Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ

Tập đọc: Trung thu độc lập

I. Mục đích yêu cầu

Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn

Hiểu các từ ngữ trong bài

Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước

II. Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

2 học sinh được bài Chị em tôi trả lời câu hỏi trong sgk

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 – 3 lượt)

Gv giúp học sinh hiểu các từ ngữ chú giải cuối bài :

Vằng vặc: sáng trong không một chút gợn

- Hướng dẵn học sinh ngắt nghỉ ở những câu sau

Đêm nay/ la/ thu/ em.

Anh mừng cho tiên/ hơn/ em.

Anh mai //

- Học sinh luyện đọc theo cặp

- Gv đọc diễn cảm toàn bài

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 7 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc: Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu
Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn
Hiểu các từ ngữ trong bài 
Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh được bài Chị em tôi trả lời câu hỏi trong sgk
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn ( 2 – 3 lượt)
Gv giúp học sinh hiểu các từ ngữ chú giải cuối bài : 
Vằng vặc: sáng trong không một chút gợn
- Hướng dẵn học sinh ngắt nghỉ ở những câu sau
Đêm nay/  la/  thu/ em.
Anh mừng cho  tiên/  hơn/ em.
Anh  mai  //
- Học sinh luyện đọc theo cặp
- Gv đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài
- Học sinh đọc đoạn 1
? Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em vào thời điểm nào? 
(Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên )
GV: Trung thu là tết của thiếu nhi. Vào đêm trăng trung thu trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ. Đứng gác trong đêm trung thu 
? Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
(Trăng đẹp, vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: trăng ngàn và gió núi bao la trăng soi  yêu quý, trăng vằng  núi rừng)
- Học sinh đọc đoạn 2
? Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
(Dưới ánh trăng, dòng thác  điện, giữa biển rộng ,,, tàu lớn, ống khói  vui tươi)
? Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
(Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên)
Gv: Kể từ ngày đất nước được độc lập tháng tám năm 1945 ta đã chiến thắng hai đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Từ năm 1975 ta bắt tay xây dựng đất nước. Từ ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của trẻ em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên đến nay đã hơn 50 năm 
? Cuộc sống ngày nay theo em có gì giống so với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
(Mong ước của anh chiến sĩ năm xưa nay đã trở thành hiện thực: nhà máy, thuỷ điện, nhiều con tàu lớn )
c. Hướng dẵn đọc diễn cảm
3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn 
Gv hướng dẵn học sinh cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn văn 
“Anh nhìn trăng  to lớn tươi vui”
3. Củng cố dặn dò 
Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
Nhận xét giờ học 
Chuẩn bị bài sau
Thể dục 
Giáo viên bộ môn dạy
Toán Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về
Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ đó 
Giải bài toán có lời văn về tim thành phần chưa biết của phép cộng, trừ
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh giải bài tập 4, lớp theo dõi nhận xét 
B. Dạy bài mới
Bài 1:
a. Gv nêu phép cộng 2416 + 5164
Học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện
Hướng dẵn học sinh thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng
Gv nên cho học sinh nêu cách thử lại phép cộng như trong sgk
Cho học sinh tự làm 1 phép cộng rồi thử lại
b. Bài 2: )Tiến hành tương tự bài 1)
Bài 3: 
Học sinh tự làm bài rồi chữa bài khi chữa bài gv cho học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết
Bài 4:
Hướng dẵn học sinh trình bày bài làm như sau
Ta có: 3143 > 2428 
Vậy: Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là
3143 – 2428 = 715 (m)
Đáp số: 715 m
Bài 5:
Cho học sinh nêu số lớn nhắt có 5 chữ số là : 99999
Cho học sinh nêu số bé nhất có 5 chữ số là: 10000
Rồi tính nhẩm hiệu của chúng : 89999
Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học 
Về nhà xem lại bài 
Chuẩn bị bài sau
Đạo đức Tiết kiệm tiền của 
I. Mục tiêu
Học sinh có khả năng
Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào, vì sao cần phải tiết kiệm tiền của
Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày 
 Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với việc làm lãng phí tiền của, những hành vi lãng phí
II. Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk
Lớp theo dõi nhận xét
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Gv chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận thông tin trong sgk
Các nhóm thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày,, học sinh cả lớp trao đổi thảo luận 
Gv kết luận: Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh
2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (bài 1 sgk)
Gv lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1
Học sinh bày tỏ thấi độ đánh giá theo các phiếu màu (bài trước)
Học sinh giải thích lí do lựa chọn của mình 
Lớp trao đổi thảo luận 
Gv kết luận: Các ý kiến c, d là đúng 
Các ý kiến s, b là sai
3. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (bài 2 sgk)
Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm
Các nhóm thảo luận liệt kê những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của
Đại diện nhóm trình bày , lớp nhận xét bổ sung 
Gv kết luận về những việc nên làm và không nên làm 
Học sinh tự liên hệ 
1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk 
4. Hoạt động tiếp nối
Sưu tầm những truyện tấm gương về tiết kiệm tiền của (bài 6 sgk)
Tự liên hệ về việc tiết kiệm tiền của của bản thân (bài 7 sgk)
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Toán Biểu thức có chứa hai chữ
I. Mục tiêu
Giúp
Học sinh nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh lên bảng làm bài tập 1
Lớp theo dõi nhận xét 
B. Dạy bài mới
Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ gv nêu ví dụ (đã viết bảng phụ) giải thích cho học sinh: Mỗi chỗ  chỉ số con cá do anh và em câu được. Vấn đề nêu trong ví dụ này là hãy viết số (chữ) thích hợp vào môi chỗ chấm đó
- Hướng dẵn nêu lại ví dụ và nêu lại nhiệm vụ cần giải quyết
Gv nêu mẫu:
VD: Anh câu được 3 con cá (viết 3)
Em câu được 2 con cá (viết 2)
Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá?
- Gv hướng dẵn học sinh trả lời và hướng dẵn viết vào cột 3 + 2
- Học sinh tự nêu và viết tiếp theo để cuối cùng sẽ có 
Anh câu được a con cá (viết a)
Em câu được b con cá (viết b)
Cả hai anh em câu được a + b con cá (viết a + b)
- Gv giới thiệu a + b là biểu thức có chứa hai chữ
Cho vài học sinh nhắc lại
2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
Gv nêu biểu thức có chứa hai chữ chẳng hạn a + b rồi tập cho học sinh nêu như sgk
Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5 là một giá trị của biểu thức a + b
Tương tự với các trường hợp a = 4, b = 0 ; a =0, b = 1 
Gv hướng dẵn học sinh để học sinh tự nêu nhận xét: Mỗi lần thay chữ số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b
1 vài học sinh nhắc lại
3. Thực hành
Bài 1: Cho học sinh tự làm bài cá nhân rồi chữa bài 
Chẳng hạn: Nếu c = 15cm và d = 45cm thì c + d = 15cm + 45cm = 60cm
Bài 2: Tương tự bài 1
Bài 3: Gv kể bảng như sgk cho học sinh làm bài theo mẫu rồi chữa bài
Bài 4: Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Chính tả Gà Trống và Cáo
I. Mục đích yêu cầu
Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài thơ Gà Trống và Cáo
Tìm đúng viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu tr/ch để điền vào chỗ trống
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh lên bảng viết 2 từ láy có âm s, 2 từ láy có âm xlơp viết vào giấy nháp
B. Dạy bài mới
1. Gv giới thiệu bài 
2. Hướng dẵn học sinh nhớ viết 
Gv nêu yêu cầu của bài, 1 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ, ghi nhớ nội dung chú ý những từ ngữ viết sai và cách trình bày 
Học sinh nêu lại cách trình bày bài thơ
Gv chốt lại
Học sinh gấp sgk viết lại
Gv chấm 7-10 bài
Nhận xét chung
3. Hướng dẵn học sinh làm bài tập chính tả 
Bài 2: (lựa chọn)
Gv nêu yêu cầu bài tập, chọn bài cho học sinh
Học sinh đọc thầm đoạn văn suy nghĩ làm bài 
Gv dán bảng 3–4 tờ phiếu mời 3–4 nhóm thi tiếp sức
đại diện các nhóm đọc kết quả. Nói về nội dung đọc văn
Đoạn a: Ca ngợi con người là tinh hoa của trái đất 
a. trí – chất – chế – chinh – trụ – chủ
Bài 3:
Gv chọn bài cho học sinh, viết 2 nghĩa đã cho lên bảng lớp mời một số học sinh lên ghi từ ứng với nghĩa đã cho
Dưới lớp làm bài vào vở bài tập
ý muốn bền ý chí
Khả năng  trí tụe
Cố gắng vươn  vươn lên
Tạo ra  tưởng tượng
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài sau
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam 
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người tên địa lí Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh làm bài tập 1
1học sinh làm bài tập 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
1học sinh đọc yêu cầu cả bài
Gv giao nhiệm vụ: mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết như thế nào? 
Cả lớp suy nghĩ phát biểu 
Gv kết luận: Khi viết tên người và tên địa lí Việt Nam cần viết hoa các chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó
3. Phần ghi nhớ 
2-3 học sinh đọc ghi nhớ sgk
Cả lớp đọc thầm
Gv: Đó là quy tắc viết tên người và tên địa lí Việt Nam 
4. Luyện tập
Bài 1: Gv nêu yêu cầu của bài 
Mỗi học sinh viết tên mình và địa chỉ gia đình mình 
2-3 học sinh lên viết bài trên bảng lớp
Bài 2: Cách thực hiện tương tự bài 1 
Học sinh viết tên xã, huyện của mình
2-3 học sinh lên bảng lớp viết 
Lớp cùng gv nhận xét sửa sai
Bài 3:
Học sinh đọc yêu cầu của bài 
Gv phát phiếu cho học sinh làm bài theo nhóm ( học sinh viết tên củng cố huyện, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử ởtỉnh hoặc thành phố của mình sau đó tìm những địa danh đó trên bản đồ 
Đại diện các nhóm dán lên bảng, đọc kết quả
Lớp và gv nhận xét chữa bài 
5. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau
Địa lí Một số dân tộc ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu
Học sinh biết:
Một số dân tộc ở Tây Nguyên
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên
Mô tả về nhà dân ở Tây Nguyên
Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức
Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Trình bày một số đặc điểm của Tây Nguyên
 (vị trí, địa hình, khí hậu)
B. Dạy bài mới
1. Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc  ... ch sử dân tộc 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Tường thuật trên lược đồ diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
B. Dạy bài mới
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân 
Học sinh điền dấu x vào ô những thông tin chính về Ngô Quyền
Ngô Quyền là người làng Đường Lâm
Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán
Trước trận Bạch Đằng Ngô Quyền lên ngôi vua
 1 vài học sinh dựa vào kết quả làm việc giới thiệu một số nét về tiểu sử Ngô Quyền
2. Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Hướng dẵn đọc đoạn “Sang đánh  thất bại” trả lời câu hỏi
? Cửa sông Bạch Đằng nằm ở cửa sông nào?
? Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để luyện đọc gì?
? Kết quả trận đánh ra sao?
1 vài học sinh dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
? Sau khi đánh bại quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
Kết luận: Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước độc lập sau hơn 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ
Củng cố dặn dò 
Gv nhắc lại nội dung bài học
Gv nhận xét chung giờ học
Chuẩn bị bài sau
Kĩ thuật
Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
I. Mục tiêu
Học sinh biết cách gấp mép vải bằng mũi khâu thường 
Khâu ghép được haii mép vải bằng mũi khâu thường 
Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống 
II. Các hoạt động dạy - học 
1. Giới thiệu bài 
Gv giới thiệu bài và nêu mục đích bài học
Tiết 2
4. Hoạt động 3:học sinh thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải (phần ghi nhớ)
- Gv nhận xét và nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường:
Bước 1:vạch dấu đường khâu
Bước 2:Khâu lược
Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
Có thể hướng dẫn thêm 1 số lưu ý đã nêu ở tiết 1:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và nêu thời gian , yêu cầu thực hành
- Học sinh thực hành, gv uốn nắn, uốn nắn những thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn thêm những học sinh còn lúng túng
5. Hoạt động4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh 
- Gv tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành
- Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu ghép được 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải . Đường khâu cách đều mép vải 
+ Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng 
+ Các mũi khâu tương đối thẳng và cáh đều nhau
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- Học sinh tự đánh giá các sản phẩm 
- Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh 
6. Nhận xét dặn dò 
Gv nhận xét chung giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Khoa học
Phòng chống một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu
Học sinh có thể kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được nối nguy hiểm của các bệnh này
Nêu nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
B. Dạy bài mới
1. Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
? Trong lớp đã từng có bạn nào bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó em cảm thấy thế nào? (lo lắng, khó chịu, mệt mỏi đau )
? Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá khác mà em biết? (tả, lị)
Gv: + Tiêu chảy: Đi ngoài, phân lỏng, nhiều nước từ 3 đến nhiều lần trong một ngày. Cơ thể bị mất nhiều nước và muối
+ Tả: Gây ra ỉa chảy nặng, nôn mửa, mất nước và truỵ tim mạch.Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, bệnh tả có thể lây lan nhanh chóng trong gia đình cộng đồng thành dịch rất nguy hiểm
+ Lị: Triệu chứng đau bụng quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới 
? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
Kết luận: Các bệnh lây qua đường tiêu hoá đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách chúng đều bị lây qua đường ăn uống  
2. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua dường tiêu hoá (làm việc theo nhóm)
Học sinh quan sát các hình /30-31 trả lời câu hỏi
? Chỉ và nói về nội dung từng hình
? Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua dường tiêu hoá? Tại sao?
? Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
Đại diện các nhóm trình bày
3. Vẽ tranh cổ động
Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
+ Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
+ Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh truyện cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết nội dung từng phần của bức tranh
- Các nhóm thực hành 
- Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện phát biểu cam kết và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ
- Lớp cùng gv nhận xét đánh giá 
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 22 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu
Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam
I. Mục đích yêu cầu
Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đùng một số tên riêng Việt Nam 
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
1 ha nhắc lại nội dung ghi nhớ 
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẵn làm bài tập 
Bài 1:
Gv nêu yêu cầu của bài 
1 học sinh đọc nội dung bài tập 1, đọc giải nghĩa từ Long Thành 
Lớp đọc thầm lại bài ca dao phát hiện những tên riêng không viết đúng sửa lại trên vở bài tập 
Gv phát phiếu cho 3 học sinh mỗi em sửa 1 phần 
Học sinh dàn bài lên bảng lớp đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần sửa 
Lớp và gv nhận xét chốt lời giải đúng 
Bài 2: 
1 học sinh đọc yêu cầu của bài gv treo bản đồ địa lí , giải thích yêu cầu của bài 
Gv phát bút dạ, phiếu cho học sinh các nhóm thi làm bài 
Đại diện các nhóm dán kết quả trình bày 
Lớp và gv nhận xét 
Học sinh chữa bài vào vở bài tập 
Tỉnh:
- Vùng Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình 
- Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh 
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình
- Vùng bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , QuảngTrị, Thừa Thiên –Huế
- Vùng Nam Trung Bộ :Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, 
- Vùng Tây Nguyên: Đắc Lắc, Đắc Nông, Kon Tum, Gia Lai 
- Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu 
- Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau 
- Thành phố thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở , sông Hương 
Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngư Bích, núi Bà Đen, động Tam Thanh, động Nhị Thanh, động Phong Nhã
Đèo Ngang, đèo Hải Vân , đèo Cù Mông, đèo Ngoạn Mục, 
Di tích lịch sử : Thành Cổ Loa, văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế, hang Bắc Bó, cây đa Tân Trào 
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học
Về nhà xem lại bài 
Toán Tính chất kết hợp của phép cộng
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh
Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài 1
 Lớp theo dõi nhận xét 
B. Dạy bài mới
1. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng 
Gv kẻ bảng như sgk cho học sinh nêu giá trị cụ thể của a,b,c chẳng hạn: a=5, b=4, c=6 tự tính giá trị của (a+b)+c và a+(b+c) rồi so sánh kết quả để nhận biết giá trị của c+(a+b)+c= a+(b+c)
Làm tương tự đối với từng bộ giá trị khác 
Gv giúp học sinh viết (a+b)+c =a+(b+c) rồi nêu bằng lời khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với số thứ 2 và số thứ 3
Gv giới thiệu viết và nói như trên là tính chất kết hợp của phép cộng
Lưu ý học sinh: a+b+c=(a+b)+c = a+(b+c)
2. Thực hành
Bài 1: Học sinh tự làm bài
3254+146+1698 = 3400+1698
= 5098
4367+199+501 = 4367+700
=5067
Bài 2: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
Bài giải
Hai ngày đầu quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là
75500000+86950000=162450000(đồng)
Cả 3 ngày quỹ tiết kiệm nhận được số tiền là
162450000+14500000=176950000(đồng)
Đáp số: 176950000đồng
(Học sinh có thể tìm số tiền ngày 1-3 rồi tính số tiền cả 3 ngày )
Bài 3 : Học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
a+0=0+a=a
5+a=a+5
(a+28)+2=a+(28+2)=a+30
3. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét chung giờ học 
Chuẩn bị bài sau 
Tập làm văn :Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích yêu cầu
Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện 
Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Mỗi học sinh đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn học sinh làm bài tập
1 học sinh đọc đề bài và các gợi ý. Cả lớp đọc từ ngữầm
Gv treo bảng phụ hướng dẵn học sinh nắm yêu cầu của bài
Gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng của đề giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
Học sinh đọc thầm 3 gợi ý suy nghĩ trả lời
Học sinh làm bài kể chuyện trong nhóm.
Đại diện các nhóm lên thi
Lớp và gv nhận xét 
VD: Một buổi trưa hè em đang mót từng bông lúa rơi trên cánh đồng bỗng thấy trước mặt hiện ra 1 bà tiên. Đầu tóc bạc phơ. Thấy em mồ hôi nhễ nhại, bà dịu dàng bảo:
- Giữa trưa nắng chang chang mà cháu không đội mũ sẽ bị cảm đấy! Vì sao cháu đi mốt lúa giữa trưa như thế này?
Em đáp: 
- Cháu tiếc những bông lúa rơi nên tranh thủ buổi trư đi mót lúa cho ngan ăn, đỡ cha mẹ, buổi trưa nhặt được nhiều hơn, buổi chiều cháu còn phải đi học
Bà tiên bảo:
- Cháu ngoan lắm. Bà sẽ thức tặng cháu 3 điều ước.
Em không dùng phí một điều ước nào. Ngay lập tức em ước cho em trai em biết bơi thật giỏi vì em thường lo cho em trai em bị ngã xuống sông. Điều ước thứ hai em ước cho bố em khỏi bệnh hen xuyễn để mẹ đỡ vất vả.
Điều ước thứ 3 em ước cho gia đình em có 1 máy vi tính để chúng em học tin học và chơi trò chơi điện tử. Cả 3 điều ước ứng nghiệm ngay.
Em đang rất vui thì tỉnh giấc. Thật tiếc vì đó chỉ là giấc mơ.
Học sinh viết bài vào vở
1 vài học sinh đọc bài viết
Gv nhận xét chấm điểm
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà sửa lại câu chuyện đã viết, kể cho người thân nghe
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 4 tuan 7 BL.doc