Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột đẹp)

I. Mục tiêu:

-Hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.

II. Đồ dùng dạy học.

-Bảng phụ kẻ bảng bài 2.

-Hình vẽ bài tập 3 phóng to.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 36 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (Bản 3 cột đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 24
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
 2
24/2
HĐTT
Đạo đức 
Tập đọc 
Toán
Chính tả 
Chào cờ 
Em yêu tổ quốc Việt Nam ( tiết 2)
Luật tục xưa của người Ê đê
Luyện tập chung 
Nghe viết : Núi non hùng vĩ 
 3
25/2
Toán 
LTvà Câu
Kể chuyện 
Khoa học 
Thể dục 
 Luyện tập chung 
Mở rộng vốn từ : Trật tự an ninh 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Lắp mạch điện đơn giản 
Phối hợp chạy và bật nhảy ; TC : Qua cầu tiếp sức 
 4
26/2
Tập đọc
TLV
Lịch sử
Toán 
Kĩ thuật
Hộp thư mật 
Oân tập về tả đồ vật 
Đường Trường Sơn 
Giới thiệu hình trụ , giới thiệu hình cầu 
Chăm sóc gà 
 5
27/2
Toán
 LT và Câu
Thể dục 
Khoa học
Mĩ thuật
Luyện tập chung 
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng 
Phối hợp chạy và bật nhảy ;TC: Chuyền nhanh nhảy .
An toán và tránh lãng phí khi sử dụng điện 
 6
28/2
Toán 
Tập làm văn 
Hát nhạc 
Địa lý
HĐ TT
 Luyện tập chung 
Oân tập về tả đồ vật 
Oân tập 
Giáo dục an toàn giao thông bài 4
Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
BÀI : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( TIẾT 2 )
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	- Giúp học sinh biết Tổ quốc của em là VN, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng: 	- Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam.
3. Thái độ: 	- Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN.
	Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị: 
HS: Tranh, ảnh về Tổ quốc VN
GV: Băng hình về Tổ quốc VN
 Băng cassette bài hát “Việt Nam quê hương tôi”
III. Các hoạt động:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Bài cũ: 
3’
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung 30’
HĐ1:10’
* HĐ2: ( 15 ‘)
* HĐ3: 5’
“ Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 1) 
Em có cảm nghĩ gì vền đất nước và con người VN ?
Nhận xét, ghi điểm
“Em yêu Tổ quốc Việt Nam” (Tiết 2)
Làm bài tập 1, SGK
Phương pháp: Đàm thoại,thuyết trình,thảo luận.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : 
+ Nhóm 1 – 2 : Câu a ,b ,c
+ Nhóm 3 – 4 : câu d , đ , e
- GV kết luận : 
+ Ngày 2/9/1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử
+ Ngày 7/5/1954 : Chiến thắng Điện Biên Phủ
+ Ngày 30/4/1975 : Giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước 
+ Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng Ngô Quyền chống giặc Nam Hán , chiến thắng của nhà Trần chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
Đóng vai ( BT 3/ SGK)
Phương pháp : Đóng vai , thảo luận , thuyết trình 
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN , việc thực hiện Quyền trẻ em ở VN ,  
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt 
Triễn lãm nhỏ (BT 4, / SGK).
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm 
- GV nhận xét tranh 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ Tên bài hát?
+ Nội dung bài hát nói lên điều gì?
® Qua các hoạt động trên, các em rút ra được điều gì?
GV hình thành ghi nhớ 
Hát 
2 học sinh trả lời
Hoạt động nhóm 4.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
Học sinh lắng nghe
Hoạt động nhóm 4
- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch
- Các HS khác đóng vai khách du lịch
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu trước lớp 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến 
- HS xem tranh và trao đổi 
Hoạt động nhóm đôi 
- HS lắng nhe và cảm nhận qua từng lời hát
- 
-4-5 HS nêu ghi nhớ 
3. Củng cố dặn dò:
Nghe băng bài hát :Việt Nam quê hương tôi”
- HS trình bày cảm nhận của mình 
Đọc ghi nhớ.
Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
Chuẩn bị: “Em yêu hoà bình ” (Tiết 1)
Nhận xét tiết học
 -------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
BÀI : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
I.MỤC TIÊU :
-Đọc lưu loát toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, tran trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê- đê học sinh hiểu : Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người sống phải sống, làm việc theo pháp luật.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bút dạ và giấy khổ to.
-Bảng phụ viết tên 5 luật ở nước ta.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài.
3. Luyện đọc.
HĐ1: GV đọc lại bài văn một lượt.
HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
HĐ3: Cho HS đọc trong nhóm.
4. Tìm hiểu bài.
5. Luyện đọc diễn cảm.
6. Củng cố dặn dò
-GV gọi h s đọc thuộc lòng bài thơ chú đi tuần .
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-Cần đọc nói giọng rõ ràng, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
-GV chia 3 đoạn.
Đ1: Về cách xử phạt.
Đ2: Về tang chững và nhân chứng.
Đ3: Về các tội.
-Cho HS đọc đoạn.
-Luyện đọc các từ ngữ: Luật tục, khoanh, xảy ra.
-Cho HS đọc cả bài.
+Đ1+2.
H: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+Đ3;
H: kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội.
GV chốt lại: các loại tội trạng được người Ê- đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
H: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng.
-GV người Ê-đê đã dùng luật tục ấy để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
H: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
-GV nhận xét và đưa bảng phụ ghi 5 luật của nước ta.
Bảng phụ
-Luật giáo dục.
-Luật phổ cập tiểu học
-Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Luật bảo vệ môi trường.
-Luật giao thông đường bộ.
-Ghi chú: GV cũng có thể tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 
-Cho HS đọc bài.
-GV đưa bảng phụ chép đoạn từ tội không hỏi mẹ cha đến cũng là có tội và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
-Cho HS thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc trước bài Tập đọc cho tiết Tập đọc sau.
-3 HS lên bảng đọc thuộc 
-Nghe.
-HS lắng nghe.
-HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK.
6 HS đọc nối tiếp 
-HS lần lượt đọc đoạn, đọan 3 dài có thể cho 2 HS đọc.
-Từng cặp HS đọc nối tiếp.
-1-2 HS đọc cả bài.
-1 HS đọc chú giải.
-3 HS giải nghĩa từ.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo.
-Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
-2 HS đọc nối tiếp . Lớp đọc thầm.
-Những việc có tội là;
+Tội không hỏi mẹ cha.
+Tội ăn cắp.
+Tội giúp kẻ có tội..
-Chuyện nhỏ thì xử nhẹ.
-Chuyện lớn xử nặng.
-Người phạm toọi là người bà con, anh em cũng xử như vậy.
-HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài.
-HS luyện đọc đoạn ở bảng phụ .
-3-5 HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
-----------------------------------------------
TOÁN 
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
-Hệ thống hoá, củng cố kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II. Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ kẻ bảng bài 2.
-Hình vẽ bài tập 3 phóng to.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
HĐ1: Bài cũ
HĐ2: Bài mới
GTB
Hướng dẫn làm bài tập 
HĐ3: Củng cố dặn dò 
-Gọi HS nêu quy tắc , công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật , hình lập phương ?
-Nhận xét chung và cho điểm
-Dẫn dắt ghi tên bài.
* Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài 
-Y/c HS làm bài vào vở 
-Gọi HS đọc bài làm của mình, yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau 
* Bài 2: 
-Gọi HS đọc đề bài 
-Bài tập yêu cầu em làm gì ?
-Nêu cách tính mặt đáy hình hộp chữ nhật .
-Nêu quy tắt tính SXQ, thể tích của hình hộp chữ nhật . 
* Bài 3: 
-Y/C HS đọc đề bài và quan sát hình minh hoạ của SGK
-Gọi HS nêu cách tính 
-Yêu cầu HS TL nhóm cặp 
-Chấm bài và nhận xét.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
-2 HS nêu 
-Nhắc lại tên bài học.
-2 HS đọc đề , lớp đọc thầm 
-HS làm bài cá nhân vào vở 
-1 HS đọc , HS khác kiểm tra bài của bạn nhận xét , chữa bài nếu sai .
-1 HS đọc đề bài , lớp đọc thầm 
-1 HS nêu : Tính S mặt đáy , SXQ, V của hình hộp chữ nhật 
-2 HS nối tiếp nhau nêu 
-1 HS lên làm trên bảng phụ cả lớp làm vào vở bài tập 
-1 HS đọc đề bài , lớp đọc thầm 
-1HS khá , giỏi nêu 
-HS thảo luận nhóm cặp 
-1 HS làm bài trên bảng , cả lớp làm vào vở .
-Lớp nhận xét bài trên bảng 
 Bài giải 
Thể tích của khối gỗ ban đầu là :
 9 x 6 x 5 = 270 ( cm3)
Thể tích của phần gỗ bị cắt đi là :
 4 x 4 x 4 = 64 ( cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là :
- 64 = 206 ( cm3)
Đáp số :206 cm3
 -------------------------------------------------
CHÍNH TẢ ( NGHE VIẾT )
BÀI : NÚI NON HÙNG VĨ 
 Ôn tập về quy tắc viết hoa.
Viết tên người tên địa lí Việt Nam.
I.MỤC TIÊU YÊU CẦU:
-Nghe viết đúng chính tả Núi non hùng vĩ.
-Nắm được chắc cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Rèn kĩ năng vi ...  vật chất và năng lượng”.
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2007
TOÁN
BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố quy tắc, công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
3. Thái độ: 	Giáo dục tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bảng phụ.
+ HS: SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Bài cũ: 
4’
2. Bài mới 
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung 
* HĐ1:
1’* HĐ2:
32’
5’
22’
2. Bài cũ: “ Luyện tập chung “
® Giáo viên nhận xét.
“Luyện tập chung” .
Ôn tập.
Phương pháp: Hỏi đáp, thi đua.
Giáo viên cho học sinh 2 dãy thi đua nêu các công thức tính Sxq , Stp , V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
® Giáo viên nhận xét.
Luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
Bài 1
Giáo viên lưu ý học sinh đổi cùng đơn vị
- GV gợi ý HS tìm :
+ S xq , S đáy , S tp ( S kính )
- Nhận xét - Tuyên dương .
Bài 2:
- Yêu cầu h/s đọc đề.
- Yêu cầu h/s nêu cách tính Sxq , 
S TP hình lập phương 
Giáo viên sửa bài bảng phụ.
Bài 3
- Yêu cầu h/s đọc đề.
Giáo viên gợi ý cách làm cho học sinh.
- Nhận xét - Tuyên dương . 
Hát 
- HS sửa bài nhà 
- Cả lớp nhận xét 
Học sinh nêu + làm ví dụ.
Hoạt động nhóm
2 dãy thi đua.
Hoạt động cá nhân 
Học sinh đọc đề bài.
Học sinh nêu cách làm bài.
Học sinh làm bài vào vở.
1 học sinh sửa bài bảng lớp.
Giải 
Đổi đơn vị ra dm
a) Chu vi đáy của bể cá là :
( 10 + 5 ) x 2 = 30 (dm)
Diện tích xung quanh của bể cá là 
30 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích một mặt đáy của bể là :
10 x5 = 50 (dm2)
Diện tích kính dùng để làm bể cá là :
180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích bể cá là :
10 x 5 x 6 = 300 ( dm3)
Đáp số : a) 230 dm2
 b) 300 dm3
Lớp sửa bài.
- Đọc đề .
- Nêu.
Giải
a) Diện tích một mặt hình lập phương là :
1,5 x 1,5 = 2,25 (m2)
Diện tích xung quanh hình lập phương là :
2,25 x 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần hình lập phương là :
2,25 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là 
1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 (m3)
- Đọc đề .
Giải 
Diện tích tòan phần của hình N là
 a x a x 6 
diện tích tòan phần của hình M là
 ( 3 x a ) x ( 3 x a ) x 6 =
= 9 x ( a x a x 6 )
=> STP-M = 9 x STP-N
b) Tương tự 
VN = a x a x a 
V M = ( 3xa) x (3xa) x( 3xa)
 = 27 ( a x a x a )
=> VM = 27 x VN
3. Củng cố dặn dò:
Học sinh thi đua ghi các công thức đã học về hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Chuẩn bị: “Kiểm tra”
Nhận xét tiết học 
 --------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
BÀI : ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT( tt)
 I. Mục tiêu:
-Ôn luyện củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
-Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II.Đồ dùng:
-Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng.
-Bút dạ và giấy khổ to cho HS làm bài.
IIICác hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài.
3 Luyện tập.
HĐ1: Làm bài 1.
HĐ2: làm bài 2.
4.Củng cố dặn dò
-Gọi HS lên đọc bài viết đoạn văn tiết trước 
-Nhận xét cho điểm HS.
-Giới thiệu bài
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV giao việc.
. Các em đọc kĩ 5 đề.
.Chọn 1 trong 5 đề.
. Lập dàn ý cho đề đã chọn.
-GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
-Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 5 HS.
-GV: Dựa vào gợi ý, các em hãy viết nhanh dàn ý bài văn, 5 em viết ra giấy cô phát, các em còn lại viết ra giấy nháp.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét bài và bổ sung hoàn chỉnh cho dàn ý trên bảng lớp.
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc:
.Dựa vào dàn ý đã lập, các em tập nói trong nhóm.
.Các em tập nói trước lớp.
-Cho HS làm bài và trình bày.
-GV nhận xét và khen những HS lập dàn ý tốt, biết nói dựa và dàn ý đã lập.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà viết lại.
-2-3 HS 
-Nghe.
-HS đọc 5 đề bài trong SGK.
-Một số HS nói đề bài em đã chọn.
-1 HS đọc gợi ý trong SGK.
5 HS viết ra giâý lên dán trên bảng lớp, lớp nhận xét.
-Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình.
-1 HS đọc thành tiếng lớp lắng nghe.
-HS làm việc theo nhóm 4. Một HS trình bày +3 bạn còn lại góp ý.
-Đại diện các nhóm lên nói trước lớp theo dài bài đã lập.
-Lớp nhận xét.
-Nghe.
 ------------------------------------------
ĐỊA LÝ
BÀI : ÔN TẬP
I. Mục tiêu :
Giúp Hs ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng địa lí sau.
-Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Á, châu Âu.
-Hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản đã học về châu Á, châu Âu.
-So sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác biệt giữa hai châu lục.
-Điền đúng vị trí hoặc đọc đúng tên, chỉ đúng vị trí của 4 dãy núi Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-Ran, An-pơ trên lược đồ khung hoặc bản đồ tự nhiên thế giới.
II. Đồ dùng dạy – học.
-Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
-Các lược đồ, hình minh hoạ từ bài 17 đến 21.
-Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
ND – TL
Giáo viên
 Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài mới.
3 Tìm hiểu bài.
HĐ1:Trò chơi Đối đáp nhanh.
HĐ2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu Á và châu Âu.
4.Củng cố dặn dò
-Nêu vị trí địa lý của Liên bang Nga ?
-Nêu vị trí địa lý của Pháp ?
-Nhận xét cho điểm HS.
-GV giới thiệu bài cho HS.
-Dẫn dắt và ghi tên bài.
-GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội 7 HS, đứng thành 2 nhóm ở hai bên bảng, giữa bảng treo bản đồ tự nhiên thế giới.
-HD các chơi và tổ chức chơi.
+Đội 1: ra một câu hỏi về một trong các nội dung địa lí..
+Đội 2; nghe xong câu hỏi nhanh chóng dùng bản đồ trả lời.
+Sau đó đội 2 ra câu hỏi cho đội 1. Đội 1 trả lời, nếu đúng tất cả các thành viên được bảo toàn.
+Mỗi đội được hỏi 7 câu hỏi.
+Trò chơi kết túc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn nhiều thành viên hơn là đội thắng cuộc.
-GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng.
-GV yêu cầu HS kẻ bảng như bài 2 trang 115 SGK vào vở và tự làm bài tập này.
-GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài bạn làm trên lớp.
-GV nhận xét và kết luận phiếu làm đúng.
-Gv tổng kết nội dung về châu Á và châu Âu.
-Dặn dò HS về nhà ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã học về châu Á và châu Âu, chuẩn bị cho bài châu Phi.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-HS lập thành 2 đội tham gia trò chơi, các bạn ở dưới làm cổ động viên.
-HS tham gia chơi.
+Một số câu hỏi tham khảo.
-Bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu Á?
-Bạn hãy chỉ và nêu vị trí giới hạn châu Á các phía đông, tây, nam bắc?
..
-Hãy kể tên các đại dương và châu lục tiếp giáp với châu Âu?
-Hãy chỉ dãy núi An-Pơ?
-Chỉ và nêu tên con sông lớn ở Đông Âu?
.
-HS làm bài cá nhân, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
-HS nêu câu hỏi khi GV giúp đỡ.
-HS nhận xét và bổ sung ý kiến.
 --------------------------------------------------
SINH HOẠT
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG 
I. MỤC TIÊU :
	- Kiến thức : 
	+ H/s hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra TNGT ( do điều kiện đường xá , phương tiện giao thông , những hành vi , hành động không an tòan của con người)
	+ Nhận xét đánh giá được những hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
	- Kỹ năng : 
	+ H/s biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông .
	-Thái độ:
	+ Có ý thức chấp hành đúng luật GTĐB để tránh TNGT.
II / CHUẨN BỊ :
	+ Một câu chuyện về tai nạn giao thông .
II. NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
	- Những nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông .
III. LÊN LỚP:
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.Bài mới:
a) Giới thiệu bài 
b) Nội dung:
* HĐ 1:
* HĐ2:
Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thông.
Mục tiêu : H/s hiểu được các nguyên nhân khác nhau dẫn đến TNGT trong đó nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của người điều khiển phương tiện.
* Cách tiến hành:
+ Kể một câu chuyện về tai nạn giao thông .
- Phân tích câu chuyện tìm nguyên nhân xảy ra tai nạn .
+ Thời gian .
+ Hiện tượng .
+ Nguyên nhân .
+ Hậu quả 
+ Qua mẫu chuyện kể trên em có thể cho biết mấy nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn giao thông ?
- Nhận xét - Tuyên dương .
Thử xác định nguyên nhân gây TNGT
*Mục tiêu: 
- H/s nắm đựơc một cách đầy đủ những nguyên nhân gây ra TNGT . Hiểu được nguyên nhân chính chủ yếu là do ngườitham gia giao thông chưa có ý thức chấp hành đúng luật GTĐB.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu một vài em kể câu chuyện về tai nạn giao thông .
- Yêu cầu h/s phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn đó.
- Nhận xét - Tuyên dương 
Kết luận : Hiện nay tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều ; nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện đúng quy định của luật GTĐB .
- Trả lời câu hỏi.
- Thảo luận tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tai nạn ( nhiều nguyên nhân)
- Một vài em kể chuyện.
- Cùng nhau phân tích nguyên nhân xảy ra tai nạn.
- Lắng nghe. 
3. Củng cố dặn dò :
- GD: cần phải thực hiện tốt những quy định về luật ATGTĐB và tuyên truyền cho những người xung quanh cùng thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_24_ban_3_cot_dep.doc