Giáo án lớp 3 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 7

Giáo án lớp 3 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 7

TOÁN

BẢNG NHÂN 7

I- MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

- Tự lập được và bước đầu thuộc bảng nhân 7.

- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.

III- CÁC HĐ DẠY- HỌC:

 

doc 40 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Năm học 2011 - 2012 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
toán
Bảng nhân 7
I- Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Tự lập được và bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III- Các HĐ dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1-KTBC: 3’
 37: 5 24 : 6
- Gọi 2 HS lên bảng,1 HS đọc bảng nhân 6.- Nhận xét, đánh giá. 
- HS làm bài.
- Nhận xét.
2- Bài mới:35’
*HĐ1:Giới thiệu bài.
- Giới thiệu- Ghi bảng
*HĐ2:HD thành lập bảng nhân 7.
* Lấy cho cô 1 thẻ có 7 hình tròn.
+ Có mấy hình tròn?
+ 7 hình tròn được lấy mấy lần?
- HS thực hành.
- Có 7 hình tròn.
- 1 lần.
+ 7 được lấy mấy lần?
- 7 được lấy 1 lần.
+ Lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 1 lần?
-7 x 1 = 7
7 x 1 = 7 7 x 6 = 42
7 x 2 = 14 7 x 7 = 49
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56
7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
7 x 5 = 35 7 x 10 = 70
*Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 hình tròn.
+ 7 hình tròn được lấy mấy lần?
+ Vậy 7 được lấy mấy lần?
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần.
- 2 lần.
- 7 được lấy 2 lần
- 7 x 2 = 14
+ 7 nhân 2 bằng mấy?
- 7 nhân 2 bằng 14
+ Vì sao con biết 7 nhân 2 bằng 14?
7 + 7 = 14 (đếm)
* Lấy 3 lần, mỗi lần 1 tấm bìa có 7 hình tròn.
+ 7 được lấy mấy lần?.
- 7 được lấy 3 lần
+ Lập cho cô phép tính
- 7 x 3 
+ Tìm kết quả 7 x 3 =..?
7 nhân 3 bằng 21
+ Vì sao con tìm được kết quả bằng 21.
14 + 7 = 21
7 + 7 + 7 = 21
- Gọi HS đọc lại 3 phép tính vừa lập, GV ghi bảng.
- Yêu cầu HS dựa vào cách lập trên để lập các phép tính còn lại.
- Gọi HS đọc phép nhân và kết quả.
- GV nói: Đây là bảng nhân 7. Các phép trong bảng đều có 1 thừa số là 7, thừa số còn lại lần lượt từ 1 đến 10.
*HĐ3Luyện đọc thuộc bảng nhân.
- GV hướng dẫn cách đọc, HS luyện đọc thuộc.
- Xoá dần bảng
- Tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Đọc đồng thanh.
- Đọc nhẩm
- Đọc thuộc lòng
*HĐ4Luyện tập thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm:
7 x 3 =21 7 x 1 =7
7 x 5 = 35 0 x 7 =0
7 x 7 = 49 7 x 0 =0
* Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS thực hành nhẩm theo nhóm đôi (1 HS hỏi- 1 HS trả lời).
- Gọi 1 số nhóm trình bày, nhận xét.
- GV ghi bảng: 0 x 7, 7 x 0.
- 1 HS đọc.
- Thực hành nhẩm nhóm đôi.
- Trình bày- Nhận xét.
+ Con có nhận xét gì về 2 phép tính trên?
Bài 2: Giải toán.
1 tuần lễ: 7 ngày
4 tuần lễ: ? ngày
Giải:4 tuần lễ có số ngàylà
7x4=28(ngày)
*Gọi HS đọc đề toán,nêu tóm tắt 
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở,đọc bài - Chữa bài, cho điểm.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài- chữa
- NX
Bài 3: Đếm thêm 7
*Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS đọc 
7,14,21,28,35,42,49,56,63,
+ Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
- Số 7.
70
+Tiếp sau số 7 là số nào?
-  là số 14
+ 7 cộng thêm mấy thì bằng 14.
- 7 +7 = 14
+ Tiếp sau số 14 là số nào?
-  là số 21
+ Con làm như thế nào để tìm được số 21?
 lấy 14 + 7 = 21
- Gọi HS làm,đọc bài làm.
- Nhận xét, củng cố.
-HS làm, đọc bài.NX
3- Củng cố, dặn dò.2’
- Gọi HS đọc bảng nhân 7 .
- Nhận xét giờ học.
tập đọc – kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
I- Mục tiêu:
A- Tập đọc:
1- Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ,phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
2- Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn.Phải tôn trọng luật giao thông,tôn trọng luật lệ quy tắc chung của cộng đồng.
B- Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật trong truyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy- học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc, tranh
III- các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Kiểm soát cảm xúc;Ra quyết định;Đảm nhận trách nhiệm
IV.Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng
-Trải nghiệm;Đặt câu hỏi
-Thảo luận cặp đôi-chia sẻ
V.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 3’
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài “Nhớ lại buổi đầu đi học”
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh -NX
2- Bài mới:35’
*HĐ1Giới thiệu bài
- Giới thiệu- Ghi bảng
*HĐ2Luyện đọc.
- Đọc mẫu
* GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
- Theo dõi.
- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Phát âm:lao đến, giây
- Yêu cầu HS luyện đọc từng câu.
- Theo dõi, sửa sai cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn 
- HS đọc tiếp nối câu.
- HS đọc từng đoạn
lát, nổi nóng, tán loạn
Đọc đúng: Bỗng/ ...thế.
// ...xích lô,/ vừa mếu máo//.
- Ông ơi!// cụ ơi!// Cháu xin lỗi cụ.//.
- Chú ý ngắt giọng đúng cho học sinh
- HS luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK.
-HS đọc
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- Tổ chức luyện đọc đoạn trong nhóm.
- Cho 1 - 2 nhóm thi đọc.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh.
-Lớp đọc đồng thanh.
*HĐ3Tìm hiểu bài.
* Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài.
+ Các bạn nhỏ đang chơi bóng ở đâu?
-Dưới lòng đường.
+ Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu?
- Vì bạn Long mải đá bóng 
+ Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?.
- Quang sút bóng chệch lên vỉa hè, quả bóng đập vào đầu một cụ già..
+ Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
- HS tự do trả lời.
*HĐ4Luyện đọc lại bài.
- Cho học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét, cho điểm.
kể chuyện 20'
*HĐ1Xác định yêu cầu.
* Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
- 1, 2 học sinh đọc.
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- HS kể tên.
+ Đoạn 1 có những nhân vật nào tham gia câu chuyện?
-Quang, Vũ, Long, bác lái xe máy.
- Gọi HS kể đoạn 1.
+ Khi đóng vai nhân vật trong truyện để kể, em phải chú ý điều gì trong cách xưng hô?
- Phải chọn xưng hô là tôi (hoặc mình, em).
*HĐ2Kể mẫu
* Gọi 3 HS kể trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn.
- 2 HS kể.
- Nhận xét
*HĐ3Kể theo nhóm
* Cho HS kể theo nhóm đôi, mỗi em chọn 1 đoạn.
- Kể theo nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò.2’
+ Khi đọc câu chuyện này, có bạn nói Quang thật là hư. Em có đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Vì sao?
- HS phát biểu theo suy nghĩ.
- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Tiết 1)
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết:
- Chúng ta cần quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em vì đó là những người thân, ruột thịt của chúng ta.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- Những bạn không có ông bà, cha mẹ, anh chị em cần được xã hội quan tâm, giúp đỡ.
2. Thái độ: Yêu quý, quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
3. Hành vi: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống.
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu nhóm, thẻ màu.
- Nội dung truyện "Khi mẹ ốm"
III- các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ,cảm xúc của người thân
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong hnững việc vừa sức
IV.Các phương pháp dạy học tích cực có thể sử dụng
-Thảo luận nhóm
-Đóng vai
-Kể chuyện
V.Các hoạt động dạy học
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 3'
2- Bài mới:35'
+ Tự làm lấy việc của mình là gì?
+ Em đã tự làm được những việc gì?
- GVNX- Đánh giá.
-2 HS - NX
*HĐ1 Giới thiệu bài
- Giới thiệu- Ghi bảng
*HĐ2Phân tích truyện "Khi mẹ ốm"
MT: HS hiểu bà mẹ là người tần tảo hết lòng vì chồng con, vì vậy chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc mẹ.
*HĐ3Thảo luận nhóm.
*GV đọc truyện
- GV chia nhóm 4 thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Bà mẹ trong truyện là người ntn?
+ Khi mẹ ốm, mẹ có nghỉ tay không?
+ Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc bạn nhỏ nghĩ và làm gì?
+ Việc làm của bạn nhỏ đúng hay sai? Vì sao?
- GVKL: cha mẹ, ông bà, anh chị em là người thân thiết ruột thịt bởi vậy chúng ta cần quan tâm chăm sóc họ.
* GV phát phiếu nhóm yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2
- 1 HS đọc lại.
- HS thảo luận,trả lời 
- NX, bổ sung.
-Chăm làm,thương con
-Không
-Thương mẹ
-HS thảo luận theo nhóm 2,trình bày.NX
*HĐ4Bày tỏ ý kiến
-MT: HS hiểu được ý nghĩa của sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
* GV nêu từng tình huống (VBT Đạo đức).
- Yêu cầu HS giải thích tại sao chọn màu đó?
GVKL:Việc quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn.
- HS suy nghĩ, giơ thẻ
- Đúng: đỏ
- Sai: xanh
- Lưỡng lự: trắng
3- Củng cố, dặn dò2'
- Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn học
- Hướng dẫn HS hoàn thành nốt các bài học trong ngày.
 - Giáo viên giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡng HS giỏi.
 - GV nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào tính giá trị biểu thức,giải toán 
-Nhận xét được tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể
- Chuẩn bị cho bài học "Gấp một số lên nhiều lần"
II- Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy- học. 
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 3’
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 7. - Nhận xét, đánh giá. 
- Học sinh đọc 
2- Bài mới: 35’
*HĐ1 Giới thiệu bài 
*HĐ2 Luyện tập. 
Bài 1: Tính nhẩm 
7x1=7 7x2=14
7x2=14 2x7=14
7x3=21
- Giới thiệu bài - ghi bảng 
*Cho học sinh thực hành nhóm đôi,trả lời. Nhận xét, đánh giá. 
+NX các phép tính ở cùng cột trong phần b? Rút ra KL?
- Học sinh thực hành nhóm đôi 
- 1 số nhóm trình bày -NX
Bài 2: Tính: 
 7 x 5 + 15 7 x 9 + 17 
=35+15 =63+17
=50 =80 
*Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng, lớp làm vở,đọc bài.Nhận xét
+Nêu thứ tự thực hiện phép tính?
-HS đọc
- Học sinh làm bài 
- Đọc bài làm 
- Nhận xét 
Bài 3: Giải toán 
1 lọ: 7 bông hoa 
5 lọ: .... bông hoa? 
Giải:5 lọ có số bông hoa là:
7x5=35(bông)
* Gọi học sinh đọc đề,nêu tóm tắt.
+Bài toán cho gì?Hỏi gì?
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở,đọc bài.NX
- HS đọc 
- Học sinh làm bài 
- Đọc bài - Nhận xét. 
Bài 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ chấm.
a.7x4=28(ô vưông)
b.4x7=28(ô vưông)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu 
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng,chữa-NX. 
- Học sinh đọc 
- Học sinh làm
- Đọc bài làm.NX
Bài 5: Viết tiếp số thích hợp nào vào chỗ chấm: 
a, 14,21,28,35,42
b, 56,49,42,35,28 
(Làm nếu còn thời gian)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi theo kiểu "tiếp sức" 
- Gọi học sinh đọc bài đúng. Nhận xét, củng cố. 
-HS đọc
- Học sinh chơi ,mỗi nhóm ... học.
toán
Bảng chia 7.
I- Mục tiêu:Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 và bước đầu học thuộc bảng chia 7.
- Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán (Về chia thành 7 phần bằng nhau và chia theo nhóm).
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III- Các HĐ dạy – học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 3'
- Yêu cầu HS làm BT 3.
- Nhận xét, cho điểm.
- HS làm bài, nhận xét
2- Bài mới:35'
*HĐ1Giới thiệu bài.
- Giới thiệu- Ghi bảng
*HĐ2Lập bảng chia 7
* Gắn một tấm bìa 7 chấm tròn.
- HS lấy đồ dùng.
0 0 0 0 0 0 0
+ Lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn vậy 7 lấy 1 lần là mấy?
- 7 lấy 1 lần là 7.
0 0 0 0 0 0 0
+ Hãy viết phép tính tương ứng với “7 lấy 1 lần”
7 x 1 = 7
0 0 0 0 0 0 0
+ Trên tấm bìa có 7 chấm tròn, ta cầm lấy 7 chấm tròn thì cầm mấy tấm bìa.
-Cầm 1 tấm bìa.
7x3=21
+ Hãy nêu phép tính để được số tấm bìa?
7 : 7 = 1 (tấm bìa)
21:3=7
+ Vậy 7: 7 = ?
7 : 7 = 1
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa “1 tấm có 7 chấm tròn, 2 tấm như thế có tất cả ? chấm tròn?
- 14 chấm tròn.
+ Hãy lập phép tính để được số chấm tròn?
7 x 2 = 14
+ Trên tất cả các tấm bìa có 14 chấm tròn. 1 tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
-2 tấm bìa
+ Hãy nêu phép tính tương ứng?
14 : 7 = 2 (tấm bìa)
+ Vậy 14 : 7 = ?
-> Ghi bảng
14 : 7 = 2
+ Xây dựng tiếp: 7 x 3= ..?
7 x 3 = 21
Vậy 21 : 7 = ?
21 : 7 = 3
-> Lần lượt ta lập hết bảng chia 7.
- GV ghi bảng
-HS làm theo nhóm đôi- nêu kết quả
*HĐ3Học thuộc bảng chia.
-Cho HS đọc thuộc bảng chia
- Cả lớp đọc đồng thanh.
+Hãy tìm điểm chung của các phép tính trong bảng chia 7?
-Số chia cùng là 7
+ Con có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 7?
- Là dãy số đếm thêm 7, bắt đầu từ 7.
+ Con có nhận xét gì về kết quả?
- kết quả là các số từ 1 –> 10.
- Tổ chức thi đọc thuộc bảng chia 7.
- HS đọc 
*HĐ4Luyện tập 
Bài 1: Tính nhẩm
* Bài tập yêu cầu gì?
- HS đọc 
28 : 7 70 : 7 21 : 7
14 : 7 56 : 7 63 : 7
- Cho HS thảo luận nhóm,đọc bài làm
- Nhận xét, đánh giá
- HS làm bài miệng theo nhóm đôi
+Số 0 chia cho 1số cho ta kết quả ntn?
- Đọc bài, nhận xét
Bài 2: Tính nhẩm
 7 x 5 =35 7 x 6 =42
35 : 7 =5 42 : 7 =6
35 : 5 =7 42 : 6 =7
* Bài yêu cầu gì?
-Cho HS thảo luận nhóm-trình bày -NX
+ Con có nhận xét gì về các phép tính ở từng cột ?
-> Đó là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- HS đọc 
- HS làm bài miệng 
- Đọc bài, nhận xét
- Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia
Bài 3: Giải toán
* Gọi HS đọc đề bài
- 1 HS đọc.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
TT: 7 hàng: 56 HS
 1 hàng : ? HS
-Yêu cầu 1 HS lên bảng , lớp làm vở,
đọc bài - Nhận xét
- HS làm bài.- Đọc bài
- Nhận xét
Giải:Mỗi hàng có số HS là:56:7=8(HS)
Bài 4: 
TT: 7 HS : 1 hàng
 56 HS : ?hàng
* Yêu cầu 1 HS đọc đề,tóm tắt
- Yêu cầu 1 HS lên bảng , lớp làm vở.
- Gọi HS đọc bài làm
- 1HS đọc
-HS làm bài- Đọc bài 
- Nhận xét
Giải:56HS xếp được số hàng là: 56:7=8(Hàng)
- Chữa bài, cho điểm
3- Củng cố, dặn dò2'
+ Đọc bảng chia 7
- Nhận xét giờ học
Hướng dẫn học
- Hướng dẫn HS hoàn thành nốt các bài học trong ngày.
- Giáo viên giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡngHS giỏi.
- GV nhận xét tiết học.
Chính tả (nghe - viết)
Bận
I- Mục tiêu:
 - Nghe và viết đúng đoạn từ "Cô bận cấy lúa Góp vào đời chung" trong bài thơ"Bận".
 - Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt en/oen; tr/ch hay iên/iêng.
 - Trình bày sạch, đẹp bài thơ.
II - Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, bảng con, phấn.
III- Các HĐ dạy- học:
Nội dung
HĐ của GV
HĐ của HS
1- KTBC: 3'
chảo rán, giò chả.
- GV đọc cho HS viết 
- GVNX - cho điểm
- 2 HS lên viết, cả lớp viết bảng con.NX
2- Bài mới: 35'
*HĐ1Giới thiệu bài.
- Giới thiệu- Ghi bảng.
*HĐ2HD viết chính tả
- Trao đổi về ND đoạn viết.
*GV đọc bài 1 lần.
+Khổ thơ 2,3 nói lên điều gì?
- HS theo dõi.
- Mọi người đều bận nhưng mà vui
- HD cách trình bày.
+ Đoạn thơ viết theo thể thơnào?
- 4 chữ.
+ Đoạn thơ có mấy khổ? mỗi khổ thơ có mấy dòng?
- 2 khổ, có 14 dòng thơ, khổ cuối có 8 dòng thơ.
+ Trong đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa?
-Chữ đầu câu.
+ Tên bài và chữ đầu câu viết như thế nào?
- Tên bài giữa trang vở, chữ đầu câu lùi vào 3 ô.
- HD viết từ khó.cấy lúa, thổi nấu, biết chăng.
- GV đọc từ khó 
- Nhận xét, sửa chữa
- 2 HS lên bảng , lớp viết bảng con.- NX.
 Viết chính tả
- GV đọc bài
- HS viết bài.
Soát lỗi
Chấm bài
- GV đọc soát lỗi
- Chấm 1 số bài - NX
- Soát lỗi.
*HĐ3 Làm bài tập.
Bài 2: Đáp án
Nhanh nhẹn,nhoẻn miệng cười,sắt hoen gỉ,hèn nhát
* Treo bảng phụ
- Cho HS làm bài-Chữa bài.NX
- HS đọc yêu cầu
- 1 HS lên bảng
-Cả lớp làm vở,chữa-NX
Bài 3(a): 
* Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc .
-Trung: trung thu-chung: chung thuỷ
-Trai: bạn trai-chai:cái chai
-Trống: cái trống-chống: chèo chống
- Yêu cầu HS làm bài,đọc bài.NX
- HS làm bài - đọc bài 
- Nhận xét
3- Củng cố- dặn dò.2'
- Nhận xét giờ học
Sinh hoạt
Tổng kết Tuần 7
I Mục tiêu 
 HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần 7
 Từ đó HS biết sửa chữa khuyết điểm và phát huy ưu điểm .
 Giáo dục ý thức sinh hoạt tốt
II Hoạt động dạy học 
1 ổn định nề nếp: Cho cả lớp hát 1 bài 
2 Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt 
 Từng tổ lên báo các tổng kết tổ mình 
 Cá nhân phát biểu ý kiến
 Lớp trưởng tổng kết xếp loại thi đua giữa các tổ 
3 Giáo viên nhận xét chung , 
 Nhắc nhở HS còn mắc khuyết điểm
 Khen HS ngoan có ý thức tốt 
4 Phương hướng tuần sau
 -Duy trì nề nếp học tập 
 -Tham gia các hoạt động của trường lớp 
 -Chăm sóc công trình măng non của lớp 
 -Phấn đấu đạt nhiều điểm 9 ,10 ở các môn học 
5 Hoạt động văn nghệ
Hướng dẫn học
- Hướng dẫn HS hoàn thành nốt các bài học trong ngày.
- Giáo viên giúp đỡ HS yếu,bồi dưỡngHS giỏi.
- GV nhận xét tiết học.
toán
Bảng chia 7.
I- Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7 và học thuộc bảng chia 7.
- Thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán (Vè chia thành 7 phần = nhau và chia theo nhóm).
II- Đồ dùng dạy- học:
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III- Các HĐ dạy – học:
Nội dung 
HĐ của GV
 HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ :.
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 7 – Nx cho điểm 
-2 HS đọc bảng nhân 7
B, Bài mới :
*HĐ1Giới thiệu- Ghi bảng
Trong giờ học toán hôm nay các con sẽ dựa vào bảng nhân 7 để thành lập bảng chia 7 . vận dụng bảng chia 7 để giải toán
Gv yêu cầu HS lấy 1 tấm bìa có 7 chấm tròn .
Hs lấy 
+ Hỏi 7 lấy 1 lần được mấy ?
Được 7
+ Hãy nêu phép tính tương ứng với “7 lấy 1 lần”
7 x 1 = 7
+ Trên tất cả các tấm bìa có 7 chấm tròn , biết mỗi tấm có 7 chấm tròn .Hỏi có bao nhiêu tấm?
( 1 tấm bìa).
+ Hãy nêu phép tính để tìm được số tấm bìa?
7 : 7 = 1 (tấm bìa)
7 x1 =7 -> 7 : 7=1
Vậy 7 : 7 được mấy ?
Cho Hs đọc phép tính 7x1 =7 
 7 : 7=1
7 : 7 = 1
Gv yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa “mỗi tấm có 7 chấm tròn, Hỏi 2 tấm có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
 14 chấm tròn.
+ Hãy nêu phép tính tìm được số chấm tròn có trong cả 2 tấm bìa ?
7 x 2 = 14
+ Có 14 chấm tròn, được chia đều vào các tấm bìa . Biết mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa được chia ?
(2 tấm bìa)
7 x 2= 14 -> 14 : 7=2
+ Hãy nêu phép tính tìm số tấm bìa ?
Cho HS đọc 7 x 2= 14 -> 14 : 7 =2
14 :7 =2(tấm bìa) Hs đọc
+ Tương tự cho HS lấy tiếp 3 tấm bìa, mỗi tấm bài có 7 chấm tròn Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
+ Hãy nêu phép tính tìm số chấm tròn ?
21 chấm tròn 
 7 X 3= 21 
7 x3 =21 -> 21 :7 =3
 7 x1 = 7 -> 7 :7 =1
7 x2 =14 -> 14 :7 =2
7 x3 =21 -> 21 :7 =3
21 chấm tròn chia đều về các tấm , mỗi tấm có 7 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm được chia ?
Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa ?
Cho Hs đọc 7 x3 = 21 , 21 : 7=3
Cho Hs đọc lại 3 phép chia vừa lập 
3 tấm được chia 
21 : 7 = 3
*Nêu điểm giống nhau của 3 phép chia trên ? 
GVKL : Đây chính là 3 phép chia có trong bảng chia 7.
+Qua 3 các lập bảng chia 7 ở trên con hãy cho biết - dựa vào đâu để em lập được bảng chia ? 
+ Tại sao con lại dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 ?
 Cho Hs lấy Ví dụ :
-Để lập tiếp bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7, có số chia là 7 các con hãy cùng nhau thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút .
 Đều có số chia là 7
( - Dựa vào số chấm tròn có trong mỗi tấm bìa 
-Dựa vào bảng nhân 7 ) 
->Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia ?
Hs thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày kết quả 
 Cho HS đọc đồng thanh bảng chia 7
. 
->Hãy tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 7 ?
Cho Hs đọc dãy số bị chia 
đều có dạng 1 số chia cho 7 
+ Con có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 7?
- Là dãy số đếm thêm 7, bắt đầu từ 7.
+ Con có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 7 ?
- kết quả là các số lần lượt từ 1 – 10.
Gv dành 1 phút cho Hs nhẩm thuộc bảng chia 7
Gv xoá dần phần kết quả cho Hs đọc 
HS nhẩm 
* Thi đọc theo tổ theo cá nhân, theo bàn 
Hs thi 
*HĐ2
* Luyện tập 
Bài 1:
- HS đọc đầu bài.
28 : 7 = 4 70 : 7 = 10 21 : 7= 3 42 :7 =6
14 : 7 = 2 56 : 7 =8 63 : 7=9 42 :6 =7
49 :7 =7 35 : 7=5 7: 7 =1 0: 7= 0
Lưu ý : 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0 
HS đọc miệng nối tiếp 
- Gọi HS đọc bài làm
HS đọc đầu bài
- Nhận xét, đánh giá
 Bài 2: Cho Hs thảo luận nhóm đôi 
Nêu cách tính nhẩm nhanh ?
Cho Hs làm mẫu 1 cột 
Cho Hs làm vở 
Gọi 3 HS lên làm 3 cột tiếp theo 
Gọi đọc bài làm 
NX
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 2 = 14 
35 : 7 = 5 42 : 7 =6 14 : 7=2 
35 :5 = 7 42 : 6= 7 14: 2 =7 
-.
->Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia ?
- HS làm bài miệng 
- Đọc bài, nhận xét
GVKL:
-> Đó là mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
Bài 3: 
- 1 HS đọc.
+ Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Đọc bài
 Giải 
Mỗi hàng có số học sinh là :
 56 :7 = 8 ( HS )
 Đáp số : 8 học sinh 
- Nhận xét
Bài 4: 
Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Đầu bài cho gì yêu cầu tìm gì ?
Bài 4 ngược với bài 3, bài 3 tìm số HS còn bài 4 là đi tìm số hàng 
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở.
- 1HS đọc đề bài 
 Giải 
 Số hàng xếp được là :
 56 :7 = 8 ( hàng )
 Đáp số : 8 hàng 
- Gọi HS đọc bài làm
- Đọc bài làm
- Chữa bài, cho điểm
* GV cho Hs chơi trò chơi : Tìm nhà cho mây
- Nhận xét
C, Củng dặn dò :
+ Đọc bảng chia 7 - Hs lên trên bảng đọc 
 3 HS đọc
- Nhận xét giờ học , dặn dò 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan7.doc