Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thùy Ninh

Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thùy Ninh

Tiết 2: ĐẠO ĐỨC

BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:

- Phải biết ơn các thầy cô giáo vì các thầy cô là người dạy dỗ chúng ta lên người.

- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo là tình cảm thầy trò luôn gắn bó.

2. Thái độ:

- Kính trọng thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, Giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.

- Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.

3. Hành vi:

- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô.

- Biết làm việc, biết giúp đỡ làm việc giúp đỡ thầy cô là việc phù hợp.

- Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người hs.

II. Đồ dùng dạy học:

 Gv: SGK, VBT.

 - Tranh vẽ các tình huống ở BT1

 Hs: SGK, VBT.

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 41 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thùy Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14: ( Từ 21/11 đến 25/11 / 2011)
 **********************************************
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
Chiều
Tiết 1 + 2 + 3:: Khoa học
 Gốm xây dựng: gạch, ngói.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
1. Kiến thức: 
- Kể tên một số đồ gốm.
- Phân biết được gạch, ngói với đồ sành, sứ.
2. Kĩ năng:
- Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Tự làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của gạch, ngói.
3. Thái độ: Biết cách bảo quản gạch, ngói.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
Hình minh họa.
Một vài viên gạch, ngói.
HS:
SGK, VBT,
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
? Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ vài giọt a-xít lên một hòn đá vôi?
? Đá vôi có tính chất gì?
- Đá vôi bị sủi bọt và có khí bay lên.
- Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Đá vôi có tác dụng với a-xit tạo thành một chất khác và khí 
Các-bon- níc bay lên tạo thành bọt.
? Đá vôi có ích lợi gì?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Dùng để: Nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn...
C. Bài mới: (32')
1. Giới thiệu bài: ghi bảng
2. Nội dung.
* Hoạt động 1: Một số đồ gốm
- Yêu cầu HS sắp xếp thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to.
- Nhóm 4.
- Yêu cầu HS treo sản phẩm lên bảng cử người thuyết trình.
- Nhận xét.
- Thuyết trình.
- Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết? Gv ghi nhanh tên các đồ gốm mà hs kể tên.
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
Một số đồ gốm: Lọ hoa, bát, đĩa, ấm chén, khay đựng hoa quả...
- . đất sét nung.
- Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
- gạch ngói được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao không tráng men. Đồ sành sứ đều là những đồ gốm được tráng men. 
- KL: Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đát sét. Đồ sành sứ mà chúng ta biết là những đồ gốm đã được tráng men, chạm khắc những hoa văn tinh sảo lên đó trông chúng rất khác lạ và đẹp mắt. Đặc biệt đồ sành sứ được làm từ đất sét trắng một cách làm tinh xảo.
? Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì?
Gv nêu: Gạch ngói là những đồ gốm xây dựng. Chúng ta hãy tìm hiểu xem có những loại gạch, ngói nào? Cách làm gạch, ngói như thế nào nhé.
- Nghe
- Khi xây nhà cần có: xi măng, vôi, cát, gạch, ngói, thép...
* Họat động 2: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch, ngói.
- y/c hoạt động nhóm làm bài tập mục quan sát tanh minh họa trang 56, 57 trong SGk , ghi lại kết qủa vào giấy.
- Nhóm 4.
- Gọi nhóm trình bày kết quả.
- Trình bày. 
Hình 1: dùng để xây tường
Hình 2a: Dùng để lát sân hoặc vỉa hè.
Hình 2b: Dùng để lát sàn nhà.
Hình 2c: Dùng để ốp tường.
Hình 4: Dùng để lợp mái nhà.
- Để lợp mái nhà ở hình 5, 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4?
- Gv y/c hs liên hệ thực tế: Trong khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói ? Mái nhà đó được lợp bằng loại ngói gì?
-Trong lớp mình, có bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói như thư thế nào?
- KL: Việc làm ngói, gạch rất vất vả. Người ta lấy đát sét trộn lẫn với nước, nhào thật kĩ rồi cho vào khuôn đóng gạch thành viên, sau đó cho ra phơi khô rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Ngày nay, khoa học phát triển, việc đóng gạch, ngói đã có sự giúp đỡ của máy móc. Trong các nhà máy sản xuất gạch, ngói nhiều việc được làm bằng máy.
Hình 5 4c
Hình 6 4a
- Hs trả lời.
- Gạch ngói được làm từ đất sét: Đất được trộn với một ít nước, nhào thật kĩ, cho vào máy, ép khuôn, để khô rồi cho vào lò, nung ở nhiệt độ cao.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3: Tính chất của gạch, ngói.
Gv cầm 1 mảnh ngói trên tay và hỏi: Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tại sao lại như vậy?
- Chúng ta cùng làm thí nghiệm để xem gạch, ngói còn có tính chất nào nữa?
- Y/c hs chia nhóm.
- Miếng ngói đó sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ. Vì ngói được làm từ đất sét đã được nung chín nên khô và rất giòn.
- Lắng nghe.
- Nhóm 4.
- Chia mỗi nhóm 1mảnh ngói, gạch và một bát nước.
- Hướng dẫn: Thả mảnh gạch, ngói vào bát nước. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích hiện tượng đó.
- Làm thí nghiệm, quan sát, ghi lại hiện tượng.
- Gọi 1 nhóm lên trình bày thí nghiệm, y/c nhóm khác theo dõi và bổ xung ý kiến.
- Trình bày: Khi thả viên gạch, ngói vào bát nước ta thấy có nhiều bọt nhỏ từ mạnh gạch, ngói nổi lên mặt nước. Có hiện tượng đó là do đất sét không bị ép chặt, có nhiều lỗ nhỏ, nước tràn vào các lỗ nhỏ đẩy không khí trong đó ra tạo thành các bọt khí.
- Gv hỏi sau khi hs trình bày:
? Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
- Hs trả lời:
+ Thí nghiệm này chứng tỏ trong gạch có nhiều lỗ nhỏ li ti.
? Em có nhớ thí nghiệm này các em đã được học ở bài nào không?
+ Thí nghiệm này đã làm ở bài không khí có ở quanh ta trong chương trình khoa học lớp 4.
? Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói?
+ Gạch, ngói xốp, giòn, dễ vỡ.
KL: Gạch ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vậnn chuyển để tránh bị vỡ.
- Nghe
D. Củng cố, dặn dò: (3')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò : về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Chiều
Tiết 2: đạo đức
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, Cễ GIÁO (T1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Phải biết ơn các thầy cô giáo vì các thầy cô là người dạy dỗ chúng ta lên người.
- Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Biết ơn thầy cô giáo là tình cảm thầy trò luôn gắn bó.
2. Thái độ: 
- Kính trọng thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, Giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp.
- Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo. 
3. Hành vi: 
- Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô. 
- Biết làm việc, biết giúp đỡ làm việc giúp đỡ thầy cô là việc phù hợp.
- Phê phán, nhắc nhở các bạn để thực hiện tốt vai trò của người hs.
II. Đồ dùng dạy học:
 Gv: SGK, VBT.
 - Tranh vẽ các tình huống ở BT1
 Hs: SGK, VBT. 
III. Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: (1')
- Lớp hát.
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Kể những việc em nờn làm để thể hiện lũng hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ.
- Hs trả lời.
- Cả lớp cựng hỏt bài : Chỏu yờu bà.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Lắng nghe.
C. Bài mới: (32')
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Em hóy đoỏn xem cỏc bạn nhỏ trong tỡnh huống trờn sẽ làm gỡ khi nghe Võn núi ?
- Các bạn sẽ đến thâm bé Dịu nhà cô giáo.
Hoạt động nhóm 4 đóng vai các bạn trong bài.
- Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì?
- Các nhóm hoạt động: Tìm cách giả quyết của nhóm và đóng vai.
- Y/c Hs làm việc cả lớp.
- y/c 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Hai nhóm đóng vai – các nhóm khác nhận xét.
? Tại sao nhóm em lại tìm cáh giải quyết đo? ( Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì?)
- Vì chúng ta phải biết ơn các thầy cô giáo.
? Đối với các thầy cô giáo chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Phải biết tôn trọng, biết ơn.
? Tại sao phải biết ơn, kính trọng các thầy cô giáo?
- Vì các thầy cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chỉ bảo các em nên người. Vì vậy, các em cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- Kết luận: Ta phải biết ơn các thầy cô giáo vì thầy cụ đó dạy dỗ cỏc em nhiều điều hay, điều tốt. Cỏc em phải kớnh trọng, biết ơn thầy giỏo, cụ giỏo.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 2: Thế nào là biết ơn các thầy cô?
- Tổ chức làm việc lớp.
- Hs quan sát các bức tranh.
+ Đưa các bức tranh thể hiện tình huống bài tập 1, SGK
+ Bức tranh1, 2, 3, 4 thể hiện lòng biết ơn thầy cô giao hay không?
- Hs giơ tay nếu đồng ý bức tranh.
Kl: Tranh 1, 2, 4 thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô của các bạn. Trong bức tranh 3, việc làm của các bạn hs chưa thể hiện sự kính trọng thầy cô.
- Lắng nghe.
? Hãy nêu những việc thể hiện lòng biết ơn kính trọng các thầy cô giáo.
- Biết chào lễ phép, giúp đỡ thầy cô giáo những việc làm phù hợp, chúc mừng, cảm ơ các thầy cô khi cần thiết.
? Nếu em có mặt trong tình huống 3, em sẽ nói gì với các bạn hs đó?
- Em sẽ khuyên các bạn, giải thích cho các bạn: cần phải lễ phép với tất cả các thầy cô giáo mặc dù cô không dạy mình.
- Nhận xét.
* Hoạt động 3: Em, có biết ơn các thầy cô giáo hay không?
- Chia lớp thành 7 nhúm và phỏt cho mỗi nhúm 1 băng chữ viết tờn 1 việc làm trong BT2, yờu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lũng biết ơn thầy cụ giỏo và tỡm thờm cỏc việc làm khỏc biểu hiện lũng biết ơn thầy cụ.
- Từng nhúm nhận băng giấy, thảo luận và ghi những việc nờn làm.
- Từng nhúm dỏn băng chữ vào một trong hai cột ("Biết ơn" hay "Khụng biết ơn") và cỏc tờ giấy ghi cỏc việc nờn làm nhúm đó thảo luận.
- Y/c hs trả lời.
- Trả lời
- GV kết luận : a, b, d, đ, e, g là cỏc việc nờn làm.
? Các em đã biết ơn các thầy cô giáo hay chưa?
- Hs trả lời.
- Gv động viên hs chăm ngoan, học giỏi hơn, mạnh dạn hơn.
D. Củng cố - dặn dò: (3')
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011
Chiều
Tiết 1 + 3: Khoa học
 Xi măng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được công dụng của xi măng.
- Nêu được tính chất của xi măng.
2. Kĩ năng: Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản xi măng.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
Hình minh họa,
SGK, VBt,..
HS:
VBT, SGK,
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Nêu tên những đồ gốm mà em biết?
- Hãy nêu tính chất của gạch, ngói?
- Lọ hoa, bát, đĩa,...
- Gạch, ngói thường  ...  4 hs cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận.
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,...
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Hà Nội, TP.HCM là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ Nhờ có hoạt động thuopwng mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất được đến tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, ...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản( than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ ( giầy da,...); Các mặt hàng thủ công; các nông sản; hàng thủy sản.
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,..để sản xuất, xây dựng.
- Gv tổ chức cho hs báo cáo kết quả thảo luận.
- Một số hs đại diên cho các nhóm trình bày ý kiến của nhóm minh 
(mỗi đại diện trình bày vê 1 câu hỏi), các nhóm khác theo dõi và bô sung ý kiến
- Gv nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho hs
- Gv kết luận: Thương mại gồm các hoạt động buôn bán hàng hóa ở trong nước và nước ngoài. Nước ta chủ yếu xuất khẩu các khoáng sản, hàng tiêu dùng, nông sản và thủy sản; nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
- Y/c hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Thảo luận nhóm 4.
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
- Y/c hs các nhóm trình bày.
- Trình bày: 
+ Nước ta có nhiều lễ hội truyền thống.
+ Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
+ Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng.
+ Có các vườn quốc gia.
+ Có các di tích thế giới.
+ Các loại du lịch dịch vụ du lịch được cải thiện.
? Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
- Hs trả lời.
- Nhận xét.
D. Củng cố- dặn dò: (3')
- Hôm nay ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chiều
Tiết 1: tập viết: 
 ÔN chữ hoa L
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Củng cố cách viết chữ viết hoa L.
- Viết đúng , đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng "Lê Lợi" và câu ứng dụng.
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
2. Kỹ năng :
- Viết đều nét đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
3. Giáo dục :
- Rèn cho HS tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : - Mẫu chữ viết hoa L.
 - Tên riêng và câu ứng dụng viết trên bảng lớp.
 - Vở tập viết lớp 3, tập 1.
 HS : Vở tập viết 3 , tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: ( 5')
- Gọi HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- 2 HS đọc.
- Gọi HS lên bảng viết Yết Kiêu , Khi.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con
- GV nhận xét, cho điểm HS.
B. Bài mới: (30’)
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu giờ học và ghi đầu bài lên bảng.
- HS nghe.
2. Hướng dẫn cách viết hoa.
a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa L.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào?
- Có chữ hoa L.
- Treo bảng mẫu chữ viết hoa L và gọi HS nhắc lại quy trình viết.
- HS quan sát và trả lời.
- GV viết lại mẫu chữ.
b. Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết chữ hoa L vào bảng.
- 3 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con.
- GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
c. Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc từ ứng dụng.
- Lê Lợi.
- Em biết gì về Lê Lợi?
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Y/c hs quan sát và nhận xét chữ.
- HS quan sát và nhận xét.
- Trong các từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Chữ L cao 2 li rưỡi, các chữ khác cao 1 li.
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ o.
d. Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Lê Lợi vào bảng.
- 3 HS lên bảng viết, lớp viết vào bảng con.
e. Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- 3 HS đọc:
- HS theo dõi và nhận xét.
- Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- 1HS khá nêu.
g. Viết bảng.
- Yêu cầu HS viết.
- 3 HS lên bảng, lớp quan sát.
h. Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- HS viết
- GV thu chấm 7 bài.
C. Củng cố - dặn dò: (5’)
- GV nhận xét tiết học và chữ viết của HS.
- Dặn dò: Về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài cho giờ sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tự nhiên và xã hội
 Bài 15 : trường học
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 - Học sinh biết tên trường, địa chỉ của nhà trường và ý nghĩa của tên trường. Biết mô tả một cách đơn giản cảnh quan của nhà trường.
2.Kỹ năng: 
 - Biết được một số cơ sở vật chất của nhà trường và một số hoạt động diễn ra trong nhà trường.
3.Thái độ: 
 - GD học sinh lòng tự hào và yêu quí trường học.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Tranh vẽ sgk, vbt.
III. Phương pháp : Quan sát, thảo luận, trò chơi, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Để đề phòng ngộ độc thức ăn ta phải làm gì?
- Hs trả lời.
- Khi có người bị ngộ độc con cần làm gì?
- Hs trả lời.
- Nhận xét- Đánh giá.
C. Bài mới: (32')
1. Giới thiệu bài:
- Các con đang học ở trường nào?
- Trường Tiểu học Thái Thịnh.
- Ghi đầu bài.
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tham quan trường học:
- Tổ chức cho hs tham quan trường học.
- Hs quan sát trường học.
- Trường chúng ta có tên gì?
- Trường Tiểu hoch Thái Thịnh.
- Tên trường có ý nghĩa gì?
- Gắn với tên địa phương.
- Trường em có bao nhiêu lớp học?
Cách sắp xếp các lớp như thế nào?
- Hs trả lời.
- Trong trường có những phòng nào?
- Phòng hiệu trưởng, phòng hội đồng, phòng thư viện và các phòng học.
- Y/c hs quan sát vườn trường và sân trường.
- Hs quan sát.
- Đánh giá buổi tham quan.
- Nhận xét kết luận:
* Hoạt động 2: Quan sát SGK:
- Y/c hs làm việc theo cặp.
- Y/c hs quan sát tranh trang 33. 
- Quan sát các hình ở trang 33- SGk.
- Cảnh ở trang 3 diễn ra ở đâu?
- Lớp học.
- Các bạn đang làm gì?
- Học theo nhóm.
- Cảnh 4 diễn ra ở đâu? vì sao em biết?
- ở phòng thư viện. Có các bạn đến đọc sách năng cao, đọc truyện.
- Bức tranh 5 các bạn đang làm gì?
- Quan sát mô hình truyền thống.
- Nhận xét KL:
* Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
- Hướng dẫn cách chơi và phân vai cho từng hs.
- Nhận vai và đóng vai.
- Y/c hs lên diễn trước lớp.
- Nhận xét.
D. Củng cố- dặn dò: (3')
- Hôm nay chúng ta học bài gì?
- Hs trả lời.
- Y/c hs hát bài “ em yêu trường em”
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 3: lịch sử 
Chiến thắng biên giới Thu- Đông 1950.
 ( Đã soạn thứ 4 tiết 2 trang 29)
 Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Chiều
Tiết 1: khoa học
 Cao su
 ( Đã soạn thứ 4 tiết 1 trang 27)
Tiết 2+ 3 + 4: kĩ thuật
 Lợi ích của việc nuôi gà
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
2. Kĩ năng: Biết được lợi ích của việc nuôi gà.
3. Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học: 
Gv: Tranh ảnh minh họa về các lợi ích của việc nuôi gà.
Hs : SGK, VBT.
III. Hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A. ổn định tổ chức: (1')
B. Kiểm tra bài cũ: (4')
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
- Nhận xét sự chuẩn bị bài của hs.
C. Bài mới: (32')
1. Giới thiệu bài mới:
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
Yờu cầu HS thảo luận nhúm
- Thảo luận nhúm 4:
- Vỡ sao nuụi gà đem lại nhiều lợi ớch cho con người?
+ Gà dễ nuụi, chúng lớn, đẻ nhiều, cú thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn trong thiờn nhiờn.
- Nờu cỏc sản phẩm của nuụi gà
Nuụi gà cú những lợi ớch gỡ?
- Thịt, trứng, lụng, phõn gà.
- Cung cấp thịt trứng đựng để làm thực phẩm hằng ngày.
- Cung cấp nguyờn liệu cho cụng nghiệp chế biến
- Tậndụng được nguồn thức ăn sẵn cú trong thiờn nhiờn.
- Phõn bún để trồng trọt
* Hoạt động 2: Đỏnh giỏ kết quả học tập:
- Hóy đỏnh dấu chộo vào ụ trống ở cõu trả lời đỳng.
- Đại diện nhúm trỡnh bày.
HS làm việc trờn phiếu BT
Lợi ớch của việc nuụi gà là:
+ Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm
+ Cung cấp chất bột đường
+ Cung cấp nguyờn liệu cho chế biến thực phẩm.
+ Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuụi
- HS bỏo cỏo kết quả làm bài tập
- Lớp nhận xột. bổ sung
- GV bổ sung, giải thớch, minh họa một số lợi ớch chủ yếu của việc nuụi gà.
- Nhận xét.
D. Củng cố - dặn dò: (3')
- Hôm nay ta học bài gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài giờ sau.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 den tuan 15 khoa hoc lich su dia ly.doc