiểm tra một số bài làm của HS

- GV nhận xét đánh giá.

 3. Bài mới:

 3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)

 Nhân dịp năm mới hay sinh nhật người ta hay tặng nhau những tấm bưu thiếp chúc mừng. Hôm nay các em sẽ được học cách gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng qua bài: “Gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng (tiết 1)”.

 3.2. Dạy bài mới:

 

doc 14 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 441Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 17 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán: BẢNG NHÂN 2
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết lập bảng nhân 2 
- Biết đếm thêm 2
- Biết giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân
 2. Kĩ năng:
	- Nhớ được bảng nhân 2 
	- Giải toán có lời văn có một phép nhân trong bảng nhân 2.
 3. Thái độ:
	- GDHS tính cẩn thận, chính xác
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp nêu vấn đề.
 - Phương pháp thực hành luyện tập
 - Phương pháp giảng giải- minh họa
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgv Toán 2
	- Phiếu học tập, các tấm bìa có các chấm tròn.
 2. Học sinh:	- Sgk Toán 2.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV gọi 2HS lên bảng thực hiện phép tính: 2 + 2 + 2+2 = ; 2 + 2 + 2 + =
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới:
	3.1 Giới thiệu bài mới:(2’)
 Để giúp cho các em biết lập bảng nhân 2. Hôm nay chúng ta học bài:” Bảng nhân 2”	
- GV ghi đề bài lên bảng và gọi HS nhắc lại.
 3.2 Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1. Hoạt động 1: 
a. Mục tiêu: Lập được bảng nhân 2.
b. Cách tiến hành:
- GV gắn 1 tấm bìa có 2 chấm tròn lên bảng và hỏi: có mấy chấm tròn?	- QS HĐ của GV và TL: có hai chấm tròn
- GV hỏi:2 chấm tròn được lấy mấy lần?	- 2 được lấy 1 lần
- GV nhận xét kết luận:2 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân 2 x 1 = 2 
- GV ghi bảng: 2 x 1 = 2 
- Gọi HS đọc phép nhân: 2 nhân 1 bằng 2
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng hỏi: có hai tấm bìa, mỗi tấm có 2 chấm tròn, vậy 2 chấm tròn được lấy mấy lần?	- QS thao tác của GV và TL: 2 chấm tròn 
- GV hỏi:Vậy 2 được lấy mấy lần?	- 2 được lấy 2 lần
- GV yêu cầu HS: Hãy lập phép nhân tương ứng với 2 được lấy 2 lần	- Đó là phép tính 2 x 2lấy 2 lần
- GV hỏi: 2 nhân 2 bằng mấy?	- 2 nhân 2 bằng 4
- GV viết lên bảng phép nhân 2 x 2 = 4	- HS đọc 2 nhân 2 bằng 4
- GV hướng dẫn HS lập phép tính tiếp với 3, 4, 5, 6, 7,8, 9, 10	- HS lập các PT tương ứng theo sự HD của 
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về bảng nhân 2.
- Gọi HS đọc bảng nhân: đọc xuôi, đọc ngược, đọc cách.	- HS đọc CN - ĐT thuộc lòng bảng nhân
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng bảng nhân
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát
- HS đọc phép nhân 2
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lập phép nhân
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát
- HS lập phép nhân theo hướng dẫn của GV
- Hai tích liên tiếp nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
- HS học thuộc bảng nhân
17’
 3.2.2. Hoạt động 2: Thực hành.
a. Mục tiêu: Thực hiện được phép nhân 2 và giải toán có lời văn có một phép nhân 2.
b. Cách tiến hành::
 Bài 1: Tính.
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm miệng bài tập 1
- Yêu cầu HS ở dưới lớp làm vào vở
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm
 Bài 2: Giải toán có lời văn
- Gọi HS đọc đề bài tập 2.
- Gọi 2 HS phân tích đề.
- GV hỏi:
 + Có tất cả bao nhiêu con gà?	- có tất cả 6 con gà
 + Mỗi con gà có bao nhiêu chân?	- Mỗi con gà có hai chân
 +Vậy để biết 6 con gà có bao nhiêu chân ta làm thế nào?
- Gọi HS lên bảng giải.
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở	Tóm tắt
- GV chấm một số bài nhanh nhất.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét ghi điểm.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
 Bài 3: Điền số.
- Gọi HS đọc đề bài tập 3.
- GV hỏi:
 + Số đầu tiên là số mấy?	- Số 2
 + Tiếp sau số 2 là số nào?	- Số 4
 + 2 cộng mấy thì bằng 4
 + Tiếp theo số 4 là số nào?	- Tiếp theo số 4 là số 6
 + 4 cộng thêm mấy thì bằng 6?	- 4 cộng thêm 2 thì bằng 6
-GV giảng: Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 2
- Yêu cầu HS làm bài vào vở rồi chữa	 bài
- HS đọc đề bài tập 1.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS tính nhẩm và nêu kết quả.
-HS lắng nghe.
- HS đọc đề bài tập 2.
- HS phân tích đề.
- HS trả lời các câu hỏi.
- HS lắng nghe và làm bài tập.
- HS đổi vở kiểm tra chéo.
- HS đọc đề bài tập 3
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài tập
 4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Làm các bài tập còn lai
- Chuẩn bị bài mới.
 5. Nhận xét tiết học.
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Thủ công: GẤP, CẮT TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (tiết 1).
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết cách gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng
 2. Kĩ năng:
	- Gấp cắt và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gáp cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
	- Với HS khéo tay: Gấp cắt trang trí được thiếp chúc mừng . Nội dung hình thức trang trí phù hợp và đẹp
 3. Thái độ:
	- GDHS tính cẩn thận chính xác tính thẩm mĩ.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp thực hành luyện tập.
 - Phương pháp thuyết trình
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Tranh qui trình, một số mẫu bưu thiếp chúc mừng
	- Giấy màu, kéo, keo.
 2. Học sinh:	- Giấy màu, kéo, keo.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra một số bài làm của HS
- GV nhận xét đánh giá.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Nhân dịp năm mới hay sinh nhật người ta hay tặng nhau những tấm bưu thiếp chúc mừng. Hôm nay các em sẽ được học cách gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng qua bài: “Gấp, cắt trang trí thiếp chúc mừng (tiết 1)”.
	3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
 Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1.Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
a. Mục tiêu: Nhận biết và kể tên được một số thiếp chúc mừng
b. Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số mẫu bưu thiếp chúc mừng.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau:
 + Thiếp chúc mừng có hình gì?
 + Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
 - GV yêu cầu HS hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết?
- GV nhận xét và kết luận:
 Thông thường chúng ta có các loại thiếp chúc mừng sau: thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ngày 8/3.
 + Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
- GV nhắc nhở HS: Khi gửi thiếp chúc mừng cho ai đó thì thiếp chúc mừng phải được đặt trong phong bì và nội dung thiếp chúc mừng phải phù hợp.
- HS quan sát một số bưu thiếp mẫu
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
 + Thiếp chúc mừng có hình chữ nhật và ghi nội dung chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam
- HS kể một số bưu thiếp chúc mừng
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
20’
 3.2.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng.
a. Mục tiêu: Biết cách gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng
b. Cách tiến hành:
- GV treo tranh qui trình gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng 
- Yêu cầu HS nêu các bước gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng 
- GV nêu lại: 
 * Bước 1: Gấp cắt thiếp chúc mừng 
 + Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công hình chữ nhật có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô.
 + Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô.
 * Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng.
 + Tùy thuộc vào ý nghĩ của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau. Ví dụ thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào, cành mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó như: con gà, con ngựa, con trâu, con mèo, thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng những bông hoa. 
 + Để trang trí thiếp có thể vẽ hình xé dán hoặc cắt, dán hình lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh qui trình thực hành gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng.
- GV giúp đỡ uốn nắn một số HS còn lúng túng.
- HS quan sát tranh qui trình.
- HS nêu các bước gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng
- HS lắng nghe
- HS thực hiện yêu cầu
 4. Củng cố- Dặn dò:(3’)
- Tiếp tục hoàn thành sản phẩm
- Về nhà tập gấp cắt biển báo giao thông cấm xe đổ.
- Nhắc HS nhặt giấy màu vụn.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Tập viết: CHỮ HOA P
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết viết chữ hoa P và câu ứng dụng.
 2. Kĩ năng:
	- Viết đúng chữ hoa P ( 1 dòng chữ cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng.
	- Phong ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ )
	- Phong cảnh hấp dẫn. ( 3 lần )	
 3. Thái độ:
 	- GDHS tính cẩn thận, khéo léo
 Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp thuyết trình. 
- Phương pháp thực hành luyện tập
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgk Tiếng việt lớp2
	- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trên dòng kẻ.
	- Mẫu chữ cái P trên khung chữ.
 2. Học sinh:	- Vở tập viết lớp 2
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- Gọi một số HS đem vở tập viết kiểm tra.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới: 
 	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Các em đã được học và tập viết chữ Ô, Ơ. Vậy để giúp các em viết đúng chữ P. Hôm nay chúng ta học bài chữ P hoa
	3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
5’
3.2.1. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa P
a. Mục tiêu: Viết đúng chữ hoa P.
b. Cách tiến hành:
- GV đính mẫu chữ P trong khung chữ lên bảng.
- GV hỏi: Chữ hoa P cao mấy li? Gồm mấy nét cơ bản?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ hoa Pcao 5 li. Gồm 1 nét cơ bản: 1 nét cong kín.
- GV hướng dẫn cách viết: 
 Đặt bút trên đường kẻ ngang 6 đưa bút sang trái, viết nét cong kín phần cuối lượn vào trong bụng chữ dừng bút ở phía trên đường kẻ ngang 4.
- GV viết mẫu chữ cái hoa P cỡ vừa (3 dòng kẻ li).Trên bảng lớp, vừa viết vừa nhắc lại cách viết .
- Yêu cầu HS viết trên bảng con (2-3 lượt)
- GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết chữ hoa M.
- HS quan sát mẫu chữ trên khung chữ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết vào bảng con theo yêu cầu của GV
5’
3.2.2. Hoạt động 2: Viết câu ứng dụng.
a. Mục tiêu: Viết đúng câu ứng dụng
b. Cách tiến hành:
- Gv gọi HS đọc câu ứng dụng : Phong cảnh hấp dẫn
- GV gợi ý để HS nêu ý nghĩa câu tục ngữ.
- GV nhận xét và kết luận: Phong cảnh hấp dẫn là phong cảnh đẹp có nhiều người đến xem
- GV đính câu ứng dụng lên bảng và yêu cầu HS nhận xét và trả lời câu hỏi:
 + Chữ nào cao 1 li?
 + Chữ nào cao 2,5 li?
- GV nhận xét và kết luận: Chữ cao 2,5 li: P, h, g, Chữ cao 1 li: o,e, a,n.. Chữ cao 2 li: d
 + Dấu thanh : dấu hỏi đặt trên chữ a. Dấu sắc và dấu ngã đặt trên chữ â
 + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách con chữ o.
 + Nối nét: Nét 1 của chữ h viết gần nét 2 của chữ P
- Yêu cầu HS viết chữ Phong cảnh hấp dẫn.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- HS đọc câu ứng dụng.
- HS nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
20’
 3.2.3. Hoạt động 3: Viết vào vở tập viết.
a. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chữ hoa P.
b. Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS viết 1 dòng chữ P cỡ vừa 5 li, 2 dòng chữ cái P hoa cỡ, cỡ nhỏ cao 2,5 li, 1 dòng chữ Phong cỡ nhỏ, 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ: Phong cảnh hấp dẫn
- Yêu cầu HS khá giỏi viết thêm một dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- GV theo dõi, HS kém viết đúng qui trình hình dáng và nội dung.
- GV chấm một số vở tập viết.
- GV nhận xét uốn nắn.
- HS thực hiện theo yêu cầu
 4. Củng cố- dặn dò:(3’)
- Dặn HS về nhà viết tiếp vào vở luyện viết.
- GV nhận xét chung.
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:
Kể chuyện: CHUYỆN BỐN MÙA
 Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
	- Biết dựa vào gợi ý và tranh kể lại được đoạn 1 câu chuyện “ Câu chuyện bốn mùa ”(BT1)
 2. Kĩ năng:
	- Kể lại được nối tiếp từng đoạn câu chuyện.(BT2)
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện (dành cho HS khá giỏi). HS khá giỏi biết phân vai dựng lại câu chuyện.( BT3)
 3. Thái độ:
	- GDHS tính tự tin mạnh dạn, biết đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, không có thái độ phân biệt đối xử.
 Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp kể theo mẫu
 - Phương pháp sắm vai.
 Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên:	- Sgk, sgv Tiếng việt 2
	- Tranh minh họa, một vài trang phục đơn giản
 2. Học sinh:	- Sgk, sgv Tiếng việt 2.
 Hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Ổn định lớp:(1’)
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV gọi 4HS kể tên các câu chuyện mà các em đã được học trong HKI. 
- GV nhận xét, đánh giá.
 3. Bài mới:
	3.1. Giới thiệu bài mới:(1’)
 Tiết trước các em đã được nghe câu chuyện rất cảm động về tình cảm bà cháu. Hôm nay các em được nghe kể một câu chuyện rất cảm động về tình cảm mẹ cọn. Đó là câu chuyện “ Sự tích cây vú sữa
3.2. Dạy bài mới:
Tg
Hoạt động dạy học của giáo viên
Hoạt động học của học sinh
10’
3.2.1. Hoạt động 1: Kể lại đoạn 1 theo tranh.
a. Mục tiêu: Kể lại được đoạn 1 theo tranh
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- GV đính tranh minh họa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Cho biết từng tranh vẽ gì?
- GV gợi ý: Trong tranh 1 vẽ cảnh mùa nào? Nàng nào là nàng đông và nàng nào là nàng xuân?
 + Trong tranh 3 nàng nào là nàng thu? Vẽ cảnh mùa nào?
 + Tranh 2 vẽ cảnh mùa nào? Tranh 3 vẽ cảnh mùa nào?
- GV nhận xét và chốt ý:
 + Tranh 1: Cuộc nói chuyện giữa nàng xuân và nàng đông.
 + Tranh 2: Cuộc nói chuyện giữa nàng xuân và nàng hạ.
 + Tranh 3: Cuộc nói chuyện giữa nàng hạ và nàng thu.
 + Tranh 4: Cuộc nói chuyện giữa nàng thu và nàng đông.
- Gọi HS nối tiếp nhau nhắc nội dung của từng bức tranh.
- GV chia nhóm ( mỗi nhóm 4HS)
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm 4HS nối tiếp nhau kể lại đoạn 1 câu chuyện trước lớp dựa theo gợi ý của từng bức tranh
- Gọi 1-2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS nhận xét, bình chọn.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- HS trả lời câu hỏi.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Tranh 1: Vẽ cảnh mùa xuân
 + Tranh 2: Vẽ cảnh mùa hè. 
 + Tranh 3: Vẽ cảnh mùa thu.
 + Tranh 4: Vẽ cảnh mùa đông.
- HS lắng nghe.
- Lớp chia thành các nhóm.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm kể chuyện trước lớp
8’
 3.2.2. Hoạt động 2: Kể toàn bộ câu chuyện
a. Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện
b. Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc đề bài tập 2.
- GV hỏi: Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Gọi HS kể lại đoạn 2 câu chuyện
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 5)
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét đánh giá.
- HS đọc đề bài tập 2.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS kể lại đoạn 2 câu chuyện
- HS kể chuyện theo nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe.
12’
 3.2.3. Hoạt động 3: Dựng chuyện theo vai.
a. Mục tiêu: Dưng lại được câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện ,Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
b. Cách tiến hành:
- GV hỏi: Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai?
- GV nhận xét chốt ý: Dựng câu chuyện theo vai là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. VD: Để dựng lại câu chuyện “ Chuyện bốn mùa” cần có 6 người nhập vai: người kể chuyện, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất Mỗi nhân vật tự nói lời của mình.
- GV gọi 2 HS thực hành dựng lại câu chuyện: GV là người kể chuyện, 1HS là nàng Đông và 1HS là nàng Xuân.
- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 6HS)
- Yêu cầu HS ở các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện theo nhóm.
- Tổ chức thi kể chuyện: Lần lượt các nhóm lên thi kể chuyện
- Gọi HS nhận xét bình chọn nhóm nào kể hay nhất.
- GV nhận xét đánh giá nhóm nào dưng lại câu chuyện tôt nhất.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 đại diện, mỗi đại diện nhập 1 vai.
- GV yêu cầu HS nhận xét đại diện nhóm nào là kể tốt nhất.
- GV nhận xét đánh giá đại diện nhóm nào là kể tốt nhất.
- GV hỏi: Câu chuyện này nói lên điều gì?
- GV nhận xét, bổ sung: Bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông mỗi người một vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- GDHS: Các đồ dùng học tập của các em một thứ có một lợi ích riêng. Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn và quý trọng. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy mọi vật đều có một vẻ đẹp riêng đều có lợi ích riêng, chúng ta cần phải biết bảo vệ và quý trọng.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS phân vai kể chuyện theo vai của mình.
- Thi kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS thi kể chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
 4. Củng cố- Dặn dò:(4’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS: Phải biết yêu thương quý trọng giữ gìn không nên có thái độ phân biệt đối xử.
- Về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- Chuẩn bị bài mới
 5. Nhận xét tiết học:
 Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(76).doc