Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Minh Pháp

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Minh Pháp

I-Mục tiêu:

 A-Tập đọc:

 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

-Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: đẻ trứng, bình tĩnh, ầm ĩ, đuổi, chim sẻ, sứ giả, xẻ

2-Rèn kỹ năng đọc hiểu :

-Hiểu các từ ngữ mới:bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

-Hiểu nội dung câu chuyện:Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.

B-Kể chuyện:

1-Rèn kỹ năng nói:

-Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng và toàn bộ câu chuyện Cậu bé thông minh một cách tự nhiên.

2-Rèn kỹ năng nghe:

-Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.

-Biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

 II-Chuẩn bị:

-Tranh minh họa SGK ( phóng to).

-SGK ,xem trước nội dung bài học.

III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1-Ổn định tổ chức: (1 phút)

 2-Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của học kỳ I lớp ba.

GV yêu cầu HS mở mục lục TV3 tập 1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình.

3-Giảng bài mới:

*Giới thiệu bài: (1 phút) Treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, chúng ta cùng đọc bài hôm nay: Cậu bé thông minh.

 

doc 21 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Năm học 2011-2012 - Trần Minh Pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tập đọc –Kể chuyện 
 Tiết 01- 02
 CẬU BÉ THÔNG MINH
I-Mục tiêu:
 A-Tập đọc:
 1-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ: đẻ trứng, bình tĩnh, ầm ĩ, đuổi, chim sẻ, sứ giả, xẻ
2-Rèn kỹ năng đọc hiểu :
-Hiểu các từ ngữ mới:bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng..
-Hiểu nội dung câu chuyện:Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
B-Kể chuyện:
1-Rèn kỹ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng và toàn bộ câu chuyện Cậu bé thông minh một cách tự nhiên.
2-Rèn kỹ năng nghe:	
-Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
-Biết nhận xét ,đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
 II-Chuẩn bị:
-Tranh minh họa SGK ( phóng to).
-SGK ,xem trước nội dung bài học.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1-Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2-Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn tập đọc của học kỳ I lớp ba.
GV yêu cầu HS mở mục lục TV3 tập 1 và đọc tên các chủ điểm của chương trình.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: (1 phút) Treo tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, chúng ta cùng đọc bài hôm nay: Cậu bé thông minh.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
28’
12’
10’
*Luyện đọc:
1-GV đọc diễn cảm toàn bài.
2-Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a-Đọc từng câu.
-Cho HS đọc nối tiếp từng câu.
-Luyện đọc từ khó: đẻ trứng, bình tĩnh, ầm ĩ, sẻ, sứ giả
b-Đọc từng đoạn trước lớp.
-Cho HS đọc nối tiếp.
+Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó:bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng..
 c-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Cho HS chia nhóm 2.
GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
d-Đọc đồng thanh.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
+Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh nhà vua?
+Vì sao họ lo sợ?
-Cho HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+Cậu bé làm thế nào để gặp được vua?
+Cậu bé đã làm cách nào để thấy lệnh của ngài là vô lý?
-Cho HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
-Cho HS đọc cả bài, thảo luận nhóm và trả lời:
+Câu chuyện này nói lên điều gì?
*Luyện đọc lại:
-GV đọc diễn cảm đoạn 2.
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu HS luyện đọc theo hình thức phân vai.
 -Tổ chức cho HS thi đọc.
Theo dõi GV đọc mẫu.
Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài.
HS luyện đọc từ khó.
1 HS đọc chú giải, lớp lắng nghe.
HS đọc theo cặp, mỗi em lần lượt đọc một đoạn.
HS cả lớp đồng thanh.
Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
Vì gà trống không biết đẻ trứng mà nhà vua lại bắt nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Cậu bé đến trước cung vua kêu khóc om sòm.
Cậu nói một câu chuyện khiến nhà vua cho là vô lý ( bố đẻ em bé), từ đó làm cho vua phải thừa nhận lệnh của ngài là vô lý.
Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
Ca ngợi tài trí của cậu bé.
Theo dõi GV đọc.
HS luyện đọc trong nhóm theo vai: Người dẫn chuyện, cậu bé, nhà vua.
3 đến 4 nhóm thi đọc. Cả lớp theo dõi nhận xét.
Kể chuyện:
Bài: CẬU BÉ THÔNG MINH
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
18’
1-GV nêu nhiệm vụ.
Trong phần kể chuyện hôm nay, các em dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại câu chuyện Cậu bé thông minh.
2-Hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
+Cho HS quan sát lần lượt 3 tranh minh hoạ 3 đoạn của truyện.
+Cho HS tập kể: GV mời 3 HS tiếp nối nhau, quan sát tranh và kể lại 3 đoạn của câu chuyện.
*Kể lại câu chuyện:
-Yêu cầu 1 HS kể mẫu.
-Kể trong nhóm:
+Yêu cầu HS kể cho bạn trong nhóm nghe.
-Kể trước lớp:
+Cho HS thi kể.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
-Tuyên dương HS kể tốt.
HS lắng nghe.
HS cả lớp quan sát tranh.
HS tập kể chuyện.
1 HS khá, giỏi kể trước lớp.
HS chia nhóm 3, tập kể.
3 HS tiếp nối nhau thi kể mỗi em một đoạn. Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất.
4-Củng cố:(3 phút)
Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
(Đức Vua trong câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm người tài).
5-Dặn dò: (1 phút)
Về nhà tiếp tục kể chuyện, kể lại cho bạn bè và người thân.
*Rút kinh nghiệm: --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------
Môn:Toán-Tiết 01
	 ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I-Mục tiêu:
-Giúp HS: ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số ba chữ số.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin hứng thú trong học tập toán.
II-Chuẩn bị:
-Bảng phụ có ghi nội dung bài tập 1
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Ổn định tổ chức: (1 phút)
2-Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
Kiểm tra dụng cụ học tập toán.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: (1 phút) Trong giờ học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
4’
6’
5’
6’
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài cho nhau.
Bài tập 2:
Treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 2 lên bảng, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tìm số thích hợp điền vào các ô trống.
-Cho HS nhận xét các số trong dãy số a.
-Cho HS nhận xét các số trong dãy số b.
Bài tập 3:
-Yêu cầu HS đọc đề và cho biết yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-Cho HS nêu cách so sánh các số có ba chữ số.
Bài tập 4:
-Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó đọc dãy số của bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
+Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong các số trên?
+Số nào là số bé nhất trong các số trên? Vì sao?
-Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra bài cho nhau.
Bài tập 5:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Cho HS chữa bài.
HS ghi chữ hoặc viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Tự làm bài, 2 HS lên lớp làm bài.
Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 391.
Các số giảm liên tiếp từ 400 đến 391.
So sánh các số.
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
HS nhận xét bài làm của bạn.
HS nêu cách so sánh.
Các số: 375, 421, 537, 241, 753, 142.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Số lớn nhất là 735.Vì số 735 có số trăm lớn nhất.
Số bé nhất là: 142 vì số 142 có số trăm bé nhất.
HS đổi vở kiểm tra bài.
Viết các số: 537, 162, 830, 241, 519, 425.
a)Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b)Theo thứ tự từ lớn đến bé.
HS cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm bài.
4-Củng cố:(3 phút)
-Cho HS đọc các số trong bài tập 1.
-Cho HS xếp các số ở cột giữa trong bài tập 1 theo thứ tự tăng dần.
5-Dặn dò: (1 phút)
Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
*Rút kinh nghiệm: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------
Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011
Môn:Chính tả 
Tiết 01
CẬU BÉ THÔNG MINH
I-Mục tiêu:
*Rèn kỹ năng viết chính tả:
-Chép lại chính xác đoạn avưn 53 chữ trong bài Cậu bé thông minh.
-Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm và vần dễ lẫn: an / ang.
*Ôn bảng chữ:
-Điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng. Thuộc lòng tên 10 chữ trong bảng.
-Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ.
II-Chuẩn bị:
-Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT3. 
-SGK, vở chính tả.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1-Ổn định tổ chức: (1 phút)
 2-Kiểm tra bài cũ: (3 phút).
-GV nhắc lại một số điểm lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nề nếp học tập.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: (1 phút) Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ tập chép một đoạn trong bài tập đọc mới học, sau đó làm bài tập chính tả phân biệt vần an / ang và ôn lại bảng chữ cái.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’ 
15’ 
4’ 
4’ 
4’
*Hướng dẫn HS viết chính tả:
a-Hướng dẫn HS chuẩn bị:
-GV đọc 1 lần bài chính tả.
-Hướng dẫn HS nắm nội dung và nhận xét chính tả.
+Đoạn này chép từ bài nào?
+Đoạn chép có mấy câu?
+Chữ đầu câu viết như thế nào?
+Yêu cầu HS viết từ khó, dễ lẫn: chim sẻ, kim khâu, cỗ, xẻ thịt chim.
b-Viết chính tả:
-GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
-Cho HS chép bài vào vở.
c-Chấm chữa bài:
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa.
-GV chấm 5 -7 bài. Nhận  ... a bài cũ: ( 3 phút).
GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn để củng cố nề nếp học tập cho HS.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1phút) Trong tiết TLV hôm nay, các em đã nói những điều em đã biết về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Sau đó các em sẽ tập điền đúng nội dung vào một mẫu đơn in sẵn – Đơn xin cấp thẻ đọc sách.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
16’
15’
*Hướng dẫn HS nghe nói:
Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
-GV: Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng ( sinh hoạt trong các sao nhi đồng) lẫn thiếu niên (sinh hoạt trong các chi đội TNTP ).
-Yêu cầu HS trao đổi nhóm.
-Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, bổ sung tuyên dương HS am hiểu, diễn đạt tự nhiên trôi chảy về tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh.
Bài tập 2:
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
-GV giúp HS nêu hình thức của mẫu đơn Xin cấp thẻ đọc sách.
+Phần đầu đơn gồm những nội dung nào?
+Phần thứ 2 của đơn, từ em tên là đến em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?
+Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
-Yêu cầu HS trình bày bài làm.
-Cho HS trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, bình chọn những HS ghi chép tốt nhất.
1 HS đọc,cả lớp theo dõi SGK.
HS cả lớp lắng nghe.
HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
Đại diện các nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK.
+Tên nuớc ta và tiêu ngữ.
+Địa điểm, ngày tháng năm viết.
+Tên đơn.
+Địa chỉ gửi đơn.
Phần thứ 2 gồm:
Họ tên, ngày sinh, địa chỉ của người viết đơn.
Nguyện vọng và lời hứa.
Tên và chữ ký của người làm đơn.
HS làm bài cá nhân.
Một số HS đọc bài làm của mình.
Lớp nhận xét.
 4-Củng cố: ( 3 phút).
Cho vài HS đọc lại bài làm của mình.
5-Dặn dò: ( 1 phút).
Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới thư viện.
*Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
__________________________________
Môn:Toán-Tiết 5
LUYỆN TẬP 
I-Mục tiêu:
-Giúp HS củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
-Giáo dục HS tính cẩn thận, tự tin, hứng thú với giờ học toán.
II-Chuẩn bị:
-Bảng phụ, phấn màu.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Oån định tổ chức: ( 1 phút).
2-Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút).
-2 HS lên bảng đặt tính rồi tính.
235 + 417, 333 + 47, 256 + 70, 60 + 360.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1phút) Bài học hôm nay giúp các em củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng các số có ba chữ số.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’ 
6’ 
6’ 
5’ 
Bài tập 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. 
Bài tập 2:
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS nêu cách đặt tính, cách thực hiêïn phép tính, rồi làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
Bài tập 3:
-Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán.
+Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu?
+Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?
+Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc đề toán.
-Yêu cầu HS làm bài.
Bài tập 4:
-Cho HS xác định yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài.
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trong bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở chéo để kiểm tra bài cho nhau.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
Đặt tính rồi tính.
HS nêu yêu cầu của GV.
4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Một HS đọc.
Có 125 l dầu.
Có 135 l dầu.
Hỏi cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu?
Vài HS đọc đề toán.
1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
Số lít dầu cả hai thùng là:
125 + 135 = 260 ( lít).
Đáp số: 260 lít.
1 HS nêu yêu cầu của bài.
HS tự làm bài vào vở.
9 HS nối tiếp nhau nhẩm từng tính trước lớp.
4-Củng cố: ( 3 phút).
Cho HS nêu kết quả bài tập 1,2
5-Dặn dò: ( 1 phút).
Về nhà luyện tập thêm về cộng các số có ba chữ số.
 *Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
_________________________________
Thủ công-Tiết: 1 
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 1) 
I-Mục tiêu:
-HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng qui trình kỹ thuật.
-HS yêu thích gấp hình.
II-Chuẩn bị:
-Mẫu tàu thuỷ hai ống khói gấp bằng giấy có kích thước lớn để HS cả lớp quan sát được.
-Tranh qui trình gấp tàu thuỷ hai ống khói.
-Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Oån định tổ chức: ( 1 phút).
2-Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút).
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS Chuẩn bị cho tiết học.
3-Giảng bài mới:
*Giới thiệu bài: ( 1phút) Tiết thủ công hôm nay, giúp các em làm đồ chơi được gấp gần giống tàu thuỷ. Đó là gấp tàu thuỷ hai ống khói.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6’
20’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy, hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
+Tàu thuỷ hai ống khói có đặc điểm, hình dáng thế nào?
*GV liên hệ thực tế: Trong thực tế tàu thuỷ được làm bắng sắt, thép dùng để chở khách, vận chuyển hàng hoá trên sông, biển.Tàu thủy chạy trên sông, biển cần xăng, dầu. Khi tàu chạy khói của nhiên liệu chạy tàu được thải qua hai ống khói. Cần sử dụng tàu thủy tiết kiệm xăng, dầu.
-Gọi HS lên bảng mở dần tàu thuỷ mẫu cho tới khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.
*Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp tờ giấy hình vuông.
Bước 2: Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông.
Gấp tờ giấy hình vuông làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm O và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. Mở tờ giấy ra hình 2.
Bước 3: Gấp thành tàu thuỷ hai ống khói.
-Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào tiếp giáp điểm O được hình 3.
-Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào điểm O được hình 4.
-Lật hình 4 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt 4 đỉnh của hình 4 vào điểm O được hình 4.
-Lật hình 5 ra mặt sau được hình 6.
-Trên hình 6 có 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có hai tam giác, cho ngón tay trỏ vào khe giữa của 1 ô vuông và dùng ngón cái đẩy ô vuông đó lên.
-Lồng hai ngón tay trỏ vào phía dưới 2 ô vuông còn lại để kéo sang 2 phía. Đồng thời dùng ngón cái và giữa của hai tay ép vào sẽ được tàu thuỷ hai ống khói.
-Gọi HS lên bảng thao tác lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
GV theo dõi HS thực hiện, sữa chữa uốn nắn những thao tác thực hiện chưa đúng.
-GV cho HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy nháp.
HS quan sát mẫu tàu thuỷ hai ống khói và trả lời:
Tàu thuỷ có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng.
1 HS lên bảng thực hiện, HS cả lớp quan sát.
Cả lớp theo dõi GV hướng dẫn.
2 HS lần lượt lên bảng thực hiện lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói. HS cả lớp quan sát.
HS thực hành gấp tàu thuỷ hai ống khói bằng giấy.
4-Củng cố: ( 2 phút).
-Cho vài HS nhắc lại các bước gấp tàu thuỷ hai ống khói.
5-Dặn dò: ( 1 phút).
Chuẩn bị giấy thủ công để gấp tàu thuỷ hai ống khói.
*Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT TẬP THỂ (Tuần 1)
I-Mục tiêu:
-Tổng kết đánh giá việc học tập, sinh hoạt trong tuần.
-Đề ra phương hướng phấn đấu tuần đến.
Giáo dục HS có ý thức chăm chỉ, siêng năng trong học tập.
II-Chuẩn bị:
Lớp trưởng, tổ trưởng chuẩn bị các số liệu thi đua trong tuần.
III-Sinh hoạt:
1-Kiểm điểm sinh hoạt tuần qua:
-Lớp trưởng báo cáo thi đua trong tuần.
-Tổ trưởng báo cáo tình hình thi đua của tổ.
-cả lớp góp ý rút ra ưu khuyết điểm chung của lớp.
-GVCN nhận xét.
2-Khen thưởng- phê bình:
-Tuyên dương:- Tập thể tổ 2 chuẩn bị bài tốt.
 - Cá nhân em Thanh, em Bằng biết giúp đỡ bạn tiến bộ trong học tập.
-Phê bình một số em còn lười không thuộc bài như em Duy, em Thảo; một số em còn mất trật tự,nói chuyện trong lớp như em:Dự, em Thân.
-Phân công em Nhân giúp đỡ em Duy, em Dự giúp đỡ em Thảo. 
3-Hướng phấn đấu tuần đến:
-Tiếp tục giữ nề nếp tốt của lớp.
-Tiếp tục phong trào rèn chữ, giữ vở.
-Thi đua giữa các tổ về ý thức kỉ luật.
-Chuẩn bị học tốt tuần 2. 
------------------ÈËÇ------------------
THỜI KHOÁ BIỂU LỚP 3A (buổi sáng)
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Chào cờ
Thể dục
 Tập đọc
Chính tả
Tập làm văn
Tập đọc
Mĩ Thuật
Toán
Thể dục
Toán
Tập đọc
Chính tả
LT&Câu
Toán
Anh văn
Hát
Toán
Anh văn
TN- XH
Thủ công
Toán
Đạo đức
 TN-XH
Tập viết
HĐTT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_1_nam_hoc_2011_2012_tran_minh_phap.doc