Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ

Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ

Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ

I. Mục đích yêu cầu

Đọc trơn cả bài đọc đúng nhịp thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ

Hiểu ý nghĩa của bài nói về ước mơ của những bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn

II. Các hoạt động yêu cầu

A. Kiểm tra bài cũ

2 nhóm học sinh phân vai đọc 2 màn kịch , trả lời câu hỏi sgk

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung

a. Luyện đọc

4 học sinh nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (gộp khổ 4 – 5) 2 – 3 lượt

Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cách ngắt nhịp thơ

Nếu chúng .chớp mắt/ thà hồ / ngon lành

Nếu trái bom/ bi tròn

Học sinh luỵên đọc theo cặp

1-2 học sinh đọc cả bài

Gv đọc diễn cảm toàn bài

b. Tìm hiểu bài

Học sinh đọc thành tiếng đọc thầm bài thơ , trả lời các câu hỏi

? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? (Nếu chúng mình có phép lạ)

? Việc lặp lại nhiều lần ấy nói lên điều gì? (ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết)

Học sinh đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 2, 3

? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì?

Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả

Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc

Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông

Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 1) - Tuần 8 - Giáo viên: Trần Thị Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu 
Đọc trơn cả bài đọc đúng nhịp thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ
Hiểu ý nghĩa của bài nói về ước mơ của những bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn
II. Các hoạt động yêu cầu 
A. Kiểm tra bài cũ
2 nhóm học sinh phân vai đọc 2 màn kịch , trả lời câu hỏi sgk
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung 
a. Luyện đọc
4 học sinh nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (gộp khổ 4 – 5) 2 – 3 lượt 
Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, giọng đọc cách ngắt nhịp thơ
Nếu chúng ..chớp mắt/ thà hồ / ngon lành 
Nếu trái bom/  bi tròn
Học sinh luỵên đọc theo cặp
1-2 học sinh đọc cả bài 
Gv đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài
Học sinh đọc thành tiếng đọc thầm bài thơ , trả lời các câu hỏi 
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? (Nếu chúng mình có phép lạ)
? Việc lặp lại nhiều lần ấy nói lên điều gì? (ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết)
Học sinh đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 2, 3
? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước, những điều ước ấy là gì? 
Khổ 1: Ước muốn cây mau lớn để cho quả
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn 
Học sinh đọc lại khổ 3-4 giải thích nghĩa của các cách nói 
Ước không còn mùa đông: ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, tai hoạ đe doạ con người 
Ước trái bom biến thành trái ngon: ước thế giới không còn bom đạn chiến tranh 
Học sinh nhận xét về những ước mơ (đó là những ước mơ cao đẹp)
?: Em thích ước mơ nào? Vì sao? 
Vd: Em thích ước mơ hạt vừa gieovì em rất thích ăn hoa quả, ...
Em thích ước mơ: hái triệuvì em thích mùa hè 
c. Hướng dẵn học sinh đọc diễn cảm
4 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài thơ 
Gv hướng dẵn hướng dẵn luỵên đọc và thi đọc diễn cảm 2-3 khổ theo trình tự ở các tiết trước 
Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ 
Học sinh thi học thuộc lòng từng khổ cả bài thơ 
3. Củng cố dặn dò 
Gv hỏi về ý nghĩa bài thơ
Về nhà học thuộc lòng bài thơ 
Thể dục
Giáo viên bộ môn dạy
Toán Luyện tập
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh củng cố về: 
Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất 
Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn 
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng giải lại bài 2 .Lớp theo dõi nhận xét 
B. Bài mới
Bài 1: 
Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm và chữa bài 
Bài 2:
 Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và chữa bài 
Gv nên khuyến khích học sinh giải thích cách làm 
Vd : 96+78+4= 96+4+78
= 100+78 = 178
Hoặc 96+78+4= 78+96+4
= 78+100 = 178
Bài 3: 
Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm làm bài và chữa bài 
a. x - 306=504
x = 504+306
x = 810
b. x + 254 =680
x =680-254
x =426
Bài 4: 
Học sinh tự làm bài rồi chữa bài 
Bài giải
a. Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là
79+71=150(người)
b. Sau hai năm số dân của xã đó là
5256+150=5406(người)
Đáp số: 150(người)
 5406(người)
Bài 5:
Cho học sinh tự làm rồi chữa bài 
a. Chu vi hình chữ nhật là : P=(16cm+12cm) x 2=56cm 
b. Chu vi hình chữ nhật là : P=(45cm+15cm) x 2 =120cm
Nên cho học sinh tập giải thích về công thức P=(a+b) x 2 
a+b là nửa chu vi hình chữ nhật có chiều dài là a, chiếu rộng là b 
(a+b) x 2 là chu vi hình chữ nhật đó 
Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét tiết học 
Chuẩn bị bài sau 
Đạo đức Tiết kiệm tiền của (tiêt 2)
I. Mục tiêu
Học sinh có khả năng
Nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào, vì sao cần phải tiết kiệm tiền của
Học sinh biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày 
 Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với việc làm lãng phí tiền của, những hành vi lãng phí
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk
Lớp theo dõi nhận xét
B. Dạy bài mới
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (bài 4 sgk)
Học sinh làm bài tập 
Gv mời 1 số học sinh làm bài tập và giải thích
Lớp trao đổi nhận xét 
Gv kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của
Các việc làm c, d, đ , e, i là lãng phí
Học sinh tự liên hệ
Gv nhận xét khen những học sinh đã kiệm tiền của, và nhắc nhở học sinh thực hiện trong cuộc sống hằng ngày 
Gv nhận xét khen những học sinh đã biết tiết kiêm
2. Hoạt động 2:
Thảo luận nhóm và đóng vai
Một vài nhóm lên đóng vai
Thảo luận lớp (cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy?
Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
3. Kết luận chung: 
Gv mời vài học sinh đọc ghi nhớ trong sgk
4. Hoạt động tiếp nối
Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chôi, điện nước  trong cuộc sống hằng ngày.
5. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét chung giờ học 
Chuẩn bị bài sau
Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
Toán 
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh:
Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hệu của hai số đó
Giải toán có lời văn
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài 3
Lớp theo dõi nhận xét
B. Bài mới
1. Hướng dẫn học sinh tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Gv nêu bài toán rồi tóm tắt bài toán như trong sgk
Hướng dẫn học sinh tìm trên sơ đồ và tính hai lần số bé, số bé số lớn
Vd : Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán
Số lớn: 
Số bé: 
Cho học sinh chỉ ra 2 lần số bé trên sơ đồ từ đó nêu cách tìm hai lần số bé ( 70 – 10 =60) rồi tìm số bé ( 60 : 2=30 ) và tìm số lớn (30 + 10 = 40)
Cho học sinh chép bài giải ở trên bảng rồi nêu nhận xét cách tìm số bé ( như sgh )
Tương tự cho học sinh giải bài toán bằng cách số hai rồi nhận xét cách tìm số lớn
Gv nhắc học sinh bài toán này có hai cách giải khi giải có thể giải bằng 1 trong 2 cách
2. Thực hành
Bài 1: 
Cho học sinh tự tóm tắt bài rồi giải
Tuổi bố: tuổi
Tuổi con: 38 tuổi
Bài gải
Hai lần tuổi con là :
58 – 38 =20
Tuổi con là : 20:2=10
Tuổi bố là :58 – 10 = 48
Đáp số: 48 tuổi 10 tuổi
Bài 2: Tương tự bài 1
Bài giải :
Hai lần số học sinh trai là:
28 + 4 =32
Số học sinh trai là:
32 : 2 = 16
Số học sinh gái là:
16 – 4 =12
Đáp số: 16 học sinh trai
 12 học sinh gái
Bài 3: 
Gv cho 1/2 lớp tìm số bé trước
 Gv cho 1/2 lớp tìm số lớn trước
Sau đó chữa bài
Bài 4: 
Cho học sinh tính nhẩm và nêu cách tính
Số lớn là 8 số bé là 0 vì 8 + 0 = 8 – 0 = 8
Vây số bé là 0 số lớn là 8
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau 
Chính tả Trung thu độc lập
I. Mục đích yêu cầu 
Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Trung thu độc lập
Tìm viết đúng chính tả những từ bắt đầu bằng: r / d / gi
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
1 – 2 học sinh lên bảng lớp dưới lớp viết bảng con những từ bắt đầu bằng ch / tr
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẵn học sinh nghe viết 
Gv đọc đoạn văn cần viết Học sinh nhắc thầm lại đoạn văn
Hv nhắc học sinh chú ý cách trình bày, những từ ngữ dễ viết sai: mười lăm năm, tháo nước, phấp phới, nông trường
Gv đọc cho học sinh viết bài
Gv đọc cho học sinh soát lỗi 
Gv chấm chữa bài và nêu nhận xét 
3. Hướng dẵn làm các bài tập chính tả 
Bài 2: ( lựa chọn)
Gv nêu yêu cầu của bài chọn bài cho học sinh 
Lớp đọc thầm nội dung truyện 
Làm bài vào vở bài tập
Gv phát cho3 - 4 học sinh phiếu to
Học sinh dán phiếu trên bảng 
a. Giắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu
Gv hỏi học sinh về nội dung truyện vui ( đoạn văn)
( Anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông tưởng chỉ cần đánh dấu trên thuyền chỗ kiếm rơi là mò được kiếm không biết rằng thuyền đi trên sông nên việc đánh dấu mạn thuyền chẳng có ý nghĩa gì)
Bài 3: 
Hv chọn bài cho học sinh
Học sinh đọc bài ròi làm bài tập vào vở
Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. Thi tìm từ nhanh
Mời 3 – 4 học sinh tham gia mỗi em được phát ba mẩu giấy ghi lời gải ghi tên mình vào mặt sau giấy ròi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng
2 học sinh điều khiển cuộc chơi lật băng giấy lên tính điểm theo các tiêu chuẩn :
Lỗi đúng/ sai
Chính tả đúng/ sai Giải nhanh/ chậm
4. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau 
Âm nhạc
Giáo viên bộ môn dạy
Luyện từ và câu
Cách viết tên người tên địa lí nước ngoài
I. Mục đích yêu cầu 
Nắm được cách viết tên người tên địa lí nước ngoài
Biết vận dụng để viết đúng
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
2 học sinh lên bảng viết hai câu thơ
Muối Thái Bình , mía đường tỉnh Thanh
Tố Hữu
Chiếu Nga Sơn  lụa làng Hà Đông
Tố Hữu
B. Bài mới
1. Phần giới thiệu 
2. Phần nhận xét
Bài 1: Gv đọc mẫu các tên riêng nước ngoài hướng dẵn các bạn đọc đúng
3 – 4 học sinh nhắc lại tên người tên địa lí nước ngoài
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài lớp suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi :
Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
Vd: Lép Tôn xtôi: gồm hai bộ phận: Lép và Tôi - xtôi
 Bộ phận 1: gồm 1 tiếng Lép
 Bộ phận 2: gồm hai tiếng Tôi / xtôi
Hi – ma – lay – a: gồm 1 bộ phận có 4 tiếng Hi/ma/lay/a
? Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào? (viết hoa)
? Cách viết mỗi tiếng trong từng bộ phận là như thế nào? (giữa các tiếng có dấu gạch nối)
3. Phần ghi nhớ
2 – 3 học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm 
2 học sinh lấy vd minh hoạ cho hai phần ghi nhớ 
4. Phần luyện tập 
Bài 1: Gv nhắc học sinh cách làm bài 
 Học sinh đọc nội dung bài làm việc cá nhân 
Gv phát phiếu cho 3 – 4 học sinh 
Những học sinh làm bài tập trên phiếu dán phiếu
Lớp và gv nhận xét chữa bài 
?Đoạn văn viết về ai?
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài làm bài cá nhân
Gv phát phiếu cho 3 - 4 học sinh khác 
Học sinh dán phiếu lên bảng lớp cùng 
Gv nhận xét chữa bài
Gv kết hợp và giải thích thêm về tên người tên địa danh
Bài 3: Trò chơi du lịch
Học sinh đọc bài quan sát tranh minh hoạ 
Gv giải thích cách chơi
Gv có thể tổ chức cho học sinh làm bài theo cách thi tiếp sức
5. Củng cố dặn dò
1 học sinh nhắc lại ghi nhớ trong bài
Về nhà xem lại bài.
Địa lí Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu 
Học xong bài này học sinh biết 
Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản suất của người dân ở Tây ... am giác nào là hình tam giác có 3 góc nhọn, góc vuông, góc tù (có thể dùng e ke)
5. Củng cố dặn dò 
Gv nhân xét giò học, về nhà xem lại bài 
Chuẩn bị bài sau 
Lịch sử Ôn tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh biết 
Từ bài 1- bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử :
Buổi đầu dựng nước và giữ nước, hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập 
Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và bằng thời gian 
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ
Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: 
Làm việc cả lớp 
Gv treo bảng thời gian (theo sgk) yêu cầu học sinh ghi (gắn) nội dung của mỗi giai đoạn 
Tổ chức cho các em lên ghi nội dung 
Lớp cùng gv nhận xét chữa bài 
2. Hoạt động2:
Làm việc theo nhóm 
Gv treo trục thời gian (theo sgk) lên bảng phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu ghi trục thời gian yêu cầu học sinh ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục khoảng 700 năm trước CN, 179 TCN, 938
Các nhóm báo cáo sau khi thảo luận 
3. Hoạt động 3 : 
Làm việc cá nhân 
Yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 trong sgk 
Gv tổ chức cho một số em báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp 
4. Củng cố dặn dò 
Gv nhắc lại nội dung bài học 
Về nhà ôn lại bài Chuẩn bị bài sau 
Kĩ thuật Khâu đột thưa (2 tiết)
I. Mục tiêu
Học sinh học sinh biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch đấu
Hình thành thói quen làm việc kiên trì cẩn thận
II. Các hoạt động dạy - học
Tiết 1
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1 : gv hướng dẵn học sinh quan sát và nhận xét mẫu 
Gv giới thiệu mẫu học sinh quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải mặt trái kết hợp quan sát hình 1 sgk để trả lới các câu hỏi về đặc điểm của các mũi khâu đột thưa và so sánh ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường 
Kết luận về đặc điểm mũi khâu khâu đột thưa
Gv gợi ý để học sinh rút ra khái niệm về khâu đột thưa ( phần ghi nhớ)
Gv kết luận 
2. Hoạt động 2: gv hướng dẵn thao tác kĩ thuật 
Gv treo tranh quy trình khâu đột thưa
Hướng dẵn học sinh quan sát các hình 2, 3, 4 ,sgk để nêu các bước trên quy trình 
Học sinh quan sát hình 2 sgk để trả lời câu hỏi về cách vạch dấu và thực hiện thao tác vạch dấu dường khâu
Học sinh đọc nội dung mục 2, quan sát hình 3a,b,c,d trả lời các câu hỏi về cách khâu các mũi khâu đột thua 
Gv hướng dẵn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ 2. Gọi học sinh thực hiện các thao tác khâu các mũi tiếp theo 
Gv và học sinh quan sát nhận xét 
Gv hướng dẵn cách kết thúc đường khâu đột thưa
Khi hướng dẵn gv cần lưu ý 1 số điểm sau 
Khâu từ phải sang trái 
được thực hiện theo quy tắc “lùi 1 phẩy tiến 3”
Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng 
Khâu đến cuối đường thì xuống kim kết thúc đường khâu
Gọi 1 học sinh đọc mục hai của phần ghi nhớ 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu dụng cụ của học sinh và tổ chức cho học sinh tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li với các diểm cách đều 1 ô trên đường dấu 
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung giờ học 
Khoa học Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu 
Học sinh biết: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh
Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy 
Pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối
Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Nêu những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
B. Dạy bài mới
1. Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường 
Gv phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận 
? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường
? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào? 
Các nhóm thảo luận 
Đại diện nhóm lên bốc thăm trả lời câu hỏi
Kết luận: Mục bạn cần biết /35
2. Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối
- Lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4-5
- 2 học sinh: 1 học sinh đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đi khám bệnh và 1 học sinh đọc câu trả lời của bác sĩ 
? Bác sĩ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào? 
- Một vài học sinh nhắc lại lời khuyên của bác sĩ 
- Các nhóm báo cáo vè đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch hoặc nước cháo muối 
- Các nhóm thực hiện 
- Gv quan sát và giúp đỡ thêm đaij diện các nhòm lên làm trước lớp , lớp theo dõi và nhận xét (1nhóm pha, 1 nhòm chuẩn bị nấu cháo )
- Gv nhận xét chung về hoạt động của học sinh 
3. Đóng vai 
- Các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống 
- Gv có thể nêu vd gợi ý
- Học sinh đóng vai thể hiện nội dung các bạn khác góp ý kiến , đặt mình vào địa vị nhân vật cùng thảo luận để lựa chọn cách ứng xử đúng
4. Củng cố dặn dò 
Gv nhận xét chung tiết học 
Về nhà xem lại bài .Chuẩn bị bài sau 
Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép
I. Mục đích yêu cầu
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép cách dùng dấu ngoặc kép
Biết vận dụng những hiểu biết trên để sử dụng dấu ngoặc kép trong khi viết 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ
Học sinh viết 4-5 tên người, tên địa lí nước ngoài
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Phần nhận xét
Bài 1:
Học sinh đọc yêu cầu của bài gv dán phiếu lên bảng lớp đọc thầm đoạn văn trả lời câu hỏi
? Những từ ngữ và câu nào đặt trong dấu ngoặc kép?
? Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép (dùng để chích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Có thể là một từ hay một cụm từ, một câu trọn vẹn hay một đoạn văn)
Bài 2:
Học sinh đọc yêu cầu lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi 
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào được dùng phối hợp với dấu hai chấm? (dùng độc lập khi dẫn lời nói trực tiếp là 1 từ hay một cụm từ )
Bài 3:
Học sinh đọc yêu cầu của bài 
Gv nói về con tắc kè: một con vật nhỏ, hình dáng hơi giống con thạch sùng, thường kêu tắc kè 
? Từ lầu chỉ cái gì? (ngôi nhà cao tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ)
? Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? (không tắc kè)
? Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? (Đánh dấu từ đó là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
(Gọi cái tổ bằng lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó)
3. Phần ghi nhớ
2-3 học sinh đọc nội dung ghi nhớ 
Nhắc học sinh học thuộc ghi nhớ 
4. Luyện tập 
Bài 1:
Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv dán 3-4 phiếu khổ to mời 3-4 học sinh lên làm
Lớp và gv nhận xét
Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?....
Bài 2:
Học sinh đọc yêu cầu của bài suy nghĩ trả lời câu hỏi
Gv gợi ý cho học sinh đề bài có phải là những lời đối thoại trực tiếp không ? (không. Do đó không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng
Bài 3:
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập lớp đọc thầm suy nghĩ về yêu cầu
Gợi ý học sinh tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b đặt những từ ngữ đó vào trong dấu ngoặc kép
5. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Toán Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu
Giúp học sinh : Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh
Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc vơi nhau hay không 
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh lên bảng làm bài tập 2
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
Gv vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng cho thấy rõ 4 góc A,B,C, đều là góc vuông
Gv kéo dài hai cạnh BưÍC và đưẻC thành hai đường thẳng, tô màu hai đường thẳng đó
Cho học sinh biết hai đường thẳng đó là hai đường thẳng vuông góc với nhau
Gv cho học sinh nhận xét. Hai đường BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C( kiểm tra lại bằng ê ke)
Gv dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM và ON và kéo dài hai đường thẳngOM và ON vuông góc với nhau
Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O
2. Thực hành
Bài 1:
Gv dùng ê ke kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình
IH, IK vuông góc với nhau MP,MQ vuông góc với nhau
Bài 2:
Cho biết AB và BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau, yêu cầu học sinh nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhaucòn lại của hình chữ nhật ABCD (BC và CD, CD và AD, AD và BảN đÅ)
Bài 3:
Gd dùng ê ke để xác định trong mỗi hình góc này là góc vuông, từ đó nêu tên các cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
VD: góc đỉnh E và góc đỉnh Dvuông ta có AE,ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau, CD và DE là 
Bài 4:
AD, AB là một 
AD, CD là một 
Các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc là AB, BC ; BC và CD
3. Củng cố dặn dò
Gv nhận xét chung giờ học 
Về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau
Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích yêu cầu
Tiếp tục củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian
Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian
II. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ
1 học sinh kể lại câu chuyện em đã kể hổmtước
Câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ?
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẵn học sinh làm bài tập
Bài 1:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài
1 học sinh giỏi làm mẫu
Gv nhận xét, dán tờ phiếu ghi mẫu chuyển thể (chuyển 2 dòng đầu)
VD: Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì 
Tường cặp học sinh đọc trích đoạn ở Vương  quan sát tranh minh hoạ vở kịch suy nghĩ tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian 
2-3 học sinh thi kể Lớp và gv nhận xét
Bài 2:
Học sinh đọc yêu cầu của bài
Gv hướng dẵn học sinh tìm hiểu đúng yêu cầu của bài 
Tường cặp học sinh suy nghĩ tập kể câu chuyện theo trình tự không gian
2- 3 học sinh thi kể , lớp và gv nhận xét 
Bài 3:
Học sinh đọc yêu cầu của bài 
Gv dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầuđoạn 1- 2
Học sinh nhìn bảng phát biểu ý kiến
Gv nêu nhận xét chốt lời giải đúng 
- Cách kể 1
Đ1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh
Đ2: Rời công xưởng xanh hai bạn đến khu vườn kì diệu
- Cách kể 2
Đ1: Mi- tin đến khu vườn kì diệu 
Đ2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến công xưởng xanh
3. Củng cố dặn dò
1 học sinh nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện
Gv nhận xét tiết học
Thể dục Giáo viên bộ môn dạy
Phần ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGa lop 4 tuan 8 BL.doc