I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc:
- Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Ghi chú: HS khá giỏi nêu được lí do chon một tên truyện ở câu hỏi 5.
B Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài:Vẽ quê hương”
H: Nêu nội dung chính của bài ?
2. Bài mới: Giới thiệu và đọc tên chủ điểm.
Phßng gd & ®t h¬ng khª Trêng tiĨu häc h¬ng tr¹ch lÞch b¸o gi¶ng Khèi III - TuÇn 12 N¨m häc: 2009 - 2010 Thø TiÕt Môn học Bài học Môn học 1 Chào cờ 2 Tập đọc Nắng phương Nam. L. Toán 2 3 Tập đọc (KC) Nắng phương Nam. L. TiÕng ViƯt 4 Toán Luyện tập. 5 TNXH Phòng cháy khi ở nhà. 1 Thể dục Bài 23. 2 Toán So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. 3 3 ¢m nh¹c Học hát: Bài Con chim non. Phơ ®¹o 4 ChÝnh t¶ Nghe – viết: Chiều trên sông Hương. 5 Thđ c«ng Cắt dán chữ I, T. 1 Toán Luyện tập. 2 LT & câu Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái. So sánh. L.Toán 4 3 Tập viết Ôn chữ hoa: H L. TiÕng ViƯt 4 Đạo đức Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (Tiết 1). 5 TNXH Một số hoạt động ở trường. 1 Tập đọc Cảnh đẹp non sông. 5 2 To¸n Bảng chia 8. Tự học 3 ChÝnh t¶ Nghe – viết: Cảnh đẹp non sông. 4 Mĩ thuật Vẽ tranh: Đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam. 1 TL Văn Nói, viết về cảnh đẹp đất. L.T Việt 6 2 Toán Luyện tập. L.Toán 3 Thể dục Bài 24. H§TT 4 HĐTT Sinh ho¹t líp. Tuần 12 Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2009 Tập đọc – Kể chuyện NẮNG PHƯƠNG NAM I. MỤC TIÊU: A. Tập đọc: - Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt được lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật- Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết và gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Ghi chú: HS khá giỏi nêu được lí do chon một tên truyện ở câu hỏi 5. B Kể chuyện - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo ý tóm tắt. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc thuộc lòng bài:Vẽ quê hương” H: Nêu nội dung chính của bài ? 2. Bài mới: Giới thiệu và đọc tên chủ điểm. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Luyện đọc. + GV đọc mẫu lần 1. + Gọi HS đọc. + HD đọc thầm tìm hiểu bài. Hỏi: Bài Nắng Phương Nam viết về tình bạn thiếu nhi ở đâu ? + HD đọc từng câu và luyện phát âm từ khó. + HD đọc từng đoạn, chú ý ngắt nghỉ đúng. * Giảng từ : đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sữûng sốt. + Y/C luyện đọc theo nhóm. + Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. + GV nhận xét - tuyên dương. + Y/C lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. + Y/C HS đọc đoạn 1. H Uyên và các bạn đang đi đâu ? Vào dịp nào ? + Y/C HS đọc đoạn 2, 3 Hỏi: Uyên và các bạn ra chợ hoa ngày tết để làm gì ? H: Vân là ai ? ở đâu ? H: Các bạn đã quyết định gửi gì cho Vân ? H Vì sao các bạn lại chọn gửi cho Vân 1 cành mai ? + Y/C HS đọc câu hỏi số 5 / 95 sgk + Y/C HS thảo luận để tìm tên khác cho câu chuyện trong các tên gọi : Câu chuyện cuối năm , Tình bạn , Cành mai tết + Y/C thảo luận nhóm rút ra nội dung chính * NDC: Câu chuyện cho ta thấy tình bạn đẹp đẻ, thân thiết giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài. + GV chọn đọc mẫu lại 1 đoạn trong bài. + Chia nhóm, Y/C HS luyện đọc bài theo vai. + GV theo dõi và nhận xét và cho điểm HS * Hoạt động 4: Kể chuyện. + Gọi HS đọc Y/C. + GV chọn 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện. + Y/C HS kể theo nhóm. + Y/C kể trước lớp. + Nhận xét tuyên dương HS kể tốt. + Mở SGK theo dõi GV đọc. + 1 HS đọc, lớp theo dõi. + Lớp đọc thầm tìm hiểu bài. + HS trả lời: (Tình bạn đẹp đẽ giữa thiếu nhi hai miền Nam - Bắc) + Mỗi HS đọc từng câu nối tiếp nhau, phát âm từ khó. + HS đọc từng đoạn ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc câu lời thoại. + Đọc theo nhóm 3. + 3 nhóm thi đọc nối tiếp, lớp theo dõi nhận xét. + Lớp đọc 1 lần. + 1 HS đọc lớp đọc thầm + HS trả lời: (Uyên và các bạn đang đi chợ hoa vào 28 tết). + 2 HS đọc ; lớp đọc thầm + HS trả lời: (Để chọn quà gửi cho Vân) + HS trả lời: (Vân là bạn của Phương, Uyên, Huệ, ở tận ngoài Bắc) + HS trả lời: (Các bạn quyết định gửi cho Vân một cành Mai) + 1 HS đọc lớp theo dõi. + HS thảo luận cặp đôi, sau đó phát biểu ý kiến, giải thích rõ vì sao lại chọn tên đó. + Thảo luận theo nhóm đôi lần lượt trình bày + 3 HS nhắc lại NDC. + HS nghe GV đọc. + Đọc theo nhóm 4 luyện đọc theo vai: người dẫn chuyện:Huệ; Thương; Hoàng. + 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS khác lần lượt đọc gợi ý của 3 đoạn truyện. + HS 1 kể đoạn 1; HS2 kể đoạn 2; HS3 kể đoạn 3; cả lớp theo dõi nhận xét. + Mỗi nhóm 3 HS , lần lượt từng HS kể 1 đoạn. + 2 nhóm HS kể , lớp theo dõi nhận xét, bình chọn. + 3-4 em nêu ý kiến trước lớp. 3. Củng cố - dặn dò: Hỏi: Điều gì làm các em xúc động nhất trong câu chuyện trên ? + Nhận xét tiết học. + Về đọc kĩ bài, tập kể cho các bạn cùng nghe. -------------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Biết giải bài toán có phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số và biết thực hiện gấp lên, giảm đi một số lần. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làmbài tập Bài 1 : Đặt tính rồi tính. 218 x 3 Bài 2: Tìm x. X : 4 = 158 Bài 3 : Tóm tắt ( Trang ) 1 chuyến: 218 người 4 chuyến: . . . người ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Củng cố nhân số có ba chữ số với số có một chữ số, tìm số bị chia chưa biết. Bài 1: + GV kẻ nội dung bài tập 1 lên bảng. Hỏi: Bài tập Y/C chúng ta làm gì ? + Y/C HS làm bài. Hỏi: Muốn tính tích chúng ta làm như thế nào ? Bài 2 + Y/C HS tự làm bài. a) x : 3 = 212 b) x : 5 = 141 x = 212 x 3 x = 141 x 5 x = 636 x = 705 H: Nêu tên gọi thành phần phép tính, cách tính ( x là số bị chia chưa biết, Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia ) + Nhận xét, chữa bài cho điểm HS. * Hoạt động 2: Củng cố về giải toán có lời văn. Bài 3: + Gọi HS đọc đề bài. + Y/C HS tự ghi tóm tắt và giải Tóm tắt 1 hộp: 120 cai kẹo 4 hộp: ... cái kẹo ? Bài giải Số cái kẹo cả 4 hộp có là: 120 x 4 = 480 ( cái kẹo ) Đáp số : 480 cái kẹo + Chữa bài cho điểm HS. Bài 4: + Gọi HS đọc đề bài. + Y/C HS tìm hiểu bài toán. Hỏi: Bài toán hỏi gì ? H: Muốn biết sau khi lấy ra 185 lít dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu, ta phải biết điều gì trước ? + Y/C HS tự làm tiếp bài. Bài giải Số lít dầu có trong 3 thùng dầu là: 125 x 3 = 375 ( lít ) Số lít dầu còn lại là: 375 – 185 = 190 ( lít ) Đáp số : 190 lít dầu + Chữa bài và cho điểm HS Bài 5: + Y/C HS đọc bài mẫu và cho biết cách làm. + Y/C HS tự làm. + Theo dõi GV kẻ trên bảng. + 1 em đọc đề và nêu yêu cầu của đề. + HS trả lời: (BT Y/C chúng ta tính tích) + 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập. + HS trả lời: (Muốn tính tích chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau) + Cả lớp làm bài. + HS trả lời: + HS tự sửa bài. + 1 HS đọc, lớp theo dõi. + 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập. + HS tự sửa bài. + 2 HS đọc, lớp đọc thầm. + 2 HS thể hiện phần tìm hiểu bài. + HS trả lời: (Bài toán yêu cầu tính số dầu còn lại sau khi lấy ra 185 lít dầu ) + HS trả lời: (ta phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít dầu). + 1 HS lên bảng làm , lớp làm bài vào vở + HS tự sửa bài. + 1 HS đọc và nêu cách làm, lớp theo dõi + HS làm bài đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 3. Củng cố - dặn dò: Hỏi: Hôn nay chúng ta luyện tập những dạng toán nào ? HS trả lời. + Về làm bài tập. + Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------ Tự nhiên xã hội PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ I. MỤC TIÊU: - Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà. - Biết cách xử lý khi xảy ra cháy. (Ghi chú: Nêu được một số thiệt hại do cháy gây ra). II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập + Em hãy vẽ sơ đồ họ nội của gia đình em. + Em hãy vẽ sơ đồ họ ngoại của gia đình em. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1: Làm việc với sgk và thông tin sưu tầm được thiệt hại do chay gây ra. * Mục tiêu: Xác định đuợc vật dể cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng gần lửa. + Nói được những thiệt hại do cháy gây ra. * Cách tiến hành: Bước 1: HS làm việc theo cặp. + HS quan sát hình 1, 2 trang 44, 45 SGK để hỏi và trả lời. H: Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì? H: Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình một ? H: Điều gì sẻ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa ? H: Theo bạn bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy ? Tại sao ? Bước 2: Gọi HS lên trình bày trước lớp * Kết luận : Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng đều được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được xếp xa bếp. Buớc 3: GV và HS cùng kể vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra. GV cho HS thảo luận để tìm hiểu và phân tích nguyên nhân gây ra hỏa hoạn giúp HS rút ra kết luận. Kết luận: Cháy có thể xảy ra ở mọi lúc mọi nơi và có rất nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phần lớn các vụ cháy đó lẽ ra là có thể tránh được nếu mọi người có ý thức phòng cháy. ... nếp lớp, 2.Bài cũ : Gọi 2 HS hát gõ đệm theo nhịp bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. Nhận xét , cho điểm các em. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng GV HS DKTH Hoạt động 1 : dạy hát : Con chim non. -Giới thiệu bài :Giới thiệu tên bài hát,dân ca Pháp. -GV mở nhạc đệm hát mẫu cho HS nghe. -Cho một HS đọc lời ca. -Hướng dẫn cho các em hát từng câu.Đây là bài hát viét ở nhịp ¾ , giọng D .Chữ bình ở nhịp lấy đà do đó Minh mới vào phách mạnh. -Sau khi tập xong bài hát GV cho các em hát cùng với nhạc đệm. -Chia lớp làm nhiều nhóm ,cá nhân thực hiện. Hoạt động 2 : Tập gõ theo nhịp 3 : 4 -GV giới thiệu vài nét về nhịp 3/4 : Nhịp 3/4 có ba phách ,phách thứ nhất là phách mạnh,phách thứ hai thứ ba là phách nhẹ. -Cho HS tập đếm 1-2-3.( Nhấn mạnh ở phách thứ 1 ) -Hướng dẫn HS biết cách vỗ tay nhịp 3/4 : Phách thứ nhất : Hai tay vỗ vào nhau. Phách thứ hai : Dùng ngón trỏ của tay phải gõ nhẹ vào lòng tay trái. Phách thứ ba : thực hiện như phách thứ hai. -Lắng nghe. _lắng nghe. -HS thực hiện. -Hát cùng với nhạc đệm. -HS thực hiện. -Lắng nghe. -Lắng nghe. -HS thực hiện -HS thực hiện. Nếu lớp yếu GV cho các em hát theo băng catsest nhiều lần hoặc GV làm mẫu . Tuỳ theo từnglớp GV có thể chọn cách gõ khác. Hướng dẫn HS hát kết hợp với vỗ tay: 3 4 Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hát x x x -Cho HS hát và gõ đệm theo nhóm luân phiên nhau . Hoạt động 3 : Trò chơi âm nhạc -Cho hai HS quay mặt vào nhau thành một cặp các em vừa hát vừa vỗ tay đệm theo nhịp 3 Phách mạnh : hai tay vỗ vào nhau. Hai phách nhẹ : Nhập hai tay của mình vào tay ban đối diện. Theo dõi . Thực hiện. -HS thực hiện Tuỳ theo hoàn cảnh từng lớp mà GV có thể có cách chơi khác nhau. 4.Củng cố-Dặn dò: + Mở nhạc cho HS ôn lại bài hát. + Dặn HS hát thuộc bài Soạn : 23 / 11 / 2004 Dạy : Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2004 TẬP ĐỌC LUÔN NGHĨ ĐẾN MIỀN NAM I . MỤC TIÊU : + Rèn HS đọc đúng các từ : miền Nam , trăm năm , mệt nặng , chỉ sợ trăm tuổi , hằng nghĩ , hóm hỉnh , tỉnh lại . Đọc đúng giọng văn kể chuyện tự nhiên , cảm động , đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật chị cán bộ miền Nam , Bác Hồ + Rèn kĩ năng đọc hiểu + Hiểu các từ trong bài : ( Sợ Bác trăm tuổi , hóm hỉnh ) + Hiểu tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ + Giáo dục các em lòng biết ơn và kính yêu Bác Hồ một danh nhân của đất nước cũng như Thế Giới . II . CHUẨN BỊ + GV : Aûnh minh họa bài tập đọc + HS : Có sgk III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1) Ổn định : Hát 2) Bài cũ : Gọi 3 em lên đọc bài “ Cảnh đẹp non sông ” và trả lời câu hỏi : H : Mỗi câu ca dao nói đến 1 vùng ? đó là vùng nào ? ( Phi ) H : Mỗi vùng có cảnh đẹp gì ? ( K’ Thu ) H : Đọc thuộc bài nêu NDC của bài ? ( K’ Linh ) + Nhận xét – ghi điểm cho HS . 3) Bài mới : GT bài , ghi đề , 1 em nhắc lại HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * HĐ 1 : Luyện đọc + GV đọc mẫu lần 1 + Y/C HS đọc cá nhân toàn bài và phần chú giải . + Y/C đọc thầm tìm hiểu bài H : Bài tập đọc nói về ai luôn nghĩ đến miền Nam ( Bác Hồ ) + HD đọc từng câu của bài + Theo dõi ghi từ khó của bài và yêu cầu phát âm lại +HD đọc theo đoạn ( HD cách đọc đoạn văn và giảng nghĩa từ trong đoạn ) Có thể chia 3 đoạn Chúng cháu đánh Mỹ đến một trăm năm cũng không sợ . // Chỉ sợ một điều là / Bác . . . // trăm tuổi . // ( Nghĩ hơi lâu sau dấu chấm lửng ) . Giảng từ : Sợ Bác trăm tuổi , hóm hỉnh + HD đọc nhóm + HD thi đọc nhóm theo đoạn + HS + GV theo dõi , nhận xét , tuyên dương + Y/C đọc lại bài * Hoạt động 2 : HD tìm hiểu bài + Y/C đọc đoạn 1 “ từ đầu đến dám nhắc đến ” H Chị cán bộ miền Nam thưa với Bác điều gì ? ( Chúng cháu đánh giặc Mỹ đến một trăm năm củng không sợ . Chỉ sợ một điều là Bác . . . trăm tuổi ) H Câu nói đó thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác như thế nào ? ( Đồng bào miền Nam rất dũng cảm , không sợ đánh Mỹ , không sợ gian khổ hi sinh , chỉ sợ không được gặp Bác . . . ) Ý1 : Đồng bào miền Nam mong bác sống thật lâu để được gặp Bác + Y/C đọc 2 đoạn còn lại H : Tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam như thế nào ? ( Bác đã mệt nặng nhưng cố nói đùa để chị cán bộ vui lòng , Bác mong được vào thăm đồng bào miền Nam . Bác mệt nặng sắp qua đời , nhưng những lúc tĩnh , vẫn hỏi tin trong Nam Ý2 : Bác hồ rất yêu quý đồng bào miền Nam không phút giây nào không nghĩ đến miền Nam + Y/C thảo luận rút ra NDC của bài * NDC : Bài văn cho biết tình cảm bao la của Bác Hồ dành cho đồng bào miền Nam cũng như tình cảm kính yêu của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ * Hoạt động 3 : Luyện đọc lại + GV đọc mẫu đoạn 2 và 3 + HD đọc đúng đoạn lời của Bác + HD thi đọc diễn cảm cả bài + HS + GV nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất + HS lắng nghe + 1 em đọc + đọc chú giải + Lớp đọc thầm , tìm hiểu bài + HS trả lời + Nối tiếp nhau mỗi em đọc 2 câu + HS phát âm từ khó + Nối tiếp nhau đọc theo đoạn ( Ngắt nghĩ đúng chỗ ) + HS đọc chú giải + Đọc theo nhóm 2 + Đại diện nhóm đọc nối tiếp ( 3 em đọc 3 đoạn ) + 1 em đọc lại bài + 1 em đọc đoạn 1 , lớp đọc thầm theo + HS trả lời + HS trả lời theo sự hiểu biết của các em + 2 em nhắc lại + 1 em đọc ; lớp đọc thầm theo + HS trả lời + 3 em nhắc lại ý 2 + Thảo luận theo bàn ; cử thư ký ghi kết qủa + 3 em nhắc lại nội dung chính của bài + Lắng nghe GV đọc + Đọc ở bảng phụ ( 3 em ) + 4 em thi đọc + 3 em đọc cả bài 4 . Củng cố , dặn dò + 1 em nhắc lại NDC của bài tập đọc + GV nhận xét tiết học , về luyện đọc bài nhiều lần . MỸ THUẬT Bài 12 : VẼ TRANH – VỀ ĐỀ TÀI NHÀ GIÁO VIỆT NAM I . MỤC TIÊU + HS biết tìm , chọn nội dung đề tài Ngày nhà giáo Việt Nam + Vẽ được tranh về ngày nhà giáo Việt Nam + GD các em yêu quý kính trọng thầy cô giáo II . CHUẨN BỊ + GV : Sưu tầm 1 số tranh vẽ về đề tài ngày 20 / 11 và 1 số tranh đề tài khác . Hình gợi ý cách vẽ tranh + HS : Sưu tầm tranh về ngày 20 / 11 , vở tập vẽ , bút màu , chì III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1) Ổn định : Hát 2) Bài cũ : Kiểm tra bài vẽ tiết trước ; dụng cụ , vật liệu chuẩn bị cho tiêt1 học mới . 3) Bài mới : GT bài , ghi đề bài HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC * Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề bài + HD quan sát 1 số tranh và gợi ý , nhận xét + Tranh nào vẽ về đề tài 20 / 11 + Tranh vẽ về ngày 20 /11 có những hình ảnh gì +HD nhận xét một số tranh vẽ + Hình ảnh chính , phụ , màu sắc GV kết luận : Có nhiều cách vẽ tranh về ngày 20 / 11 . Tranh thể hiện được khôngkhí của ngày lễ ( cảnh nhộn nhịp , vui vẻ của GV và HS , màu sắc rực rỡ của ngày lễ ; Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy cô giáo * Hoạt động2 : Cách vẽ tranh + HD và giới thiệu tranh + Gợi ý cách vẽ tranh về nội dung + Tặng hoa thầy cô ( ở lớp , sân trường ) + HS vây xung quanh thầy cô + Cùng cha me tặng hoa thầy cô giáo + Lễ kỉ niệm ngày 20 / 11 + Về hình ảnh chính , chú ý đến dáng người cho tranh sinh động , vẽ các hình ảnh phụ , vẽ màu theo ý thích . * Hoạt động 3 : Thực hành + HD HS thực hành . + Theo dõi giúp đỡ các em chậm để hòan thành bài vẽ của mình + Gợi ý cách tô màu * Hoạt động 4 : Nhận xét đánh giá + HD HS bình chọn các bài vẽ + Gợi ý các em nhận xét về nội dung ; các hình ảnh ; màu sắc . HS + GV nhận xét đánh giá , xếp loại + Nhận xét tranh vẽ đẹp tuyên dương HS 4 . Dặn dò : Về nhà tập vẽ , quan sát cái bát về hình dáng , cách trang trí + Nhận xét trong giờ học những ưu khuyết điểm Quan sát những bức tranh GV đính trên bảng ; nêu nhận xét theo gợi ý của GV + HS trả lời trước lớp + HS trả lời + HS nhận xét + HS lắng nghe + HS theo dõi + HS lắng nghe + 2 em lên bảng vẽ , lớp vẽ vào vở + Các tổ dán sản phẩm lên bảng theo tổ để các bạn nhận xét + Quan sát bức tranh đẹp của bạn + HS lắng nghe + Học tập ; rút kinh nghiệm ; chuyển tiết SINH HOẠT TẬP THỂ I . MỤC TIÊU : + Đánh giá các hoạt động tuần 12 + Đề ra phương hướng thực hiện tuần 13 II . CHUẨN BỊ GV + HS : nội dung sinh hoạt III . TIẾN HÀNH SINH HOẠT 1 . Lớp trưởng duy trì buổi sinh hoạt 2 . Các tổ trưởng lần lượt lên đọc báo cáo 3 . Các thành viên đóng góp ý kiến 4 . GV tổng kết đánh giá chung : Ưu điểm : Duy trì sĩ số đảm bảo 100 % , đi học đúng giờ , HS ngoan , lễ phép Học tập có tiến bộ , có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp Đôi bạn cùng tiến hoạt động có hiệu quả Vệ sinh trường lớp , cá nhân tương đối tốt Khuyết điểm : Vẫn còn hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp , một số em đi học còn quên sách vở , chữ viết cẩu thả , học tập chưa nghiêm túc cần nhắc nhỡ :Ka Phước ; Phi ; Ka Thân ; Ka Thảo . Phương hướng tuần 13 Tiếp tục duy trì , cũng cố nề nếp học tập , khắc phục những nhược điểm của tuần 12 Thi đua học tập tốt lập nhiều sao chiến công chào mừng ngày 22 / 12 Tiếp tục rèn chữ đẹp , giữ vở sạch Thực hiện tốt luật an toàn giao thông Tiếp tục tham gia đóng góp các khoản về nhà trường trong thời gian sớm nhất .
Tài liệu đính kèm: