Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

1.Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồi côi ,nhà vua ) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .

 2.Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện.

Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực ,dũng cảm ,dám nói lên sự thật .

HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 4

 

doc 9 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 22/01/2022 Lượt xem 300Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Phạm Thị Thu Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 5 
Thø hai ngµy 20 th¸ng 9 n¨m 2010
Chµo cê
******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
TËp ®äc
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồi côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồi côi ,nhà vua ) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi .
 2.Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được ý chính của câu chuyện. 
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Chôm trung thực ,dũng cảm ,dám nói lên sự thật .
HS khá , giỏi trả lời được câu hỏi 4 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC :
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 
 1 Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2HS đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam. HS1 trả lời trong SGK,HS 2trả lời câu hỏi: Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì, của ai? (Bài thơ ca ngợi cây tre tượmg trưng cho con người Việt Nam có những phẩm chất tốt đẹp: ngay thẳng trung thực, đoàn kết , giàu tình yêu thương nhau.)
 3.Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: GT
 Trung thực là một đức tính đáng quý, được đề cao. Qua truyện đọc Những hạt thóc giống, các em sẽ thấy người xưa đã đề caotính trung thực như thế nào 
 Hoạt động 2: Luyện đọc .
 - 1HS giỏi đọc toàn bài . 
 - HS đọc tiếp từng đoạn cuả bài (GV kết hợp khen những HS đọc đúng )
Đoạn 1: Ba dòng đầu .
Đoạn 2:Năm dòng tiếp .
Đoạn 3: Năm dòng tiếp theo .
Doạn 4:Bốn dòng còn lại .
 -HS đọc kết nối lần hai kết hợp giải nghĩa một số từ trong phần chú thích 
 -HS luyện đọc theo nhóm đôi .
 -GV đọc diễn cảm cả bài .
 Hoạt động3: tìm hiểu bài .
 -HS đọcthầm toàn câu truỵên, trả lời câu hỏi: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? (Vua muốn chọn một người trung thực để truyền ngôi.)
 -HS đọc đoạn mở đầu câu chuyện (từ Ngàyxưa đến .sẽ bị trừng phạt )
trả lời câu hỏi :
 +Nhà vua làm cách nào để tìm người trung 
thực? (Phát cho mỗi người dân một thúng thóc 
giống đã luộc kĩ về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt .)
 -GV hỏi thêm:Thóc đã luộc chín còn nẩy mầm được không? để HS hiểu mưu kế của nhà vua –Bắt dân phải gieo trồng thóc đã luộc (thứ thóc không thể gieo trồng được, lại gieo không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt để biết ai là người trung thực ,dũng cảm nói lên sự thật .
 -HS đọc đoạn 2(từ Có chú bé .không làm sao cho thóc nẩy mầm được ) trả lời câu hỏi :
 +Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? (Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm nhưng thóc không nẩy mầm .)
 +Đến kì phải nộp thóc cho vua, mọi người phải làm gì? Chôm đã làm gì? (mọi người nô nức chở thóc về kinh đô nộp nhà vua. Chôm khác mọi người. Chôm không có thóc, lo lắng đến trước vua, thành thật quì tâu:tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nẩy mầm đượ.)
 +Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (Chôm dũng cảm dám nói sự thật không sợ bị trừng phạt.)
 -HS đọc đoạn 3(từ Mọi người sững sờ đến từ thóc giống của ta! trả lời câu hỏi: Thái độ của mọi người thế nào khi lời nói thật của Chôm? (Mọi người cũng sững sờ, ngạc nhiên sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt )
 -HS đọc đoạn cuối bài (Rồi vua dõng dạc
đến hết) trảlời câu hỏi: Theo em,vì saongười
 trung thực là người đáng quý?
 (+Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật,không vì lợi ích của mình mà nói dối
làm hỏng việc chung.
 +Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhơ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước .
 +Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật,bảo vệ người tốt /
 Hoạt động4: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
 GV hỏi HS nhận xét cách đoc.
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : mọi người.thóc giống của ta!
 -GV đọc diễn cảm đoạn để làm mẫu .
 -Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện .
 4 . Củng cố –dặn dò :
 Câu chuyện này muốn nói với em điều gì? (Trung thực là đức tính quý nhất của con người ./Cần sống trung thực )
 Về đọc diễn cảm và chuẩn bài “Gà trống và cáo”. 
*******************************
Thø ba ngµy 21 th¸ng 9 n¨m 2010
LuyƯn tõ vµ c©u
( So¹n chi tiÕt )
*******************************
ThĨ dơc
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
 TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
 A-MỤC TIÊU Giúp HS:
 -Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số .
 -Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số .
 - HS làm được các bài tập 1 ( a,b,c ), BT 2 
 B-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Sử dụng hình vẽ trong SGK.
 C-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 1. Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ:
 GV cho HS làm:Những tháng nào có 31 ngày, những tháng nào có 30ngày, tháng nào có 29 hoặc 28ngày.
 3.Dạy bài mới :
*Hoạt động1:
 a) GV giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng .
GV cho HS đọc thầm bài toán 1 và quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài toán và nêu cách giải bài toán trong SGK.
 GV hỏi can thứ nhất có 6l ,canthứ hai có 4l.Lấy tổng số dầu chia cho 2 được số lít dầu rót đều vào mỗi can:
 (6+4 ): 2 =5(l)
 Ta gọi 5 là số trung bình cộng của hai số 6 
và 4.Ta nói :Can thứ nhất 6l,can thứ hai có 4l, trung bình mỗi có 5l.
 -GV cho HS nêu cách tính trung bình cộng của hai số 6và 4 để tự HS nêu được (6 +4 ) :2 = 5l.
 Đối với HS khá ,giỏi có thể yêu cầu HS tự nêu: Muốn tìm số trung cộng của hai số, ta tính tổng của hai số đó, rồi .chia tổng đó cho các số hạng .
 *Số 28 là trung bình cộng của ba số 25;27;32.
 *Muốn tìm số trung cộng của ba số, ta tính tổng của các số đó, rồi chia tổng đó cho các số hạng.
 -GV có thể nêu một số ví dụ. Chẳng hạn :34;43 ;52 và 39 ,rồi hướng dẫn HS làm tương tự như trên.
 +Bài 1:Cho HS thực hành tìm số trung bình cộng. Khi HS chữa bài nên choHS nêu lại cách tìm số trung cộng của nhiều số . 
*Hoạt động 2:
 +Bài 2:Cho HS tự làm bài toán rồi làm bài 
và chữa bài. Chẳng hạn :
 Giải 
 Cả bốn em cân nặng là :
 36+ 38 +40 +34 = 148(kg )
 Trung bình mỗi em cân nặng là :
 148 :4 = 37 (kg )
 Đáp số : 37 kg 
Bài 3: HS có thể tự làm rồi chữa tại lớp. Chẳng hạn, có thể giải như sau:
Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là:
(1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 +9) : 9 = 5
4.Củng cố:
- Muốn tìm số trung bìmh cộng ta làm như thế nào?
5. Dặn dò:-Nhận xét ưu, khuyết điểm
*******************************
KĨ chuyƯn
 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
 I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
 1.Rèn kĩ năng nói 
 -Biết kể tự nhiên, bằng lời của một câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe đã đọc về tính trung thực .
 -Hiểu truyện, trao đổi đượcvới các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện ).
 2.Rèn kĩ năng nghe: HS chămchú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
 -Một số truyện viết về tính trung thực (GV và HS sưu tầm được): truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cười truyện thiếu nhi, sách truyện đọc lớp 4(nếu có).
 -Bảng lớp viết đề bài.Giấy khổ to (hoặc bảng phụ ) viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC) tiêu chuẩn đánh giá bài KC.
 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC 
 1. Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra 1HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Một nhà thơ chân chính,trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện .
 Gv nhận xét cho điểm 
 3.Dạy bài mới :	
1.Giới thiệu -Các em đang học chủ điểm nói về những conngười trung thực, tự trọng .Ngoài những truyện trong SGK (Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt thóc giống ), các em còn được đọc, được nghe nhiều câu chuyện khác ca ngợi những người trung thực. Tiết học hôm giúp em kể về những con người đó.
 Hoạt động 1:
 Hướng dẫn HS kể chuyện 
a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài . GV viết đề bài,gạch dưới những chữ sau trong đề bài: Kể lại một câu chuiyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại ) hoặc được đọc (tự em tìm đọc được )về tính trung thực –giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề .
 -Bốn HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1-2-3-4(Nêu một số biểu hiện của tính trung thực –Tìm truyện về tính trung thực ở đâu?-Kể chuyện –Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện ). GV dán lên bảng dàn ý bài KC.
 -Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ đó là chuyện một người dám nói ra sự thật, dám nhận lỗi, không làm những việc gian dối, hay chuyện về người không tham của người khác (VD:Tôi muốn các bạn câu chuyện “ Hãy tha htứ cho chúng cháu !”của tác giả Thanh Quế. Đây là câu chuyện kể về nỗi ân hận suốt đời của hai cậu bé vì đã đưa tiền giả cho một bà cụ bán hàng mù loà ).
 b)HS thực hành kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
 Hoạt động 2:
 + HS kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
 +GV nhắc HS : Với những chuyện khá dài mà các em không có khả năng kể gọn lại, các em chỉ có thể kể một ,hai đoạn truyện (để dành thời gian 
bạn khác được kể ) VD:HS có thể kể một đoạn của chuyện Những chú bé giàu trí tưởng tượng (Truyện đọc lớp 4,nếu có )và hứa sẽ kể tiếp cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho các bạn mượn truyện để đọc.
 hoạt động 3:
 +HS xung phong kể chuyện hoặc cử đại diện hti kể.GV dán lên tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện;viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi KC tên chuyện của các em(không viết sẵn không chọn trước )để cả lớp nhớ khi nhận xét ,bình chọn.
 +Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩacâu chuyện của mình hoặc trao đổi cùng các bạn hoặc trả lời câu hỏi của cô,của các bạn về nhân vật chi tiết ,ý nghĩa câu chuyện (VD:Vì sao bạn kính trọng nhân vật chính trọng nhân vật chính trong câu chuyện ?Bạn thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện ?Qua câu chuyện bạn hiểu ra điều gì?...)
 -Cả lớp và GV nhận xét tính điểm theo tiêu chuẩn :
 +Cách kể chuyện .
 +Khả năng hiểu chuyện của người kể.
 -Cả lớp bình chọn bạn ham đọc sách, chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 4.Củng cố –dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS chuẩn bị bài tập KC tuần 6.
*******************************
Thø t ngµy 22 th¸ng 9 n¨m 2010
MÜ thuËt
( Gv d¹y chuyªn lªn líp )
*******************************
To¸n
LUYỆN TẬP
 A-MỤC TIÊU
 Giúp HS củng cố :
 -Hiểu biết về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng.
 -Giải bài toán về số trung cộng.
 HS làm được các bài tập 1,2,3
 B-CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU 
 1 Ổn định tổ chức 
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 GV muốn tìm số trung bình cộng ta phải thực hiện như thế nào?
 3.Dạy bài mới GV hướng dẫn HS tự làm lượt các bài tập rồi chữa bài 
 *Hoạt động 1:
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài ở trên bảng.
a)Số trung bình cộng của 96; 121; và 143 là:
 (96+ 121+ 143 ):3 =120
b)Số trung bình cộng của 35;12;24;21 và 43 là:
 (35+12+24+21+43):5 =27
Bai2:HS tự làm rồi chữa bài .
 Giải
 Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là :
 96+82+71 =249(người)
 Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là:
 249:3 =83(người)
 Đáp số: 83 người
 *Hoạt động 2:
Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài 
 Giải 
 Tổng số đo chiều cao của 5 học sinh là :
 138+132+130+136+134 = 670(cm)
 Trung bình đo chiều cao của mỗi học sinh là :
 670 : 5 = 134(cm)
 Đáp số : 134(cm)
Bài 4:Cho HS tự làm rồi chữa bài.
 Giải 
 Sốtạ thực phẩm do 5 ô tô đầu chở là :
 36 x 5 = 180(tạ)
 Số tạ thực phẩm do 4ô tô đi sau chuyển là :
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 9xe ô tô chuyển là :
 180 +180 = 360(tạ)
 Trung bình mỗi ô tô chuyển được là :
 360 : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số : 4 tấn
4) Củng Cố : 
-Trọng tâm của tiết luyện tập này là các bài 1,2 ,3.
 nên choHS làm tiếp bài 4,.5. ( nếu còn TG )
5)Dặn dò : Nhận xét ,tuyên dương .
*******************************
LÞch sư
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG 
 (Năm 40 )
 I-MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết :
 -Vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. 
 -Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa 
 -Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi sau 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ . 
 II-ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC 
 -Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện ).
 -Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to).
 -Phiếu học tập của HS. 
. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 
1. Ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi giặc đô hộ nước ta,các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm những gì ?Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?
 3. Dạy bài mới:
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm .
 -Trước khi thảo luận, GV giải thích khái niệm quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ chúng đặt quận Giao Chỉ.
 -GV nêu vấn đề sau cho các nhóm thảo luận:
 Khi tìm nguyên của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có ý kiến :
 +Do nhân dân ta căm thù quân xâm lược, đặc biệt là Thái thú Tô Định.
 +Do Thi Sách ,chồng của bà Trưng Trắc, bị Tô Định giết hại .
 -GV hướng dẫn HS kết luận sau khi nhóm báo cáo kết quả làm việc (việc Thi Sách bị giết chỉ là cái cớ để cuộc khởi nghĩa nổ ra ,nguỵên nhân sâu xa là do lòng yêu nước, căm thù giặc của Hai Bà Trưng ).
 Hoạt động 2: 
 Trước khi yêu cầu HS làm việc cá nhân ,GV giải thích cho HS: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra trên phạm vi rất rộng, lược đồ chỉ phản ánh khu vực chính nổ ra khởi nghĩa.
HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
 Gv ỵêu cầu từ một đến hai HS lên bảng trình bày lại diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ .
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp .
 -GV đặt vấn đề: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thu được kết quả gì ?
 -Gv tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất: Sau hơn 200 năm bị phong kiến nước ngoài đô hộ, lần đầu tiên nhận dân đã giành được độc lập.Sự kiện đó chứng tỏ nhân dân ta vẫn duy trì và phát huy được truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
 4.Củng cố –dặn dò :
 GV cho HS nhận xét .
 Nhận xét ưu,khuyết điểm .
*******************************
TËp ®äc
*******************************
Thø n¨m ngµy 23 th¸ng 9 n¨m 2010
TËp lµm v¨n
*******************************
To¸n
LuyƯn tõ vµ c©u
*******************************
§Þa lÝ
*******************************
Thø s¸u ngµy 24 th¸ng 9 n¨m 2010
To¸n
*******************************
KÜ thuËt
*******************************
TËp lµm v¨n
*******************************
Khoa häc

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_1_tuan_5_nam_hoc_2010_2011_pham_thi_thu_h.doc