Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 đến 3 - GV: Lê Thị Lựu

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 đến 3 - GV: Lê Thị Lựu

Sáng

Tiếng Việt : LUYỆN THÊM.

I. Mục tiêu:

 - Ôn luyện một số bài học thuộc lòng ở lớp hai.

 - Đọc bài Đơn xin vào Đội.

 - Phụ đạo thêm các em yếu về đọc và viết.

 II. Các hoạt động dạy học:

HĐ của GV

1. GV nêu nhiệm vụ:

 - Nhắc lại một số bài thuộc lòng ở lớp 2 mà em còn nhớ.

 - Đọc bài theo nhóm.

 - GV nhận xét

 2. GV yêu cầu HS đọc bài Đơn xin vào Đội và tìm hiểu nội dung của bài.

 - GV chú trọng vào các em yếu.

3. Củng cố - dặn dò:

 - Về nhà tập kể chuyện.

 - Nhận xét tiết học.

 

doc 62 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 đến 3 - GV: Lê Thị Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 17 tháng 08 năm 2009
Sáng
Tiếng Việt : LUYỆN THÊM.
I. Mục tiêu:
 - Ôn luyện một số bài học thuộc lòng ở lớp hai.
 - Đọc bài Đơn xin vào Đội.
 - Phụ đạo thêm các em yếu về đọc và viết.
 II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. GV nêu nhiệm vụ:
 - Nhắc lại một số bài thuộc lòng ở lớp 2 mà em còn nhớ.
 - Đọc bài theo nhóm.
 - GV nhận xét
 2. GV yêu cầu HS đọc bài Đơn xin vào Đội và tìm hiểu nội dung của bài.
 - GV chú trọng vào các em yếu.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Về nhà tập kể chuyện.
 - Nhận xét tiết học.
Một vài em nhắc.
- HS tổ chức đọc bài theo nhóm.
- Các bạn khá, giỏi giúpcác bạn yếu .
-HS đọc và tìm hiểu nội dung, hình thức lá đơn
-HS ghi nhớ để thực hiện
Toán: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu:
 - Ôn lại toàn bộ các bảng nhân, chia từ 2 đến 5.
 - Cộng trừ các số có ba chữ số trường hợp không nhớ. Tìm x
II. Các HĐ dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Giới thiệu bài:
2. Bài học:
a. Ôn bảng nhân, chia:
 -Tổ chức cho HS ôn trong nhóm.
 - GV nhận xét nhắc nhở HS.
b. Bài tập:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 -Yêu cầu HS làm bài tập 1/ tr5, VBT Toán.
 - GV hướng dẫn các em yếu.
 - Nhận xét
Bài 2: Tìm X:
 - Các em làm bài ở vở BT.
 - GV nhận xét bổ sung.
 3. Củng cố- dặn dò:
 - Về nhà ôn thật thuộc các bảng nhân chia đã học.
 - Nhận xét tiết học.
 HS lắng nghe
- HS tổ chức ôn theo nhóm các em thuộc, giúp đỡ các em chưa thuộc.
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- Tự làm bài vào vở.
- 2 em lên bảng làm .
- Nhận xét
- HS tự làm bài
- Nêu kết quả, các bạn khác nhận xét bổ sung.
- HS ghi nhớ.
Tập đọc - Kể chuyện:
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu : 
A.Tập đọc :
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng,rành mạch các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
 - Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật( cậu bé, nhà vua)
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
 - Trả lời được các câu hỏi trong SGK
 - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
 B. Kể chuyện:
 - Kể lại được từng doạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK phóng to.
 - Bảng viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A.Mở đầu:
Giới thiệu 8 chủ điểm.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Cậu bé thông minh.
2. Luyện đọc:
a. Đọc toàn bài: Thể hiện được giọng đọc.
b.Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Đọc từng câu:
+ Hướng dẫn HS phát âm đúng các từ ngữ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
 Nhắc HS ngắt nghỉ hơi đúng.
+ Hướng dẫn HS luyện đọc câu.
+ Cho HS đọc từ được giải nghĩa cuối bài.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
H: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
H: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
* Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
H: Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy rằng lệnh của ngài là vô lí ?
* Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
H: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
H: Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
* Nêu ý nghĩa câu chuyện:
H: Câu chuyện này nói lên điều gì ?
4. Luyện đọc lại:
- Chọn đọc mẫu 1 đoạn .
- Chia HS thành các nhóm và cho các em phân vai đọc.
- GV nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc từ khó.
- Nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu khó.
- Đọc từ chú giải cuối bài.
- Từng em trong nhóm đọc đoạn.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
 *Đọc thầm đoạn 1
- Lệnh cho mỗi làng trong vùng nộp 1 con gà trống biết đẻ trừng.
- Vì gà trống không đẻ trứng được.
* Đọc thầm đoạn 2.
- Bố đẻ em bé.
 * Đọc thầm đoạn 3.
- Rèn một chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- Yêu cầu một việc vua không thể làm được để khỏi thực hiện lệnh vua.
* Đọc thầm cả bài - trả lời.
- Ca ngợi tài trí của cậu bé.
- Lắng nghe.
- Các nhóm phân vai dựng lại câu chuyện.
KỂ CHUYỆN1. Nêu nhiệm vụ:
*Trong phần kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 3 bức tranh minh hoạ 3 đoạn truyện và tập kể lại 3 đoạn đó.
2. Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
a. Cho HS quan sát bức tranh.
b. Mời 3 em vừa quan sát tranh vừa tiếp nối nhau kể . Nếu HS lúng túng, GV có thể đặt câu hỏi gợi ý.
c. Sau mỗi lần HS kể, cùng lớp nhận xét nhanh.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nêu câu hỏi : Trong câu chuyện, em thích ai ? nhân vật nào ? vì sao ?
- Động viên, khuyến khích HS kể hay.
- Quan sát 3 bức tranh 3 đoạn câu chuyện.
- Quan sát tranh và kể 3 đoạn.
- Nhận xét : Kể đủ ý, đúng trình tự diễn đạt, nói thành câu, dùng từ phù hợp cách thể hiện, giọng kể thích hợp tự nhiên.
- Trả lời .
Toán: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1.Giới thiệu bài.
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 Viết (theo mẫu)
- Cho HS tự ghi chữ, viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- Cho HS đọc kết quả.
Bài 2 Viết số thích hợp vào ô trống:
- Cho HS điền số thích hợp vào ô trống.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 3 
- Cho HS tự điền dấu thích hợp( =) vào chỗ chấm.
- Với trường hợp các phép tính, khi điền dấu có thể giải thích
 30 + 100 < 331
 130
 243 = 200 + 40 + 3; giải thích miệng.
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số sau:
Yêu cầu HS chỉ ra số lớn nhất.
*Bài 5:(1 số HS làm)
- Cho HS tự làm vào vở.
III. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Đọc yêu cầu
- Điền vào chỗ chấm.
- Theo dõi, chữa bài.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng con.
 310, 311, 312,.........................319.
 400, 399, 398,.........................391.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm vào vở.
303 < 330 30 + 100 < 131
615 > 516 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 243 = 200 + 40 + 3
- Nêu yêu cầu.
- 735.
- 375, 421, 573, 241, 735, 142.
- Tự làm vào vở 
 a. 162, 241, 425, 519, 573.
 b. 830, 537, 519, 425, 241.
- HS ghi nhớ
Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1- HS biết : 
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
 - Biết được tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và tình cảm giữa thiếu nhi đối với Bác Hồ.
 * Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
 2 - HS hiểu: - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
 * Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
 3 - HS có tình cảm kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh ảnh...
 - Tranh phóng to.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Giới thiệu bài:
 Kính yêu Bác Hồ.
2. Các hoạt động:
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu một số thông tin về Bác Hồ.
- Các nhóm thảo luận:
 Em biết gì thêm về Bác Hồ ?
 Ví dụ : Bác sinh ngày ... tháng ... năm nào ? Quê ở đâu ?
- Kết luận : Bác Hồ tên hồi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, quê ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị chủ chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam chúng ta. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác đã mang nhiều tên gọi Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh....
* Hoạt động 2 : Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác.
- GV kể chuyện SGK.
- Thảo luận :
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu ?
- Kết luận :
+ Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
+ Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng .
- Yêu cầu mỗi em đọc 1 câu.
- Yêu cầu mỗi nhóm tìm ra một biểu hiện cụ thể.
3. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy.
- Ghi nhớ và thực hiện đúng 5 điều Bác Hồ dạy.
Sưu tầm các bài thơ, bài hát, tranh ảnh...
- Nhận xét tiết học.
- Hát bài “ Ai yêu Bác Hồ ....”
- Thảo luận theo câu hỏi
- Đại diện các nhóm lên giới thiệu. Lớp trao đổi.
- Trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe câu chuyện.
- Dựa vào nội dung câu chuyện và tìm câu trả lời.
- Lắng nghe.
- Mỗi em đọc một câu.
- Các nhóm làm việc.
- Ghi lại biểu hiện vừa tìm được.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Thứ ba ngày 18 tháng 8 năm 2009.
 Tiếng Việt: ÔN LUYỆN
 I. Mục tiêu:
 - Rèn luyện HS yếu đọc thông viết thạo.
 - Các em HS sinh khá giỏi đọc bài và biết cảm thụ bài văn.
 - Hiểu được nội dung bài đọc.
 II. Chuẩn bị:
 - GV chuẩn bị nội dung bài đọc và một số câu hỏi khai thác nội dung.
 III. Các hoạt động dạy - học:
HĐ của GV
HĐ của HS
1. Khởi động:
2. Bài ôn:
a, Giới thiệu bài:
Học bài Đơn xin vào Đội
b, HD đọc bài và tìm hiểu nội dung:
- Gv viên đọc bài một lần, yêu cầu các em chú ý bố cục bài văn ( lá đơn).
- Yêu cầu HS đọc ( chú ý các em yếu)
- Đặt câu hỏi để HS trả lời ( dành cho HS khá giỏi).
3. Củng cố - dặn dò:
- Về nhà đọc lại bài, ghi nhớ cách viết đơn để tiết tập làm van làm cho tốt.
- Hát
- Chú ý
- Lắng nghe Gv đọc
- Theo dõi và tìm hiểu bố cục.
- Thi đua đọc giữa các bạn trong nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác.
- Trả lời câu hỏi để hiểu nội dung và cách trình bày một lá đơn để chuẩn bị cho bài làm văn tiết tới.
- Các em khá giỏi cần cố gắng đọc đúng giọng, điệu của văn bản.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
Thủ công: GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI ( tiết 1)
I. Mục tiêu
Hs biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói
Gấp được tàu thuỷ hai ống khói .Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. tàu thuỷ tương đối cân đối.
HS khéo tay gấp được tàu thuỷ hai ống khói các nếp gấp thẳng, phẳng. tàu thuỷ tương đối cân đối.
HS hứng thú và yêu thích gấp hình
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng thủ công màu
Quy trình gấp, tàu thuỷ hai ống khói có hình vẽ minh hoạ
Giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
. Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn, HS quan sát và nhận xét
H: Hình dáng tàu thuỷ hai ống khói?
H: màu sắc?
H: Các phần tàu thuỷ hai ống khói (phần ống khói, thân)
-Mở dần mẫu ra
2. Hoạt động 2:
 Hướng dẫn mẫu
B1: Gấp cắt tạo tờ giấy hình vuông
Hình 1 SGV
B2:Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gáp giữa  ... Cùng giáo viên chốt lại lời giải đúng 
 Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã trông thấy ông tôi tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông tôi hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông chỉ phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào cho cả gia đình tôi.
- HS ghi nhớ
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009.
Toán : XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách xem dồng hồ khi kim phút chỉ vào số 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳn hạn giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.
- Tiếp tục có biểu tượng về thời gian và hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS
II.Đồ dùng dạy học
-Mặt đồng hồ bằng bìa 
-Đồng hồ để bàn 
III.Các hoạt động
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
*Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài củ
*HS nhận xét 
- HS quan sát và xem đồng hồ 
-Nêu 2 cách tính thời điểm bằng 2 cách 
8 giờ 35ph hoặc 9 giờ kém 25ph
8 giờ 45ph hoặc 9 giờ kém 15ph
8 giờ 55ph hoặc 9 gời kém 5ph
-HS kiểm tra chéo nhau
HS quan sát kĩ mặt đồng hồ rồi trả lời các câu hỏi tương ứng 
A/Kiểm tra bài cũ í
B/Bài mới 
1) Giới thiệu
2) Bài giảng
1. Hướng dẫn HS xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách .
2. Thực hành 
Bài 1: Cho HS quan sát GV làm mẫu (theo 2 cách )
Bài 2:
	Bài4
Củng cố dặn dò : Xem lại bài dã học
Tự nhiên và xã hội:
MÁU V À CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I.MỤC TIÊU:
 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình 
 *- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn : vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các h ình trong SGK trang 14,15
- Tiết lợn, gà, vịt đã chống đông, để lắng trong ống thuỷ tinh
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
* Bước 1: Thảo luận nhóm -GV yêu cầu 2HS cùng quan sát hình 1,2,3 trang 14 SGK và thảo luận theo gợi ý sau:
+Nêu các câu hỏi trong SGK 
GV giảng thêm:SGV
+Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện nhóm trả lời , Gv chốt l ại
-Hoạt động 2: Làm việc với SGK
*Bước 1:Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS mở SGK 
- GV yêu cầu 2HS cùng quan sát hình 3,4,5 trang 14 SGK và thảo luận theo gợi ý SGV
- GV dùng tranh giảng thêm và rút ra kết luận: 
* Bước 2:Làm việc cả lớp
- Kết luận : SGV
+ Hoạt động 3: Trò chơi tiếp sức
-Phổ biến trò chơi
-Kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc
*Nhận xét dặn dò
-HS thực hiện nhiệm vụ
-Thảo luận theo nhóm 4
-HS thực hiện yêu cầu
-Đại diện nhóm trả lời 1 câu hỏi
-Nhóm kh ác bổ sung
-Thảo luận theo cặp
-Đại diện nhóm trình bày
- Hs nêu
-Lớp nhận x ét
-HS nhắc lại kết luận 
- Hai đội tham gia chơi
- Cả lớp cổ vũ
Lắng nghe
Tập viết
Ôn chữ hoa: B
I. Mục tiêu dạy học:
- Viết đúng chữ hoa B ( 1 dòng ) H , T ( 1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Bố Hạ ( 1 dòng ) và câu ứng dụng : Bầu ơi chung một giàn ... ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ .
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Mẫu chữ viết hoa B; 
	Các chữ Bố Hạ và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
HS: Vở tập viết, bảng con, phấn. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra bài viết ở nhà của HS
- GV đọc lại Âu Lạc, ăn quả
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a) Luyện viết chữ hoa
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
b) Luyện viết từ ứng dụng
GV giới thiệu địa danh Bố Hạ: một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
C) Luyện viết câu ứng dụng:
- GV nêu nội dung câu tục ngữ
3. Hướng dẫn viết vào vở tiếng việt
GV nêu yêu cầu
4. Chấm, chữa bài
5. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc HS chưa viết xong về nhà viết tíêp, luyện viết phần ở nhà.
- HTL câu tục ngữ. 
1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
2 HS lên bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con. 
HS tìm các chữ hoa có trong bài H, B, T.
HS tập viết chữ B và các chữ H, T trên bảng con.
HS đọc từ ứng dụng: Bố Hạ
HS tập viết trên bảng con.
HS đọc câu ứng dụng.
HS viết bảng con: Bầu, Tương
HS viết
Thể dục: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
TRÒ CHƠI “TÌM NGƯỜI CHỈ HUY”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Ôn tập hợp, hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Ôn động tác đi đều từ 1-4 hàng dọc, đi theo vạch kẻ thẳng. Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
2. Kỹ năng: Biết tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Biết cách đi thường 1-4 hàng dọc theo nhịp. Đi đúng theo vạch kẻ thẳng. Tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực đề phòng chấn thương trong giờ học. 
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIÊN:
-Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. GV chuẩn còi. Kẻ sân chơi trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của học sinh
1. Phần mở đầu: 10 phút
-Nhận lớp.
-Khởi động các khớp.
-Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên sân trường..
-Trò chơi “Chui qua hầm”
2 . Phần cơ bản: 20 phút
-Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
-Ôn đi đều theo nhịp 1-4 hàng dọc, theo vạch kẻ thẳng.
-Trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
3. Phần kết thúc: 5 phút
-Đứng vỗ tay và hát.
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét giờ học, ra bài tập về nhà.
-GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Cho HS tập báo cáo và chúc GV khi bắt đầu giờ học.
-GV hướng dẫn HS thực hiện.
-GV nhắc HS chạy nhẹ nhàng theo hàng.
-GV tổ chức cho HS chơi.
 ^
 x x x x x 
 x x x x x
 x x x x x
-Lần 1 GV điều khiển, sau đó CSL điều khiển lớp thực hiện. GV quan sát sửa sai cho HS.
-Chia tổ tập luyện, tổ trưởng chỉ huy tổ mình, GV quan sát sửa sai cho HS..
-GV nêu tên trò chơi và cách chơi sau đó cho lớp chơi.
 x x 
 ^ x x
 x x 
 x x
-CSL bắt bài hát cả lớp hát.
-GV cùng HS hệ thống lại bài học.
-GV nhận xét giờ học, giao BTVN.
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009.
Toán 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
 - Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
 - Củng cố số phần bằng nhau của đơn vị (qua hình ảnh cụ thể).
 * Ôn tập, củng cố phép nhân trong bảng; so sánh giá trị số của 2 biểu thức đơn giản, giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Các tranh trong SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Khởi động
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài:
 Luyện tập.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1. Đồng hồ chỉ mấy giờ
- Cho HS xem đồng hồ rồi nêu giờ ở đồng hồ tương ứng.
Bài 2. Giải bài toán theo tóm tắt sau:
- Hướng dẫn cho HS dựa vào tóm tắt rồi giải.
Bài 3. 
a, Đã khoanh vào 1/3 số cam ở hình nào?
- Cho HS xem tranh và thảo luận nhóm đôi sau đó đại diện nhóm trả lời.
b, Đã khoanh vào 1/2 số bông hoa ở hình nào?
*Bài 4:
- Yêu cầu HS tính kết quả rồi điền dấu.
- Lưu ý : 5 x 4 = 4 x 5 vì đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
- Cả lớp làm vào bảng con.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhậnxét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau
- Một em nêu yêu cầu.
- Xem đồng hồ rồi trả lời.
- Nêu yêu cầu.
- Xem tóm tắt và giải vào vở.
Bài giải :
Số người ở trong 4 truyền là :
5 x 4 = 20 ( người )
 Đáp số : 20 người
- Một em nêu yêu cầu.
- Xem tranh và thảo luận nhóm đôi để trả lời.
+ Đã khoanh vào một phần hai hình 1.
+ đã khoanh một phần ba hình 3 và 4.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm vào bảng con.
4 x 7 > 4 x 6
4 x 5 = 5 x 4 
- HS ghi nhớ .
 Chính tả ( tập chép ): CHỊ EM
 I. Mục tiêu : Rèn kĩ năng viết chính tả:
 - Chép lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát “Chị em”( 56 tiếng ).
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lần.
II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết bài thơ lục bát.
 - Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ :
- Gọi 3 em viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 Chính tả - tập chép : Chị em.
2. Hướng dẫn HS tập chép:
a)Hướng dẫn chuẩn bị 
- Đọc bài thơ trên bảng phụ.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài :
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào ?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa ?
- Cho cả lớp viết những tiếng dễ lẫn.
b)Cho HS nhìn SGK, chép bài vào vở.
c)Chấm, chữa bài.
- Chấm vài bài và nhận xét.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài tập 2:
- Gọi vài em lên bảng thi làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
Bài tập 3:
- Chọn cho HS làm câu b.
- Cho cả lớp làm vào vở, hai em làm trên bảng lớp.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- trăng tròn, chậm trế, chào hỏi, trung thực, vẽ, vẽ đẹp
- Hai em đọc lại.
- Lục bát.
- Chữ đầu của dòng 6 viết cách lề vở 2ô, chữ đầu dòng 8 viết cách lề vở 1ô.
- Các chữ đầu dòng.
- Viết bảng con: luống rau, chung lời...
- Cả lớp chép bài vào vở.
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp cùng làm.
- Chốt lại lời giải đúng : đọc ngắt ngứ, ngoắc tay nhau, dấu nhoặc đơn.
- Nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở, hai em làm bảng lớp . Nhận xét bài trên bảng .
 mở - bể - mũi.
- Ghi nhớ.
Tập làm văn 
KỂ VỀ GIA ĐÌNH . ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
 I. Mục tiêu :
 - Rèn kĩ năng nói : Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen (BT1).
 - Rèn kĩ năng viết : Biết viết một lá đơn xin nghỉ học đúng mẫu (BT2).
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Mẫu đơn xin nghỉ học đủ phát cho HS .
 III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
A. Bài cũ :
 Gọi vài em đọc lá đơn xin vào đội.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 Kể về gia đình . Điền vào giấy tờ in sẵn.
2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 :
- Giúp HS nắm yêu cầu bài tập : Kể về gia đình mình cho một người bạn mới . Các em chỉ cần nói 5 – 7 câu giới thiệu về gia đình của em. VD : Gia đình em có những ai, làm công việc gì , tính tình thế nào ?
- Cho lớp kể theo nhóm.
- Gọi đại diện nhóm thi kể
Bài tập 2:
- Lưu ý cho HS mục lí do nghỉ học cần điền đúng sự thật.
- Phát mẫu đơn cho từng em điền 
- Kiểm tra chấm vài bài và nêu nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS nhớ mẫu đơn để viết.
- Hai em đọc.
- Vài em nêu yêu cầu.
- Lắng nghe.
- Kể theo nhóm nhỏ.
- Đại diện thi kể.
- Cùng lớp nhận xét bình chọn người kể tốt.
- Nêu yêu cầu.
- Một em đọc mẫu đơn sau đó nói về trình tự của lá đơn
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và ngày, tháng ...
+ Tên của lá đơn.
+ Tên của người nhận đơn
+ Họ, tên của người viết đơn....
- Hai em làm miệng.
- Cả lớp điền vào mẫu đơn có sẵn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
********************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop3 cktkn tuan 13 du ca ngay.doc