Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hương Trạch

Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hương Trạch

I. Mục tiêu:

1. Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- (HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện).

II. Đồ dùng:

+ GV: Khai thác tranh trong SGK.

+ HS: SGK.

III. Các hoạt động dạy - học :

1. Bài cũ: + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngày hội rừng xanh.

 H: Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.

 H: Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? vì sao?

 H: Đọc và nêu NDC của bài ?

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 26 - Trường Tiểu học Hương Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phßng gd & ®t h­¬ng khª
Tr­êng tiĨu häc h­¬ng tr¹ch
lÞch b¸o gi¶ng
Khèi III - TuÇn 26
N¨m häc: 2009 - 2010 
 Thø
TiÕt
Môn học
Bài học
Môn học
1
 Chào cờ
2
 Tập đọc
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
 L. Toán
2
3
 Tập đọc (KC)
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
 L. TiÕng ViƯt
4
 Toán
 Luyện tập.
5
 TNXH
 Tôm, cua.
1
 Thể dục
 Bài 51.
2
 Toán
 Làm quen với thống kê số liệu.
3
3
 ¢m nh¹c
 Ôn tập bài hát: Chị Ong nâu và em bé - Nghe nhạc.
 Phơ ®¹o
4
 ChÝnh t¶
 Nghe - viết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
5
 Thđ c«ng
 Làm lọ hoa gắn tường (Tiết 2).
1
 Toán
 Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo).
2
 LT & câu
 Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy.
 L.Toán
4
3
 Tập viết
 Ôn chữ hoa: T.
 L. TiÕng ViƯt
4
 Đạo đức
 Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (Tiết 1).
5
 TNXH
 Cá.
1
 Tập đọc
 Rước đèn ông sao.
5
2
 To¸n
 Luyện tập.
 Tự học
3
 ChÝnh t¶
 Nghe - viết: Rước đèn ông sao. 
4
 Mĩ thuật
 Tập nặn tạo dáng. Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật
1
 TL Văn
 Kể về một ngày hội.
 L.T Việt
 6
2
 Toán
 Kiểm tra định kì (giữa học kì II). 
 L.Toán
3
 Thể dục
 Bài 52.
 H§TT
4
 HĐTT
 Sinh ho¹t líp.
Tuần 26 Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010
Chào cờ
Hiệu trưởng và TPT Đội lên lớp
------------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
- (HS khá, giỏi đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện).
II. Đồ dùng:
+ GV: Khai thác tranh trong SGK.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ: + Gọi 3 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Ngày hội rừng xanh.
 H: Tìm những từ ngữ tả hoạt động của các con vật trong ngày hội rừng xanh.
 H: Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? vì sao? 
 H: Đọc và nêu NDC của bài ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
- Đọc mẫu. 
+ GV đọc toàn bài một lượt. 
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó:
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi phát âm cho học sinh.
- HD đọc từng đoạn trước lớp kết hợp giải nghĩa từ.
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn.
Đoạn 1.
+ Chử Xá là ở đâu?
+ Gọi 2 em khá đọc lại đoạn 1. Nhắc HS đoạn văn này các em cần chú ý ngắt giọng đúng các vị trí của các dấu phẩy, dấu chấm.
+ Gọi 1 em đọc đoạn 2. 
+ Du ngoạn có nghĩa là gì?
+ Bàng hoàng là như thế nào?
+ Thế nào gọi là duyên trời?
+ Gọi 1 em khá đọc đoạn 3, yêu cầu HS tìm hiểu từhoá lên trời, hiển linh.
+ YC 1 em khá đọc đoạn 4. Nhắc HS ngắt giọng đúng ở vị trí của các dấu chấm, dấu phẩy. 
+ YC 4 em tiếp nối nhau đọc lại bài theo đoạn.
- Luyện đọc theo nhóm.
+ GV chia lớp thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS. YC luyện đọc theo nhóm.
+ Gọi 1 nhóm bất kì YC HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp .
- YC HS đọc đồng thanh đoạn 1. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
- Gọi 1 em đọc lại đoạn 1, cả lớp đọc thầm và hỏi:
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó.
- Gọi 1 em đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trả lời:
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết hôn cùng Chử Đồng Tử?
* Một HS đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm lại, trả lời:
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
* 1 HS đọc đoạn 4, cả lớp đọc thầm theo trả lời:
+ Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn ông?
Hỏi: Câu chuyện cho em hiểu điều gì?.
*Nội dung chính: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước..
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài. 
+ GV đọc diễn cảm 1, 2 đoạn. Hướng dẫn HS đọc một số đoạn, câu sau:
 Nhà nghèo,/mẹ mất sớm,/ hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung.// Khi cha mất,/ chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha,/ còn mình đành ở không.// 
 Chàng hoảng hốt,/ chạy tới khóm lau thưa trên bãi,/ nằm xuống,/ bới cát phủ lên mình để ẩn trốn.//
 Nào ngờ,/ công chúa thấy cảnh đẹp,/ ra lệnh cắm thuyền,/ lên bãi dạo,/ rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm.//
- YC HS thi đọc đoạn văn.
- Một HS đọc cả bài.
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo.
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ, dãy bàn hoặc nhóm. Mỗi HS đọc 1 câu.
+ 4 em đọc bài, mỗi em đọc 1 đoạn.
+ 1 em đọc thành tiếng, cả lớp cùng theo dõi 
+ Là tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm Hà Nội.
+ 1 em đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK. 
+ Đi chơi ngắm cảnh các nơi.
+ Sững sờ không ngờ tới.
+ Chuyện may mắn, hạnh phúc.
+ 1em đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài trong SGK và giải nghĩa từ mới.
+ 1 em đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
+ 4 em đọc bài, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
+ Mỗi HS đọc một đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
+ Một nhóm đọc bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 em đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một cái khố mặc chung. Khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha, đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi.
+ Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử. Công chúa rất đỗi bàng hoàng.
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và két duyên cùng chàng.
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dết vải. Sau khi đã hoá lên trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
+ Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ công lao của ông.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình.
- 3 HS nhắc lại NDC.
- HS theo dõi cách đọc của GV. Sau đó luyện đọc lại.
- 3 HS đọc lại đoạn văn.
- 3 HS thi đọc 1 đoạn truyện. Chú ý cách ngắt giọng.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
+ Dựa vào 4 tranh minh hoạ truyện và các tình tiết, HS đặt tên cho từng đoạn câu chuyện. Sau đó kể lại được từng đoạn câu chuyện.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh trong SGK, nhớ nội dung từng đoạn truyện; đặt tên cho từng đoạn.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện theo tranh (mỗi em kể 1 tranh).
- Cả lớp và Gv nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
+ Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại các tên đúng. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện.
- Một HS kể toàn bộ câu chuyện .
+ Cả lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS nêu.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết cách sử dụng tiền Việt Nam với các mệnh giá đã học.
- Biết cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
- Biết giải bài toán liên quan đến tiền tệ.
II. Đồ dùng:
- Đồng hồ điện tử hoặc mô hình.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: + Gọi 3 em lên trả lời bài cũ, GV nhận xét ghi điểm.
* Đặt tính và tính:
 1234 x 2 2431 x 3 3246 x 2
+ Nhận xét, ghi điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS trước hết phải xác định được số tiền trong mỗi ví. Sau đó cộng giá trị các tờ giấy bạc trong từng ví.
- So sánh kết quả tìm được
- Chữa bài, nhận xét cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 3:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh rồi lần lượt làm các phần a), b). sau đó nêu miệng câu trả lời.
- Nhận xét chữa bài cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài toán và tự giải. Sau đó chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố - dặn dò:
+ 1 HS nhắc lại nội dung vừa học. 
+ Dặn HS về nhà ôn luyện về cách đặt tính và thực hiện tính (nhân số có 4 chữ số với số có một chữ số ).
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tự làm bài và nêu miệng kết quả tìm được.
- Rút ra kết luận: Ví c) có nhiều tiền nhất.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Tự làm bài.
a) Mai có 3000 đồng, Mai có vừa đủ tiền để mua được cái kéo.
b) Chọn ra được các đồ vật có giá tiền cộng lại bằng 7000 đồng.
Bài giải:
Mẹ mua hết số tiền là:
6700 + 2300 = 9000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại số tiền là:
10000 – 9000 = 1000 (đồng)
Đáp số=1000 đồng
- HS nêu.
 Tự nhiên - xã hội
TÔM, CUA
I. Mụ ... Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc 
* GV đọc toàn bài .
+ GV YC HS tiếp nối nhau đọc từng câu thơ trong bài . YC HS đọc 2 vòng như vậy . 
+ GV theo dõi HS đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những HS phát âm sai : GV hoặc HS khá đọc mẫu các từ HS phát âm sai và YC HS vừa mắc lỗi đọc lại . 
* GV HD HS chia bài thành 6 khổ thơ
GV dùng bảng phụ HD HS cách đọc từng khổ thơ 
+ GV YC5 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài . 
+ GV HD HS tìm hiểu nghĩa của các từ mới:nườm nượp, xúng xính, thanh lịch
* HĐ2 : Tìm hiểu bài 
+ Cho HS đọc 5 khổ thơ đầu:
H:Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng ?(Cảnh chùa Hương như tưoi mới hẳn lên khi mùa xuân –mùa lễ hội đã đến:Rừng mơ thay áo mới /Xúng xính hoa đón mời)
+Cảnh chùa hương thơ mộng huyền ảo ,nơi đâu cũng vấn vương mùi thơm:Lẫn trong mùi hương khói –Một mùi hương cứ vương, trong động như có tiếng hát của gió tiếng nhạc củagió:Động chùa Tiên chùa Hương vẫn còn mang tiếng nhạc-Động chùa 
Hinh Bồng –Gió còn ngân khúc hát
H:Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đinhội?
+ Cảm xúc cởi mở vởi tất cả mọi người ,mọi cảnh vật
 Nơi núi cũ xa vời
 Bỗng thành nơi gặp gỡ
 Một câu chào cởi mởû
 Hoá ra người cùng quê
+ Mỗi bước đi là mỗi bước say mê và tự hào về cảh đẹp đất nước:Bước mỗi bước say mê/Như mỗi trang cổ tích
+Lòng bổi hổi bồi hồi vì mùi h7ơng lẫn trong làn khói:Dù không ai đợi chờ ?Mà cũng lòng bởi hổi
+Y/C HS đoc khổ th7 cuối và trả lời câu hỏi:
H;Theo em khổ thơ cuối nói gì?
+Mọi ngưòi đi trẩy hội chùa Hương không chỉ đi thắp hương cầu phật.Đi hội chùa hương còn là dịp đingắm cảnh đẹp cùa đất nước hoà nhập với dòng người say mê cảnh đẹp đất nước đểû thêm yêu đất nước thêm yêu con ngưới.
* HĐ3 : Luyện đọc lại bài 
+Gọi một HS đọc lại cả bài thơ
+ HD hS luyện đọc thuộc lòng bài thơ
+Tổ chức cho HS nói tiếp nhau thi đọc thuộc khổ thơ yêu thích
+ Cho HS thi đọc thuộc cả bài thơ
 + Nhận xét và cho điểm HS . 
+ Theo dõi GV đọc bài mẫu và đọc thầm theo 
+ 3 đến 5 em đọc cá nhân , lớp đọc đồng thanh 
+ Đọc bài tiếp nối theo tổ , dãy bàn hoặc nhóm . 
+ Cả lớp nghe GV hoặc bạn HS đọc mẫu , HS mắc lỗi đọc lại theo mẫu , tổ , nhóm đồng thanh đọc các tiếng từ ngữ này . 
+ Dùng bút chì gạch chéo ( / ) giữa các đoạn 
+ HS đọc thầmđoạn 1 và trả lời câu hỏi
 Những HS khác theo dõi và bổ sung
+HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi
Cả lớp theo dõi nhận xét và bổ sung
+HS phátt biểu các HS khác nhận xét 
-3 4 HS nhắc lại
+HS lắng nghe và luyện đọc
 + HS nối tiếp nhau đọc lại từng đoạn
 + 1 HS đọc lại toàn bài
+1 em đọc bài.
+HS đọc thộc bài thơ .
+ Nối tiếp nhau đọc bài .
+ Thi đọc thuộcbài thơ .
4. Củng cố - dặn dò :
+ GV nhận xét tiết học . Tuyên dương HS tích cực , nhắc nhở những em chưa chú ý 
+ Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau . 
 Âm nhạc
ÔN:CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu :
-Hát đúng giai điệu ,thuộc lời 2 của bài hát.Tập biểu dĩen bài hát-Cảm nhận những hình tượng đẹp trong bài .GD cho các em tinh thần chăm học chăm làm. 
Nghe một bài hát thiếu nhi chọn lọc hoặc một bài dân ca
II. Chuẩn bị :
+ Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc.Một số động tác phụ hoạ theo bài hát
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ Cho cả lớp hát lại bái hát chị Ong Nâu và em bé
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*HĐ1: Ôn tập lời 1 bài hát chi Ong Nâu và em bé và học tiếp lời 2
+ Cho HS ôn lại lời 1 của bài hát
+ Dạy hát lời 2:GV lưu ý HS hát lơi2 giống nhạc lời 1
 *Lưu ý HS những âm có luyến và dấu lặng đơn sau mỗi câu hát
Cho HS hát kết hợp cả lời 1 và lời 2
-HDHS vừa hát vừa gõ đệm theo tiết tấu hoặc theo nhịp 2
*HĐ 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
+ GV gợi ý cho HS:
+ Câu 1:Giang 2 tay ra 2 bên làm đọng tác chim vỗ cánh,hai chân nhún nhịp nhàng
-Câu 3 đưa 2tay lẹn miệng làm động tác gà gáy.
-Câu 4-5 :đưa 2 tay lên quá đầu mở rộng vòng tay rồi làm động tác chim vỗ cánh
-Câu 6-7: ta trái chống hông,tayphải chỉ sang bên trái và ngược lại,đầu nghiêng theo
-Câu 8 –9 động tác như câu 1 –2
Câu 10-11:tay bắt chéo trước ngực,hai chân nhún nhịp nhàng,đầu nghiêng sang trái sang phải
*HĐ3 :Nghe nhạc
-Cho HS nghe 1 bài hát thiếu nhi chọn lọc
- Sau khi cho HS nghe hát GV đặt câu hỏi để HS nói tên bài hát và tên tác giả
- Cho HS phát biểu cảm nhận về bài hát
- Cho HS nghe lại lần thứ 2 
Cả lớp hát lại lời 2
 +Tập hát từng câu
 +Luyện tâp theo nhóm sau đó cả lớp hát lại 1 lần
+Từng nhóm tập gõ đệm theo tiết tấu lời ca
+Từng nhóm vừa tâp hát vừa phụ hoạ theo các động tác mà GV vừa HD
-Xung phong biểu diễn trước lớp
- Cả lớp theo dõi và nhân xét
-HS nghe nhạc.
4. Củng cố - dặn dò : Cho cả lớp hát lại cả bài 1 lần .Nhận xét tiết học 
Ngày soạn : Ngày 10 / 3 / 2005
Ngày dạy : Thứ năm ngày 11 tháng 3 năm 2005
Mĩ Thuật
TẬP NẶN TẠO DÁNG TỰ DO – NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN CON VẬT
I. Mục tiêu 
+ HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm của các con vật 
+ Nặn hoặc vẽ , xé dán được hình một con vật và tạo dáng theo ý thích 
+ Biết chăm sóc và yêu mến các con vật 
II. Chuẩn bị : 
GV :
+ Sưu tầm tranh , ảnh một số con vật 
+ Tranh vẽ các con vật của các hoạ sĩ và HS 
+ Một số con vật bằng gỗ , đá , sành sứ , đất , . . . 
+ Đất nặn hoặc giấy màu .
HS : 
+ Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 
+ Đất nặn , bảng nặn hoặc màu vẽ , giấy màu , hồ theo YC của GV 
+ Tranh , ảnh các con vật 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Hát 
2. Bài cũ : 
3. Bài mới : gt bài , ghi đề , nhắc lại đề 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Quan sát , nhận xét 
- GV giới thiêu ảnh hoặc các bài tập nặn 
+ Tên con vật 
+ Hình dáng , màu sắc của chúng 
+ Các bộ phận chính của các con vật như đầu , mình , chân . . . 
- Đặt câu hỏi để HS quan sát 
+ Đầu , mình , chân , các chi tiết ;
+ Màu sắc . 
- YC HS kể tên một vài con vật quen thuộc .
* HĐ2 : Cách nặn , cách vẽ , cách xé dán hình con vật . 
a. Cách nặn 
- GV giới thiệu cách nặn 
- Nặn từ một thỏi đất 
+ Lấy đất vừa với hình con vật 
+ Kéo , vuốt , uốn các bộ phận : đầu , chân , . . .
+ Tạo dáng các con vật theo các tư thế : nằm , đứng , đi , quay , cúi , . . .
- Nặn các bộ phận rồi ghép , dính lại .
+ Nặn mình 
+ Nặn đầu , chân , . . . rồi dính , ghép lại 
+ Tạo dáng con vật 
b. Cách vẽ 
- V cho HS xem một số tranh các con vật , đặt câu hỏi để các em tìm ra cách vẽ 
+ Vẽ hình chính truớc 
+ Vẽ các bộ phận sau cho hợp dáng con vật 
+ Vẽ màu 
- GV vẽ phác lên bảng để minh hoạ 
c. Cách xé dán 
- GV cho HS xem một số tranh xé dán để các em biết cách làm bài 
+ Xé từng bộ phận 
+ Xếp hình phù hợp với giáng con vật 
+ Dán hình 
- GV dùng giấy màu thao tác cách xé và cách xắp sếp hình để HS thấy các dáng khác nhau của con vật 
* HĐ3 : Thực hành 
- HS làm bài 
+ Chọn con vật theo ý thích để nặn , vẽ hoặc xé gián 
+ Làm bài theo cách HD 
- GV quan sát và gợi ý HS
+ Cách nặn , vẽ hoặc xé dán 
+ Tạo hình dáng con vật 
+ Nặn , vẽ hoặc dán các bộ phận 
+ Tạo dáng các con vật để có hình dáng sinh động hơn 
* HĐ4 : Nhận xét đánh gia
- GV giới thiệu một số bài đã hoàn thành để HS quan sát 
+ HS bày sản phẩm năn lên bàn 
+ HS cầm bài vẽ hay bài xé dán đứng trước lớp 
+ Nhận xét các bài vẽ , xé dán trên bảng 
- GV tóm tắt , bổ sung và xếp loại 
+HS lắng nghe .
4. Củng cố - dặn dò 
+ Hoàn thành bài 
+ Quan sát lọ hoa 
+ Quan sát tranh , ảnh một số lọ hoa có trang trí 
Soạn : Ngày 10 / 3 / 2005 
Dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2005 
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HKII
( Đề do phòng ra )
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 26
I . MỤC TIÊU 
+ Nhận xét ưu khuyết điểm của tuần 26
+ Vạch ra phương pháp tuần 27 để thực hiện cho tốt
II . NỘI DUNG SINH HOẠT 
1) Lớp trưởng duy trì tiết sinh hoạt 
2) Các tổ tự nhận xét trong tổ mình về các mặt 
3) GV chủ nhiệm nhận xét chung về các mặt 
a) Đạo đức : Đa số các em ngoan , chăm chỉ biết nghe lời cô . Tự giác trong các mặt học tâp cũng như sinh hoạt . Bên cạnh đó vẫn còn một vài em hay nói chuyện riêng trong giờ học như : Hoàng , Thái , K’ Dói, Lý .
b) Học tập : Có nhiều tiến bộ so với tuần qua , ý thức học tập ở các môn học được đi lên , học và làmbài ở nhà tương đối đấy đủ , rèn chữ , giữ vở khá sạch sẽ . Tuy nhiên vẫn còn một số bạn chữ xấu , cẩu thả . bẩn .
c) Các mặt khác : Vệ sinh cá nhân, trường lớp tương đối sạch sẽ , tham gia các mặt khác tự giác, có ý thức khá tốt.Nghỉ và đi học đúng thời gian trước và sau tết.Duy trì sĩ số tốtsau khi nghỉ tết.
+ Biểu dương em : Hà , Huệ , Thảo , Tuấn , Hiền , Thân , Kim Xuân .
+ Phê bình Thái , Phi , Tâm , Lý , Hoàng , Xanh . Quang K Sơn .Dương ,Thu .
4 ) Phương hướng tuần 27
+ Thi đua dành hoa chuyên cần . Đảm bảo sĩ số. 
+ Tiếp tục rèn chữ , giữ vở cho sạnh sẽ ,đẹp 
+ Học và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp .
+ Đi học chuyên cần , đúng giờ ,không nghỉ học ,bỏ học .
+ Gĩư vệ sinh cá nhân và an toàn giao thông đường bộ.
+ Tham gia học phụ đạo vào sáng thứ 7 ,và đầu giờ học mỗi ngày .	
 + Chuẩn bị tốt để tham gia dự thi đố em . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_26_truong_tieu_hoc_huong_trach.doc