Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Trương Thị Lợi

Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Trương Thị Lợi

 I. Mục đích - Yêu cầu:

- Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì II của học sinh , tập trung vào các kiến thức và kĩ năng : - Đọc viết các số có đến năm chữ số ; Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; Sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; Thực hiện các phép tính cộng , trừ các số có năm chữ số , nhân và chia số có năm chữ số với số có 1 chữ số .

- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau . Giải bài toán có đến hai phép tính .

 II. Chuẩn bị:

- Đề bài kiểm tra .

 III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 31 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 33 - Trương Thị Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 năm 2009
	Ngày soạn: 26/4/2009
	Ngày giảng: Thứ 2 ngày 27 tháng 4 năm 2009
 .:: Buổi sáng ::.
 Tập đọc - Kể chuyện: cãc kiƯn trêi
 I. Mục đích - Yêu cầu: 
 * Tập đọc: 
 1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trôi chảy toàn bài , chú ý các từ : -nắng hạn , trụi trơ , náo động , hùng hổ , nổi loạn , khát khô , nhảy xổ , nghiến răng , 
- Biết đọc giọng cảm xúc phù hợp với nội dung mỗi đoạn trong câu chuyện . Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật ( Cóc , Trời ) .
 2. Rèn kỉ năng đọc – hiểu .-Hiểu nghĩa các từ mới (thiên đình , náo động , lưỡi tầm sét , địch thủ , túng thế , trần gian ) 
- Hiểu nội dung câu chuyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã chiến thắng cả đội quân hùng hậu của trời , buộc trời phải làm mưa hạ gió . 
 * Kể chuyệnï: 
 1. Rèn kỉ năng nói : -Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện .
 2. Rèn kỉ năng nghe.
 II. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa . 
 III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
70’
50’
(15’)
(20’)
(15’)
20’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Tập đọc:
a. Phần giới thiệu :
- Giới thiệu “ Cóc kiện trời ” ghi tựa bài lên bảng .
b. Luyện đọc: 
- Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
- Đọc giọng kể xúc động thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu luyện đọc từng câu 
- Yêu cầu nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
- Yêu cầu đọc từng đoạn trước lớp .
- Gọi đọc nối tiếp từng đoạn trong bài .
- Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh một đoạn trong câu chuyện . 
c. Tìm hiểu nội dung 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
? Vì sao Cóc phải lên kiện trời ?
- Mời một em đọc đoạn 2 .Yêu cầu lớp đọc thầm theo .
? Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi lên đánh trống ?
? Hãy kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên ?
- Yêu cầu lớp đọc thầm tiếp đoạn 3 của bài .
? Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào?
? Theo em Cóc có điểm gì đáng khen ? 
d. Luyện đọc lại : 
- Yêu cầu lớp chia thành các nhóm , phân vai để đọc câu chuyện .
- Mời một vài nhóm thi đọc phân theo vai cả bài . 
- Giáo viên và lớp bình chọn bạn đọc hay nhất .
* Kể chuyện: 
- Giáo viên nêu nhiệm vụ 
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh .
- Mời hai em kể lại một đoạn bằng lời của một nhân vật trong truyện .
- Lưu ý HS kể bằng lời của nhân vậth nào cũng xưng bằng “tôi “
- Gọi từng cặp kể lại đoạn 1 và 2 câu chuyện .
- Một hai em thi kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- Kiểm tra sĩ số.
- 1 HS kể chuyện: Người đi săn và con vượn.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu .
- Chú ý đọc đúng các đoạn trong bài như giáo viên lưu ý .
- Lần lượt từng em đọc từng câu trong bài.
- Lần lượt nối tiếp đọc từng câu trong đoạn .
- Từng em đọc từng đoạn trước lớp 
- Ba em đọc từng đoạn trong bài .
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lớp đọc đồng thanh đoạn : Sắp đặt xong ,bị cọp vồ .
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi .
+ Vì trời lâu ngày không mưa , hạ giới bị hạn lớn , muôn loài đều khổ sở .
- Một em đọc tiếp đoạn 2 . Lớp đọc thầm theo .
+ ở những chỗ bất ngờ , phát huy được sức mạnh của mỗi con vật : Cua trong chum nước , Ong sau cánh cửa , Cáo , Gấu và Cọp nấp sau cửa .
+ Cóc bước đến đánh ba hồi trống , Trời nổi giận sai Gà ra trị tội , Cóc ra hiệu Cáo nhảy ra cắn cổ Gà tha đi , Trời sai Chó ra Gấu tiến tới quật chết tươi 
- Lớp đọc thầm đoạn 3 .
+ Trời và Cóc vào thương lượng , Trời còn dặn lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu.
+ Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân .
- Lớp chia ra các nhóm rồi tự phân vai ( người dẫn chuyện , vai Cóc , vai Trời )
- Hai nhóm thi đọc diễn cảm câu chuyện 
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất .
- Lắng nghe nhiệm vụ.
- Quan sát các bức tranh gợi ý để kể lại câu chuyện .
- Hai em nêu vắn tắt nội dung mỗi bức tranh .
- Hai em nhìn tranh gợi ý nhập vai để kể lại một đoạn câu chuyện . 
- Hai em lên thi kể câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
 IV. Củng cố dặn dò: (5’) 
? Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới .
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
 Toán: kiĨm tra
 I. Mục đích - Yêu cầu:
- Kiểm tra kết quả học tập môn toán cuối học kì II của học sinh , tập trung vào các kiến thức và kĩ năng : - Đọc viết các số có đến năm chữ số ; Tìm số liền sau của số có năm chữ số ; Sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn ; Thực hiện các phép tính cộng , trừ các số có năm chữ số , nhân và chia số có năm chữ số với số có 1 chữ số .
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau . Giải bài toán có đến hai phép tính .
 II. Chuẩn bị: 
- Đề bài kiểm tra .
 III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
35’
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra.
b. Đề bài :
* Phần 1:
 Bài 1: 
- Hãy khoanh vào các chữ A , B , C , D trước những câu trả lời đúng .
- Số liền sau của 68 457 là :
 A . 68 467 , B . 68447 , 
 C . 68456 , D . 68 458
 Bài 2: Các số : 48 617 , 47 861 , 48 716 , 47 816 
- Hãy sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn .
A. 48 617 ; 48 716 ; 47 861 ; 47 816
B. 48 716 ; 48 617 ; 47 861 ; 47 816
C. 47 816 ; 47 861 ; 48617 ; 48 716
D. 48 617 ; 48 716 ; 47 816 ; 47 861
 Bài 3:
- Kết quả của phép cộng: 
36528 + 49347 là
 A. 75 865 5 B. 85 865 
 C. 75 875 D. 85 875 
- Kết quả của phép trừ : 
85371 – 9046 là
 A. 76 325 B. 86 335 
 C. 76 335 D. 86 325
* Phần 2:
 Bài 1: Đặt tính rồi tính :
21628 x 3 15250 : 5
 Bài 2:
+ Ngày đầu cửa hàng bán được 230 m vải . Ngày thứ hai bán được 340 m vải . Ngày thứ 3 bán được bằng 1/3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu . Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải .
- Hát.
- HS làm vào giấy.
+ Số liền sau của 68457 là:
 D. 68458
- Thứ tự sắp xếp:
C. 47816; 47861; 48617; 48716.
- Kết quả:
 36528 + 49347 = 85875
+ Chọn D.
 85371 - 9046 = 76325
+ Chọn A.
- HS đặt tính vào vở. Nêu kết quả.
 21628 x 3 = 64884
 15250 : 5 = 3050
- HS giải vào vở:
Giải:
Số mét vải bán được trong 2 ngày đầu là:
230 + 340 = 570 (m)
Số mét vải bán được trong ngày thứ 3 là:
570 : 3 = 190 (m)
 Đáp số: 190 m
 IV. Củng cố - Dặn dò: (5’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau.
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
	Ngày soạn: 27/4/2009
	Ngày giảng: Thứ 3 ngày 28 tháng 4 năm 2009
 .:: Buổi sáng ::.
 Đạo đức: t×m hiĨu c¸c di tÝch lÞch sư ë ®Þa ph­¬ng
 I. Mục đích - Yêu cầu:
	- Giúp HS có hiểu biết về di tích lịch sử.
	- Biết được các di tích lịch sử ở địa phương và có ý thức giữ gìn các di tích đó.
 II. Chuẩn bị:
	- Tư liệu về các di tích lịch sử.
	- Tranh ảnh giới thiệu.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những di tích lịch sử ở địa phương.
b. Nội dung:
? Em hiểu thế nào là di tích lịch sử?
- GV KL: Di tích lịch sử là những chứng nhân, tài sản của lịch sử còn lại đến ngày nay. Thể hiện lại thời kì lịch sử đã trải qua.
? Em hãy nêu một số di tích lịch sử ở Hướng Hóa còn lại đến ngày nay?
- GV đọc tư liệu về một số di tích tiểu biểu.
? Em hãy cho biết các di tích này có vào thời nào, do ai tạo ra?
? Những di tích lịch sử này có ý nghĩa gì?
? Chúng ta cần làm gì đối với những di tích này?
- GV KL: Di tích lịch sử thể hiện nét văn minh, tinh thần dân tộc. Thể hiện 1 thời kì lịch sử con người. Chúng ta cần có những biện pháp để giữ gìn những di tích này tồn tại mãi mãi.
- HS tự liên hệ ở một số địa phương khác.
- Kiểm tra sĩ số.
- 2 em nêu những phong tục tập quán địa phương mà em biết.
+ HS trả lời theo suy nghĩ.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ VD: Sân bay Tà Cơn; Nhà tù Lao Bảo; Khu di tích Làng Vây;...
- HS lắng nghe, ghi nhớ những nét chính.
+ HS trả lời theo những gì đã nghe.
- Lắng nghe.
 IV. Củng cố - Dặn dò: (5’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn dò HS về nhà tìm hiểu thêm về một số di tích lịch sử tỉnh Quảng Trị.
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
 Toán: «n tËp c¸c sè ®Õn 100000
 I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Học sinh củng cố : - Đọc viết các số trong phạm vi 100 000 .
- Viết số thành tổng các nghìn , trăm , chục , đơn vị và ngược lại . Tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước .
 II. Chuẩn bị: 
- Nội dung bài tập 3 ghi sẵn vào bảng phụ .
 III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu về “ Ôn tập các số đến 100 000 “
b. Luyện tập :
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1 .
- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài .
- Gọi một em lên bảng gi ... a học sinh
1’
35’
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Khai thác:
* Thường thức mĩ thuật:
- GV đọc một số tài liệu về thường thức mĩ thuật.
? Mĩ thuật bao gồm những hình thức nào?
? Mĩ thuật giúp gì cho đời sống và đòi hỏi những điều gì?
KL: Thưòng thức mĩ thuật là hình thức quan sát và hiểu sâu xa về nghệ thuật. Hiểu được nội dung ý nghĩa của các tác phẩm mĩ thuật.
* Tìm hiểu về thiếu nhi thế giới:
- GV đặt một số mẫu tranh.
- Gọi HS nêu đặc điểm của tượng.
? Tranh có nội dung gì?
? Tranh có đặc điểm gì?
- Gọi HS nêu lại toàn bộ những đặc điểm của tượng như đã học.
- Nhắc nề nếp.
- HS lắng nghe trả lời câu hỏi.
+ Hội họa, điêu khắc, kiến trúc,...
+ Mĩ thuật có tác dụng bồi bổ giá trị tin thần cho con người. Làm đẹp xã hội. Thể hiện ý tưởng, ý nghĩ trừu tưọng, sâu xa của con người. 
+ Mĩ thuật đòi hỏi sự quan sát và thưởng thức để hiểu về nó.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát.
+ HS quan sát tranh trả lời
- 1 HS nêu lại đặc điểm của tranh thiếu nhi thế giới.
 IV. Củng cố - Dặn dò: (5’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài cũ.
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
 Tập làm văn: ghi chÐp sỉ tay
 I. Mục đích - Yêu cầu: 
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu : Đọc bài báo A lô , Đô – rê – mon Thần thông đây !, hiểu nội dung , nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – mon ( về sách đỏ ; các loài động vật , thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ) .
 - Rèn kĩ năng viết : - Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô – rê – môn .
 II. Chuẩn bị: 
 - Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài .
 - Một cuốn truyện tranh Đô – rê – môn . Một vài tờ báo nhi đồng có mục :A lô , Đô – rê – mon Thần thông đấy ! Mỗi học sinh có một sổ tay nhỏ . Một vài tờ giấy khổ A4 .
 III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : 
- Hôm nay các em sẽ tập ghi chép sổ tay những ý trong tranh truyện Đô – rê – mon .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
 Bài 1: 
- Gọi 1 em đọc bài A lô , Đô – rê – mon .
- Yêu cầu hai em đọc theo cách phân vai .
- Giới thiệu đến học sinh một số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo 
 Bài 2:
- Yêu cầu hai em nêu đề bài .
- Phát cho 2 em mỗi em tờ giấy A4 để viết bài .
- Mời hai em lên dán tờ giấy bài làm lên bảng 
- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp .
- Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm 
- Chốt ý chính , mời học sinh đọc lại .
- Gọi 2 em đọc to đoạn hỏi đáp ở mục b 
- Yêu cầu trao đổi theo cặp tập tóm tắt ý chính lời của Đô – rê – mon .
- Mời một số em phát biểu trước lớp .
- Mời những em làm tờ giấy A4 dán lên bảng .
- Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt .
- Nhắc nề nếp.
- 1 HS nói về bảo vệ môi trường.
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- Hai học sinh phân vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam ( Hà Nội ) và Trần Ánh Dương ( Thái Bình ) học sinh 2 là Đô – rê – mon ( đáp )
- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm .
- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 .
- Thực hiện viết lại tên một số động vật quý hiếm và các biện pháp bảo vệ các loài động vật này , rồi dán lên bảng lớp .
- Ở lớp chia thành các cặp trao đổi và phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng .
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại .
- Hai học sinh đọc các câu hỏi – đáp ở mục b
- Trao đổi theo từng cặp sau đó tự ghi tóm tắt các ý chính lời của Đô – rê – mon .
- Ở Việt Nam : sói đỏ , cáo , gấu chó , gấu ngựa , hổ , báo hoa mai , tê giác Thực vật : Trầm hương , trắc , cơ nia , sâm ngọc linh , tam thất 
- Một số em đọc kết quả trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn viết hay nhất .
 IV. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
 .:: Buổi chiều ::.
 Luyện toán: luyƯn ®äc, viÕt, so s¸nh; céng, 
trõ, nh©n, chia c¸c sè trong ph¹m vi 100000
 I. Mục đích - Yêu cầu: 
- Củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) các số trong phạm vi 100 000 . Giải bài toán bằng các cách khác nhau .
 II. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta luyện tập về 4 phép tính trong phạm vi 100 000 .
b. Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1 
- Gọi 1 em nêu miệng kết quả nhẩm và giải thích về cách nhẩm chẳng hạn : 20 000 x 3 
- Hai chục nghìn nhân 3 bằng sáu chục nghìn .
-Yêu cầu lớp làm vào vở .
- Mời một học sinh khác nhận xét .
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 2 .
- Yêu cầu nêu lại cách đặt tính và tính ở từng phép tính .
- Mời hai em lên bảng giải bài .
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
 Bài 3: 
- Gọi học sinh nêu bài tập trong sách 
- Hướng dẫn học sinh giải theo hai bước .
- Mời một em lên bảng giải bài .
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét đánh giá
- Hát.
- Kiểm tra vở BT toán
- Một em đọc đề bài 1 .
- Cả lớp làm vào vở bài tập .
- 1 em nêu miệng kết quả nhẩm:
a/ 50 000 + 20 000 = 70 000 
b/ 80 000 – 40 000 = 40 00
c/ 20 000 x 3 = 60 000
d/ 36 000 : 6 = 6 000 
- Một học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Hai em lên bảng đặt tính và tính :
- Hai em khác nhận xét bài bạn .
- Một em nêu đề bài tập 3 .
- Một em giải bài trên bảng , ở lớp làm vào vở 
Giải: 
Số bóng đèn chuyển đi tất cả là:
38 000 + 26 000 = 64 000 (bóng đèn)
Số đèn còn lại trong kho là :
80 000 – 64 000 = 16 000 (bóng đèn)
 Đ/S: 16 000 bóng đèn
 III. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _
 Nghệ thuật: luyƯn LµM QU¹T GIÊY TRßN 
 I. Mục đích - Yêu cầu:
- Học sinh biết làm cái quạt tròn bằng giấy thủ công . Làm được cái quạt tròn đúng qui trình kĩ thuật .Yêu thích các sản phẩm đồ chơi .
 II. Chuẩn bị: 
- Mẫu quạt tròn , tranh quy trình làm quạt tròn .Bìa màu giấy A4, giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công , hồ dán .
 III. Các hoạt động dạy - học:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
(15’)
(15’)
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ luyện học về cách làm “Quạt tròn“
b. Khai thác:
* Hoạt động 3: Làm mẫu.
- Đưa mẫu “ Cái quạt tròn bằng bìa “ hướng dẫn học sinh quan sát 
- GV làm mẫu cho HS quan sát.
? Cái quạt tròn có mấy phần ? Đó là những bộ phận nào ?
? Nếp gấp của cái quạt tròn như thế nào ?
? Cho học sinh liên hệ với cái quạt giấy trong thực tế nêu tác dụng của quạt ? 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn như sách giáo khoa 
+ Bước 1: Cắt giấy : 
- Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa như hướng dẫn trong sách giáo viên .
+ Bước 2: Gấp dán quạt .
- Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như hình 2 hình 3 và hình 4 sách giáo khoa để có phần quạt bằng giấy .
- Làm cán và hoàn chỉnh quạt : 
- Hướng dẫn cách gấp - kẻ và cắt theo các bước như hình 5 và hình 6 sách giáo viên .
- Kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- Lớp quan sát hình mẫu để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm “ Quạt tròn “.
- Cả lớp quan sát.
+ Có phần giấy gấp thành các nan và có cán cầm .
+ Có nếp gấp và buộc chỉ giống như gấp quạt giấy đã học .
+ Quạt dùng để quạt mát khi thời tiết nóng nực .
- Tập cắt giấy rồi gấp thành cái quạt tròn bằng giấy học sinh theo các bước để tạo ra các bộ phận của chiếc quạt tròn theo sự hướng dẫn của giáo viên .
 IV. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp Đồng hồ để bàn .
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
Sinh ho¹t líp tuÇn 33
 I. Mơc ®Ých - Yªu cÇu:
 - HS biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần học để kịp thời sữa chữa và nỗ lực phát huy.
 - Xây dựng kế hoach trong tuần 34 để thuận tiện trong việc thực hiện. Phấn đấu đạt kết quả cao trong tuần 34.
 II. Lªn líp: (30’)
 1. §¸nh gi¸ nhËn xÐt ho¹t ®éng trong tuÇn qua: (15’)
 a. Nề nếp:
	- Nhìn chung các em thực hiện tốt các nề nếp của lớp.
	- Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc.
	- Sinh hoạt và đọc báo đầu giờ nghiêm túc.
 b. Vệ sinh:
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	- Trang phục đến lớp sạch sẽ, gọn gàng đúng quy định.
 c. Học tập:
	- Nhìn chung các em có ý thức học tập, trong giờ học phát biểu sôi nổi.
	- Về nhà làm bài và học bài đầy đủ
. 2. KÕ ho¹ch tuÇn tíi: (15’)
	- Tiếp tục ổn định nề nếp của lớp.
	- Phát huy tinh thần trong các tiết học.
	- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	- Trang phục gọ gàng, sạch sẽ, đúng quy định.
	- Đồ dùng học tập luôn đầy đủ.
 III. Củng cố - Dặn dò: (5’)
	- Nhận xét tiết học.
	- Phê bình bạn xấu, tuyên dương bạn tốt.
_ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _ . _

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_33_truong_thi_loi.doc