Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Hải

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Hải

I. MỤC TIÊU:

 - Thực hiện cơ bản đúng động tác tâng cầu bằng đùi.

 - Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thể đứng chuẩn b ị - ngắm đích - ném bóng (không

có bóng và có bóng).

II.CHUẨN BỊ

 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

 - Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tập môn tự chọn.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thị Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LÞch b¸o gi¶ng
 tuÇn : 33
Thø
M«n
Tªn bµi d¹y
§å dïng d¹y häc
Hai
25 / 04
Chµo cê
TËp ®äc
To¸n
ChÝnh t¶
§¹o ®øc
V­¬ng quèc v¾ng nô c­êi
¤n tËp vÒ c¸c phÐp tÝnh víi ph©n sè
N – V: Ng¾m tr¨ngkh«ng ®Ò
Dành cho địa phương
Tranh vẽ trong bài tập đọc, bảng phụ
Bảng phụ ghi các bài tập.
Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng
Ba
26 / 04
ThÓ dôc
LT& c©u
To¸n
K.chuyÖn
M«n thÓ thao tù chän
MVT L¹c quan yªu ®êi
¤n tËp vÒ c¸c phÐp tÝnh víi ph©n sè
KÓ chuyÖn ®· nghe, ®· ®äc
1 dây nhảy, sân, dụng cụ
Bảng phụ các bài tập
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập
Một số sách, báo, truyện viết về 
T­
27 / 04
TËp ®äc
To¸n
TLV
KØ thuËt
Con chim chiÒn chiÖn
¤n tËp vÒ c¸c phÐp tÝnh víi ph©n sè
Miªu t¶ con vËt ( kiÓm tra viÕt)
L¾p ghÐp m« h×nh tù chän
Tranh vẽ trong bài tập đọc, bảng phụ
Tranh minh họa các con vật trong
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
N¨m
28 / 04
ThÓ dôc
To¸n
LT& c©u
L.viÕt
M«n thÓ thao tù chän
¤n tËp vÒ ®¹i l­îng
Thªm tr¹ng ng÷ chØ môc ®Ých cho c©u
Bµi 33
Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập
1 dây nhảy, sân, dụng cụ
Các hình vẽ trong bài tập 1
Một tờ giấy viết nội dung BT1
S¸u
29 / 04
TLV
To¸n
L. TV
¢m nh¹c
SHTT
§iÒn vµo giÊy tê in s½n
¤n tËp vÒ ®¹i l­îng
¤n luyÖn
¤n 3 bµi h¸t
VBT Tiếng Việt 4, tập 2
Bảng phụ ghi sẵn bài tập
Nh¹c cô, chuÈn bÞ mét sè ®éng t¸c phô häa
Ghi chó
TUẦN 33
 Thứ hai ngày 25 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: 
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
******************************************
Tiết 2: TẬP ĐỌC
Vương quốc vắng nụ cười ( tt)
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch, trôi chảy ; biết đọc một đoạn trong bài với giọng phân biệt lời các nhân vật (nhà vua, cậu bé)
 - Hiểu ND: Tiếng cười như một phép mầu làm cho cuộc sống của vương quốc u buồn thay đổi, thoát khỏi nguy cơ tàn lụi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II .CHUẨN BỊ :
 - Tranh vẽ sgk. bảng phụ .
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
4’
1’
10’
12’
10’
3’
1. Bài cũ:
Gọi hs đọc thuộc 2 bài thơ của Bác.
Nêu nội dung.
2.Bài mới.
-Giới thiệu bài:
a) Luyện đọc .
Gọi 1 em đọc toàn bài.
Đọc nối đoạn lần 1, kết hợp phát âm từ khó.
Đọc nối đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó.
Luyện đọc nhóm đôi.
3 em đọc nối tiếp lại bài.
Gv hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu bài.
b) Tìm hiểu bài:
Y/c hs đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn ở đâu?
+ Vì sao câu chuyện ấy buồn cười?
+ Bí mật của tiếng cười là gì?
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
+ Qua câu chuyện giúp các em hiểu được điều gì?
Gv ghi nội dung của bài lên bảng.
c) Luyện đọc diễn cảm.
3 Hs nối tiếp đọc lại bài.
Gv treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm.
Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Luyện đọc nhóm diễn cảm.
Gọi 1 nhóm đọc lại .
Tổ chức cho hs thi đọc.
Gv nhận xét hs đọc đúng đọc hay.
3. Củng cố , dặn dò:
+ Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
Gọi 1 em đọc lại nội dung của truyện.
Dặn hs về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
2 em đọc.
1 em đọc bài
3 em đọc 3 đoạn., một số em phát âm lại các từ khó.
3 em đọc kết hợp giải nghĩa các từ ở chú giải.
Luyện đọc trong nhóm
3 em đọc cả lớp theo dõi.
Theo dõi cô đọc.
- Ỏ nhà vua quên lau miệng bên mép vẫn dính một hạt cơm; ở quan coi vườn ngự uyển- trong túi áo căng phồng một quả táo đang cắn dở; ở chính mình- bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên đứt giải rút.
-Vì những chuyện ấy bất ngờ và trái ngược với cái tự nhiên: trong buổi thiết triều nghiêm trang, nhà vua ngồi trên ngai vàng nhưng bên mép vẫn dính một hạt cơm,.......
-Nhìn thẳng vào sự thật , phát hiện những chuyện mâu thuẫn, bất ngờ trái ngược, với một cái nhìn vui vẻ, lạc quan.
-Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, hoa nở, chim hót, những tia nắng mặt trời nhảy múa, sỏi đá reo vang...
Hs nối tiếp nêu và bổ sung ý bạn.
2 em nhắc lại nội dung chính.
3 em đọc nối đoạn.
Theo dõi cô đọc mẫu chú ý chỗ nhấn giọng.
Đọc nhóm diễn cảm đoạn truyện.
3 em thi đọc.
Nhận xét bạn đọc hay.
Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ buồn chán, tiếng cười rất cần cho cuộc sống.
1 em đọc lại.
********************************************
Tiết 3 TOÁN 
 Ôn tập về các phép tính với phân số( tt)
I.MỤC TIÊU:
 - Thực hiện được nhân , chia phân số .
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép nhân , phép chia phân số 
.II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5’
8’
8’
8’
8’
3’
1.Bài cũ
gọi hs chữa bài tập ở vbt
GV nhận xét ch điểm.
2.Bài mới.
Bài 1. Gọi hs đọc đề bài
+Tính tổng, hiệu ,tích, thương là làm gì?
Y/c làm bài vào vở ,1 em lên bảng làm bài.
Gọi hs chữa bài, nhận xét kết quả đúng.
Bài 2. nêu y/c bài tập
+ Muốn tìm số trừ ,số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
+Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
2 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở
Chữa bài trên bảng, nhận xé kết quả đúng.
Bài 3: ( KG)Tính
 ; 
 ; 
Bài 4.Y/c đọc đề 
+Muốn biết sau 2 giờ chảy được mấy phần bể ta làm thế nào?
Y/c làm bài vào vở ,1 em làm vào phiếu bài tập.
Thu vở chấm bài , nhận xét kết quả của hs.
3. Củng cố, dặn dò: 
Hệ thống lại các kiến thức vừa ôn, dăn hs về nhà làm bài ở VBT.
2 em lên bảng chữa bài.
1 em đọc đề bài toán.
-Là thực hiện tính cộng , trừ, nhân ,chia.
 1 em nêu y/c
Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu; số bị trừ bằng số trừ cộng hiệu.
Tích chia cho thừa số đã biết.
Thừa số
Thừa số
tích
Làm bài vào vở.
Đổi chéo vở chữa bài
Hs tự làm bài vào vở.
Chữa bài trên bảng 
1 em đọc đề.
Lấy 2 lần cộng lại với nhau.
Làm bài vào vở.
 Giải.
Cả 2 lần chảy được số phần bể là.
 bể)
Lượng nước còn lại sau khi dùng ½ bể là
 ( bể)
 Đáp số: bể, bể.
*********************************************
Tiết 4 CHÍNH TẢ
( Nhớ viết) Ngắm trăng- không đề
I. MỤC TIÊU:
 - Nhớ - viết đúng bài CT ; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo hai thể thơ khác nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát ; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch, iêu/iu.
II.CHUẨN BỊ 
 - Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng theo mẫu trong SGK.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TL
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
4’
1’
15’
15’
d
ch
nh
th
iêu
Cánh diều, diễu hành, diều hâu, diễu binh, kì diệu, diệu kế, diệu kì 
Chiêu binh, chiêu đãi, chiêu hàng, chiêu sinh 
Nhiều, nhiêu khê, nhiễu sự, bao nhiêu 
Tiêu đố, thiêu huỷ, thiểu não, thiểu số, thiếu niên, thiếu phụ, thiếu tá 
iu
Dìu dặt, dịu hiền, dịu dàng, dịu ngọt
Chắt chiu, chịu đựng, chịu thương 
chịu khó 
Nói nhịu, nhíu mắt 
Thức ăn thiu, mệt thỉu đi 
4’
1. Bài cũ
 - Kiểm tra 2 HS: G đọc các từ ngữ sau: vì sao, năm sao, xứ sở, xinh xắn, dí dỏm, hoặc hóm hỉnh, công việc, nông dân.
 - GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Nhớ - viết:
 + Hướng dẫn chính tả.
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV nhắc lại nội dung 2 bài thơ.
 - Cho HS viết những từ ngữ dễ viết sai hững hờ, tung bay, xách bương
 + HS nhớ – viết.
+ Chấm, chữa bài.
 - Chấm 5 đến 7 bài.
 - GV nhận xét chung.
C.Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 * Bài tập 2: -GV chọn câu b. Tìm tiếng có nghĩa.
 -Cho HS đọc yêu cầu của câu b
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.
 -Cho HS trình bày bài làm.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải 
* Bài tập 3: -GV chọn câu b.
 Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho HS.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:
 * Từ láy tiếng nào cũng có vần iêu: liêu xiêu, liếu điếu, thiêu thiếu 
 * Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu: hiu hiu, dìu dịu, chiu chíu 
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện.
- 2 HS viết trên bảng.
- HS còn lại viết vào giấy nháp.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe rồi đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm ghi nhớ 2 bài thơ.
- HS viết từ ngữ khó.
- HS gấp SGK, viết chính tả.
- HS đổi tập cho nhau chữa lỗi, ghi lỗi ra ngoài lề.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp (nhóm).
-Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ – tìm từ ghi ra giấy.
-các nhóm làm lên dán trên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
*********************************************
Tiết 5 ĐẠO ĐỨC:
 Dành cho địa phương
I.MỤC TIÊU: 
 - Cho hs tìm hiểu một số điều khoản trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 - GV đọc cho hs nghe các điều khoản trong luật chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em .Nội dung các điều khoản ở SGV
 - HS theo dõi và thảo luận để nhớ và nắm được nội dung của các điều khoản.
 ********************************************************************************
 Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2011
Tiết:1 THỂ DỤC: 
 M«n thÓ thao tù chän
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện cơ bản đúng động tác tâng cầu bằng đùi.
 - Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thể đứng chuẩn b ị - ngắm đích - ném bóng (không 
có bóng và có bóng).
II.CHUẨN BỊ 
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 - Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tập môn tự chọn. 
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
8’
20’
 3’
1 .Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu – yêu cầu giờ học
-Khởi động: Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân. 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 2 .Phần cơ bản:
 * Đá cầu : 
 Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
-Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
Theo dõi nội dung.
+ Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
+ Ôn lại bài thể dục phát triển chung: Tập 8 động tác, mỗi động tác tập 1 lần.
-HS tập hợp theo đội hình 2-4 hàng ngang , em nọ cách em kia 1,5 ... c kú.
- Gi¸o viªn nhËn xÐt ®¸nh gi¸.
3. Cñng cè dÆn dß:
- Gi¸o viªn nhËn xÐt ®¸nh gi¸ kÕt qu¶ giê häc
- 2 em lªn b¶ng h¸t
- Häc sinh l¾ng nghe
- Häc sinh h¸t theo yªu cÇu cña gi¸o viªn
¤n tËp theo yªu cÇu cña GV.
**************************************************
Tiết 5 SINH HOẠT CUỐI TUẦN:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua.
Dạy học hoàn thành chương trình tuần 33, duy trì tốt các nề nếp của đội và nhà trường.
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
Nề nếp ra vào lớp nghiêm túc, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.
Đi học đầy đủ đúng giờ, học bà và làm bài nghiêm túc.
Song bên cạnh đố vẫn còn một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học .
2. Kế hoạch tuần tới.
Duy trì tốt các nề nếp của nhà trường và của đội, dạy học chương trình tuần 34.
Ôn tập tốt để thi định kì cuối năm.
**********************************************************************************
Tiết 3 LUYỆN TOÁN: 
 Luyện tập
I. MỤC TIÊU. Củng cố ôn tập lại các kiến thức đã học.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1-Hướng dẫn hs làm các bài tập sau. Sau đó chữa bài.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm.
 a. 123 + ..............= 654 + ....................
 b. 379 + ( 124 + .......) = 379 + ....... + 512
 c. 456 x ( 421 + ......) = 456 x 421 + 456 x 345
 d. 798 x 32 - 198 x 32 = ( 798 -.......) x ......
Hướng dẫn HS áp dụng các tính chất đã học để chọn số điền vào chỗ chấm cho thích hợp.
Bài 2: Tìm y 
a. y x 32 = 672 b. 145 : y = 5 c. y : 124 = 76
d. 5467 - y = 3499 đ. y - 543 = 9876 e. 3245 + y = 5311
Cho HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 3: Một bể nước nếu chứa đầy nước thì được 1000lít .Người ta cho nước chảy vào bể, giờ thứ nhất chảy được ¼ bể, giờ thứ 2 chảy được 2/5 bể. Hỏi còn phải cho chảy vào bể bao nhiêu lít nữa mới đầy bể.
Bài 4. Một hình chữ nhật có chu vi là 70 cm , chiều dài gấp rưỡi chiều rộng.Tính diện tích hình chữ nhật đó.
Hướng dẫn hs nhận dạng bài toán để tìm cách giải.
Bài 5* Hai người cùng làm chung một công việc , nếu người thứ nhất làm một mình thì 3 giờ được 1/3 công việc, nếu người thứ 2 làm một mình thì 2 giờ sẽ làm đưc ¼ công việc nếu cả 2 cùng làm chung thì sau bao lâu sẽ xong công việc đó.
Hướng dẫn HS tìm xem mỗi giờ mỗi người làm được bao nhiêu phần công việc,sau đó tìm xem trong một giờ cả 2 người làm được bao nhiêu phần công việc.
2- Hướng dẫn chữa bài: HS chữa bài Gv bổ sung.
...........................................................................................................................................................
CHIỀU
Tiết 2: BDHS KG 
 Môn toán
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố nâng cao các kiến thức đã học cho hs.
- Làm một số bài tập theo kiến thức nâng cao.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: Tính nhanh.
a. 135 x 208 + 208 x 864 x 208 (áp dụng tính chất nhân một số với một tổng)
b. 2008 x 125 - 1008 x 125 ( áp dụng tính chất nhân một số với một hi ệu)
c. 71 : 4 + 25 : 4 + 24 : 4 ( áp chia m ột tổng cho một số)
Bài 2. Tìm số có 2 chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 1 vào bên trái số đó được số mới gấp 5 lần số phải tìm?
Gợi ý HS khi viết thêm chữ số 1 vào bên trái số có 2 chữ số thì số đo tăng lên 100 đơn vị , lúc này ta đưa bài toán về dạng toán cơ bản tìm 2 số khi biết tỉ số và hiệu.
Bài 3 . Thương của 2 số là 1/5 .Hiệu 2 số là số bé nhất có 3 chữ số . Tìm 2 số đó.
Gợi ý HS thương 2 số chính là tỉ số của 2 số. Đây là bài toán cơ bản tìm 2 số biết hiệu và tỉ số.
 Bài 4. Tổng 2 số là số bé nhất có 3 chữ số .Tìm 2 số biết 1/3 số thứ nhất bằng 1/5 số thứ hai.
Gợi ý HS vì 1/3 số thứ nhất bằng 1/5 số thứ hai nên nếu coi số thứ nhất là 3 phần thì số thứ 2 là 5 phần như vậy.HS vẽ sơ đồ là giải được bài toán.
Bài 5. Một hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và diện tích băng 108 cm2. Tính chu vi hình chữ nhật đó.
Gợi ý HS chia hình thành 3 hình vuông bằng nhau, mỗi hình vuông có diện tích bằng 1/3 diện tích hình chữ nhật.Biết được diện tích mỗi hình vuông ta sẽ tìm được cạnh chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật.
Bài 6. Một hình bình hành có diện tích là 72 cm 2 , số đo chiều cao và độ dài đáy là hai số có một chữ số (độ dài đáy dài hơn chiều cao). Tính độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành đó?
Gợi ý HS vì diện tích bằng 72 cm2 và độ dài đáy và chiều cao là số có một chữ số nên chiều cao là 8 cm và độ dài đáy là 9 cm.
2- Hướng dẫn chữa bài: Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung.
......................................................................................
Tiết 3 BDHS KG 
 Môn Tiếng Việt
I. MỤC TIÊU.
- Củng cố nâng cao các kiến thức đã học cho hs.
- Làm một số bài tập theo kiến thức nâng cao.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Hướng dẫn HS làm bài:
Bài 1: Gạch dưới trạng ngữ chỉ nơi chốn trong các câu sau.
a) Dưới cầu, nước chảy trong veo
 Bên cầu, tơ liễu bóng chiều thướt tha.
b) Ở dưới đất, Gấu ta nhìn thấy trăng, bèn nghĩ đó là cái bánh đa lớn mà cuội đã đem đi ngày ấy.
c) Trên sân ga, đoàn tàu đã chờ sẵn, dài như con rắn bất động.
Bài 2: Điền trạng ngữ vào chỗ chấm trong các câu sau.
a) ( Sáng hôm sau), tôi trèo lên ngọn hoa cỏ xước, ngắm địa thế xung quanh.
b) ( Giữa đám đông), một cô bé mặc váy đỏ tươi như bông hoa râm bụt đang cố kiễng chân, đưa tay lên vẫy Ngọc Loan.
c) ( Lúc còn bé) , chú đã biết làm lấy diều để chơi.
Bài 3 : Đặt câu có trạng ngữ .
a) Đứng đầu câu. Sáng nay, em dậy rất sớm.
b) Đứng giữa câu: Em ,sáng nay ,dậy rất sớm.
c) Đứng cuối câu. Em dậy sớm , sáng nay. 
 Bài 4 Cho các từ chứa tiếng nhân: nhân quả, nhân ái, nguyên nhân, nhân hậu, siêu nhân, nhân loại, nhân nghĩa, nhân tài . Hãy xếp các từ trên thành 03 nhóm:
 a. Nhân có nghĩa là “người”.
 b. Nhân có nghĩa là “lòng thương người”.
 c. Nhân có nghĩa là “cái sinh ra kết quả”.
Bài 5. Viết bài văn tả con gà trống .
HS dưa vào dàn bài đã lập tiết trước và viết thành bài văn tả con gà trống.
HS làm bài vào vở sau đó gọi HS đọc bài trước lớp cả lớp nhận xét bổ sung.
2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung.
 ........................................................................................
Tiết 4 SINH HOẠT CUỐI TUẦN:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua.
Dạy học hoàn thành chương trình tuần 33, duy trì tốt các nề nếp của đội và nhà trường.
Vệ sinh trực nhật sạch sẽ, đúng giờ.
Nề nếp ra vào lớp nghiêm túc, sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.
Đi học đầy đủ đúng giờ, học bà và làm bài nghiêm túc.
Song bên cạnh đố vẫn còn một số em còn nói chuyện riêng trong giờ học như Quang, Hoàng, Toàn, Mạnh, Hải...
2. Kế hoạch tuần tới.
Duy trì tốt các nề nếp của nhà trường và của đội, dạy học chương trình tuần 34.
Ôn tập tốt để thi định kì cuối năm.
Tiết 2 LUYỆN TOÁN:
 Luyện tập.
I.MỤC TIÊU:
Củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần qua.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hướng dẫn HS làm bài tập sau:
Bài 1.Tìm x
 x - 973 = 425 , x - 438 = 862 , 921 - x = 798
 x x 34 = 714 , x : 23 = 307 , 732 : x = 12
Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện.
478 + 513 + 122 + 357 , 9817 + 764 - 817 - 64
37 x 265 + 63 x 265 , 432 x 95 - 95 x 32
Hướng dẫn HS áp dụng các tính chất đã học để tính nhanh các biểu thức.
Bài 3. Một tổ công nhân 5 ngày đầu mỗi ngày may được 36 bộ quần áo, 4 ngày sau mỗi ngày may được 27 bộ.Hỏi trung bình mỗi ngày tổ đó may được bao nhiêu bộ quần áo?
Hướng dẫn HS tính số quần áo may trong 9 ngày rồi mới tính trung bình một ngày.
Bài 4. Một hình thoi có tổng độ dài 2 đường chéo là 32cm, tỉ số độ dài hai đường chéo là . Tính diện tích hình thoi đó.
Gợi ý HS xác định dạng toán để làm bài. Đây là dạng toán tổng và tỉ số. Sau khi tìm được độ dài mỗi đường chéo rồi mới tính diện tích củ hình thoi.
Bài 5* An có 15 hòn bi, Bình có 12 hòn bi, Cường có 16 hòn bi, Dũng có số bi hơn trung bình cộng số bi 4 bạn là 5 hòn bi. Hỏi Dũng có bao nhiêu hòn bi?
Vì Dũng có số bi hơn mức trung bình cộng của 4 bạn là 5 hòn nên số bi của Dũng phải bù cho 3 bạn kia 5 hòn mới đạt mức trung bình.Vậy số bi TB của 4 bạn là ( 15+ 12 + 16+ 5 ) : 3 = 16 hòn. Số bi của Dũng là 16 + 5 = 21 hòn.
b. Hướng dẫn HS chữa bài. Gọi HS lên bảng chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung.
....................................................................................... 
Tiết 3 LUYỆN TIẾNG VIỆT:
 Luyện tập
I. MỤC TIÊU.Củng cố lại các kiến thức đã học trong tuần.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1-Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.
Bài 1.Gạch dưới trạng ngữ chỉ thời gian và chủ ngữ vị ngữ trong các câu sau:
a. Bấy giờ , ong// mới buông dế ra, đứng rũ bụi,vuốt râu và thở.
b. Một hôm ,đã khuya lắm, Hoài Văn// còn chong đèn trên lầu.
c. Chiều hôm ấy, mấy đứa chúng tôi //rủ nhau đến phòng thư viên.
d.Hằng năm ,cứ vào cuối thu, lòng tôi //lại nao nức nhớ những kỉ niệm man man của ngày tựu trường.
Bài 2. Điền trạng ngữ chỉ thời gian cho mỗi câu sau.
a) ..........................................., mấy cây hoa giấy nở đỏ tươi. (sáng nay)
b) ............................................., cả nhà em đi du lịch ở Sa Pa. ( Hè này)
c. ............................................, cây bàng đâm chồi nảy lộc. ........................., từng chùm quả chín vàng trong các kẽ lá. ................................, cây bàng trơ trụi lá.( mùa xuân, hè đến, mùa đông)
d, ...................................................., bầu trời trong xanh và mát mẻ.( mùa thu)
Bài 3. Đặt câu với mỗi trạng ngữ chỉ thời gian sau.
a, Lúc 7 giờ sáng,....................................................................................................
b, Hè năm ngoái ,..................................................................................................
c, Lúc chập tối và lúc sáng sớm,...........................................................................
d. Hôm qua, lúc 3 giờ chiều,...............................................................................
Bài 4, Viết đoạn văn ngắn tả hoạt động của một con vật mà em đã quan sát.
HS làm bài vào vở- GV gợi ý HS lựa chọn các đặc điểm về hoạt động của con vật để viết đoạn văn thích hợp.
Gọi HS đọc đoạn văn đã viết trước lớp cả lớp nghe và bổ sung nhận xét.
GV hướng dẫn chữa bài cho HS, nhận xét chung kết quả làm bài của học sinh.
2- Hướng dẫn HS chữa bài: Gọi HS lên bảng chửa bài cả lớp nhận xét bổ sung.
 ..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 33 cuc hay.doc