Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 A-Tập đọc:

 -Đọc đúng các từ: siêng năng, lười biếng, nhắm mắt, thản nhiên, làm lụng. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 -Hiểu các từ ngữ : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. HS hiểu được : Câu chuyện cho ta thấy được bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải.

 -Giáo dục HS phải biết quý trọng sức lao động và chăm chỉ lao động.

 B-Kể chuyện:

 -Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện,dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

 -HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét,đánh giá đúng lời kể của bạn.

 -Động viên nhắc nhở HS chăm chỉ lao động.

II.CHUẨN BỊ:

 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.

 -HS:Sách giáo khoa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1.Ổn định: Hát

 2. Bài cũ: 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.(5 phút)

H:Người cán bộ miền xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ?

H: Vẻ đẹp của người Việt Bắc được thể hiện qua câu thơ nào ?

H: Nêu nội dung chính ?

 

doc 30 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 904Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Danh Tấn Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15	Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 A-Tập đọc:
 -Đọc đúng các từ: siêng năng, lười biếng, nhắm mắt, thản nhiên, làm lụng. Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 -Hiểu các từ ngữ : người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm. HS hiểu được : Câu chuyện cho ta thấy được bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải. 
 -Giáo dục HS phải biết quý trọng sức lao động và chăm chỉ lao động.
 B-Kể chuyện:
 -Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện,dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
 -HS theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét,đánh giá đúng lời kể của bạn.
 -Động viên nhắc nhở HS chăm chỉ lao động.
II.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh minh hoạ truyện trong SGK.Đoạn văn hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
 -HS:Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 1.Ổn định: Hát
 2. Bài cũ: 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.(5 phút)
H:Người cán bộ miền xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc ? 
H: Vẻ đẹp của người Việt Bắc được thể hiện qua câu thơ nào ? 
H: Nêu nội dung chính ? 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hũ bạc của người cha. ( GV ghi bảng và giảng: người Chăm)
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Tiết 1 :
Hoạt động 1: Luyện đọc. (10 phút)
-GV đọc mẫu
-Yêu cầu 1 HS đọc bài - đọc chú giải.
-Cho HS đọc tiếp nối từng câu - từng đoạn.( chú ý gọi những học sinh còn hạn chế về đọc)
-GV theo dõi hướng dẫn phát âm từ khó. 
-Hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
-Nếu con lười biếng, / dù cha cho một trăm hũ bạc /cũng không đủ.// Hũ bạc tiêu không bao giờ hết /chính là hai bàn tay con.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
H: Ông lão trong truyện là người như thế nào?
H: Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì?
H: Ông lão muốn con trai trở thành người như thế nào?
*Giảng từ “hũ” : đồ vật làm bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra.
-Yêu cầu HS rút ra ý 1.
- GV chốt ý:
 Ý1: Người cha muốn con trở thành người siêng năng, chăm chỉ.
-Yêu cầu HS đọc các đoạn còn lại.
H: Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì?
H:Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào? 
H: khi ông lão vứt tiền vào đống lửa người con làm gì?
*Giảng từ: “dúi”: đưa cho nhưng không muốn để ngươì khác biết.
 + thản nhiên: làm như không có việc gì xảy ra.
 +dành dụm: góp từng tí để dành.
-Yêu cầu HS rút ý 2.
- GV chốt ý.
Ý2: Người con siêng năng lao động và biết quý trọng thành quả lao động.
H: Câu chuyện này là câu chuyện cổ của dân tộc nào?( Giảng : Chăm: một dân tộc thiểu số ở Nam Trung Bộ)
H:Hãy tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm rút nội dung chính.
-GV chốt ý – Ghi bảng.
Nội dung chính: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn làm ra mọi của cải.
Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân và kết hợp giáo dục HS siêng năng lao động và biết quý trọng sức lao động.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. (5 phút)
- GV hướng dẫn cách đọc.(Giọng đọc cần chú ý:
+ Giọng người dẫn chuyện thong thả rõ ràng.
+ Giọng của người cha: Thay đổi phù hợp với diễn biến của câu chuyện.)
- GV đọc mẫu lần 2.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm theo đoạn .
- GV nhận xét, sửa sai
 Chuyển tiết : Cho HS hát.
 Tiết 2:
Họat động 3: Luyện đọc lại tiếp theo. (5 phút)
- GV chia nhóm, mỗi nhóm 2 HS và yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo các vai: người dẫn chuyện, ông lão.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay.
Hoạt động 4: Kể chuyện. (15 phút)
-Gọi 1HS đọc yêu cầu 1 của phần kể chuyện S/122.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy thứ tự sắp xếp các bức tranh và trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa sai, chốt đáp án đúng:
 Đáp án :3-5-4-1-2.
- GV dán tranh minh họa truyện lên bảng
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu 2.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm 5.( Mỗi HS kể 1 đoạn tiếp nối)
- Gọi 5 HS kể trước lớp.
- Tổ chức các nhóm thi kể chuyện.
- Gọi 1 HS dựa vào tranh kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét tuyên dương.
-HS theo dõi
-1HS đọc bài-đọc chú giải.
-HS đọc nối tiếp theo dãy.
-HS phát âm từ khó.
-HS lắng nghe.2HS đọc thể hiện.
- HS nhận xét.
-1 HS đọc - Cả lớp theo dõi.
- Ông lão là người rất siêng năng, chăm chỉ.
- Ông rất buồn vì con trai lười biếng.
-Ông muốn con trở thành người chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
-HS theo dõi.
-HS rút ra ý 1.
-2 HS nhắc ý 1.
-1 HS đọc đoạn còn lại.
-Vì ông lão muốn thử xem đó có phải là tiền mà người con tự kiếm được không. Nếu thấy tiền của mình bị vứt đi mà không xót nghĩa là tiền ấy không phải tự tay con vất vả làm ra.
-Anh đi xay thóc thuê, mỗi ngày được hai bát gạo, chỉ dám ăn một bát. Ba tháng dành dụm được 90 bát gạo, anh bán lấy tiền mang về.
-Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền ra, không hề sợ bỏng.
-4 HS trả lời trước lớp.
-2 HS nhắc lại.
- Dân tộc chăm.
-Có làm lụng vất vả người ta mới biết quý đồng tiền. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
-HS thảo luận nhóm bàn – Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
-3 HS nhắc lại.
- HS tự liên hệ bản thân.
- HS theo dõi.
- Cả lớp lắng nghe.
- 6 HS đọc diễn cảm theo đoạn.
-Lớp trưởng bắt nhịp - cả lớp hát.
-HS luyện đọc trong nhóm - các nhóm thi đọc bài theo vai.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm việc cá nhân, 2 HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét và đổi chéo sửa bài.
-2 HS đọc.
- HS quan sát.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS kể theo nhóm 5 em.
-5 HS kể nối tiếp, mỗi HS 1 đoạn.
- 2 nhóm kể: nhóm 1(kể đoạn 1và 2;), nhóm 2 ( kể đoạn 3,4,5)- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
 4. Củng cố – Dặn dò: (5 phút)
-GV gọi HS đọc bài
 – 1 HS nêu nội dung chính. 
-GD hs phải biết quý trọng sức lao động và chăm chỉ lao động
-Về nhà tập kể lại chuyện cho gia đình nghe.
______________________
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU :
 - Giúp học sinh nắm được cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số. Củng cố bài toán giảm một số đi một số lần.
 - HS làm tính và giải toán đúng. 
 - HS có tính cẩn thận khi làm tính, viết số rõ ràng.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV: Sách giáo khoa.
 - HS: vở toán, vở bài tập.
III. HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC .
 1.Ổn định : Nề nếp.
 2.Bài cũ :-2 HS lên bảng sửa bài. (5 phút)
* Đặt tính rồi tính : 96 : 8
* Điền đúng (Đ) hoặc sai(S) vào ô trống
 49 : 7 = 7 81 : 9 = 8 56 : 8 = 7 
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:( GV xoá bảng, giữ lại phép chia bài 1 để giới thiệu bài)
HỌAT ĐỘNG DẠY
HỌAT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Tìm hiểu bài. (10 phút)
- GV viết bảng 2 phép chia 648 : 3 và 236 : 5 .Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để đặt tính và tính.( Gọi 1 học sinh lên bảng)
-Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Gọi học sinh nhận xét.
- GV nhận xét sửa sai. ( Gọi HS làm sai lên bảng sửa lại)
-Gọi HS làm miệng.
- GV chốt cách làm:
Bước 1: đặt tính.
Bước 2: Chia theo thứ tự từ trái sang phải, bắt đầu từ hàng trăm của số bị chia.
Họat động 2: Thực hành. (20 phút)
 Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Yêu cầu HS làm bài.Gọi HS còn hạn chế lên bảng.
- Gọi HS nhận xét, sửa bài.
- GV nhận xét, sửa sai( Nêu HS sai phần nào GV sửa sai cho các em phần đó và mời HS lên bảng làm lại một phép tính chia khác).
 Bài 2: Gọi HS khá đọc đề toán.
 -Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
 -GV nhấn mạnh điều bài toán cho biết và điều bài toán cần hỏi sau đó yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài.
- Gọi học sinh nhận xét.
- GV nhận xét, sửa bài.( GV hướng dẫn HS đặt lời giải nếu HS có sai lời giải hoặc lời giải chưa rõ ràng)
 Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu bài.
 -GV treo bảng phụ.Gọi 1 HS lên bảng sửa bài, yêu cầu HS làm bàivào SGK.
- GV nhận xét, sửa sai.
-HS theo dõi.
-1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp đặt vào nháp.
 648 3 236 5
 6 216 20 47
 04 36
 3 35
 18 1
 18
 0
-HS nêu cách làm.
- HS nhận xét.
-2HS thực hiện làm miệng.
-1 HS nêu yêu cầu bài1.
- Cả lớp làm bài vào bảng ép, 8 HS lần lượt lên bảng. 
- HS nhận xét sửa bài.
-HS đổi chéo vở sửa bài.
- 1 HS khá đọc đề.
- 2 Cặp tìm hiểu đề.(1HS hỏi –1HS trả lời)
 H: Bài toán cho biết gì ?
 H: Bài toán hỏi gì?
-1 HS lên bảng làm, Cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt
 9 học sinh : 1 hàng
 234 học sinh :  hàng?
 Bài giải
 234 học sinh thì xếp được :
 234 : 9 = 26 ( hàng)
 Đáp số : 26 hàng.
-HS nhận xét.
- HS đổi chéo đổi bài.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào SGK, 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
 4. Củng cố – dặn dò: (5 phút)
 - HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
 - 489 : 5 =
Tính cẩn thận khi làm tính , viết số rõ ràng .
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
_____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 01 tháng 12 năm 2009
TỰ NHIÊN - XÃ HỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU.	
 -Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh .Nắm được ích lợi của các hoạt động bưu điện ,đài phát thanh ,truyền hình,  ... h mình .
-Nhận xét tiết học . 
-Về nhà xem lại bài và bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh hơn .
__________________________________
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU.
 - Giúp HS rèn luyện kỹ năng tính nhân, tính chia số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
 -Vận dụng giải bài toán về gấp một số lên một số lần, tìm các phần có liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng 2 phép tính. Tính độ dài đường gấp khúc.
 -HS có ý thức cẩn thận , chính xác khi làm toán .
II.CHUẨN BỊ.
 - GV :Bảng phụ .
 - HS : Vở , SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Ổn định: Hát .
 2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm . (5 phút)
 Bài 1: Điền đúng (Đ) hoặc sai vào ô trống : 35: 5 = 7 8 x 7 = 54 56 : 7 = 8 
 Bài 2: Tuần có 1 quyển truyện dài 128 trang, Tuần đã đọc được quyển truyện đó. Hỏi Tuần còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thì xong quyển truyện? 
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Họat động 1 : Hướng dẫn luyện tập. (22 phút)
 Bài 1: Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính.
- Yêu cầu HS lần lượt lên bảng , lớp tự làm bài vào vở nháp.
- GV nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS làm vào vở.
-GV nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở. 
- GV chấm, nhận xét, sửa sai.
Bài 4:Gọi HS khá đọc đề.
- Gọi HS tìm hiểu đề.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và tự làm vào vở.
- GV chấm, nhận xét, sửa bài cho HS.
Họat động 2: Hướng dẫn tính độ dài đường gấp khúc. (8 phút)
Bài 5: Gọi HS nêu yêu cầu đề.
-Yêu cầu HS tự làm vào vở nháp.
- GV nhận xét và hỏi cách làm.
H: Muốn tính độ dài của đường gấp khúc ta làm thế nào?
xz
-1 HS khá đọc đề .
- HS nhắc lại cách đặt tính:
Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau. Tính từ phải sang trái.
-HS lần lượt lên bảng làm .Cả lớp làm vào vở nháp .
- HS tự sửa bài.
-1 HS nêu .
- HS lần lượt lên bảng làm. Cả lớp làm vở . 
-HS đổi vở sửa bài . 
-1HS đọc đề .
-2 cặp HS tìm hiểu đề.
 H: Bài toán cho biết gì?
 H: Bài toán hỏi gì?
-1 HS lên bảng tóm tắt và giải. Cả lớp làm vào vở.
 Tóm tắt 
 ? m
 A 172 m B C
 Bài giải:
 Quãng đường BC dài:
 172 x 4 = 688 (m )
 Quãng đường AC dài:
 172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số: 860 m 
-HS tự sửa bài vào vở.
-1HS khá đọc .
- 1 cặp HS khá, 1 cặp HS trung bình nêu câu hỏi tìm hiểu đề.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- HS tóm tắt và giải vào vở – 1 em khá lên bảng làm.
 Tóm tắt
 450 m
 Làm được
 Còn dệt ? áo
 Bài giải
 Số áo len đã dệt.
 450 : 5 = 90 (chiếc)
 Số áo len còn phải dệt.
 450 - 90 = 360 (chiếc)
 Đáp số : 360 chiếc áo len.
- HS tự sửa bài vào vở.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở nháp - 2 HS lên bảng.
 Bài giải
 Độ dài đường gấp ABCDE.
 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
 Độ dài đường gấp khúc KMNPQ:
 3 + 3 + 3 + 3 = 12(cm)
 Đáp số : a) 14 cm
 b) 12 cm 
-HS sửa bài và nêu cách làm.
- Ta tính tổng độ dài đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
 4.Củng cố , dặn dò. (5 phút)
 - GV gọi 2 hs thực hiện phép tính : 208 x 4 = 724 : 6 = 
 - Hệ thống lại kiến thức tiết học.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà luyện tập thêm dạng toán đã học.
_________________________________
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: L
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : củng cố cách viết chữ viết hoa L
Viết tên riêng : Lê Lợi bằng chữ cỡ nhỏ.
Viết câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
Kĩ năng : 
Viết đúng chữ viết hoa L, viết đúng tên riêng, câu ứng dụng viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ trong vở Tập viết.
Thái độ : Cẩn thận khi luyện viết, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 
GV : chữ mẫu L, tên riêng : Lê Lợi và câu ca dao trên dòng kẻ ô li.
HS : Vở tập viết, bảng con, phấn
III/ Các hoạt động :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV nhận xét bài viết của học sinh.
Cho học sinh viết vào bảng con : Yết Kiêu, Khi
Nhận xét 
Bài mới:
Giới thiệu bài : ( 1’ )
GV cho HS mở SGK, yêu cầu học sinh :
+ Đọc tên riêng và câu ứng dụng
Giáo viên cho học sinh quan sát tên riêng và câu ứng dụng, hỏi :
 + Tìm và nêu các chữ hoa có trong tên riêng và câu ứng dụng ?
GV : nói trong giờ tập viết các em sẽ củng cố chữ viết hoa L, tập viết tên riêng Lê Lợi và câu tục ngữ
Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
Ghi bảng : Ôn chữ hoa : L
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con 
Mục tiêu : giúp học sinh viết chữ viết hoa L, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : quan sát, thực hành, giảng giải 
Luyện viết chữ hoa
GV gắn chữ L trên bảng
Giáo viên cho học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi và nhận xét, trả lời câu hỏi : 
+ Chữ L được viết mấy nét ?
+ Độ cao chữ L hoa gồm mấy li ?
Giáo viên gọi học sinh trình bày
Giáo viên chốt lại, vừa nói vừa chỉ vào chữ L hoa và nói : chữ L hoa cao 2 li rưỡi, gồm 3 nét 
Giáo viên viết chữ L hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp cho học sinh quan sát vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
Giáo viên cho HS viết vào bảng con 
Chữ L hoa cỡ nhỏ : 2 lần
Giáo viên nhận xét.
Luyện viết từ ngữ ứng dụng ( tên riêng )
GV cho học sinh đọc tên riêng : Lê Lợi
Giáo viên giới thiệu : Lê Lợi là tên một vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.
Giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét các chữ cần lưu ý khi viết.
+ Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?
+ Đọc lại từ ứng dụng
GV viết mẫu tên riêng theo chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp, lưu ý cách nối giữa các con chữ và nhắc học sinh Lê Lợi là tên riêng nên khi viết phải viết hoa 2 chữ cái đầu L 
Giáo viên cho HS viết vào bảng con từ Lê Lợi 2 lần
Giáo viên nhận xét, uốn nắn về cách viết.
Luyện viết câu ứng dụng 
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ thẻ, mỗi thẻ là 1 chữ trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh sắp xếp các chữ thành một câu tục ngữ có nghĩa qua trò chơi Rồng Vàng. Nhóm nào xong trước thì giơ tay và đọc câu tục ngữ vừa sắp xếp.
GV gắn câu tục ngữ mẫu và cho học sinh đọc : 
Lời nói chẳng mất tiền mua 
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 
Giáo viên hỏi : 
+ Câu tục ngữ ý nói gì ?
Giáo viên chốt : câu tục ngữ khuyên chúng ta khi nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình thấy dễ chịu và hài lòng
Giáo viên gắn lên bảng 5 tranh, sau mỗi tranh có các chữ cái có trong câu tục ngữ, yêu cầu học sinh chọn 1 tranh và trả lời câu hỏi :
+ Các chữ đó có độ cao như thế nào ?
+ Câu tục ngữ có chữ nào được viết hoa ?
Giáo viên yêu cầu học sinh Luyện viết trên bảng con chữ Lời, Lựa. 
Giáo viên nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết ( 16’ )
Mục tiêu : học sinh viết vào vở Tập viết chữ viết hoa L, viết tên riêng, câu ứng dụng
Phương pháp : thực hành 
Giáo viên : trước khi viết bài, cô sẽ cho các em tập những động tác giúp cho các em bớt mệt mỏi và sau đó sẽ viết chữ đẹp hơn
Viết mãi mỏi tay
Ngồi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
Gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
Giáo viên nêu yêu cầu :
+ Viết chữ L : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết tên Lê Lợi : 2 dòng cỡ nhỏ
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần
Cho học sinh viết vào vở. 
GV quan sát, nhắc nhở HS ngồi chưa đúng tư thế và cầm bút sai, chú ý hướng dẫn các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
Chấm, chữa bài 
Giáo viên thu vở chấm nhanh khoảng 5 – 7 bài
Nêu nhận xét về các bài đã chấm để rút kinh nghiệm chung
Thi đua :
Giáo viên cho 4 tổ cử đại diện lên thi đua viết câu : “ Lên rừng xuống biển”
Nhận xét, tuyên dương học sinh viết đẹp.
Hát
Học sinh viết bảng con
Cá nhân
HS quan sát và trả lời
Các chữ hoa là : L
( 18’ )
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm đôi
3 nét: nét cong trên, nét lượn, nét thắt
Độ cao chữ L hoa gồm 2 li rưỡi
Cá nhân
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát và nhận xét.
Học sinh viết bảng con
Cá nhân 
Học sinh quan sát và nhận xét.
Trong từ ứng dụng, các chữ L cao 2 li rưỡi, chữ ê, ơ, i cao 1 li.
Khoảng cách giữa các con chữ bằng một con chữ o
Cá nhân
Học sinh viết bảng con
Học sinh chia nhóm và thực hiện yêu cầu của Giáo viên 
Cá nhân
Học sinh trả lời
Học sinh chọn tranh 
Chữ L, h, g cao 2 li rưỡi
Chữ t cao 1 li rưỡi
Chữ ơ, I, n, o, c, ă, m, â, ê, u, a, ư, v cao 1 li 
Câu tục ngữ có chữ Lời, Lựa được viết hoa
Học sinh viết bảng con
Học sinh tập thể dục 
Học sinh nhắc : khi viết phải ngồi ngay ngắn thoải mái :
Lưng thẳng
Không tì ngực vào bàn
Đầu hơi cuối
Mắt cách vở 25 đến 35 cm
Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ
Hai chân để song song, thoải mái.
HS viết vở
Cử đại diện lên thi đua 
Cả lớp viết vào bảng con
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GD hs cẩn thận khi luyện viết .
GV nhận xét tiết học.
Luyện viết thêm trong vở tập viết để rèn chữ đẹp.
Chuẩn bị : bài : ôn chữ hoa M 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc