Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường

  Đọc sách báo ở th­ viện

- GV tổ chức cho HS đọc các loại sách báo có liên quan đến chủ đề Măng mọc thẳng nói về lòngTrung thực – Tự trọng

- GV chia lớp thành 3 tổ cử tổ tr­ởng

- GV tìm các loại sách báo có liên quan và phục vụ cho môn kể chuyện

- HS tìm đọc những câu chuyện nói về tính trung thực và đọc truyện theo từng nhóm đã được phân công

- GV quan s¸t nhắc nhở những em ý thức chưa tốt

*Cuối giờ học y/c HS nêu ý nghĩa truyện các em vừa đọc.

 

doc 7 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 (Buổi 2) - Tuần 5 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Thể dục : Bài 9
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiếng Việt
Ôn luyện về từ ghép và từ láy 
I. Mục đích, yêu cầu.
- Củng cố cho HS về mô hình từ ghép , từ láy để nhận ra từ ghép từ láy trong câu , trong bài .
- Vận dụng làm tốt các bài tập có liên quan.
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
HĐ1: Củng cố về mô hình cấu tạo từ ghép.
Bài 1: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- T. theo dõi khuyến khích các nhóm làm nhanh và chính xác .
- GV củng cố chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập .
- Yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- GV: Muốn làm được bài này cần biết từ ghép có hai loại : Từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại.
- Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
HĐ2: Củng cố về mô hình cấu tạo từ láy.
Bài 3: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- GV: Muốn làm bài này đúng, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào.
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét, chốt lại két quả đúng.
 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học . Về học bài , chuẩn bị bài sau 
- Theo dõi, mở vở bài tập Tiếng Việt
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi .
- HS các nhóm nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
+ Bánh trái có nghĩa tổng hợp ; bánh rán có nghĩa phân loại .
- HS đọc nội dung bài tập .
- HS làm việc theo nhóm đôi . 
- HS các nhóm nêu kết quả, lớp theo dõi nhận xét bổ sung .
a. xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
b. ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- HS đọc nội dung bài tập .
- Học sinh làm bài vào vở, chữa bài trên bảng.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Kết quả đúng: nhút nhát; lạt xạt, lao xao; rào rào.
-HS lắng nghe
Hướng dẫn Toán 
Ôn luyện
I. Mục tiêu:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong từng tháng của năm .
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày .
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học .
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
* HĐ1: Củng cố về số ngày trong năm, tìm hiểu năm nhuận và năm không nhuận. 
Bài 1: Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm. - Yêu cầu học sinh nêu tên các tháng có 30, 31, 28 (hoặc 29) ngày.
- Giáo viên củng cố cách xác định số ngày các tháng trong năm bằng cách nắm hai nắm tay.
- Năm nhuận có ? ngày ? Năm không nhuận có ? ngày?
Bài 2: Củng cố về đổi đơn vị đo ngày, giờ, phút, giây.
- GV hướng dẫn mẫu :3 ngày = ? giờ
Vì 1 ngày = 24 giờ nên
 3 ngày= 24 giờ x 3 = 72 giờ.
Vậy ta viết 72 giờ vào chỗ chấm.
HĐ2: Củng cố về năm, thế kỉ, phút, giây, 
Bài 3: ( Dành cho HS khá giỏi)
Củng cố về năm, thế kỉ.
- GV gọi HS lên bảng làm.
- GV củng cố cách xác định năm đó thuộc thế kỉ nào? Từ đó đến nay là bao nhiêu năm?
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi)
Củng cố về phút, giây.
- GV gọi học sinh lên bảng làm.
- GV củng cố lại các đơn vị đo thời gian.
 Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- HS đọc và tìm hiểu yêu cầu bài tập 
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 – 2 HS thực hành lại trước lớp.
- HS làm bài rồi chữa bài, lớp theo dõi nhận xét.
- HS nêu: Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày .
- HS tìm hiểu yêu cầu đề bài rồi chữa bài.
VD:1/3 ngày = 8 giờ (24 : 3 = 8 giờ)
- Lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm độc lập.
- Học sinh lên bảng chữa bài: Năm 1789 thuộc thế kỉ 18,
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Học sinh lên bảng làm: Nam chạy: 60 : 4 = 15 (giây). Bình chạy: 60 : 5 = 12 (giây) => Bình chạy nhanh hơn Nam.
- Lớp theo dõi
HS lắng nghe
 Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Kĩ thuật
Khâu thường ( tiết 2)
( Soạn ở buổi 1)
 Đọc sách báo ở thư viện
GV tổ chức cho HS đọc các loại sách báo có liên quan đến chủ đề Măng mọc thẳng nói về lòngTrung thực – Tự trọng
GV chia lớp thành 3 tổ cử tổ trưởng 
- GV tìm các loại sách báo có liên quan và phục vụ cho môn kể chuyện
- HS tìm đọc những câu chuyện nói về tính trung thực và đọc truyện theo từng nhóm đã được phân công
- GV quan sát nhắc nhở những em ý thức chưa tốt
*Cuối giờ học y/c HS nêu ý nghĩa truyện các em vừa đọc.
Luyện chữ: Bài 3
I/ Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng viết chữ nghiêng nét thanh nét đậm
Trình bày bài thơ quê hương đúng quy định . Viết đúng các chữ hoa ở mỗi chữ đầu câu thơ.
Có ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp
II/ Hoạt động dạy học: 
HS mở vở luyện viết chữ đẹp trang 7
GV mời 3 HS đọc bài viết
?Đây là loại văn bản nào ( Thơ tự do)
? Khi viết con cần lưu ý điều gì ( Các chữ cái đầu dòng thơ phải thẳng hàng với nhau)
GV hướng dẫn lại HS cách viết một số chữ hoa
HS viết chữ hoa ra vở nháp sau đó mới viết vào vở
HS viết bài vào vở theo mẫu chữ nghiêng nét thanh nét đậm .Nội dung vở luyện chữ trang 7 
GV quan sát uốn nắn những em viết chưa đẹp
*Cuối giờ GV thu chấm bài nhận xét chữ viết của HS 
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
Địa lí:
Trung du bắc bộ
(Soạn ở buổi 1)
Tin học: Bài 10
( Giáo viên chuyên dạy)
Hướng dẫn học tiếng việt
ÔN Luyện
I. Mục tiêu:
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật , chủ đề của câu truyện .
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HĐ1: Củng cố cách xây dựng cốt truyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- T. phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng: tưởng tượng, kể lại vắn tắt, ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- GV nhắc HS: + Để xây dựng cốt truyện với những điều kiện đã cho ( có ba nhân vật ), em phải tưởng tượng, hình dung ra diễn biến câu truyện .
+ Vì xây dựng cốt truyện các em chỉ cần nêu vắn tắt, không cần nêu chi tiết câu truyện .
- HD học sinh lựa chọn chủ đề của câu chuyện.
- Gv nhắc HS: Từ đề bài này, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau.
* HĐ2: Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản.
- T. từ đề bài đã cho các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau về chủ đề tính trung thực, hiếu thảo .
- Yêu cầu 1 HS giỏi làm mẫu.
- Yêu cầu học sinh kể theo cặp đôi và làm bài vào vở bài tập.
 - GV theo dõi hướng dẫn bổ sung .
- Yêu cầu HS thi kể truyện trước lớp.
- GV nhận xét, cho điểm tuyên dương.
 Củng cố, dặn dò:
- Gọi hai hs nêu cách xây dựng cốt truyện 
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- HS theo dõi và nêu .
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh đọc lại gợi ý 1, 2 sách giáo khoa .
- Vài HS tiếp nối nhau nói về chủ đề câu chuyện mà mình lựa chọn.
- HS làm bài độc lập, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi theo ý 1 hoặc ý 2.
- 1 HS giỏi làm mẫu, trả lời lần lượt các câu hỏi.
- HS từng cặp thực hành kể vắn tắt theo sự tưởng tượng của bản thân.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
 Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009
Khoa học:
ăn nhiều rau quả chín 
sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
( Soạn ở buổi1)
 Hướng dẫn học toán
Ôn luyện
 I/Yờu cầu: Rốn cho hs kỹ năng về đọc , viết , xếp thứ tựcỏc số cú đơn vị kốm theo , giải toỏn cú lời văn .
II/Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/Ổn định:
2/Luyện tập: GV ghi lần lượt từng bài tập lên bảng
 Bài 1 : Bốn em Tựng , Việt , Lan , Bỡnh cú chiều cao như sau : Tựng : 112 cm ; Việt : 120 cm ; Lan : 1 m 14 cm ; Bỡnh : 1 m 18 cm . 
 a)Chiều cao của mỗi bạn là bao nhiờu cm ?
 b)Chiều cao trung bỡnh của cỏc bạn là bao nhiờu? 
-Gọi 1 số nhúm trỡnh bày , cỏc nhúm nhận xột , GV KL ghi điểm tuyờn dương .
 Bài 2 : Một đoàn xe vận tải cú 9 ụ-tụ . 5 xe đi dầu , mỗi xe chở 45 tạ hàng . 4 ụ-tụ đi sau , mỗi ụ-tụ chở được 54 ta hàng . Hỏi trung bỡnh mỗi ụ-tụ trong đoàn chở được bao nhiờu hàng hoỏ ? 
-Cỏc nhúm trỡnh bày ; nhận xột gúp ‎, tuyờn dương .
 Bài 3 : Một xe ụ-tụ đi từ Vũng Tàu đến Lõm Đồng , trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 45 Km và 2 giờ sau mỗi giờ đi được 50 Km . Hỏi trung bỡnh mỗi giờ ụ-tụ đú đi dược bao nhiờu ki-lụ-một ?
-Chấm vở 5-10 em // 1 HS lờn bảng sữa bài .
3/Nhận xột tiết học
-Thực hiện nhúm hai em .
-Thực hiện nhúm 4 em .
-Thực hiện cỏ nhõn .
-Nhận xột , lắng nghe .
Bài 3: đi xe đạp an toàn
I.Mục tiêu:
 1/ kiến thức:
- HS biết xe đạp là phương tiện giao thôngthô sơ, dễđi, nhưng phải đảm bảo an toàn. 
- HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường phố 
- Biết những quy định của luật GTĐBđối với người đi xe đạp ở trên đường.
 2/ Kĩ năng:
- Có thói quen đi sát lề đườngvà luôn quan sát khi đi đường, trước khi đi kiểm tra các bộ phận của xe.
3/ Thái độ: 
- Có ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, không đi trên đường phố đông xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
- Có ý thức thực hiện các quy định bảo đảm ATGT.
II Chuẩn bị : 2 xe đạp nhỏ : 1 xe AT , 1 xe không AT
Một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai.
III Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn
 + Các em có thích được đi xe đạp đến trường không?
 + Chiếc xe đạp bảo đảm AT là chiếc xe đạp như thế nào?
( Xe phải tốt, có đủ các bộ phận phanh, đèn chiếu sáng, đèn phản quang và phải còn tốt.Có đủ chắn bùn chắn xích, là xe của trẻ em)
Hoạt động 2:Những quy định để đảm bảo AT khi đi đường
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và sơ đồ sau đó thảo luận theo các câu hỏi sau: 
 + Chỉ trên sơ đồ phân tích hướng đi đúng và hướng đi sai? 
 + Chỉ trong tranh những hành vi sai( Phân tích nguy cơ tai nạn)
- GV cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà em cho là không an toàn
+ Theo em để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
Hoạt động3: Trò chơi giao thông.
GV gọi HS lên bảng nêu lần lượt các tình huống:
+Khi phải vượt xe đỗ ven đường.
+Khi phải đi qua vòng xuyến.
+ Khi đi từ trong ngõ đi ra.
+ Khi đi đến ngã tư và cần đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải thì đi theo đường nào là đúng?
IV Củng cố – dặn dò:Nhấn mạnh để HS ghi nhớ những quy định đối với người đi xe đạp khi đi đường và hiểu vì sao phải đi xe đạp nhỏ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_buoi_2_tuan_5_vu_thi_thanh_huong.doc