Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý

TẬP ĐỌC .

 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

 A. Mục đích , yêu cầu :

- Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu, tiếng có vần dễ lẫn .

- Biết cách đọc bài phù hợp diễn biến câu chuyện, lời kể và tính cách nhân vật .

- Hiểu các từ ngữ trong bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công .

 B. Đồ dùng dạy học :

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạnvăn, hướng dẫn học sinh luyện đọc.

C. Lên lớp .

 1. ổn định tổ chức :

 2. Kiểm tra bài cũ :

-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.

 3. Bài mới :

a. Giới thiệu bài : Cho học sinh quan sát tranh SGK

GV : Hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu trích đoạn " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu "của nhà văn Tô Hoài xem Dế Mèn có tính cách như thế nào nhé.

 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .

* Luyện đọc: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

 Đoạn 1 : Hai dòng đầu.

Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo.

 Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo.

 Đoạn 4 : Phần còn lại.

GV khen học sinh đọc đúng, sửa cho học sinh đọc sinh đọc sai, chưa chuẩn.

- Học sinh đọc nối tiếp lần 2.

- Học sinh đọc phần chú thích.

- Hai em đọc cả bài.

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 1 - GV: Trần Thị Thuỷ - Trường tiểu học Bảo Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tập đọc .
 Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
 A. Mục đích , yêu cầu :
- Đọc lưu loát toàn bài : Đọc đúng các từ và câu, tiếng có vần dễ lẫn .
- Biết cách đọc bài phù hợp diễn biến câu chuyện, lời kể và tính cách nhân vật .
- Hiểu các từ ngữ trong bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực kẻ yếu, xoá bỏ áp bức, bất công .
 B. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạnvăn, hướng dẫn học sinh luyện đọc.
C. Lên lớp .
 1. ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
 3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Cho học sinh quan sát tranh SGK
GV : Hôm nay cô trò mình cùng tìm hiểu trích đoạn " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu "của nhà văn Tô Hoài xem Dế Mèn có tính cách như thế nào nhé.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài .
* Luyện đọc: Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 	Đoạn 1 : Hai dòng đầu.
Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo.
 	Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo.
 	Đoạn 4 : Phần còn lại.
GV khen học sinh đọc đúng, sửa cho học sinh đọc sinh đọc sai, chưa chuẩn.
- Học sinh đọc nối tiếp lần 2.
- Học sinh đọc phần chú thích.
- Hai em đọc cả bài.
* Tìm hiểu bài .
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?
HS : Dế Mèn qua một vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thấy. Nhà Trò gục đầu bên tảng đá khóc
- Học sinh đoc thầm đoạn hai, tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu.
- HS : Thân hình nhỏ bé gầy yếu, mình bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở ...
- HS đọc thầm đoạn 3: Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp đe doạ như thế nào ?
- HS : Trước đây mẹ Nhà Trò vay lương của bọn nhện sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn, không trả được nợ ...
 	Học sinh đọc thầm đoạn 4.
GV: Những lời nói và cử chỉ nào nói lên lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?.
HS : Lời dạy của Dế Mèn: Em đừng sợ ....
 Cử chỉ và hành động: Phả ứng mạnh mẽ ...
- Học sinh đọc lướt toàn bài.
GV : Hãy nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó 
HS : Nêu hình ảnh mình thích 
 * Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 
- Bốn em đọc tiếp bốn đoạn của bải 
- GV hướng dẫn học sinh cả lớp luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu 
 + GV đọc diễn cảm đoạn văn.
 + Học sinh đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
 + Một số em thi đọc diẽn cảm trước lớp.
 3. Củng cố dặn dò 
 GV : Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn ? 
 GV nhận xét giờ học, dặn về đọc trước bài : " Mẹ ốm "
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Toán : 
 Ôn tập các số đến 100 000
 A. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về: 
 - Cánh đọc viết các số đến 100 000.
 - Phân tích cấu tạo số.
 B. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Ôn lại cách đọc viết số và các hàng.
 - Giáo viên viết số 82 251. Học sinh đọc số.
 - Học sinh nêu rõ các chữ số hành đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn.
 - Giáo viên viét tiếp các số 83 001 
 80 201 
 80 001
 - Học sinh đọc và nêu tên các hàng.
 - Học sinh nêu quan hệ giữa các hàng liền kề.
 - Giáo viên nhận xét : 1chục = 10 đơn vị 
 1trăm = 10 chục 
 1 nghìn = 10 trăm 
 - Giáo viên gọi một số học sinh nêu:
 + Các số tròn chục.
 + Các số trò n trăm.
 + Các số tròn nghìn.
 - Giáo viên nhận xét và ghi số đúng lên bảng.
2. Thực hành: 
 a. Bài 1: Giáo viên cho học sinh nhận xét tìm ra quy luật viết số trong dẫy số này.
 H : Số cần viết tiếp theo số 10 000là số nào? ( 20 000 ) 
 H : Sau số đó nữa là số nào? ( 30 000) 
 - Học sinh làm bài vào vở, một em lên bảng làm.
 10 000 20 000 30 000 40 000 50 000 .......
 - Học sinh tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp. Giáo viên theo dõi nhắc nhở các em.
 - Học sinh nêu quy luật 
 b. Bài 2 : Cho học sinh tự phân tích mẫu.
 - Học sinh tự làm bài vào vở, một em lên bảng giải.
 - Giáo viên nhận xét chữa bài.
 c. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu.
 Học sinh tự phân tích cách làm và tự nói.
 Học sinh làm mẫu ý 1:
 8 723 = 8 000 + 700 + 20 + 3 
 Cho học sinh làm vào vở, một em lên giải.
 9 171 = 9 000 + 100 + 70 + 1
 3 082 = 3 000 + 80 + 2
 7 006 = 7 000 + 6
 d. Bài 4: Tính chu vi các hình sau:
 - Cho học sinh nhận dạng các hình.
 - Học sinh nêu cách tính chu vi của từng hình.
 - Hai em lên bảng giải, các em khác làm vào vở.
 HS 1 : Chu vi hình ABCD là 
 3 + 4 + 4 + 6 =17 ( cm)
 HS 2 : Chu vi hình MNPQ là :
 ( 4 + 8 ) x 2 =24 (cm)
 HS 3 : Chu vi hình GHIK là : 
 5 x 4 = 20 (cm ) 
 - Giáo viên nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò:
 GVnhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Đạo đức : 
Trung thực trong học tập ( tiết 1 ) 
A. Mục tiêu : Học xong bài này học sinh có khả năng:
 1. Nhận thức được:
 - Cần phải trung thực trong học tập.
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
 2. Biết trung thực trong học tập.
 3. Biết đồng tình ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực.
 B. Các hoạt dộng dạy học chủ yếu.
 1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà.
 2. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài: Bài đạo đức hôm nay chúng ta tìm hiểu về: " Trung thực trong học tập " 
 b. Tìm hiểu bài:
 * Hoạt động 1 : Xử lí tình huống.
 - Học sinh xem tranh SGK và nội dung tình huống.
 - Học sinh liệt kê cách giải quyết có thể của bạn Long.
 - Giáo viên nêu tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính:
 + Mượn tranh của bạn đưa cho cô giáo xem.
 + Nói dối là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
 + Nhận lỗi và húa với cô sẽ sưu tầm nộp sau .
 H : Nếu em là Long em sẽ chọn cách giải quyết nào?
 - Các nhóm thảo luận.
 - Đại diện từng nhóm trình bày.
 - Lớp nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận: Trong các cách giải quyết trên cách giải quyết thứ 3 là phù hợp nhất.
 - Một số em nêu phần ghi nhớ.
 * Hoạt động 2: 
 - Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
 - Học sinh làm việc cá nhân.
 - Học sinh trình bày ý kiến trao đổi.
 - Giáo viên kết luận: Việc làm c là trung thực trong học tập, các việc a, b , d là thiếu trung thực trong học tập.
 * Hoạt động 3 : Các em thảo luận nhóm ( BT3 ) 
 GV nêu từng ý yêu cầu mỗi học sinh tự chọn và đứng vào một trong ba vị trí, quy ước theo ba thái độ.
 + Tán thành.
 + Phân vân.
 + Không tán thành.
 - Cả lớp trao đổi bổ sung.
 - Giáo viên kết luận: ý kiến b, c là đúng.
 ý kiến a là sai.
3. Củng cố dặn dò.
 - Học sinh đọc lại ghi nhớ.
 - Dặn các em chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
Toán :
Ôn tập các số đến 100 000 ( Tiếp theo )
Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập về : 
- Tính nhẩm .
 - Tính cộng trừ các số đến 5 chữ số.
 - So sánh các số đến 100 000.
 - Cách đọc viết các số đến 100 000.
 - Phân tích cấu tạo số.
 B. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Kiểm tra bài cũ.
- Hai em lên bảng làm bài.
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 b. Luyện tính nhẩm.
- Cho học sinh tính nhẩm các phép tính đơn giản.
- Hình thức : Tổ chức " Chính tả toán "
 + Giáo viên đọc phép tính thứ nhất.
 Ví dụ : Bảy nghìn cộng hai nghìn.
 + Học sinh tính nhẩm trong đầu, ghi kết quả vào vở hoặc giấy rồi chuyển bút xuống dòng.
 + Giáo viên đọc tiếp : Tám nghìn chia hai.
 + Học sinh đọc nhẩm và ghi : 4 000.
- Cứ như vậy khoảng 4, 5 phép tính nhẩm.
- Cả lớp thống nhất kết quả từng phép tính.
- Giáo viên nhận xét chung.
 c. Thực hành: 
 * Bài 1 : Học sinh tính nhẩm rồi viết kết quả vào vở.
 7 000 + 2 000 = 9 000 16 000 : 2 = 8 000
 9 000 - 3 000 = 6 000 8 000 x 3 = 24 000
 8 000 : 2 = 4 000 11 000 x 3 = 33 000
 3 000 x 2 =6 000 49 000 : 7 = 7 000
 * Bài 2: Học sinh tự làm từng phần.
- Hai em lên bảng làm bài. 
- Cả lớp thống nhất kết quả.
 * Bài 3 : Học sinh nêu cách so sánh hai số 5870 và 5890.
 + Hai số này cùng có 4 chữ số.
 + Các chữ số hàng nghìn , hàng trăm giống nhau.
 + Hàng chục có 7 < 9 nên 5870 < 5890
 Hai em lên làm các em khác làm vào vở.
 Giáo viên nhận xét chữa bài.
 * Bài 4 : Hai em lên làm các em khác làm vào vở.
 a. Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
 56 731 ; 65 371 ; 67 351 ; 75 631 
 b. Viết theo thứ tự từ lớn đến bé.
 92 678 ; 82 697 ; 79 862 ; 62 978 
 Hai em lên làm các em khác làm vào vở.
 Giáo viên nhận xét chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò : 
 GV hướng dẫn bài về nhà. GV nhận xét giờ học.
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Chính tả : 
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu ( nghe viết )
 A . Mục đích, yêu cầu :
 _ Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu "
 _ Làm đúng các bài tập, phân biệt tiếng có âm đầu l / n, vần an / ang.
 B . Đồ dùng dạy học :
 Vở Bài tập Tiếng Việt :
 Bảng phụ ghi bài tập 2a, 2b.
 C . Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sách vở của học sinh.
 2. Bài mới : 
 a, Giới thiệu bài : Hôm nay các em nghe cô đọc viết đúng một đoạn trong bài " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu "
 b, Hướng dẫn học sinh nghe viết.
 - Giáo viên đọc bài viết một lượt.
 - Học sinh đọc thầm đoạn văn cần viết, chú ý tên riêng các từ khó: cỏ xước, ngắn chùn chùn.
 - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho học sinh viết.
 - Đọc lại bài cho học sinh soát.
 - Giáo viên chấm chữa một số bài.
 - Học sinh đổi vở cho nhau, soát ghi lỗi ra mác.
 - Giáo viên nhặn xét chung.
 c, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 * Bài tập 2 : Lựa chọn.
 Nửa lớp làm bài 2a, nửa lớp làm bài 2b.
 + Học sinh đọc yêu cầu của bài.
 + Các em làm vào vở Bài tập Tiếng Việt.
 + Hai em lên bảng làm bài.
 + Giáo viên nhậh xét chữa bài.
 a. Lẫn, nở nang, béo lẳn chắc nịch, lông mày, loà xoà.
 b. Mấy chú ngan còn dàn hàng ngang.
 Lá bàng đang đỏ ngọn cây 
 Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
 * Bài tập 3 : Lựa chọn.
 - Cho học sinh làm bài tập phần 3a.
 + Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
 + Học sinh thi giải đó nhanh và viết đúng vào vở nháp.
 + Một số em đọc câu đố và lời giải.
 + Lớp làm vào vở BTTV.
 3. Củng cố dặn dò.
 GVnhận xét giờ học. Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu :
Cấu tạo của tiếng
 A. Mục đích yêu cầu: 
 - Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản của đơn vị tiếng trong Tiếng Việt.
 - Biết nhận diện các bộ phận của tiếng.
 B. Lên lớp .
 1. Kiểm tra bài cũ :
 GV kiẻm tra sách vở của học sinh.
 2. Bài mới.
 a, Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay giúp các em nắm được các bộ phận cấu tạo của một tiếng, từ đó hiểu thế nào là một tiếng...
 b, Phần nhận xét : Học sinh đọc và lần lượt thực hiện các yêu cầu.
 - Yêu câu 1: Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
 ... ộng 2: Làm việc theo nhóm.
 - Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc nào đó.
 -Yêu cầu học sinh tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp.
 Ví dụ: Tranh cảnh bà con nông dân ít người lên nương.
 Cảnh bà con vùng đồng bằng đang gặt lúa.
- Một số em đại diện các nhóm lên mô tả hoạt động của con người trong tranh mà các em quan sát được.
- Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
 GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hoá riêng xong có cùng một Tổ Quốc, một lịch sử Việt Nam.
- Hai em nhắc lại.
 	 * Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp.
- Giáo viên đặt vấn đề:
 + Để đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay cha ông ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào kể được một số sự kiện chứng minh điều đó?
- Học sinh phát biểu ý kiến.
 	 + Thời vua Hùng đã xây dựng nhiều công trình lớn và đánh đuổi được quân Mông Nguyên.
 + Kháng chiến chống Pháp Mỹ.
- Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính của bài.
- Một số em đọc bài học.
 3. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học. Nhắc các em chuẩn bị bài sau.
Khoa học : 
Trao đổi chất ở người
 A. Mục tiêu : Sau bài học học sinh biết:
 - Kể những gì hàng ngày cơ thể người lấy vào, thải ra trong quá trình sống .
 - Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
 - Viết hoặc vẽ sơ đồ quá trình trao đổi chất giữa cơ thể con người với môi trường.
 B. Lên lớp.
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - H: Hãy kể những thứ hàng ngày con ngươì cần để duy trì sự sống?
 - Học sinh nêu, giáo viên nhận xét.
 2. Bài mới.
 a.Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người .
 b. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 * Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
 Bước 1 : Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh .
 + Kể những gì được vẽ trong hình 1 ( trang 6 SGK ) 
 + Phát hiện những thứ đóng vai trò quan trọng với sự sống con người được thể hiện trong hình 
 + Phát hiện những yếu tố cần cho sự sống không thể hiện trong hình .vẽ.
 + Tìm xem cơ thể người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì trong quá trình sống của mình.
 Bước 2 : Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
 Giáo viên quan sát nhắc nhở các nhóm.
 Bước 3 : Hoạt động cả lớp .
 -Môt em lên trình bày kết quả của nhóm mình.
 - Nhóm khác nhận xét bổ xung.
 Bước 4 : Học sinh đọc đoạn đầu trong mục " bạn cần biết " trả lời câu hỏi:
 + Trao đổi chất là gì?
 + Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật?
 Kết luận : Học sinh đọc phần kết luận 
 Giáo viên tóm tắt nhắc lại .
 * Hoạt động 2 : Thực hành viết hoặc vẽ sự trao đổi chất ở người với môi trường.
 Bước 1 : Làm việc theo nhóm.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ theo trí tưởng tượng của mình.
 - Giáo viên giúp các em hiẻu sự trao đổi chất ( Trang 7 - SGK ).
 - Cho học sinh vẽ theo cặp.
 Bước 2 : Trình bày sản phẩm.
 Từng đại diện các cặp lên trình bày sản phẩm.
 - Một số học sinh lên trình bày ý tưởng.
 - Các nhóm khác hỏi hoặc nêu nhận xét.
 - Giáo viên chốt ý đúng
 Sơ đồ 
Lấy vào
Thải ra
Khí ô xi
 Khí các bô níc
Thức ăn
Cơ thể người
 Phân
Nước
 Nước tiểu, mồ hôi
 3. Củng cố dặn dò 
 Tuyên dương các em học tốt .Dặn chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 10 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu :
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
 A. Mục đích, yêu cầu: 
 - Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu nhằm củng cố thêm kiến thức đã học trong tiết trước.
 - Hiểu được thé nào là hai tiếng bắt vần với nhau .
 B. Các hoạt động dạy học 
 1. Kiểm tra bài cũ :
 	 - Phân tích ba bộ phận của tiếng: Lá lành đùm lá rách 
 	 - Một em lên bảng làm.
 	 - Giáo viên nhận xét cho điểm.
 2. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 * Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu.
 Học sinh làm việc theo cặp.
 Thi đua xem nhóm nào phân tích nhanh, đúng.
 Học sinh làm bài.
 Tiếng Âm đầu Vần Thanh 
 Khôn kh ôn ngang 
 ngoan ng oan ngang 
 đối đ ôi sắc 
 đáp đ ap sắc
 người ng ươi huyền
 ngoài ng oai huyền
 Gà g a huyền
 cùng c ung huyền
 một m ôt nặng
 mẹ m e nặng
 chớ ch ơ sắc
 hoài h oai huyền
 đá đ a sắc
 nhau nh au ngang
 * Bài tập 2 : Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài - hoài.
 * Bài tập 3 : Học sinh đọc yêu cầu cuar bài , suy nghĩ , thi làm bài đúng.
 - Học sinhlàm bài vào vở bài tập Tiếng Việt .
 Các cặp bắt vần với nhau : choắt - thoắt , xinh - nghênh 
 Cặp có vần giống nhau hoàn toàn là : choắt - thoắt.
 Cặp có vần không giống nhau hoàn toàn là : xinh - nghênh.
 * Bài tập 4 : Học sinh đọc yêu cầu của bài, phát biểu.
 Giáo viên chốt lại ý đúng.
 * Bài tập 5 : Học sinh đọc yêu cầu.
 Giáo viên gợi ý cách làm.
 Học sinh thi giải đố.
 Dòng 1 : Chữ bút bớt đầu thành chữ út 
 Dòng 2 : Đầu đuôi bỏ hết chữ bút thành chữ ú ( mập ) 
 Dòng 3, 4 : Để nguyên là bút.
 3. Củng cố dặn dò
 H : Tiếng có cấu tạo như thế nào? Những bộ phận nào trong tiếng nhất thiết phải có? Nêu ví dụ?
 GV dặn học sinh xem trước bài tập 2
Toán : 
Luyện tập
 A. Mục tiêu : Giúp học sinh : 
 	 - Luyện tính giá trị biểu thức có chứa một chữ .
 	 - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài là cạnh a .
 B. Các hoạt độnh dạy học .
 1. Kiểm tra bài cũ 
 - Hai em lên bảng chữa bài 4 .
 - Giáo viên nhận xét cho điểm .
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài.
 b. Luyện tập .
 * Bài 2 : Cho học sinh đọc và nêu các phần a.
a
6 x a
5
6 x 5 = 30
7
6 x 7 = 42
10
6 x 10 = 60
 -Học sinh nêu giá trị của biểu thức 6 x a
 Với a bằng 5 thì 6 x a = 6 x 5 =10
 Giá trị của biểu thức 6 x a với a = 7 là 42
 Giá trị của biểu thức 6 x a với a = 10 là 60
 - Học sinh làm các phần b, c,d
 - Ba em lên bảng làm mỗi em một phần .
 - Giáo viên nhận xét bài .
 * Bài 2 : Học sinh làm vào vở , 4 em lên bảng làm .
 Giáo viên nhận xét chữa bài.Học sinh chữa bài vào vở.
 * Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu.
 Cho học sinh tự kẻ bảng và viết kết quả vào ô trống.
 Một số em nêu miệng kết quả .Lớp thống nhất kết quả đúng.
 * Bài 4 : Học sinh đọc đề bài.
 Giáo viên vẽ hình lên bảng.
 H: Bài toán hỏi gì? 
 HS : Tính chu vi hình vuông.
 H: Bài toán cho biết gì?
 HS: Cạnh hình vuông bằng a.
 H: Muốn tính chu vi hình vuông ta làm thế nào? 
 HS: Ta lấy số đo một cạnh nhân với 4.
 - Một em lên bảng giải , các em khác làm vào vở.
 Bài giải 
 Chu vi hình vuông có cạnh 3 cm là: 
 3 x 4 = 12 ( cm )
 Chu vi hình vuông có cạnh 5 dm là: 
 5 x 4 = 20 ( dm ) a 
 Chu vi hình vuông có cạnh 8 m là. .
 8 x 4 = 32 ( m ) 
 - Giáo viên chấm nhận xét bài của một số em.
 3. Củng cố dặn dò :
 GV đánh giá nhận xét giờ học Dặn dò chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn : 
Nhân vật trong truỵện
 A. Mục đích, yêu cầu:
 1. Học sinh biết văn kể truỵên phải có nhân vật: Nhân vật trong truyện là người , con vật,đồ vật,cây cối ...được nhân hoá .
 2. Tính cách của nhân vật bộc lộ.qua lời nói, hành động, cử chỉ.
 3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài kể truyện đơn giản.
B. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ.
 H: Thế nào là kể truyện? 
 - Học sinh trả lời , giáo viên nhận xét cho điểm.
 2. Bài mới .
 a. Giới thiệu bài:Tiết tập làm văn hôm nay giúp các em nắm chắc hơn cách xây dựng nhân vật trong truyện.
 b. Phần nhận xét: 
 * Bài tập 1 : Một học sinh đọc yêu cầu của bài.
 - Học sinh kể lại các nhân vật mà em đã học.
 - Học sinh làm bài vào vở.
 - Giáo viên dán 3 tờ phiếu khổ to, 3 em lên bảng làm bài.
 - Giáo viên nhận xét chốt ý đúng.
Tên truyện
Nhân vật
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Sự tích Hồ Bể
Nhân vật là người
Hai mẹ con nông dân, bà cụ, dân làng.
 Nhân vật là
( Con vật, đồ vật, cây cối ) 
Dế Mèn, Nhà Trò,
 bọn nhện
Giao Long
 * Bài tập 2 : Học sinh đọc yêu cầu trao đổi theo cặp .
 - Dế Mèn bênh vực kẻ yếu : Dế Mền khẳng khái, có lòng thương người, ghét áp bức bất công , sẵn sàng làm việc nghĩa .
 - Sự tích Hồ Ba Bể : Mẹ con bà nông dân giàu lòng nhân hậu.
 c. Phân ghi nhớ . 
 - Một số em đọc nội dung phần ghi nhớ .
 d. Phần luyện tập .
* Bài tập 1 : Một em đọc nội dung bài tập 1 ( Đọc cả truyện )
 - Cả lớp đọc thầm quan sát tran h minh hoạ .
 - Học sinh trao đổi trả lời câu hỏi 
 H: Bà nhận xét về tính cách của các cháu như thế nào? 
 Lời giải 
 + Nhân vật : Ba anh em Ni- ki- ta, Gô - sa, Chi - om - ka 
 +Nhận xét của bà : Ni -ki -ta ăn xong chạy tót đi chơi .
 Chi - om - ka thương bà, có lòng nhân hậu.
 Gô - sa lén hắt những mẩu bánh mì.
 + Bà có nhận xét như vậy vì bà quan sát hành động của mỗi cháu.
* Bài tập 2 : Học sinh đọc nội dung bài tập.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, tranh luận về các hướng có thể diễn ra.
 + Nếu bạn nhỏ quan tâm đến nhười khác , bạn sẽ chạy lai nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trân quần áo, xin lỗi em, dỗ cho em nín.
 + Nếu bạn nhỏ không biết quan tâm đén người khác, bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa ...
 	 - Học sinh suy nghĩ thi kể. - Giáo viên nhận xét biểu dương .
 3. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét tiết học. - Nhắc các em về nhà học thuộc ghi nhớ.
Phần ký duyệt của ban giám hiệu
-------------------------
Tiết 2
 1. Kiểm tra bài cũ :
 - GV kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh.
 - Học sinh nhắc lại dụng cụ để cắt, khâu, thêu.
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : GV ghi đầu bài.
 b. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim .
 - Học sinh quan sát hình 4 SGK.
 H : Hãy nêu đặc điểm của kim khâu, thêu?
 HS : Mũi nhọn, sắc, thân nhỏ, cuối có lỗ xâu chỉ .
 - Hướng dẫn quan sát các hình 5a, 5b, 5c.
 - Học sinh đọc nội dunh b mục 2.
 - Học sinh khác nhận xét bổ sung.
 * Lưu ý : Chọn chỉ có kích thước nhỏ hơn lỗ kim. Trước khi xâu cần vuốt nhọn đầu chỉ . Khi đầu sợi chỉ qua được lỗ kim thì kéo đầu sợi chỉ một đoạn dài bằng 1/3 sợi chỉ .
 + Vê nút chỉ bằng cách dùng ngón cái và ngón chỏ cầm vào đầu sợi chỉ dài hơn sau đó quấn vòng quanh ngón trỏ rồi miết đầu ngón cái vào vòng chỉ để vê đầu sợi chỉ soắn vào vòng chỉ .
 - Giáo viên thực hiện cho học sinh quan sát.
 c. Hoạt động 5 : H.ọc sinh thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị.
 - Học sinh thực hành xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
 - Đánh giá thực hành: Gió viên gọi một số em lên thực hiện thao tác xâu chỉ, vê nút chỉ. 
 - Học sinh khác nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò.
 GVnhận xét giờ học.
 Dặn dò chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 4 tuan 1 Bl.doc