Giáo án Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan

Giáo án Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn :sóng trào, vụt vào, giận dữ, quật

 Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình (trả lời được câu hỏi 2,3,4 trong sgk – hs khá giỏi trả lời được câu hỏi 1).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mập, cây vẹt, xung kích

- GD học sinh lòng dũng cảm.

II. Chuẩn bị: GV :Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .

 -Tranh minh hoạ trong SGK

 

doc 26 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1075Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 26
Dạy lớp 4B
 Ngày soạn: 2 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 
ĐạO ĐứC: TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T1)
I. Mục tiêu 
- HS nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo. Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
II.Chuẩn bị GV :SGK Đạo đức 4.
 HS : sgk
III.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: + Nhắc lại ghi nhớ của bài: “Giữ gìn các công trình công công”
 + Nêu các tấm gương, các mẫu chuyện nói về việc giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng.
 GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề
b.Giảng bài 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/37- 38)
 + Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải chịu đựng do thiên tai, chiến tranh gây ra?
 + Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
 - GV kết luận:
 *Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/38)
 - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những việc làm sau đây, việc làm nào thể hiện lòng nhân đạo? Vì sao?
 - GV nêu các tình huống như sgk .
 - GV kết luận:
 + Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
 + Việc làm trong tình huống b là sai vì không phải xuất phát từ tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
*Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 3- SGK/39)
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 3.
 Trong những ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận: Đúng:a , d
 Sai :b , c .
 - Tại sao phải tích cực tham gia công tác nhân đạo ?
3.Củng cố - Dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học .
 - Dặn HS sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
- 2 HS trả lời – nx
- HS thảo luận theo nhóm 2 – trình bày - nx
- HS trình bày - nx
+ Việc làm trong các tình huống a, c là đúng.
 + Việc làm trong tình huống b là sai 
HS nêu ý kiến – nhận xét
 Đúng:a , d
 Sai :b , c .
 HS giải thích – nhận xét
2 HS nêu 
**********************************
Tập đọc: THẮNG BIỂN 
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn :sóng trào, vụt vào, giận dữ, quật 
 Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình (trả lời được câu hỏi 2,3,4 trong sgk – hs khá giỏi trả lời được câu hỏi 1).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mập, cây vẹt, xung kích 
- GD học sinh lòng dũng cảm.
II. Chuẩn bị: GV :Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc .
 -Tranh minh hoạ trong SGK
 HS : đọc trước bài
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " và trả lời câu hỏi 2 
- Nhận xét và cho điểm HS .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu ghi đề.
b)Giảng bài
 * Luyện đọc:
 - Gọi 1HS đọc toàn bài 
 - GV phân đoạn :
 + Đoạn 1: Từ đầu đến .con cá chim nhỏ bé . 
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến ...tinh thần quyết tâm chống giữ .
+ Đoạn 3 : Một tiếng reo to nổi lên ...đến quãng đê sống lại .
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- HS đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 3
- HS luyện đọc nhóm đôi 
- 1 HS đọc toàn bài
- GV giới thiệu qua cách đọc - GV đọc mẫu 
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.
+ Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển miêu tả theo trình tự như thế nào ? (HS khá giỏi)
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn nói lên sự đe doạ của cơn bão biển ?
- Em hiểu con " Mập " là gì ? 
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu 1HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi.
- Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?
+ Trong đoạn 1 và 2 tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả 
+ Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
+ Nội dung đoạn 2 cho biết điều gì ?
-Yêu cầu 1HS đọc đoạn 3 
- Những từ ngũ hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì ?
- Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì ?
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc: Đoạn 1 – Nêu từ ngữ cần nhấn giọng 
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau : đọc và trả lời câu hỏi bài :Ga- vrốp ngoài chiến lũy.
- Ba em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc – nhận xét
- Lớp lắng nghe . 
-1 HS đọc
- 3 HS đọc 
- HS đọc
- 3 HS đọc
- 3 HS đọc
- HS đọc theo nhóm
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm 
- Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự : Biển đe doạ ( đoạn 1 ) Biển tấn công ( đoạn 2 ) Người thắng biển ( đoạn 3 )
 - Gió bắt đầu mạnh - nước biển càng dữ - biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con Mập đớp con cá Chim nhỏ bé .
+ Mập là cá mập ( nói tắt )
+ Sự hung hãn thô bạo của cơn bão . 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
- Như một đàn cá voi lớn , sóng trào qua những cây vẹt lớn nhất, vụt vào thân đê rào rào ...
+ Tác giả sử dụng phương pháp so sánh Biện pháp nhân hoá 
+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét , sinh động gây ấn tượng mạnh mẽ .
+ Sự tấn công của biển đối với con đê 
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm bài .
+ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống..Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống ...
+ Tinh thần và sức mạnh của con người đã thắng biển. 
+ Sức mạnh và tinh thần của con người quả cảm có thể chiến thắng bất kì một kẻ thù hung hãn cho dù kẻ đó là ai .
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn .
- HS nêu - nx
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm - nx
- 3 HS thi đọc – nhận xét
- HS nêu
- HS cả lớp thực hiện
*********************************
Khoa học: NÓNG LẠNH VÀ NHIỆTĐỘ (TT)
 I. Mục tiêu - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên, vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt thì lạnh đi.
- Gd HS thích tìm hiểu những hiện tượng xảy ra xung quanh mình .
II.Chuẩn bị:- GV:Một số loại nhiệt kế, phích đựng nước sôi, 4 cái chậu nhỏ .
 - HS :Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, 3 chiếc cốc . 
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: 
- Muốn đo nhiệt độ của vật người ta dùng dụng cụ gì ? Có những loại nhiệt kế nào ?
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi , nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về sự truyền nhiệt .
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
- GV nêu thí nghiệm : sgk
- Yêu cầu HS thảo luận và làm thí nghiệm theo nhóm - Hỏi : 
- Vì sao mức nóng của cốc nước và chậu nước có sự thay đổi ?
- Gọi HS phát biểu .
+ Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật có thể nóng lên hoặc lạnh đi ?
+ Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? Vật nào là vật toả nhiệt ?
+ Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ? 
* Hoạt động 2: Nước nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- Tổ chức cho HS làm thí nghiệm 
- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện 
+ Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung
+ GV hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm : 
- Chất lỏng sẽ thay đổi như thế nào khi nóng lên hoặc lạnh đi ?
+ Dựa vào mức chất lỏng trong nhiệt kế ta biết được điều gì ?
+ GV kết luận 
* Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế.
- Tc cho HS làm việc theo nhóm đôi 
- Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
- Tại sao khi bị sốt người ta lại dùng nước đá để chườm lên trán ?
+ Nhận xét tuyên dương những nhóm làm tốt và biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế .
3.Củng cố dặn dò:
 + Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật có thể nóng lên hoặc lạnh đi ?
 - GV nhận xét tiết học.
 - Học thuộc mục bạn cần biết trong SGK 
 - Chuẩn bị bài sau: vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt.
- 2 HS trả lời- nx
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm .
- Dự đoán theo suy nghĩ của mình .
+ HS thực hành làm thí nghiệm và thảo luận theo nhóm thống nhất ghi vào giấy .
+ Tiếp nối các nhóm trình bày :
+ Các vật nóng lên : - Rót nước sôi vào cốc, khi cầm tay vào cốc ta thấy nóng tay, 
+ Các vật lạnh đi: Để rau củ, quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy các loại này đều bị lạnh ; bỏ đá vào cốc ta thấy cốc lạnh ,.. .
+ Vật thu nhiệt : cái cốc, cái bát, thìa, quần áo,...
+ Vật toả nhiệt : nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là,...
+ Vật thu nhiệt thì nóng lên còn vật toả nhiệt thì lạnh đi .
+ Lắng nghe .
+ 2 HS lên tham gia làm thí nghiệm cùng GV - Lớp tiến hành làm theo nhóm .
- Tiếp nối trình bày kết quả thí nghiệm .
+ Tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên .
+ Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào các chậu nước có nhiệt độ khác nhau .
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
- HS thảo luận theo cặp đôi và trình bày :
- Khi đun nước ta không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao sẽ nở ra . ...
- Khi bị sốt nhiệt độ cơ thể con người trên 370c có thể gây nguy hiểm đến tính mạng . Muốn giảm nhiệt độ của cơ thể ta dùng túi nước đá chườm lên trán ....
- HS nêu ví dụ
**********************************
Dạy lớp 4B
 Ngày soạn: 3 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ ba ngày8 tháng 3 năm 2011 
Toán LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu 
- HS thực hiện được phép chia 2 phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- Rèn thuật tính, giải toán đúng chính xác bài 1,2 .HS khá giỏi làm thêm bài 3
- GD học sinh cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị :GV : nd
 HS : sgk
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ:
 - GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT 2 b,c
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.B ... thiệu bài 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu:
2.2. Hướng dẫn luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
 - Yêu cầu hs đọc
 - Tìm tiếng từ khó
 - Luyện phát âm
 b. Đọc từng đoạn:
 - Gọi hs đọc
 - Treo bảng phụ hướng dẫn đọc
 Yêu cầu HS tìm cách đọc sau đó tổ chức cho các em luyện đọc các câu khó ngắt giọng.
 - Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc:
 - Theo dõi,nhận xét tuyên dương.
e.Đọc đồng thanh:
 3. Tìm hiểu bài:
 -Yêu cầu đọc lại bài bài + TLCH
? Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
? Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
? Vào mùa hè, sông Hương đổi màu ntn?
? Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
- Chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ đẹp của sông Hương.
? Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu ntn?
? Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?
? Do đâu có sự thay đổi ấy?
? Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
? Em cảm nhận được điều gì về sông Hương
4. Luyện đọc lại:
 - Yêu cầu hs tìm giọng đọc toàn bài.
 Tổ chức cho HS thi đọc 
 - Nhận xét và ghi điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò:
- Gọi 1 em đọc lại toàn bài.
 -Nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị tốt giờ kể chuyện.
- Hát
- 2 hs
- Lắng nghe.
- Đọc thầm
- Nối tiếp đọc từng câu.
- Tìm và nêu
- Luyện phát âm, cá nhân, lớp.
- Nối tiếp đọc từng đoạn
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc.
- Nêu
- Các nhóm luyện đọc
- Đại diện các nhóm thi đọc.
 Lớp theo dõi, nhận xét bình chọn nhóm đọc tốt.
- Đọc 1 lần
- Đọc bài và TLCH
- Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
- Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.
- Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
- Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước.
- Nghe
- Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
- Ánh trăng vàng chiếu xuống làm dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
- Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu vào.
- Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
- Sông Hương thật đẹp và luôn chuyển đổi theo mùa. Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho xứ Huế.
- Tìm và nêu.
- Thi đọc lại bài.
 Lớp theo dõi,nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt.
 - Đọc bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
********************************
 Tập viết: CHỮ HOA X 
 I.Mục tiêu : 
- Viết đúng chữ hoa V(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng:Xuôi 
 (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ),Xuôi chèo mát mái (3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết đúng đẹp, trình bày sạch sẽ.
(Ghi chú: HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở TV2)
II. Chuẩn bị: - GV: Chữ mẫu S . Bảng phụ ghi cụm từ ứng dụng
 - HS: bảng con, VTV 
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ:
- Yêu cầu viết : V, Vượt
- GV nhận xét
B. Bài mới 
1 Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa X:
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ X
 - Chữ X cao mấy li? Rộng mấy ô?
 - Viết bởi mấy nét?
 - Nêu quy trình viết.
 - Viết mẫu chữ X vừa viết vừa nêu lại quy trình viết.
b. Hướng dẫn HS viết bảng con:
 - Yêu cầu HS viết chữ X vào không trung
 - Yêu cầu HS viết bảng con 2 lần
 - GV nhận xét uốn nắn.
c. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
 - Giới thiệu cụm từ: Xuôi chèo mát mái
? Nêu nghĩa cụm từ ứng dụng?
 - Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.Cách đặt dấu thanh, cách nối nét giữa các chữ, khoảng cách giữa các tiếng.
- Viết mẫu : Xuôi lưu ý hs cách nối nét giữa chữ X và chữ u.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- Nhận xét và uốn nắn.
d.Viết vở
- Nêu yêu cầu viết.
 - GV theo dõi, hướng dẫn, nhắc nhở các em về tư thế ngồi viết, cách cầm bút, tốc độ viết và giúp đỡ HS yếu kém.
e. Chấm, nhận xét.
3. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
 - Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
- Hát
- HS viết bảng con.
.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- 5 li
-1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc 2 đầu và 1 nét móc xiên.
- Lắng nghe
- HS quan sát
- Viết không trung 1 lần.
- Viết bảng
- HS quan sát. Đọc.
- Gặp nhiều thuận lợi
 - Quan sát nêu nhận xét.
- Quan sát
- Viết bảng.
- 1 hs đọc
- HS viết vở
- Lắng nghe, ghi nhớ
*********************************
	 	Ngày soạn: 2 / 3 / 2011
 Ngày giảng: Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2011
 Toán: CHU VI HÌNH TAM GIÁC – CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I.Mục tiêu : 
- Nhận biết được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Biết tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác khi biết độ dài mỗi cạnh của nó.
- Phát triển tư duy hình học cho hs.
*(Ghi chú: Bài 1; Bài 2)
 II. Chuẩn bị: Thước đo độ dài.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
 Khởi động 
A. Bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
Tìm x: x : 3 = 5 ; x : 4 = 6
- Nhận xét 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Giúp HS nhận biết về chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
 Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
- Vẽ hình tam giác ABC lên bảng rồi vừa chỉ vào từng cạnh vừa giới thiệu, chẳng hạn: Tam giác ABC có ba cạnh là AB, BC, CA. Cho HS nhắc lại để nhớ hình tam giác có 3 cạnh.
- Cho HS quan sát hình vẽ SGK tự nêu độ dài của mỗi cạnh
- Cho HS tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC
=> Chu vi của hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó. 
* Hướng dẫn HS nhận biết cạnh của hình tứ giác DEGH, tự tính tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó rồi GV giới thiệu về chu vi hình tứ giác (tương tự như đối với chu vi hình tam giác).
- Hướng dẫn HS tự nêu: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (Hình tứ giác) là chu vi của hình đó. Từ đó, muốn tính chu vi hình tam giác (hình tứ giác) ta tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác (hình tứ giác) đó.
3. Luyện tập:
Bài 1: Tính chu vi hình tam giác
- Gọi hs đọc đề – đọc mẫu
? Cách ghi phép tính ở mẫu có gì khác ở VD?
- Câu b , c gọi 2 em lên bảng làm, lớp làm VN
Bài 2: Tính chu vi hình tứ giác
- Gọi hs đọc đề
? Muốn tính chu vi hình tứ giác ta làm thế nào?
- Yêu cầu hs làm vào vở
- Gọi 1 em lên sửa bài
4. Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- 2 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con
- Nghe
- Quan sát.
- Nhắc lại 
- Quan sát hình vẽ, nêu : cạnh AB=3cm, BC=5cm, CA= ø4cm.
 3cm + 5cm + 4cm = 12cm
- Nhắc lại
Tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác là chu vi của hình đó.
- Đọc
- Chỉ ghi đơn vị ở kết quả (m)
- ĐS: 90 cm; 27 cm
- Đọc
- Tính tổng độ dài các cạnh
ĐS : 18 dm; 60 cm
- Nghe
*********************************
Chính tả (Nghe-viết): SÔNG HƯƠNG 
I.Mục tiêu 
- Nghe-viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 
- Làm được BT 2a/b, hoặc BT 3a/b.)
- GD cho các em đức tính cẩn thận, chính xác, ý thức rèn chữ, giữ vở. 
 II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
- HS: Vở.
 III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động
A. Bài cũ : 
- Đọc cho hs viết: say sưa, ngớ ngẩn, khách sạn, du lịch,
- Nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Đọc bài lần 1 đoạn viết.
? Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào?
? Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào?
b) Hướng dẫn cách trình bày
? Đoạn văn có mấy câu?
? Những từ nào được viết hoa? Vì sao?
c) Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc các từ khó cho HS viết.
Nhận xét
d) Viết chính tả:
- Đọc cho hs viết bài
e) Soát lỗi:
g) Chấm bài :
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 4 HS lên bảng làm.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ưt.
 Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc chính tả và về nhà làm lại.Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
- Hát
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con
- Nghe
- Theo dõi – 1 em đọc lại
- Sông Hương.
- Mùa hè và khi đêm xuống.
-3 câu.
- Các từ đầu câu: Mỗi, Những.
 Tên riêng: Hương Giang.
- Viết bảng con: phượng vĩ, đỏ rực, Hương Giang, dải lụa, lung linh.
- Nghe-viết
- Đổi vở dò bài
- Đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào Vở bài tập 
a) giải thưởng, rải rác, dải núi.
rành mạch, để dành, tranh giành.
b) sức khỏe, sứt mẻ
cắt đứt, đạo đức
nức nở, nứt nẻ.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- Tìm tiếng: dở, giấy, mực, bút.
- Thi đua tìm từ:
- Nghe
 ***************************
Kể chuyện: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I.Mục tiêu 
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể kể tiếp nối lời bạn.
- GD hs có hứng thú khi kể chuyện
*(Ghi chú: HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2).
 II. Chuẩn bị:
- 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động 
A. Bài cũ: 
- Gọi 3 HS kể chuyện: Sơn Tinh, Thủy Tinh
? Chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên điều gì có thật?
- Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm.
- Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể lại nội dung 1 bức tranh 
Bước 2: Kể trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày 
- Yêu cầu HS nhận xét.
- Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.
b) Kể lại câu chuyện theo vai
- Yêu cầu hs kể theo vai theo nhóm 3
=> Lưu ý hs thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói từng nhân vật.
- Gọi các nhóm thi kể.
- Nhận xét, bình chọn nhóm kể tốt
3. Củng cố – Dặn dò :
? Em học tập được ở nhân vật Tôm Càng đức tính gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện 
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.
- Hát
- 3 HS 
- Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ 
lụt
- Nghe
- Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
- Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- Kể theo nhóm
- 2 – 3 nhóm kể
Nhận xét bạn kể.
- Nêu ý kiến
- Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 4 tuan 26.doc