Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 15 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 15 - Năm học 2011-2012

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .

 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa .

III. Hoạt động dạy- học:

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 15 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
+ Quy tắc chia một số cho một tích
*HĐ2: Trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
- GV ghi bảng: 320 : 40
- Yêu cầu làm theo quy tắc một số chia một tích
- GV chốt cách làm đúng:
320 : 40 	= 320 : ( 10 x 4)
 	 	= 320 : 10 : 4 
 	 = 32 : 4 = 8
- GV kết luận: 
*HĐ3: Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
- GV ghi bảng: 32000 : 400
- KL:Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80)
- Yêu cầu HS đặt tính
- Kết luận chung:
*HĐ4: Thực hành
Bài 1: Tính
- Củng cố cách chia
Bài 2:(a)Tìm x.
- Yêu cầu HS làm bảng nhóm, gắn bảng.
- Củng cố cách tìm thừa số chưa biết
Bài 3: (a) Giải toán.
- Yêu cầu HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. 
-Chấm, chữa bài.
* HĐ5: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài:Chia cho số có 2 chữ số 
- HS tính.
- HS nêu nhận xét.
+ Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện phép chia: 32 : 4 = 8
320 40
 0 8
- HS làm tương tự:
32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4)
	= 32000 : 100 : 4
	= 320 : 4 = 80
+ Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia.
+ Thực hiện: 320 : 4 = 80
32000 400
 00 80
 0
- HS nhắc lại.
- HS làm bài ra bảng con.
420 60 85000 500 
- HS làm bài. HS chữa bài
x x 40 = 2560
 x = 25600 : 40
 x = 640
x x 90 = 37800
 x = 37800 : 90
 x = 420
- HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. 
HS làm bài vào vở.1 HS chữa bài
Bài giải
Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là: 
180 : 20 = 9 ( toa)
 Đáp số: 9 toa xe 
_____________________________________
Tập đọc
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.Mục tiêu: 
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên ; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
 - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 - Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ. Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa .
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài
* HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
 - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ mới.
 - Yêu cầu HS đặt câu với từ huyền ảo
 - Treo bảng phụ rèn đọc câu khó.
 - GV đọc diễn cảm cả bài
b. Tìm hiểu bài
 - Những chi tiết nào tả cánh diều?
- Trò chơi đem lại cho trẻ em niềm vui gì?
- Trò chơi đem lại cho trẻ em mơ ước gì?
- Qua câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? 
- ND bài gợi cảm giác gì cho ta?
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - Hướng dẫn học sinh chọn đoạn, chọn giọng đọc phù hợp.
 - GV đọc mẫu đoạn 1.
 - Thi đọc diễn cảm
 - GV nhận xét
* HĐ3: Củng cố - Dặn dò
- Bài văn nói với em điều gì ?
- Về luyện đọc nhiều lần cho hay hơn.
 - Nghe, mở sách, quan sát tranh
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo 3 lượt( 2 đoạn) 
- 1, 2 em đặt câu
 - Luyện đọc theo yêu cầu, đọc theo cặp.
 - Nghe GV đọc 
- ĐỌc thầm, trả lời câu hỏi 
 - Mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo vi vu trầm bổng
 - Vui sướng đến phát dại
 - Cháy lên khát vọng chờ đợi 1 nàng tiên..
 - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
- Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ .
- 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn.
- Chọn đọc diễn cảm đoạn1. 
- Nghe GVđọc
 - Học sinh luyện đọc, cử 2,3 em thi đọc
 - Lớp nhận xét
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
-Biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2), Phân biệt được những trò chơi có lợi, trò chơi
 có hại(BT3) nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ. Tranh các đồ chơi, trò chơi trong SGK.
- HS: Một số đồ chơi, bảng nhóm
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: GV treo tranh minh hoạ
 - Gọi học sinh chỉ tranh, nêu tên trò chơi
 - GV nhận xét, KL:
 + Đồ chơi: diều, đèn ông sao,dây thừng, búp bê,màn hình, khăn
 + Trò chơi: thả diều, rước đèn, cho bé ăn, nhảy dây, chơi điện tử, bịt mắt bắt dê
Bài 2: GV gợi ý, nêu mẫu 1 số trò chơi
 - Gọi học sinh nêu
 - GV treo bảng phụ ghi ý đúng:
 - Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, quân cờ, súng phun nước, bi, que chuyền, mảnh sành
 - Trò chơi: đá bóng, đá cầu, đấu kiếm, cờ vua
 - Bắn súng nước, bắn bi, chơi chuyền
Bài 3: GV đọc yêu cầu của bài, chia lớp theo nhóm thảo luận, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Tổ chức thảo luận chung.
Bài 4: Gọi HS nêu các từ tìm được, GV ghi nhanh lên bảng.
- Cho HS đặt câu.
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
- Hãy kể tên một số trò chơi mà em thích
- Đặt câu với những từ em vừa tìm được vào vở.
 - 2 em đọc bài 
 - Lớp quan sát tranh minh hoạ
 - Nối tiếp lên bảng chỉ tranh, nêu tên trò chơi, đồ chơi.
 - Chữa bài đúng vào vở
 - Học sinh đọc yêu cầu 
 - Nghe GV làm mẫu
 - Nhiều em nêu
 - 2 em đọc bảng phụ
- Lớp chữa bài đúng vào vở
- HS đọc yêu cầu. Lớp theo dõi sách
- Thảo luận nhóm, nói rõ các đồ chơi có ích, có hại như thế nào? Chơi đồ chơi thế nào thì có lợi , chơi thế nào thì có hại .
ghi bảng nhóm.
 - Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
 - Vài em đọc từ tìm được, lớp nhận xét
 - 2,3 em đặt câu với các từ đó
_______________________________________
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện )đã nghe, đã đọc về đồ chơi, trò chơi của trẻ em
 hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.Hiểu được nội dung chính của câu chuyện (đoạn
 truyện) đã kể.
- Giáo dục HS yêu thích học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng phụ chép đề bài
- HS: Sưu tầm truyện viết về đồ chơi, trò chơi trẻ em
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài: 
* HĐ2 : HD kể chuyện 
a. HD hiểu yêu cầu bài tập 
 - GV mở bảng lớp, gạch dưới từ ngữ quan trọng( Kể chuyện, đồ chơi, con vật gần gũi)
 - Gọi HS đọc đề bài
 - Truyện nào có nhân vật là đồ chơi?
- Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi trẻ em? 
 - Kể tên các truyện khác mà em đã học hoặc đã đọc?
b. Thực hành kể chuyện
 - GV nhắc HS kể chuyện theo đúng trình tự, cấu trúc hợp lí( có thể kể theo đoạn )
 - Kể theo cặp
 - Thi kể trước lớp
 - Nhân vật trong câu chuyện là gì ?
 - Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Nhận xét, đánh giá.
*HĐ3: Củng cố - Dặn dò:
- Trong truyện mà các bạn vừa kể em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
- Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nghe
 - 2 HS đọc đề bài
 - Học sinh tìm từ ngữ quan trọng
 - 1 em đọc, quan sát tranh
 - Chú Đất Nung, Chú lính chì dũng cảm
Võ sĩ Bọ Ngựa
- Dế MènChim sơn ca và bông cúc trắng, Voi nhà, Chú sẻ
 - Chú Mèo đi hia
 - Thực hành kể
 - 3 em thi kể trước lớp
 - HS nêu tên nhân vật
 - Nêu ý nghĩa
 - HS nêu nhận xét 
- HS nối tiếp nêu.
________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.Mục tiêu :Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số. Áp dụng phép chia cho số có hai chữ
 số để giải toán, làm được BT1,2. 
- HS ham thích học Toán
II.Đồ dùng dạy học :
- HS: Nháp, thước, bảng con.
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Truờng hợp chia hết.
- GV ghi Phép chia 672 : 21 
- Yêu cầu HS làm theo bàn.
- Gọi HS trình bày bài.
- HD cách đặt tính
- Nhận xét, KL cách làm
*HĐ2: Trường hợp chia có dư.
- GV ghi phép chia 779 : 18 
- GV cho HS thực hiện đặt tính để tính.GV theo dõi HS làm
KL cách làm:
+ Đặt tính.
 +Tính từ trái sáng phải.
*HĐ3: Thực hành
 Bài 1: Đặt tính rồi tính. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
 Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
-Tóm tắt
 15 phòng : 240 bộ 
 1 phòng :bộ 
- HD giải toán.. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 * HĐ4: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài:Chia cho số có 2 ch ữ s ố tiếp
-HS nghe giới thiệu bài. 
-HS thảo luận, thực hiện. 
672 : 21 = 672 : ( 7 x 3 ) 
 = (672 : 3 ) : 7 
 = 224 : 7 
 = 32
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
 672 21
 63 32
 42
 42
 0
HS đặt tính và tính.
 779 18 	
 72 43
 59
 54
 5
- 2 HS lên bảng làmbài - HS cả lớp làm bảng con. 
-HS nêu cách tính của mình. 
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 
- HS đọc đề bài, phân tích bài toán: 
- 1HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở. 
Bài giải
Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là
240 : 15 = 16 ( bộ )
Đáp số : 16 bộ
Tập đọc
TUỔI NGỰA
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng ,đọc đúng nhịp thơ bước đầu biết đọc với giọng biểu cảm một khổ thơ trong bài .
- Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ,đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ.(trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 thuộc khoảng 8 dòng thơ trong bài )
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Bảng phụ chép khổ thơ 2.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài: 
* HĐ2 : HD đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc
- Gọi học sinh đọc bài theo đoạn
- Luyện phát âm
- Giải nghĩa từ
- GV đọc mẫu diễn cảm cả bài.
b. Tìm hiểu bài
- Bạn nhỏ tuổi gì?
- Tuổi ấy tính nết thế nào?
- Ngựa con theo gió rong chơi ở đâu?
- Điều gì hấp dẫn ngựa con trên cánh đồng hoa?
- Trong khổ thơ cuối ngựa con muốn nói điều gì?
- Nếu vẽ tranh minh hoạ bài thơ em sẽ vẽ gì?
-Bài thơ nói về ai ? Vì lí do gì ?
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm và HTL
- Treo bảng phụ
- HD chọn khổ thơ luyện đọc.
- Gọi HS thi đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
* HĐ3:Củng cố - Dặn dò :
- Nêu nội dung chính của bài thơ?
- Về nhà luyện đọc bài nhiều lần.
- Nghe giới thiệu, mở SGK
- Quan sát và nêu nội dung tranh
- 4 em nối tiếp đọc 4 khổ thơ 2ần 1.
- Học sinh luyện phát âm từ khó
- 1 em đọc chú giải
- 2 em đặt câu với từ đại ngàn
- Học sinh đọc bài ,TLCH
- Tuổi ngựa
- Là tuổi thích đi
- Miền trung du, miền đất đỏ, rừng đại ngàn, tiền núi đá, khắp trăm miền.
- Màu trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngạt ngào của hoa huệ, gió và nắng 
 - Dù con ở đâu cũng nghĩ đến mẹ, nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.
-Vẽ như SGK ( 1 em tả nội dung tranh)
-Vẽ cậu bé đứng bên con ngựa trên đồng 
- Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích  ... + Nhóm khác góp ý
Liên hệ : lần lượt HS nêu 
________________________________________
Chính tả
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng 1đoạn trong bài Cánh diều tuổi thơ. Làm đúng bài tập 2a.
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- GV: Bảng ph chép BT 2 a.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Giới thiệu bài 
* HĐ2 : Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Cánh diều tuổi thơ
 - Gọi học sinh đọc bài
 - Nêu nội dung đoạn văn?
 - Luyện viết chữ khó
 - Nêu cách trình bày bài
 - GV đọc chính tả 
 - GV đọc soát lỗi
 - Chấm 10 bài, nhận xét
*HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2.(a)
 - GV nêu yêu cầu bài tập.
 - Treo bảng phụ
 - Chốt lời giải đúng:
+ ch: chong chóng, chó bông, que chuyền
chọi dế, chọi gà, chơi chuyền
+ tr: trống ếch, cầu trượt,đánh trống,
Bài 3: GV nêu yêu cầu bài
 - Gọi học sinh làm mẫu
*HĐ4:Củng cố - Dặn dò: 
- Cho HS chơi trò chơi “ Bạn chơi gì ”
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Nghe , mở sách
- HS đọc thầm theo
- Niềm vui sướng của trẻ em khi chơi diều
- Viết chữ khó vào nháp: nâng, lên, sướng, - 2 học sinh nêu
- HS viết bài vào vở
- Đổi vở soát lỗi
- Nghe nhận xét, chữa lỗi
- HS đọc yêu cầu bài
 - Làm bài vào nháp
 - 1 em chữa bài
 - HS đọc yêu cầu 
 - Nghe , theo dõi sách
 - 1 em miêu tả đồ chơi của mình
Thứ năm ngày 1 tháng 12 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: Giúp HS.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
(chia hết, chia có dư), làm được BT1, 2(b).
-Giáo dục học sinh biết vận dụng và ham thích làm bài tập
II.Đồ dùng dạy- học : 
- HS: Bảng con , nháp 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: HD làm bài tập.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
- GV cho HS tự làm bài. 
- Cho HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện tính của mình. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:Tính giá trị biểu thức. 
-HD tính giá trị của các biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ
- GV yêu cầu HS làm bài vàovở.
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV chấm, nhận xét và cho điểm HS. 
* HĐ2: Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn dò HS làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- 4 HS lên bàng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính , cả lớp làm bài vào bảng con theo 3 nhóm lớn.
855 45 579 36 9009 33
45 19 36 16 66 273
405 219 240
405 216 231
0 3 99
 99
 0
- 3 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của 2 biểu thức, cả lớp làm bài vào vở. 
a) 4237 x 18 – 34578 8064 : 64 x 37 
 = 76266 - 43578 = 126 x 37 
 = 41688 = 4 662
b) 46 857 +3 444:28 601759 - 1 988 : 14
 = 46857 +123 = 601759 - 142 
 = 46980 = 601617
- HS nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
___________________________________________
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TIẾP THEO)
I.Mục tiêu: 
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số, làm được BT1.
- Vận dụng để giải các bài toán liên quan. Ham thích học Toán.
II.Đồ dùng dạy- học :
- HS: Bảng con
III.Hoạt động dạt-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1:Trường hợp chia hết: 
10 105 : 43 = ?
- HD các bước tính,yêu cầu HS đặt tính và tính . 
a. Đặt tính.
b.Tìm chữ số đầu tiên của thương.
c. Tìm chữ số thứ 2 của thương
d. Tìm chữ số thứ 3 của thương
e. Thử lại: 
*HĐ2:Trường hợp chia có dư 
26 345 : 35 = ?
- Tiến hành tương tự như trên .
 Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
- Nêu cách đặt tính và tính?
 *HĐ3: Thực hành
Bài 1:Đặt tính rồi tính
- GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- Gọi HS nhận xét.
- Nêu cách tính?
- GV chấm bài, nhận xét và cho điểm HS. 
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài:Luyện tập.
- HS đặt tính
- HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
10105 43 
 150 235
 215
 00
- HS nêu cách thử.
-1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào nháp, chữa bài.
26345 35
 184 752
 095
 25 
- HS nêu cách tính của mình. 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào bảng con.
23576 56 31628 48 18510 15
 224 421 288 658 15 1234
 117 282 35
 112 240 30
 56 428 51
 56 384 45
 0	 44 60
 60
 0
- HS nhận xét. 
- HS nêu cách tính của mình. 
Khoa học
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Làm thí nghiệm để nhận biết không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật.
- Có lòng ham mê khoa học, tự làm một số thí nghiệm đơn giản để khám phá khoa học.
II. Đồ dùng dạy -học :
- GV + HS chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni lông to, dây chun, chậu hoặc bình thủy tinh, một miếng bọt biển hoặc một viên gạch hay cục đất khô. 
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ1: Thí nghiệm chứng minh không khí có ở xung quanh mọi vật
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng.
+ Cái gì đã làm cho túi ni lông căng phồng?
+ Điều đó chứng tỏ xung quanh chúng ta có gì?
+ Lấy kim đâm thủng túi ni lông chứa đầy KK.
- Hiện tượng gì xảy ra? Để tay vào chỗ thủng có cảm giác gì?
*HĐ2: Thí nghiệm chứng minh không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
+ GVchia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của nhóm.
- Nhìn thấy gì nổi lên mặt nước? Vậy bên trong chai rỗng có chứa gì?
- Thấy gì nổi lên mặt nước? Những lỗ nhỏ li ti trong miếng bọt biển khô đó chứa gì? 
KL: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong của vật đều có không khí.
*HĐ3:Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí
- Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật.
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời của các nhóm.
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò :
- Đọc mục bạn cần biết trang 63 SGK.
- Chuẩn bị bài sau
- HS làm thí nghiệm theo nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
+ Không khí
+ Không khí
+ Túi không căng phồng nữa, để tay vào chỗ thủng có cảm giác mát.
- HS đọc mục thực hành trang 63 sgk. 
- HS làm thí nghiệm theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
+ Bong bóng nổi lên trên mặt nước. Chứng tỏ bên trong chai rỗng có chứa không khí.
+ Các bọt khí nổi lên.
- HS trả lời miệng
+ Gọi là khí quyển
- HS nêu miệng.
_______________________________________
Tập làm văn
QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết quan sát đồ vật theo 1 trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau , phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt với đồ vật khác(ND ghi nhớ) . Dựa theo kết quả quan sát, 
biết lập dàn ý để tả 1 đồ chơi em quen thuộc .
- Giáo dục học sinh yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy- học: 
-GV: Bảng phụ, đồ chơi.
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1 : Giới thiệu bài.
* HĐ2 : Bài mới
Bài 1:Ghi lại các điều quan sát.
- Giới thiệu đồ chơi và mang đến lớp để quan sát.
- GV nêu các tiêu chí để bình chọn
Bài 2
- GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý gì ?
- GV nêu ví dụ: Quan sát gấu bông
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
* HĐ3 : Luyện tập
- GV nêu yêu cầu
 - GV nhận xét
- Ví dụ về dàn ý: 
+ Mở bài: Giới thiệu đồ chơi gấu bông
+ Thân bài: Hình dáng, bộ lông, màu mắt, mũi, cổ, đôi tay
+ Kết bài: Em rất yêu gấu bông, em giữ nó cẩn thận, sạch sẽ
* HĐ4: Củng cố - Dặn dò.
- Sau bài học này em cần ghi nhớ gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật. 
- HS đưa ra các đồ chơi đã chuẩn bị
- 3 em nối tiếp nhau đọc yêu cầu và các gợi ý, lớp đọc yêu cầu và viết kết quả quan sát vào nháp. 
 - Nhiều em đọc ghi chép của mình
- HS đọc yêu cầu
+ Quan sát theo trình tự từ bao quát đến bộ phận, quan sát bằng nhiều giác quan. 
+ Tìm ra đặc điểm riêng để phân biệt.
- 2 em đọc ghi nhớ
- Lớp đọc thuộc ghi nhớ
- HS làm bài vào nháp. Nêu miệng bài làm
- Làm bài đúng vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Về nhà học thuộc ghi nhớ
- 1-2 HS nêu.
________________________________________
Sinh hoạt 
KIỂM ĐIỂM TUẦN 15
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
 a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ: Tổ 1: xếp thứ 3; Tổ 2: xếp thứ 1; Tổ 3: xếp thứ 2
b. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp.
Về học tập: Đa số HS có ý thức học và làm bài ở nhà.Còn một số chưa chăm học: Văn, Tiến, Tài, Thu, Hậu, Quyên.
Về đạo đức: Ngoan, lễ phép, thực hiện tốt nội quy của trường, lớp.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: Tập chưa đều.
Về các hoạt động khác: Chăm sóc cây thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ. Thu nộp kế hoạch nhỏ chậm.
Tuyên dương: em Bằng, Phương, Hiếu, Oanh, Dương
Phê bình: em Văn, Tiến, Tài, Thu, Hậu, Quyên. chưa chăm học, chưa tự giác.
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Khắc phục nhược điểm, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Giữ gìn trường, lớp sạch đẹp, chăm sóc bồn cây cảnh, vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Tích cực rèn chữ, ôn tập kiến thức 
________________________________________________________________________
TUẦN 16
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng : 
- Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số .
- Giải bài toán có lời văn liên quan đến phép chia cho số có 2 chữ số, làm được BT1,2.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV:Bảng phụ, bảng nhóm.
III.Hoạt động dạy-học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 *HĐ1: HD làm bài tập.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính( dòng 1;2 )
- Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số. 
- HS đặt tính rồi tính ra nháp
- Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
4725 15 4674 82 4935 44
 22 315 574 57 53 112
 75 0 95
 0 7

Tài liệu đính kèm:

  • docga 4tuan 15buoi 1.doc