Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Môn: Toán

Bài : Đọc viết so sánh số có ba chữ số

I/ MỤC TIÊU :

- Biết cách đọc, viết , so sánh các số có ba chữ số.

II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1

Học sinh : Vở bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH

1.Khởi động:

 Hát bài Lớp chúng ta đoàn kết

Kiểm tra bài cu:(5 phút)

Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.

* Giới thiệu bài

Trong giờ này các em sẽ được ôn tập về đọc viết và so sánh các số có ba chữ số.

 2. Các hoạt động chính:

*Hoạt động 1: Ôn tập về đọc viết số

+Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc viết số có ba chữ số.

+Cách tiến hành: (5phút ,VBT)

 

doc 36 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Toán
Bài : Đọc viết so sánh số có ba chữ số
I/ MỤC TIÊU :
 Biết cách đọc, viết , so sánh các số có ba chữ số.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1 
Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động:
 Hát bài Lớp chúng ta đoàn kết 
Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
* Giới thiệu bài
Trong giờ này các em sẽ được ôn tập vềâ đọc viết và so sánh các số có ba chữ số.
 2. Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Ôn tập về đọc viết số
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc viết số có ba chữ số.
+Cách tiến hành: (5phút ,VBT)
-Giáo viên đọc cho Hsviết các số sau:456,227 ,134,506,906,780.
-GV viết lên bảng các số có ba chữ số và yêu cầu HS đọc nối tiếp theo bàn.
-Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK.Yêu cầu hai HS ngồi cạnh nhau kiểm tra bài của nhau.
*Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số.
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng sắp xếp thứ tự các số từ bé đến bé và ngược lại.
+Cách tiến hành: (5 phút ,bảng phụ)
GV treo bảng phụ có ghi sẵn BT2 yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài .
-GV gọi HS nhận xét và chốt ý.
*Hoạt động 3: Ôn luyện về so sánh và thứ tự số.
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh và sắp xếp thứ tự số.
+Cách tiến hành: (15 phút,VBT)
 -Bốn HS lên bảng lớp cả lớp làm vào nháp.
 -Từng bàn HS nối tiếp nhau đọc.
 -HS làm bài và nhận xét bài của bạn.
 -HS suy nghĩ và tự làm bài,một HS lên bảng làm vào bảng phụ.
-GV gọi HS đọc BT3 và yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
-Gọi HS sửa bài của bạn trên bảng. GV nhận xét chung.
Bài 4:
Yêu cầu HS đọc đề bài sau đó đọc dãy số.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS đổi chéo tập để kiểm tra bài của bạn.
Bài 5:
-Gọi 1HS đọc đề bài
Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
-Chữa bài.
 -GV đưa ra nhận xét chung.
*Hoạt động 4: Củng cố
Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về đọc,viết ,so sánh các số có ba chữ số.
*GV nhận xét tiết học.
-3HS lên bảng làm bài cả lớp làm vào VBT.
 -Một HS đọc yêu cầu bài
 -Cả lớp làm bài vào VBT.
 -Một HS đọc bài.
 -Cả lớp làm bài vào VBT.
 -2HS lên bảng làm bài.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
Môn: Toán 
Bài : Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ )
I/ MỤC TIÊU 
 Biết cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
Hỗ trợ HS khó khăn: hướng dẫn trực tiếp BT3,4.
Phát triển HS khá giỏi: BT5.
II/ CHUẨN BỊ: - Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1. 
 - Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động:
 Hát bài Vào lớp rồi.
Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
-Giáo viên gọi HS làm bài tập.
-Nhận xét ,chữa bài và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Ôn tập về cộng ,trừ các số có ba chữ số
+Mục tiêu:Rèn kĩ năng cộng ,trừ các số có ba chữ số.
+Cách tiến hành:(10phút ,bảng phụ)
-Bài 1:
-Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu cả lớp làm bài .
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc nhẩm từng phép tính.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
*Hoạt động 2: Ôn tập giải toán về nhiều hơn ,ít hơn .
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
 -3 HS làm bài trên bảng.
.
 -Bài tập yêu cầu tính nhẩm.
 - HS lần lượt đọc kết quả.
 -Đặt tính rồi tính.
 -4 HS lên bảng làm bài,cả lớp làm vào SGK.
- HS đọc.
-HD mẫu.
- GV hướng dẫn phân tích bài.
-1 HS lên bảng làm bài , HS làm bài vào vở.
-Gọi HS sửa bài của bạn trên bảng. GV nhận xét chung.
Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Bài toán hỏi gì?
-Giá tiền của một phong bì như thế nào với giá tiền một tem thư? 
-Yêu cầu HS làm bài.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5:
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS lập phép tính cộng trước sau đó dựa vào phép tính cộng để lập phép tính trừ.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Hoạt động 3: Củng cố
-Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về cộng trừ các số có ba chữ số với số có ba chữ số.
-GV nhận xét tiết học.
HS phân tích bài.
1 HS làm bảng.
HS sửa bài.
- HS đọc.
 -Bài toán hỏi giá tiền của một tem thư.
 -Giá tiền của một phong bì ít hơn giá tiền một tem thư là 600 đồng.
 -Một HS lên bảng làm bài HS cả lớp làm bài vào VBT.
 -Một HS đọc đề.
- Đặt câu hỏi gợi ý.
- Đặt câu hỏi gợi ý.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
Môn: Toán 
Bài : Luyện tập
I/ MỤC TIÊU :
Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) .
Biết giải toán về “Tìm x”, giải toán có lời văn (có một phép trừ).
* Hỗ trợ HS khó khăn: HD áp dụng các quy tắc vào BT tìm x.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1. 
	 Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như BT4.
 -Học sinh : Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động:(5phút)
 2.Kiểm tra bài cũ:
 -GV gọi HS làm bài tập.
 -GV nhận xét cho điểm.
 3.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
 +Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm tính cộng trừ các số có ba chữ số và giải bài toán liên quan.
 +Cách tiến hành: (25 phút)
 Bài 1:
 -Yêu cầu HS tự làm bài .
 -Chữa bài ,hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính. 
 Bài 2:
 -Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ.
-Yêu cầu HS tự làm bài .
 -Chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3:
 -Gọi một HS đọc yêu cầu bài.
 -3 HS lên bảng làm bài.
-Một HS lên bảng làm bài,cả lớp làm bài vào VBT.
-HS suy nghĩ và tự làm bài,một HS lên bảng làm vào bảng phụ.
- HS đọc.
-Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả bao nhiêu học sinh?
 -Trong đó có bao nhiêu học sinh khối lớp Một?
 -Muốn tìm số học sinh khốilớp Hai ta phải làm như thế nào?
 -Vì sao? 
 -GV yêu cầu cả iớp làm bài .
- Gọi HS sửa bài của bạn trên bảng. GV nhận xét chung.
*Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
-Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
-GV nhận xét tiết học.
 - Có 468 học sinh.
 -Trong đó có 260 học sinh khối lớp Một.
 -Ta phải thực hiện tính trừ:468 – 260
 -Vì tổng số học sinh khối lớp Một và khối lớp Hai là 468 học sinh ,đã biết số học sinh khối lớp Một là 260 học sinh, muốn tính số học sinh khối lớp Hai ta phải lấy tổng trừ đi số học sinh khối lớp Một đã biết.
-Một HS lên bảng làm,HS cả lớp làm bài vào VBT.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
Môn: Toán 
Bài : Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần ) 
I/ MỤC TIÊU 	 
 Biết cách thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm) 
Tính được độ dài đường gấp khúc.
Hỗ trợ HS khó khăn: hướng dẫn trực tiếp thực hiện các phép tính.
Phát triển HS khá giỏi: BT5.
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1. 
Học sinh : Vở bài tập.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Khởi động (5 phút):
* Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi HS làm bài tập.
 -Nhận xét ,chữa bài và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài:
Trong giờ này các em sẽ biết làm tính cộng số có ba chữ số (có nhớ một lần).
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
+Mục tiêu: Biết cách làm tính cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần).
+Cách tiến hành: (10phút ,ï)
a) Phép cộng 435+127
-Viết lên bảng phép tính 435+127 = ? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc
-Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ va øtự thực hiện phép tính trên.
-GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học trong SGK.
-Vậy 435 cộng 127 bằng bao nhiêu?
b) Phép cộng 256 + 162
-GV tiến hành các bước tương tự như với phép cộng trên.
 -3 HS lên bàng làm bài.
 -Một HS lên bảng đặt tính và tính,cả lớp làm bài vào nháp.
 -435 cộng 127 bằng 562
+Lưu ý:
-Phép cộng 435+127=562 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng đơn vị sang hàng chục.
-Phép cộng 256+162 =418 là phép cộng có nhớ một lần từ hàng chục sang hàng trăm.
*Hoạt động 2: Luyện tập-Thực hành:
+Mục tiêu: Rèn kĩ năng làm tính cộng và giải toán liên quan.
+Cách tiến hành:(15 phút,VBT)
Bài 1:
-Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
-Yêu cầu HS lên bảng nêu rõ cách thực phép tính của mình.
-Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu cầu bài.
-Yêu cầu HS làm bài tương tự bài tập 1.
Bài 3:
.Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
-Yêu cẩu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào VBT.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5: 
-Yêu cầu HS tự làm. 
*Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò (5 Phút)
-Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về cộng các số 1 lần .
* Nhận xét tiết học .
-Bài tập yêu cầu ta tính
 -Một HS lên bảng làm bài ,cả lớp làm vào VBT.
 HS cả lớp theo dõi và nhận xétbài của bạn.
 -Bài yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
 - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT.
 - Tính độ dài đường gấp khúcABC..
 - Ta tính tổng độ dài của các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó. 
- ... Quan sát tranh.
 -2 HS cùng trao đổi về vị trí và tên gọi các bộ phận của cơ quan hô hấp.
 -HS quan sát tranh.
 -HS quan sát hình và trả lời.
 -1 số HS lên bảng chỉ và nêu rõ đường đi của không khí. Học sinh khác nhận xét và bổ xung.
 -HS thực hiện bịt mũi, nín thở 
 -HS tự do phát biểu ý kiến 
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
Bài 2 : NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I/ MỤC TIÊU 
Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
 Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe.
* Phát triển HS khá giỏi: Biết được khí hít vào, khí Oxy có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi, đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Các hình minh hoạ trang 6,7 phóng to.
	 -Học sinh : Vở bài tập, các thẻ xanh, đỏ. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Hoạt động khởi động :(5 phút)	
 +Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng và trả lời các câu hỏi:
+ Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì? Hoạt động thở gồm mấy cử động, đó là những cử động gì?
+Yêu cầu 1 HS chỉ hình và nêu rõ tên các bộ phận của cơ quan hô hấp, đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
*GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài 
 Nên thở như thế nào?
3.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Liên hệ thực tiễn và trả lời câu hỏi.
 +Mục tiêu: Hiểu vai trò của mũi trong hô hấp và ý nghĩa của việc thở bằng mũi.
 +Cách tiến hành (10 phút)
-GV treo bảng phụ có ghi sẵn các câu hỏi:
 + Quan sát phía trong mũi em thấy có những gì?
 + Khi bị sổ mũi em thấy có những gì chảy ra từ trong mũi?
 + Hằng ngày, khi dùng khăn sạch lau mặt, em thấy trên khăn có những gì?
 + Tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng? 
 -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
 -Gọi HS đại diện trả lời từng câu hỏi 
 -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 -2 HS đọc các câu hỏi trên bảng 
 -HS hoạt động theo cặp. 
 -4HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung .
-GV kết luận: Trong mũi có nhiều lông giúp cản bớt bụi làm không khí vào phổi sạch hơn. Chúng ta nên thở bằng mũi vì như thế là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khoẻ . không nên thở bằng miệng vì thở như thế các chất bụi, bẩn vẫn dễ vào được bên trong cơ quan hô hấp, có hại cho sức khoẻ. 
*Hoạt động 2: Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc phải thở không khí có nhiều khói, bụi.
 +Mục tiêu: Hiểu được Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc phải thở không khí có nhiều khói, bụi.
+Cách tiến hành (10 phút,tranh ) 
-Em cảm thấy thế nào khi được hít thở không khí trong lành ở trong các công viên, vườn hoa?
-Em cảm thấy thế nào khi đi ngoài đường có nhiều bụi khói hoặc ở trong bếp đun nhiều củi, rơm?
GV kết luận: Bầu không khí trong các công viên, vườn hoa rất trong lành và nhiều Oxy. Khi đuược hít thở bầu không khí ấy chúng ta cảm thấy khoan khoái dễ chịu. Còn không khí ở ngoài đường nhiều xe qua lại có nhiề khí Các –bô – nic. Và các khí độc hại làm ô nhiễm, có hại cho sức khỏe. 
*Hoạt động 3: Kiểm tra cuối tiết học 
+Mục tiêu: Kiểm tra việc nắm kiến thức của HS.
+Cách tiến hành (10 phút,thẻ) 
 -GV chuẩn bị 4 câu hỏi:
 + Trong mũi có những gì?
 + Thở thế nào là hợp vệ sinh?
 + Khi hít vào, cơ thể nhận được khí gì? Khi thở ra cơ thể thải ra khí gì?
 + Ích lợi của việc hít thở không khí trong lành là gì?
 -GV chia lớp thành 4 nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra kết quả bằng cách giơ thẻ xanh, đỏ.
 -GV tổng kết chung 
* Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu HS thực hiện bài học 
-Nhận xét tiết học.
 -Khoan khoái,dễ chịu ...
 -Ngột ngạt khó chịu 
 -Chia nhóm và thảo luận các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :	
Môn: MĨ THUẬT
Bài 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH THIẾU NHI
I/ MỤC TIÊU 
 - HS tiếp xúc ,làm quen với tranh của thiếu nhi ,của hoạ sĩ.
Hiểu nội dung, cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
* Phát triển HS khá giỏi: chỉ ra được các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà em yêu thích. 
CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Sưu tầm 1 số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.
	Học sinh :Vở tập vẽ,tranh ảnh về môi trường ,bút chì ,màu vẽ. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Hoạt động khởi động :(5 phút)	
 +Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài 
 -GV giới thiệu tranh vẽ về đề tài môi trường để HS quan sát.
-GV giới thiệu các hoạt động về bảo vệ môi trường trong cuộc sống.
-GV giới thiệu tranh và gợi ý HS nhận ra:
+Tranh vẽ về đề tài môi trường.
+Đề tài bảo vệ môi trưồng rất phong phú và đa dạng.
-Do có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh rất đẹp để chúng ta cùng xem.
3.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1: Xem tranh 
+Mục tiêu: Hiểu được nội dung từng bức tranh.
 +Cách tiến hành (20 phút,tranh)
-GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi về tìm hiểu nội dung tranh .Ví dụ:
+Tranh vẽ hoạt động gì?
+Những hình ảnh chính và hình ảnh phụ trong tranh?
+Hình dáng ,động tác của các hình ảnh chính trong tranh như thế nào? Ở đâu?
+Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
 -HS quan sát.
-Tranh vẽ các bạn đang chăm sóc cây xanh.
-Hình ảnh chính là các bạn và cây ,hình ảnh phụ là các phần còn lại .
-Các bạn đang tích cực làm :bạn trồng ,bạn tưới .. Ở vườn trường .
-Màu sắc chính trong tranh là màu xanh.
-Sau khi HS trả lời đủ và đúng GV khen ngợi ,động viên khích lệ HS . HS nào trả lời chưa đúng ,cần sửa chữa và bở sung thêm.
-GV nhấn mạnh :
+Xem tranh tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp dể yêu thích cái đẹp .
+Xem tranh cần có những nhận xét riêng của mình.
*Hoạt động 2:Nhận xét ,đánh giá.(5 phút) 
-Nhận xét tiết học.
-Khen ngợi những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung của tranh.
* Dặn dò:
-Yêu cầu HS chuẩn bị cho bài học sau:Tìm và xem những đồ vật nào có trang trí dường diềm.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh : 	
Môn: THỦ CÔNG
Bài 1: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI(Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU 
- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
 - Gấp được tàu thuỷ 2 ống khói các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tảu thủy tương đối cân đối. 
* Phát triển HS khá, giỏi: Gấp được tàu thủy 2 ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối.
CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu tàu thuỷ có 2 ống khói có kích thước đủ lớn để cả lớp quan sát được.Quy trình gấp tàu thuỷ 2 ống khói,bút màu ,kéo.
	-Học sinh :Vở thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
	HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1.Hoạt động khởi động :(5 phút)	
 +Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài 
3.Các hoạt động chính:
 *Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
+Mục tiêu:Quan sát và nêu ra được nhận xét về tàu thuỷ hai ống khói. 
+Cách tiến hành (10 phút)
-GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm ,hình dáng của tàu thuỷ . 
-GV giải thích:Hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp bằng giấygần giống như tàu thuỷ,trong thực tế tàu thuỷ được làm bằng sắt,thép và có cấu tạo phức tạp hơn nhiều.
-Vậy tàu thuỷ dùng để làm gì?
Hoạt động 2:GV hướng dẫn mẫu.
+Mục tiêu:Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói. 
+Cách tiến hành (15 phút)
+Bước 1:Gấp ,cắt tờ giấy hình vuông.
-GV gọi HS nhắc lại cách cắt tờ giấy hình vuông.
+Bước 2:Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông
-HS quan sát.
-Tàu thuỷ có 2 ống khói giống nhau ở giữa,mỗi bên thành tàu có 2 tam giác giống nhau,mũi tàu thẳng đứng.
-Chở hành khách,vận chuyển hàng hoá trên sông,biển...
-1 HS nhắc lại.
-Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và 2 đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra.
+Bước 3:Gấp tàu thuỷ 2 ống khói
-Đặt tờ giấy hình vuông lên bàn, gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào.
-Lật hình 3 ra mặt sau và gấp tiếp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O, được hình 4.
-Lật hình 4 ra mặt sau và gấp tiếp lần lượt 4 đỉnh của hình 4 vào điểm O, được hình 5.
-Lật hình 5 ra mặt sau được hình 6.
-Trên hình 6 có 4 ô vuông. Mỗi O vuông có hai tam giác. Cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 O vuông và dùng tay cái đẩy O vuông đó lên . cũng làm như vậy với O vuông đối diện ta được hai ống khói của tàu thuỷ ( H7 )
-Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới hai ô vuông còn lại để kéo sang hai phía. Đồng thời dùng ngón cái và ngón giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói H8
-GV gọi 2 HS lên bảng nhắc lại các bước gấy tàu thuỷ hai ống khói.
-GV cho HS tập gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy.
*Hoạt động 3:Củng cố –dặn dò.(5 phút)
-Yêu cầu HS chuẩn bị giấy giấy thủ công,bút màu, kéo để tiết sau gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Nhận xét tiết học.
Quan sát và lắng nghe.
Nhận xét qua bài dạy :
 Giáo viên 	
Học sinh :.	

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 1 theo chuan kien thuc.doc